Top 10 tiểu luận văn hóa gia đình không thể bỏ qua

Tiểu luận văn hóa gia đình

Tiểu luận văn hóa gia đình là một đề tài nghiên cứu về hệ thống những giá trị, chuẩn mực đặc thù trong điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa gia đình với xã hội, phản ánh bản chất của các gia đình là đặc trưng cho các cộng đồng, các dân tộc và các khu vực khác nhau được hình thành và phát triển qua lịch sử lâu dài của đời sống gia đình, gắn liền với những điều kiện phát triển kinh tế, môi trường tự nhiên và xã hội.

Văn hóa gia đình là một khái niệm quan trọng, cần phải được hiểu, được phát huy, lan tỏa mạnh mẽ. Chính vì vậy, chúng mình đã tổng hợp 10 bài tiểu luận văn hóa gia đình hay nhất để các bạn có thể tham khảo, nhằm giúp các bạn hiểu thêm về văn hóa gia đình. Giờ thì hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé.

I. Các tiểu luận văn hóa gia đình hay nhất

1. Tiểu luận văn hóa gia đình

Tiểu luận văn hóa gia đình này là một tiểu luận sẽ giúp bạn trả lời rất nhiều những câu hỏi mà bạn vẫn đang thắc mắc, liệu rằng chúng ta có đang đánh mất những thứ được coi là văn hóa gia đình? Có đang ứng xử, xưng hô một cách vô phép trong gia đình, cụ thể là với anh chị em, bố mẹ, ông bà? Chúng ta đang mất dần đi những giá trị tốt đẹp nhưng vẫn có cách để lấy lại những điều đã, đang hoặc sẽ mất đi đó, câu trả lời nằm trong bài tiểu luận này.

Tiểu luận văn hóa gia đình
Tiểu luận văn hóa gia đình

Download tài liệu

2. Tiểu luận văn hóa gia đình và vai trò của người cao tuổi

Văn hóa gia đình là mổ khái niệm phổ biến, nhưng vai trò của những người cao tuổi trong văn hóa đó là gì? thì có lẽ chưa nhiều người để tâm lắm. Trong tiểu luận này, tác giả sẽ cho chúng ta thấy vai trò của những người cao tuổi, họ sẽ định hướng con cháu, các thế hệ sau bằng kinh nghiệm và sự từng trải,… tất cả đều nhằm mục đích muốn con cháu họ có cuộc sống tốt hơn, đạt được những văn hóa gia đình lớn hơn, bền vững hơn.

Tiểu luận văn hóa gia đình và vai trò của người cao tuổi
Tiểu luận văn hóa gia đình và vai trò của người cao tuổi

Download tài liệu

3. Khóa luận tốt nghiệp văn hóa gia đình trong tiểu thuyết mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng

Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành văn học Việt Nam của sinh viên Lưu Thị Thanh Nga, lấy đề tài phân tích tiểu thuyết lá rụng trong vườn của tác giả Ma Văn Kháng nhằm khẳng định luận điểm về văn hóa gia đình có nguy cơ bị xói mòn bởi những yếu tố như ý thức và quan điểm sống của con người đã bị thay đổi, họ đang ngày càng ích kỷ, ham danh hám lợi và câu hỏi chúng ta phải làm gì để giữ gìn văn hóa gia đình.

Khóa luận tốt nghiệp văn hóa gia đình trong tiểu thuyết mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
Khóa luận tốt nghiệp văn hóa gia đình trong tiểu thuyết mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng

Download tài liệu

4. Bài tiểu luận CNXHKH phân tích khái niệm gia đình văn hóa, văn hóa gia đình rút ra ý nghĩa

Đây là một bài tiểu luận môn chủ nghĩa xã hội khoa học có đề bài là phân tích khái niệm gia đình văn hóa, văn hóa gia đình đề từ đó rút ra những ý nghĩa của nó đối với cuộc sống. Văn hoá gia đình là hệ thống những giá trị, chuẩn mực trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và mở rộng ra là giữa gia đình với xã hội.

Bài tiểu luận CNXHKH phân tích khái niệm gia đình văn hóa, văn hóa gia đình rút ra ý nghĩa
Bài tiểu luận CNXHKH phân tích khái niệm gia đình văn hóa, văn hóa gia đình rút ra ý nghĩa

Download tài liệu

5. Tiểu luận xây dựng gia đình văn hóa, thực trạng và giải pháp

Tài liệu này sẽ chứng minh cho chúng ta luận điểm văn hoá gia đình là nền tảng cho văn hoá dân tộc Việt Nam. Văn hoá gia đình giàu tính nhân văn, hun đúc tâm hồn, bản lĩnh con người, nhân bản, đề cao giá trị đạo đức, trật tự, kỷ cương, xây dựng nếp sống văn hoá… và đồng thời chỉ ra những điểm chưa hợp lý trong văn hóa gia đình hiện nay và cách để khắc phục những điểm chưa hợp lý đó.

Tiểu luận xây dựng gia đình văn hóa, thực trạng và giải pháp
Tiểu luận xây dựng gia đình văn hóa, thực trạng và giải pháp

Download tài liệu

6. Suy nghĩ về văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay tiểu luận cao học môn xã hội học

Với đề tài văn hóa gia đình hiện nay, tác giả sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về vai trò và tầm quan trọng của văn hóa gia đình trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thời địa khi mà mọi thứ đều nhanh hơn, mọi người đều bận hơn thì đâu là cách để giữ lại được văn hóa gia đình, tất cả sẽ có trong nội dung bài tiểu luận này.

Suy nghĩ về văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay tiểu luận cao học môn xã hội học
Suy nghĩ về văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay tiểu luận cao học môn xã hội học

Download tài liệu

7. Tiểu luận cao học văn hóa gia đình những giải pháp xây dựng văn hóa gia đình trong thời kỳ đổi mới hiện nay 

Qua tiểu luận này, chúng ta thấy rằng văn hoá gia đình có hai chức năng quan trọng: Đầu tiên là chức năng truyền tải các giá trị văn hoá dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác và thứ hai là chức năng hình thành các giá trị văn hoá mới.

Tiểu luận cao học văn hóa gia đình những giải pháp xây dựng văn hóa gia đình trong thời kỳ đổi mới hiện nay 
Tiểu luận cao học văn hóa gia đình những giải pháp xây dựng văn hóa gia đình trong thời kỳ đổi mới hiện nay

Download tài liệu

8. Luận văn văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay

Qua tiểu luận này, tác giả muốn chứng minh rằng văn hóa gia đình ở tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và trên cả nước nói chung đều giúp giữ gìn những chuẩn mực giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là điều mà tác giả tâm đắc nhất và là điều mà tất cả chúng ta cần phát huy.

Luận văn văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay
Luận văn văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay

Download tài liệu

9. Tóm tắt luận văn thạc sĩ những từ ngữ biểu thị văn hóa gia đình trong ca dao

Đây là một luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn. Nội dung của luận văn này chính là việc tác giả phân tích những từ ngữ biểu thị văn hóa gia đình trong ca dao, từ đó đi đến kết luận về mối quan hệ, mối liên kết giữa từ ngữ và tâm thức đối với vấn đề văn hóa gia đình.

Tóm tắt luận văn thạc sĩ những từ ngữ biểu thị văn hóa gia đình trong ca dao
Tóm tắt luận văn thạc sĩ những từ ngữ biểu thị văn hóa gia đình trong ca dao

Download tài liệu

10. Văn hóa gia đình trong tiểu thuyết mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng

Văn hóa gia đình là một môi trường văn hóa hình thành từ nhóm xã hội nhỏ đặc thù. Văn hóa gia đình có sự ảnh hưởng ít nhiều từ văn hóa xã hội và đồng thời là có tự tác động ngược trở lại đối với văn hóa xã hội. Chúng ta thấy rằng trong tiểu thuyết mùa lá rụng trong vườn, gia đình có thể bị bối cảnh xã hội tác động và cũng chính từ những tác động đó, gia đình thay đổi và dần ảnh hưởng đến xã hội đương thời.

Văn hóa gia đình trong tiểu thuyết mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
Văn hóa gia đình trong tiểu thuyết mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng

Download tài liệu

100+ Tài liệu tiểu luận văn hóa gia đình hay

Đọc thêm:

Tham khảo 10 luận văn, tiểu luận kế toán tiêu thụ hay nhất 

Top 10 mẫu báo cáo thực tập cộng đồng hay nhất

II. Những điều bạn cần biết về văn hóa gia đình

Gia đình là yếu tố hạt nhân, là gốc rễ đóng một vai trò quan trọng bậc nhất của một quốc gia, một dân tộc. Gia đình có bền vững, có hạnh phúc, ấm no thì xã hội đó, đất nước đó mới trường tồn được. Đúng như những gì mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “hạt nhân của xã hội là gia đình, gia đình tốt thì xã hội mới tốt đẹp được.” hay như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng có ý kiến: “văn hóa Việt Nam chúng ta gồm ba trụ cột đó là văn hóa gia đình, văn hóa làng và văn hóa nước.

Như vậy, văn hóa gia đình là một giá trị cốt lõi của văn hóa Việt Nam, nhất là khi nó lại là khởi nguồn sinh ra con người, nuôi dưỡng con người đó từ thuở lọt lòng đến khi trưởng thành. Sự trưởng thành đó có bền vững hay không đều xuất phát căn bản từ những bước khởi đầu trong gia đình.”

Trong tất cả những thành tố cấu tạo nên một văn hóa gia đình hoàn chỉnh (theo khái niệm văn hóa gia đình nói chung) thì vấn đề quan trọng nhất chính là vấn đề nuôi dạy con cái. Đây là trách nhiệm, nghĩa vụ của những người cha, người mẹ và là một việc làm tối quan trọng khi mà xã hội đang xuất hiện những sự xuống cấp trầm trọng về mặt đạo đức. 

Có rất nhiều yếu tố để hình thành nên cái gọi là văn hóa gia đình, nhưng về cơ bản, chúng ta cần phải có những yếu tố như sau:

  • Đầu tiên là hiểu biết về những thủ tục cưới xin, ma chay, cúng hỏi,… hay những nghi lễ của gia đình, các nghi lễ trong các ngày lễ, ngày tết hoặc các ngày đặc biệt trong năm.
  • Tiếp theo đó là ý thức về cái gọi là tấm gương phản chiếu. Chúng ta có thể hiểu là trong một gia đình có ông bà, cha mẹ, các con thì ông bà phải là tấm gương tốt cho các bậc cha mẹ, các bậc cha mẹ là tấm gương cho con cái và các anh chị là tấm gương cho các em của mình. Đó chính là một văn hóa gia đình mà ở đó ý thức về bản thân phải tốt để người sau noi theo, gọi là tấm gương phản chiếu.
  • Văn hóa gia đình đến từ những điều bình dị, như một bữa cơm gia đình hay bất cứ một sinh hoạt thường ngày nào mà mọi người làm việc cùng nhau, quây quần bên nhau,
  • Văn hóa gia đình mặc dù không thể đánh giá hay khẳng định rõ ràng, bởi mỗi gia đình sẽ có những yếu tố tạo nên sự khác biệt trong văn hóa gia đình của họ. Nhưng nhìn chung, chúng ta có một số yếu tố để đánh giá thế nào là văn hóa gia đình như sau:

Điều đầu tiên để có thể đánh giá văn hóa của một gia đình, đó là gia đình đó có thực hiện xây dựng kế hoạch hoá gia đình mà pháp luật, chính quyền tuyên truyền hay không? Tiếp theo đó là nhìn nhận, đánh giá gia đình đó có đang xây dựng gia đình hoà thuận tiến bộ, hạnh phúc, sinh hoạt văn hóa lành mạnh hay không, hay vẫn đang tuân theo những phong tục tập quán lạc hậu? Bản thân gia đình đó có đoàn kết với cộng đồng hay không? Có thực hiện tốt nghĩa vụ công dân (đối với từng thành viên gia đình) hay không?…

Ngoài ra chúng ta cũng có một số tiêu chí khác như sinh đẻ có kế hoạch hay không? Nuôi con khoa học, ngoan ngoãn hay chưa? Lao động, xây dựng kinh tế gia đình có ổn định? Gia đình đó có biết bảo vệ môi trường? Gia đình đó đã thực hiện tốt nghĩa vụ của địa phương, nhà nước hay chưa? Có hoạt động từ thiện gì không hay có tránh xa, bài trừ tệ nạn xã hội hay không?… 

Trên đây chỉ là những yếu tố để chúng ta tham khảo, bởi vì việc đánh giá một văn hóa gia đình chuẩn mực là công việc khó và phải linh hoạt. Nhưng trên đây cũng là những yếu tố rất hợp lý, được xây dựng khá đầy đủ và có thể áp dụng vào thực tế được.

  • Văn hóa gia đình và bổn phận, trách nhiệm của từng thành viên

Trong một gia đình, tất cả các thành viên đều một vai trò quan trọng riêng và ngang nhau và đều phải thực hiện tốt bổn phận trách nhiệm của mình. Cùng với đó, xã hội khuyến khích một lối sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội.

Văn hóa gia đình không dừng lại ở việc những người lớn phải có trách nhiệm nuôi dạy thế hệ sau, mà ngược lại, thế hệ sau cần phải kính trọng, chăm sóc ông bà, bố mẹ. Mọi thế hệ đều cần học tập thật tốt, đáp ứng lời dạy của Bác “học, học nữa, học mãi”

  • Văn hóa gia đình và những giá trị mang lại.

Văn hóa gia đình là thứ mà mọi gia đình hướng tới, chính vì vậy, nó cũng có những ý nghĩa hết sức to lớn nhưng cũng hết sức bình dị. Văn hóa gia đình nhằm hướng tới một hình mẫu gia đình thực sự, là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người. Ở đó, tất cả các thành viên trong gia đình cảm nhận được sự hạnh phúc, gia đình có bình yên, thì xã hội mới ổn định. Đối với xã hội, văn hóa gia đình giúp góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.

Đọc thêm:

Top 10 lời mở đầu luận văn hay nhất

10+ Đồ án tốt nghiệp xây dựng website tốt nhất

Vậy là trong nội dung bài viết này, chúng mình đã tổng hợp cũng như gửi đến các bạn những bài tiểu luận văn hóa gia đình hay nhất để các bạn có thể tham khảo, nghiên cứu và học hỏi thêm. Cùng với những tài liệu chuyên sâu, chúng mình cũng đã cung cấp cho các bạn những kiến thức bên lề, chắc chắn những kiến thức này có thể giúp các bạn hiểu hơn về văn hóa gia đình nói chung và xây dựng được văn hóa gia đình tại chính gia đình của mình nói riêng. Chúc các bạn may mắn và thành công.