Top 10 bài viết hay về vấn đề quản lý nhà nước về kinh tế.

Công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế.

Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế của nhà nước tồn tại trong mọi nhà nước và trong mọi giai đoạn tồn tại và phát triển của mỗi nhà nước. Ở nước ta hiện nay, đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa  đang là nhiệm vụ trọng tâm, nên cần coi quản lý nhà nước về kinh tế là chức năng chủ yếu, đóng vai trò quan trọng trong các chức năng của Nhà nước.

Vai trò của chức năng quản lý nhà nước về kinh tế của Nhà nước ta trong thời kỳ mới cần được nhận thức qua những chức năng, nhiệm vụ chủ yếu mà nhà nước hiện đại. Đề hiểu thêm về vấn đề này 10 bài viết sau đây của chúng mình sẽ cung cấp những nguồn thông tin bổ ích, chính thống mong rằng sẽ cung cấp được kiến thức bổ ích cho bạn đọc.

I. Những bài viết hay về vấn đề quản lý nhà nước về kinh tế.

1. Quản lý nhà nước về kinh tế.

Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và pháp quyền của nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước, đặt ra trong điều kiện mở rộng và giao lưu hợp tác quốc tế. Vấn đề này luôn được nhà nước ta đặt lên hàng đầu và là sợ chỉ đỏ xuyên suốt trong đường lối phát triển đất nước. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về vấn đề này, hãy tham khảo ngay nào.

Quản lý nhà nước về kinh tế.
Quản lý nhà nước về kinh tế.

Download tài liệu

2. Phân biệt những điểm chủ yếu về quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.

Mỗi đất nước mỗi quốc gia đều phải có sự lãnh đạo sáng suốt của các nhà lãnh đạo cấp cao . Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt đó thì đất nước đó mới có sự thống nhất ổn định . Cũng như vậy , nền kinh tế đất nước muốn ổn định bền vững lâu dài thì phải có sự lãnh đạo quản lý kinh tế của nhà nước do nhà nước quản lý , kinh tế của doanh nghiệp do các doanh nghiệp quản lý. Quản lý là chức năng vốn có của mọi tổ chức mọi hoạt động còn là chủ thể , quản lý một cách liên tục, có tổ chức.

Quản lý kinh doanh là tác động của mọi chủ thể một cách liên tục, có tổ chức tín đối tượng quản lý là tập thể những người lao động doanh nghiệp, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực và cơ hội để tiến hành hoạt động kinh doanh đạt tới mục tiêu của doanh nghiệp theo đúng pháp luật và thông lệ, trong điều kiện biến động của môi trường kinh doanh, với hiệu quả tối ưu. 

Phân biệt những điểm chủ yếu về quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân biệt những điểm chủ yếu về quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.

Download tài liệu

3. Mục tiêu và các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế.

Chức năng của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường là những hoạt động tổng quát nhất mà Nhà nước phải thực hiện để đạt mục tiêu đã đề ra, trả lời câu hỏi: Nhà nước phải làm những gì? Chức năng đó do bản chất của Nhà nước, do yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, kinh tế – xã hội của từng giai đoạn lịch sử quy định.

Đồng thời, chức năng của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường là căn cứ để xác định các nhiệm vụ cụ thể, là cơ sở khách quan để xây dựng hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế và bố trí cán bộ, công chức quản lý kinh tế cho phù hợp.

Để phát triển nền kinh tế cần đặt ra các mục tiêu tạo lập môi trường; định hướng, hướng dẫn; tổ chức; điều tiết; kiểm tra và xử lý các vi phạm. Tùy theo yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị và kinh tế – xã hội của từng giai đoạn mà việc sắp xếp thứ tự ưu tiên và nội dung cụ thể của các chức năng có thể thay đổi.

Phân biệt những điểm chủ yếu về quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân biệt những điểm chủ yếu về quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.

Download tài liệu

4. Nghiên cứu phát triển và quản lý nhà nước về kinh tế trang trại ở nước ta.

Mô hình kinh tế trang trại trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã hình thành và không ngừng được mở rộng, phát triển trong thời gian qua. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần giúp người dân phát huy được lợi thế so sánh, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

Việc phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới.

Thông qua phát triển kinh tế trang trại đã góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn.

Nghiên cứu phát triển và quản lý nhà nước về kinh tế trang trại ở nước ta.
Nghiên cứu phát triển và quản lý nhà nước về kinh tế trang trại ở nước ta.

Download tài liệu

5. Quản lý nhà nước về kinh tế của vụ kết cấu hạ tầng và đô thị.

Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị là đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển lĩnh vực kết cấu hạ tầng và đô

thị (bao gồm: lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, công nghệ thông tin, truyền thông và xây dựng, đô thị). Xác định tập trung phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung, để hiểu rõ hơn vấn đề này hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng mình.

Quản lý nhà nước về kinh tế của vụ kết cấu hạ tầng và đô thị.
Quản lý nhà nước về kinh tế của vụ kết cấu hạ tầng và đô thị.

Download tài liệu

6. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và tạo môi trường tự do hơn cho chức năng kinh doanh.

Ðể hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2016 – 2020, Việt Nam phải đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, lấy doanh nghiệp là động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế. Chính phủ đã có nhiều giải pháp nhằm tăng cường cải thiện môi trường kinh doanh, đặt mục tiêu đưa môi trường kinh doanh của Việt Nam vào nhóm 4 quốc gia hàng đầu khu vực ASEAN.

Bài viết làm rõ các kết quả đạt được trong việc cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh từ góc nhìn của doanh nghiệp, qua đó đề xuất các giải pháp tạo điều kiện để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế. Để làm được điều này cần nhiều giải pháp và chính sách thực sự hiệu quả , sau đây là một số giải pháp gần đây được đưa vào thực tế  hãy cùng tìm hiểu nhé.

Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và tạo môi trường tự do hơn cho chức năng kinh doanh.
Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và tạo môi trường tự do hơn cho chức năng kinh doanh.

Download tài liệu

7. Đề cương quản lý nhà nước về kinh tế.

Trong thời đại ngày nay khi kinh tế trở thành trọng tâm phát triển của mọi quốc gia không ngoại trừ Việt Nam. Để giải quyết vấn đề về nhân sự cho ngành quản lý kinh tế nhiều trường đại học lớn tại Việt Nam đã xây dựng chương trình đào tạo ngành quản lý nhà nước về kinh tế với nhiệm vụ đào tạo những người có kinh nghiệm , có kiến thức và chuyên môn phục vụ cho lĩnh vực này.

Đây tuy là ngành không còn quá xa lạ nhưng hiện nay tài liệu tham khảo còn chưa trọng tâm gây khó khăn cho sinh viên. Để giúp cho các bạn sinh viên theo học môn này dễ dàng tiếp cận kiến thức sau đây là tập đề cương chi tiết và đầy đủ được biên soạn từ những giáo viên chuyên ngành nhiều kinh nghiệm mong rằng sẽ mang đến nhiều kiến thức bổ ích cho bạn đọc.

Đề cương quản lý nhà nước về kinh tế.
Đề cương quản lý nhà nước về kinh tế.

Download tài liệu

8. Công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế.

Công cụ quản lý nhà nước về kinh tế là tổng thể những phương tiện mà Nhà nước sử dụng để thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế của mình nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Thông qua các công cụ quản lý với tư cách là vật truyền dẫn tác động quản lý của Nhà nước mà Nhà nước chuyển tải được ý định và ý chí của mình đến các chủ thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế. Quản lý kinh tế có hiệu nhất khi nhà quản lý biết lựa chọn đúng đắn phương pháp quản lý và biết kết hợp linh hoạt các phương pháp quản lý đó vào từng trường hợp, từng đối tượng, từng giai đoạn của nền kinh tế.

Đó chính là tài nghệ quản lý của nhà nước nói riêng, của các viên chức quản lý nói chung. Các phương pháp quản lý chủ yếu của Nhà nước về kinh tế bao gồm: Các phương pháp hành chính, Các phương pháp kinh tế, Các phương pháp giáo dục, vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý kinh tế của Nhà nước, nghệ thuật quản lý kinh tế của nhà nước. Để tìm hiểu kĩ hơn vấn đề này hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng mình.

Công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế.
Công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế.

Download tài liệu

9. Đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại ở thành phố Hải Phòng.

Với mục tiêu  xây dựng Hải Phòng là trung tâm kinh tế phía Bắc, thành phố thông minh, các mô hình sản xuất và dịch vụ thông minh; phát triển công nghệ mới, nhất là công nghệ 4.0 và nền kinh tế số. Hải Phòng phải là một trong những thành phố đi đầu trong nền kinh tế số của Việt Nam, với quy mô phát triển ngang tầm với các thành phố lớn trong nước và trong khu vực.

Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác quy hoạch với tầm nhìn xa hơn cho Hải Phòng trong tương lai là thành phố có trình độ phát triển cao, nằm trong nhóm các thành phố hàng đầu Châu Á và thế giới. Để thực hiện mục tiêu này thành phố đã ban hành nhiều chính sách đổi mới về kinh tế, các chính sách này đã bước đầu phát huy được hiệu quả của mình. Để tìm hiểu các chính sách này hãy tham khảo ngay bài viết sau đây nhé.

 

Đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại ở thành phố Hải Phòng.
Đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại ở thành phố Hải Phòng.

Download tài liệu

10. Bài soạn ôn thi tốt nghiệp môn quản lý nhà nước về kinh tế. 

Nhận thấy được sự cần thiết và tầm quan trọng của việc tìm kiếm tài liệu môn quản lý nhà nước về kinh tế của sinh viên hiện nay, 123doc xin gửi đến bạn đọc tập bài soạn ôn thi tốt nghiệp môn quản lý nhà nước về kinh tế. Bài soạn được tập hợp kiến thức từ những nguồn chính thống, uy tín mong rằng sau khi tham khảo bài viết này của chúng mình vấn đề học và thi môn quản lý nhà nước về kinh tế sẽ không còn là nỗi lo đối với các bạn sinh viên.

Hãy tham khảo ngay cùng chúng mình nhé.

Bài soạn ôn thi tốt nghiệp môn quản lý nhà nước về kinh tế. 
Bài soạn ôn thi tốt nghiệp môn quản lý nhà nước về kinh tế.

Download tài liệu

100+ Tài liệu về quản lý nhà nước về kinh tế

Đọc thêm:

Top 10 bài viết hay nhất hướng dẫn soạn thảo văn bản

Top 10 bài viết hay nhất về bài soạn văn học

II. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế.

  • Thứ nhất, cần phải đổi mới nhận thức một cách đầy đủ, chính xác về bản chất, đặc điểm, đặc thù, tính chất của hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
  • Thứ hai, cần quán triệt sâu sắc và chính xác các quan điểm của Đảng , các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động  được thể chế hoá thành hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách. Nghiên cứu,đề xuất với các cấp có thẩm quyền bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản QPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ  và các chế độ, chính sách  theo tinh thần khắc phục triệt để tình trạng nhà nước hoá, hành chính hoá tổ chức và hoạt động ; bãi bỏ những quy định pháp luật có tính chất đặc thù về chế độ chính sách; tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý; khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện dự án luật trình Quốc hội thông qua tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thông thoáng để quản lý, tạo điều kiện cho sự phát triển.
  • Thứ ba,tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người dân về vị trí, vai trò, bản chất, đặc điểm, đặc thù tính chất của các hội trong điều kiện mới. Đồng thời, hướng dẫn thi hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về hội, để các cá nhân, tổ chức tự nguyện, tự giác tham gia vào các hội không vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.Ngoài ra, Nhà nước cũng cần khuyến khích, động viên các hội quần chúng phát huy vai trò, vị trí của mình, góp phần xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
  • Thứ tư, Chính phủ, các bộ, ban, ngành khi ban hành cơ chế, chính sách cần tạo điều kiện thuận lợi để  thực hiện tốt chức năng tư vấn, phản biện, giám định xã hội cho các chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo điều kiện để các tổ chức kinh tế tham gia các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu cấp nhà nước. Đẩy mạnh việc chuyển giao những việc các cơ quan nhà nước không nhất thiết phải làm và các nhiệm vụ xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công cho các hội thực hiện, nhằm phát huy tối đa vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
  • Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hàng năm hoặc đột xuất đối với tình hình tổ chức và hoạt động để kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý các vi phạm pháp luật.
  • Thứ sáu, tiếp tục hoàn thiện nội dung, đổi mới phương thức lãnh đạo về kinh tế của Đảng đối với Nhà nước.

Đây chính là tiền đề và điều kiện để Nhà nước giữ vững bản chất của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, thúc đẩy nền KTTT phát triển đúng định hướng XHCN. Thực tiễn cũng đã chứng minh, trong quá trình đổi mới, Ðảng đã lãnh đạo việc nghiên cứu và ban hành một hệ thống chính sách mới, cơ chế mới về kinh tế, sửa đổi, bổ sung, phát triển pháp luật kinh tế, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý kinh tế, đổi mới phương thức QLNN về kinh tế. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, vai trò quản lý kinh tế – xã hội của Nhà nước đã ngày càng được đổi mới và mang lại hiệu quả rõ rệt.

  • Thứ bảy , đổi mới mạnh mẽ tư duy và phương pháp quản lý kinh tế của Nhà nước– Đổi mới tư duy quản lý kinh tế, triệt để gạt bỏ cơ chế xin – cho; phân biệt rõ chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước, trong đó tách bạch nhiệm vụ sản xuất – kinh doanh và nhiệm vụ chính trị, công ích. Tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước và chức năng quản lý nhà nước, chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, chức năng hành chính với chức năng dịch vụ công; xây dựng một nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động và hiệu quả, lấy kết quả phục vụ người dân, doanh nghiệp làm tiêu chí đánh giá..

Đọc thêm:

Top 10 giáo án ngữ văn 11 chuyên sâu nhất

Tổng hợp những tài liệu giáo án ngữ văn 10 hay nhất

Việc đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế trở thành yêu cầu cơ bản và cấp thiết trong điều kiện mới, đặc biệt là trong quá trình phát triển, hoàn thiện nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay. Trên đây là bài tổng hợp top 10 tài liệu về quản lý nhà nước về kinh tế hay nhất để các bạn có thể tham khảo.