Top 10 tài liệu phân tích tác phẩm Cảm xúc mùa thu

CẢM XÚC MÙA THU - ĐỖ PHỦ

Bài thơ Cảm xúc mùa thu của nhà thơ Trung Quốc Đỗ Phủ là một trong những tác phẩm thi ca ấn tượng nhất mọi thời đại. Tác phẩm này được thêm vào trong lộ trình giảng dạy dành cho học sinh lớp 10 và là đây có thể coi là một tuyệt tác về thiên nhiên, thấm đượm được cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ ẩn sau cảnh sắc mùa thu xao động lòng người. 

Trong bài viết dưới đây, chúng mình sẽ tổng hợp 10 tài liệu phân tích tác phẩm Cảm xúc mùa thu hay, đặc sắc và chi tiết nhất để các bạn có thể tham khảo nhé.

I. Các tài liệu phân tích tác phẩm Cảm xúc mùa thu

1. Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ)

Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ) là một tài liệu tham khảo dưới dạng giáo án giảng dạy dành cho giáo viên bộ môn ngữ văn. Đây là tài liệu được đánh gái là đầy đủ, chi tiết tất cả các phần việc mà một giáo viên cần phải làm trong giờ lên lớp giảng dạy về tác phẩm Cảm xúc mùa thu. Đây là tài liệu tham khảo rất thiết thực đối với không chỉ giáo viên mà còn là với học sinh muốn tìm hiểu, chuẩn bị trước bài tập. 

Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ)
Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ)

Download tài liệu

2. Cảm xúc mùa thu

Cảm xúc mùa thu là một giáo án giảng dạy dưới dạng trình chiếu slide. Tài liệu này có ưu điểm là trình bày rõ ràng, dễ hiểu và đồng thời nội dung cũng được cô đọng, đủ ý. Phân tích tác phẩm Cảm xúc mùa thu của tác giả Đỗ Phủ cũng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, không có quá nhiều kiến thức nâng cao, là một tài liệu tham khảo phù hợp với những tiết học làm quen tác phẩm.

Cảm xúc mùa thu
Cảm xúc mùa thu

Download tài liệu

3. CẢM XÚC MÙA THU – ĐỖ PHỦ

CẢM XÚC MÙA THU – ĐỖ PHỦ là tài liệu giảng dạy dành cho giáo viên bộ môn ngữ văn. Tài liệu cung cấp đầy đủ các kiến thức cơ bản về tác giả cũng như tác phẩm. Với lượng kiến thức rất chi tiết về Đỗ Phủ cũng như bài thơ Cảm xúc mùa thu khiến đây trở thành một trong những tài liệu tham khảo hay nhất dành cho không chỉ học sinh các cấp mà còn là giáo viên bộ môn.

CẢM XÚC MÙA THU - ĐỖ PHỦ
CẢM XÚC MÙA THU – ĐỖ PHỦ

Download tài liệu

4. Tiết 47 Cảm xúc mùa thu

Tiết 47 Cảm xúc mùa thu là tài liệu hỗ trợ giảng dạy. Tài liệu cung cấp các yêu cầu đối với học sinh bao gồm việc chuẩn bị bài cũ cũng như tham khảo nội dung tác phẩm trước, từ đó hiểu hơn về tác phẩm và có thể tiến hành phân tích tác phẩm một cách hiệu quả nhất.

Tiết 47 Cảm xúc mùa thu
Tiết 47 Cảm xúc mùa thu

Download tài liệu

5. GA 10 chuan- Cam xuc mua thu rat hay

GA 10 chuan- Cam xuc mua thu rat hay là giáo án giảng dạy. Đây là tài liệu giúp bạn hiểu rõ và nắm được tâm trạng của nhà thơ đối với cảnh đất nước loạn lạc, thể hiện nỗi nhớ quê hương và nỗi xót xa thân phận người ra quê, xa nhà. Tài liệu cũng cung cấp khái niệm về thể thơ Đường Luật nói chung và kết cấu của bài thơ cảm xúc mùa thu nói riêng.

GA 10 chuan- Cam xuc mua thu rat hay
GA 10 chuan- Cam xuc mua thu rat hay

Download tài liệu

6. Cảm xúc mùa thu – Đỗ Phủ

Cảm xúc mùa thu – Đỗ Phủ là một tài liệu thuộc giáo án lớp 10 chuẩn do giáo viên Đỗ Viết Cường soạn thảo. Tài liệu cung cấp nội dung cơ bản về tác phẩm đồng thời cũng hướng học sinh đến sự cảm thông đối với tấm lòng, tâm trạng và hoàn cảnh của nhà thơ. Cảm nhận được tình yêu, nỗi nhớ quê hương đất nước của Đỗ Phủ. Đồng thời cũng hiểu thêm về thể thơ Đường Luật, thấy được tính chất của bài thơ qua việc khai thác và phân tích các hình tượng nổi bật.

Cảm xúc mùa thu - Đỗ Phủ
Cảm xúc mùa thu – Đỗ Phủ

Download tài liệu

7. Soạn bài “Cảm xúc mùa thu” của Đỗ Phủ

Soạn bài “Cảm xúc mùa thu” của Đỗ Phủ là tài liệu chia sẻ cách soạn bài thơ Cảm xúc màu thu để dễ dàng hơn trong việc phân tích tác phẩm này. Trong tài liệu này, người đọc dễ dàng tiếp cận các cách chia dọc, chia ngang theo nội dung hoặc kết cấu của tác phẩm và đồng thời cũng được hướng dẫn các cách chia khác và đường link cụ thể để tiếp cận các cách chia này. Đây là một tài liệu tham khảo rất mới lạ, bổ ích và đáng để các bạn tham khảo khi tiến hành soạn tác phẩm.

Soạn bài “Cảm xúc mùa thu” của Đỗ Phủ
Soạn bài “Cảm xúc mùa thu” của Đỗ Phủ

Download tài liệu

8. Soạn bài Cảm xúc mùa thu – văn mẫu

Soạn bài Cảm xúc mùa thu – văn mẫu tiếp tục là một tài liệu hướng dẫn cách soạn tác phẩm hay cụ thể hơn là cách chia đoạn phân tích tác phẩm sao cho phù hợp và dễ dàng nhất. Ở tài liệu này, các bạn sẽ được giới thiệu về cách chia đoạn theo cảnh vật, cách chia đoạn theo nội dung, ý tưởng truyền đạt của tác giả,… tài liệu cung cấp rất nhiều cách chia để phân tích tác phẩm một cách hiệu quả nhất.

Soạn bài Cảm xúc mùa thu - văn mẫu
Soạn bài Cảm xúc mùa thu – văn mẫu

Download tài liệu

9. Phân tích “Cảm xúc mùa thu” của Đỗ Phủ 

Phân tích “Cảm xúc mùa thu” của Đỗ Phủ là tài liệu hướng dẫn phân tích tác phẩm theo cách cơ bản nhất. Người đọc sẽ được cung cấp các ý chính, hướng dẫn phân tích nội dung từ tác giả, tác phẩm cho đến đi sâu vào các ý chính, các câu thơ điểm nhấn và nội dung chi tiết của tác phẩm. Tài liệu được trình bày gọn gàng, nội dung dễ hiểu, câu chữ thoáng và dễ đọc, quan sát nên rất phù hợp để đọc và tham khảo lúc rảnh rỗi.

Phân tích "Cảm xúc mùa thu" của Đỗ Phủ 
Phân tích “Cảm xúc mùa thu” của Đỗ Phủ

Download tài liệu

10. Slide bài giảng môn ngữ văn 10 bài giảng về cảm xúc mùa thu

Slide bài giảng môn ngữ văn 10 bài giảng về cảm xúc mùa thu là một giáo án giảng dạy dưới dạng trình chiếu slide được đánh giá rất cao. Tài liệu này được biên soạn bởi giáo viên Nguyễn Thị Thu Hương, thiết kế theo hướng bài giảng điện tử, rất thú vị đối với học sinh và cũng cung cấp lượng kiến thức cho học sinh nhanh hơn trong thời gian ngắn hơn bởi nội dung dễ hiểu và các trình bày khoa học bắt mắt.

Slide bài giảng môn ngữ văn 10 bài giảng về cảm xúc mùa thu
Slide bài giảng môn ngữ văn 10 bài giảng về cảm xúc mùa thu

Download tài liệu

100+ Tài liệu về bài thơ Cảm xúc mùa thu

Đọc thêm:

Top 10 luận án tiến sĩ luật đúng chuẩn nhất

Top 10 slide bảo vệ luận văn thạc sĩ đúng chuẩn nhất

II. Tìm hiểu về tác giả Đỗ Phủ và tác phẩm Cảm xúc mùa thu

  • Đỗ Phủ (712 – 770) tự Tử Mĩ, hiệu Thảo Đường, người đời sau thường biết đến và gọi ông là Đỗ Thiếu Lăng, Đỗ Lăng Tẩu, Đỗ Công Bộ hay còn gọi là Lão Đỗ để phân biệt với Tiểu Đỗ Đỗ Mục. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình quan lại lâu đời ở huyện Củng, nay thuộc tỉnh Hà Nam.
  • Trong nền văn học đỉnh cao thời Đường, Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực lớn và được tôn xưng là “Thi Thánh”. Trong thơ Đỗ Phủ, chúng ta thấy được sự đặc sắc trong giá trị nội dung và nghệ thuật, đồng thời thấy được nỗi niềm đồng cảm, thương xót thầm đẫm nước mắt đối với đời sống cực khổ của nhân dân thời buổi loạn lạc và chan chứa tinh thần yêu nước.
  • “Thu hứng” (hay “Cảm xúc mùa thu”) là bài thơ thể hiện rõ điều này nhất. Thông qua thi phẩm, chúng ta thấy được bức tranh về mùa thi hiu hắt, ảm đạm quyện hòa cùng bức tranh tâm trạng buồn lo của tác giả trong thời cuộc loạn lạc

III. Hướng dẫn phân tích tác phẩm Cảm xúc mùa thu 

1. Mở bài

  1. Tác giả- Đỗ Phủ (712 – 770) tên chữ là Tử Mĩ, hiệu Thiếu Lăng, quê ở tỉnh Hà Nam Trung Quốc, là nhà thơ hiện thực lớn nhất trong lịch sử thơ ca Trung Hoa, là danh nhân văn hóa thế giới, ông để lại cho đời khoảng 1500 bài thơ, được người đời tôn là “Thi thánh”. Thơ ca của ông là những bức tranh sinh động về xã hội thời Đường, đặc biệt là lúc đất nước chìm trong cảnh loạn ly do nội chiến
  2. Tác phẩm- Là bài thơ thứ nhất trong chùm thơ “Thu hứng” gồm 8 bài.- Sáng tác năm 766, khi nhà thơ đang lưu lạc nơi đất khách quê người.- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật

2. Thân bài

  • Bố cục: 2 phần
  • Phần 1 (4 câu đầu): miêu tả cảnh mùa thu
  • Phần 2 (4 câu thơ sau): cảm hứng của thi nhân khi cảnh thu về trên đất khách

=> Chia như vậy bởi hai phần này có tính độc lập nhất định (4 câu trên thiên nhiều hơn về tả cảnh, 4 câu dư­ới lại thiên nhiều hơn về tả tình).

  1. Bốn câu đầu – Cảnh thu nơi đất khách

“Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm – Lác đác rừng phong hạt móc sa,Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm. – Ngàn non hiu hắt, khí thu lòa”

– Điểm nhìn: Từ vùng núi xuống dòng sông, bao quát theo chiều rộng- Bài thơ mở đầu bằng hai hình ảnh đặc trưng

+ Hạt móc sa (hạt sương): gợi cảm giác lạnh lẽo

+ Rừng phong: vừa gợi tả mùa thu đến, vừa gợi tả nỗi buồn ly biệt

=> Hình ảnh rừng phong bị bao phủ bởi những hạt sương trắng xóa, trông xơ xác tiêu điều

– Núi Vu, kẽm Vu: cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hiểm trở lại bị chìm trong khí thu hiu hắt, âm u, ảm đạm

=> Bằng vài nét chấm phá, 2 câu đầu đã lột tả được cái thần của chiều thu Quỳ Châu, bức tranh thu đẹp, hùng vĩ nhưng thấm đượm cảm giác lạnh lẽo, bi thương

“Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng – Lưng trời sóng gợn lòng sông thẳm,Tái thượng phong vân tiếp địa âm. – Mặt đất mây đùn cửa ải xa.”

  • Điểm nhìn: từ dòng sông lên miền quan ải
  • Sử dụng các hình ảnh đối lập: giang gian >< tái thượng, ba lãng >< phong vân, kiêm thiên dũng >< tiếp địa âm

=> Diễn tả sự vận động ngược chiều mạnh mẽ, dữ dội của sóng và mây, khiến vũ trụ chao đảo

  • Sóng và mây như lấp kín bầu trời, khiến không gian như bị dồn nén, bức bối đến ngạt thở

=> Hé mở nỗi lòng đau đớn của nhà thơ trước cảnh nước nhà loạn lạc

  1. Bốn câu cuối – Tình thu

“Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ – Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,Cô chu nhất hệ cố viên tâm. – Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.Hàn y xứ xứ thôi đao xích, – Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,Bạch Đế thành cao cấp mộ châm. – Thành Bạch, chày vang bóng ác tà.”

  • Điểm nhìn: đi từ xa đến gần, từ ngoại cảnh đi sâu vào nội tâm
  • Hình ảnh:
  • Khóm cúc: nở hai lần, người nhìn tuôn rơi nước mắt 

=> Hai năm trôi qua nhưng mang nặng nỗi niềm (Cúc mỗi năm nở một lần, nở hai lần = hai năm)

  • Cô chu: con thuyền cô độc và lẻ loi -> Ẩn dụ cho cuộc đời cô đơn, trôi nổi của nhà thơ
  • Cố viên tâm: Tấm lòng nhớ về quê cũ -> Khao khát được trở về quê hương của tác giả+ Hàn y: áo lạnh mùa đông
  • Bóng ác tà: buổi chiều tà-> Chiều tà mùa đông, nghe tiếng chày đập áo 

=> Lòng nhớ quê hương càng sâu nặng hơn.

3. Kết bài

  • Kết luận phân tích Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ

Thông qua bài thơ Cảm xúc mùa thu, tác giả Đỗ Phủ đã gợi ra trước mắt người đọc một bức tranh mùa thu tuyệt đẹp, những hình ảnh, màu sắc mùa thu hiện lên chân thực với từng câu, từng chữ. Bài thơ được viết theo thể thơ cực kỳ tuân thủ quy tắc thơ Đường Luật đó là thể thất ngôn bát cú đường luật, việc lựa chọn thể thơ này phù hợp với những giãi bày, tâm sự thầm kín của tác giả.

Có thể nói cảm xúc xuyên suốt bài thơ đó chính là nỗi buồn. Đây là nỗi buồn của một người con yêu nước khi phải chứng kiến cảnh loạn lạc, rối ren của đất nước. Qua những cảm xúc ấy ta cũng thấy được một con người dạt dào yêu thương của một người dân yêu nước, cùng một trái tim đầy nhạy cảm của một thi nhân vĩ đại.

Đọc thêm:

Top 10 giáo án ngữ văn 11 chuyên sâu nhất

Tổng hợp những tài liệu giáo án ngữ văn 10 hay nhất

Chúng mình đã tổng hợp và gửi đến các bạn 10 tài liệu phân tích tác phẩm Cảm xúc mùa thu để các bạn có thể nghiên cứu và tham khảo thêm. Những tài liệu được chúng mình tổng hợp là những tài liệu được đánh giá hay nhất, ấn tượng nhất và mong rằng có thể giúp các bạn trong quá trình thực hiện những bài phân tích tác phẩm tốt nhất cũng như hiểu hơn, nắm được nội dung của tác phẩm Cảm xúc mùa thu. Chúc các bạn thành công.