Top 10 mẫu thủ tục nhập học chuẩn nhất

Quy trình 05 lập thủ tục nhập học

Thủ tục nhập học là một trong những bước đầu tiên cực kỳ quan trọng trong một giai đoạn để xác nhận nhập học tại các trường cao đẳng, đại học hay các giai đoạn chuyển cấp học khác. Thủ tục nhập học bao gồm những giấy tờ cơ bản yêu cầu người xác nhận nhập học cần phải có cũng như những lưu ý và hướng dẫn khác kèm theo tùy từng giai đoạn, cơ sở đào tạo và đối tượng tiến hành thủ tục nhập học. 

Trong bài viết này, chúng mình sẽ giới thiệu đến các bạn 10 mẫu thủ tục nhập học chuẩn nhất theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các mẫu riêng của các cơ sở đào tạo cũng như các mẫu dành cho một số trường hợp nhập học theo diện đặc biệt. Các bạn hãy cùng chúng mình tham khảo nhé.

I. Các mẫu thủ tục nhập học

1. Thủ tục nhập học

Thủ tục nhập học là tài liệu tham khảo, hướng dẫn cơ bản về những thủ tục cần thiết cho việc nhập học, các bước hướng dẫn khá cụ thể, chi tiết và toàn diện về giấy tờ, chứng thực, các khoản tiền cần phải đóng… hay bất cứ vấn đề có liên quan đến thủ tục nhập học tại các cấp học từ cấp 1, 2, 3, cho đến cao đẳng, đại học. Tài liệu này cũng ví dụ một số trường hợp đặc biệt, dẫn chứng cũng rất xác thực, mang tính áp dụng thực tiễn cao.

Thủ tục nhập học
Thủ tục nhập học

Download tài liệu

2. Tài liệu thủ tục nhập học

Tài liệu thủ tục nhập học là tài liệu tham khảo tập trung vào so sánh mức học phí của các trường cao đẳng, đại học. Ngoài những nội dung thông tin về thủ tục nhập học cơ bản, tài liệu này cung cấp thông tin về mức học phí tín chỉ của các trường đại học nổi bật để thí sinh có thể lựa chọn, cân đối với khả năng tài tính của gia đình và nguyện vọng của bản thân.

Tài liệu thủ tục nhập học
Tài liệu thủ tục nhập học

Download tài liệu

3. Hướng dẫn thủ tục nhập học khi thất lạc giấy tờ

Hướng dẫn thủ tục nhập học khi thất lạc giấy tờ là tài liệu dưới dạng văn bản trả lời các câu hỏi của thí sinh về vấn đề nhập học, ở đây tập trung vào vấn đề giấy tờ để thực hiện các thủ tục nhập học. Các câu hỏi trong tài liệu có liên quan phần lớn là thất lạc giấy tờ, nộp muộn hay có sự sai sót hoặc cần phải chỉnh sửa thông tin trên giấy tờ… và tất cả những thắc mắc này đều được chính Bộ Giáo dục và Đào tạo giải đáp thắc mắc, gỡ rối và giúp các thí sinh có thể thực hiện cũng như có trải nghiệm tốt nhất trong giai đoạn thực hiện thủ tục nhập học.

Hướng dẫn thủ tục nhập học khi thất lạc giấy tờ
Hướng dẫn thủ tục nhập học khi thất lạc giấy tờ

Download tài liệu

4. Hướng dẫn thủ tục nhập học vào lớp 6

Hướng dẫn thủ tục nhập học vào lớp 6 là tài liệu hướng dẫn các thủ tục nhập học vào lớp 6. Việc chuyển tiếp cấp học từ tiểu học lên trung học cơ sở, từ lớp 5 lên lớp 6 là vô cùng quan trọng và cũng yêu cầu những giấy tờ rất cụ thể. Các bậc phụ huynh nên tham khảo kỹ tài liệu này để thủ tục nhập học của con mình diễn ra thuận lợi.

Hướng dẫn thủ tục nhập học vào lớp 6
Hướng dẫn thủ tục nhập học vào lớp 6

Download tài liệu

5. Hướng dẫn thủ tục nhập học vào lớp 10

Hướng dẫn thủ tục nhập học vào lớp 10 tiếp tục là một tài liệu tham khảo cực kỳ cần thiết cho các bậc phụ huynh và chính các em học sinh tham khảo, nắm bắt nội dung thông tin, những giấy tờ cần thiết và các thủ tục để chuyển giao lên lớp từ cấp trung học cơ sở lên cấp trung học phổ thông. Tài liệu này cung cấp các bước để thực hiện thủ tục nhập học cũng như những lưu ý rất cụ thể trong vấn đề giấy tờ, hồ sơ nhập học. Các bạn học sinh cũng nên chủ động nắm được thông tin để làm quen dần với việc viết và chuẩn bị hồ sơ đại học.

Hướng dẫn thủ tục nhập học vào lớp 10
Hướng dẫn thủ tục nhập học vào lớp 10

Download tài liệu

6. Hướng dẫn thủ tục nhập học vào các trường tại Nhật Bản dành cho người nước ngoài

Hướng dẫn thủ tục nhập học vào các trường tại Nhật Bản dành cho người nước ngoài là tài liệu hướng dẫn các thủ tục nhập học tại các trường học tại Nhật Bản. Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thời gian, địa điểm, những yếu tố cần và đủ về ngoại ngữ, chứng chỉ cũng như kinh phí, cam kết,… để có thể thực hiện những thủ tục nhập học tại đất nước mặt trời mọc. 

Hướng dẫn thủ tục nhập học vào các trường tại Nhật Bản dành cho người nước ngoài
Hướng dẫn thủ tục nhập học vào các trường tại Nhật Bản dành cho người nước ngoài

Download tài liệu

7. Thủ tục nhập học và những lưu ý dành cho sinh viên k64 đại học bách khoa Hà Nội

THỦ TỤC NHẬP HỌC VÀ NHỮNG LƯU Ý DÀNH CHO SINH VIÊN K64 ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI là tài liệu hướng dẫn thủ tục nhập học dành riêng cho sinh viên đại học Bách Khoa Hà Nội. Tài liệu này cung cấp thời gian tiếp nhận thủ tục nhập học, thời gian xác nhận, khai giảng và bắt đầu khóa học. Nội dung tài liệu cung cấp một cách rất đầy đủ về những điều sinh viên cần thực hiện để có thể tiến hành thủ tục nhập học một cách suôn sẻ, thuận lợi. Và dù là hướng dẫn thủ tục nhập học cho sinh viên Bách Khoa, tài liệu này cũng có thể được tham khảo bởi các trường đại học khác vì nó đáp ứng một cách toàn diện những yếu tố cần và đủ cho một thủ tục nhập học tiêu chuẩn.

Thủ tục nhập học và những lưu ý dành cho sinh viên k64 đại học bách khoa Hà Nội
Thủ tục nhập học và những lưu ý dành cho sinh viên k64 đại học bách khoa Hà Nội

Download tài liệu

8. Quy trình 05 lập thủ tục nhập học

Quy trình 05 lập thủ tục nhập học là một tài liệu tham khảo tập trung vào hướng dẫn các bước để thực hiện thủ tục nhập học. Có thể nói rằng, đây là một trong những tài liệu thể hiện một cách đầy đủ và chi tiết nhất những gì thí sinh cần phải thực hiện khi tiến hành thủ tục nhập học tại bất cứ cơ sở đào tạo nào. Cách trình bày bảng biểu vô cùng khoa học, giúp thí sinh dễ dàng nắm bắt và thực hiện theo chỉ dẫn. Thậm chí tài liệu còn chia các quy trình thực hiện thủ tục nhập học từ tổng quát cho đến chi tiết, cụ thể từng bước. Đây là tài liệu tham khảo rất cần thiết cho việc thực hiện thủ tục nhập học của bạn.

Quy trình 05 lập thủ tục nhập học
Quy trình 05 lập thủ tục nhập học

Download tài liệu

9. Thủ tục xin học lại tại trường khác đối với học sinh trung học 

Thủ tục xin học lại tại trường khác đối với học sinh trung học là tài liệu hướng dẫn thủ tục nhập học lại (hoặc chuyển trường) tại cơ sở đào tạo cấp trung học cơ sở. Tài liệu hướng dẫn chi tiết các bước, từ những giấy tờ cần thiết cho đến cách thức thực hiện thủ tục nhập học với loại trường hợp đặc biệt này cùng với đó là những thông tin như lệ phí, đối tượng thực hiện, giám sát và cơ quan thực hiện thủ tục,… 

Thủ tục xin học lại tại trường khác đối với học sinh trung học 
Thủ tục xin học lại tại trường khác đối với học sinh trung học

Download tài liệu

10. Mẫu thủ tục nhập học ở nước ngoài diện học bổng

Mẫu thủ tục nhập học ở nước ngoài diện học bổng là mẫu thủ tục nhập học của các học sinh, sinh viên thuộc diện xét học bổng. Mẫu thủ tục này cung cấp những loại thông tin mà đối tượng thực hiện cần phải kê khai, những giấy tờ, chứng từ cần phải nộp cũng như hướng dẫn một cách khi tiết những bước và lưu ý khi thực hiện thủ tục nhập học.

Mẫu thủ tục nhập học ở nước ngoài diện học bổng

Download tài liệu

100+ Tài liệu thủ tục nhập học hay

Đọc thêm:

Top 10 luận văn thạc sĩ giáo dục học không thể bỏ qua

10+ Báo cáo thực tập cây trồng hay không thể bỏ qua

II. Thủ tục nhập học gồm những gì?

Thủ tục nhập học trong từng năm học, đối với từng cấp học, đối tượng nhập học và cơ sở đào tạo lại có những điểm khác nhau. Nhưng về cơ bản, một thủ tục nhập học cần thiết đáp ứng được các yếu tố sau:

  1. Giấy báo nhập học (bản chính thức)
  2. Sơ yếu lý lịch học sinh – sinh viên (tức hồ sơ trúng tuyển) bắt buộc dán ảnh đóng dấu giáp lai và đóng dấu của chính quyền địa phương theo mẫu Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cung cấp (bản chính).

Hồ sơ trúng tuyển hay một số giấy tờ cơ bản khác như tờ kê khai thông tin học sinh – sinh viên bạn có thể mua tại các hiệu sách.

  1. Giấy chứng nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông tạm thời (hoặc các loại giấy tờ tương đương) đối với những thí sinh tốt nghiệp vào năm xét thủ tục nhập học; bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông (bản chính và bản sao công chứng) đối với những thí sinh tốt nghiệp trước năm xét thủ tục nhập học.
  2. Học bạ Trung học phổ thông (bản sao công chứng và bản gốc để đối chiếu).
  3. Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước (nếu là bản sao thì phải có công chứng) cũng như giấy tạm vắng, sổ đoàn…
  4. Bản sao Giấy khai sinh (nên photo một số lượng vừa phải các loại giấy tờ quan trọng như thế này cho các trường hợp cần kê khai hay nộp bổ sung bất ngờ)
  5. Phiếu khám sức khỏe do phòng khám quận, huyện cấp (các chỉ số sức khỏe phải được ghi rõ ràng và đầy đủ, các tiền sử bệnh cũng cần được cập nhật để cơ sở tiếp nhận nắm được tình hình sức khỏe của sinh viên)
  6. Hồ sơ, giấy Chứng nhận ưu đãi, ảnh thẻ 3×4 (chuẩn bị tối thiểu 5 ảnh cũng như 4 đến 8 ảnh 4×6 để sử dụng cho các trường hợp cần thiết khác)
  7. Ngoài ra bạn nên chuẩn bị sinh hoạt phí, học phí theo mức thu mà nhà trường thông báo. (các khoản tiền này có thể chưa phải đóng ngay lập tức, nhưng cũng nên nộp sớm để cơ sở đào tạo hoàn thiện hồ sơ của bạn) 
  8. Bản sao có chứng thực các giấy tờ pháp lý để xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có) như giấy chứng nhận con liệt sĩ, thẻ thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh của bản thân hoặc cha mẹ.
  9. Giấy chứng nhận đăng ký Nghĩa vụ quân sự (NVQS) và Giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do Ban chỉ huy quân sự cấp (đối với nam) (bản sao)

Nếu học sinh – sinh viên tiến hành nhập học, làm thủ tục online (chỉ với trường hợp cơ sở đào tạo mà bạn làm thủ tục nhập học cho phép làm thủ tục nhập học online) thì bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn cơ bản sau đây:

  • Bước 1: Thí sinh đăng nhập tại địa chỉ đăng ký thur tục nhập học online do cơ sở đào tạo cung cấp trên page của trường hoặc website của trường (bạn cũng có thể liên hệ với giảng viên trong trường để được cung cấp địa chỉ chính xác, tránh những nhầm lẫn hoặc sai sót không đáng có) 
  • Bước 2: Thí sinh nhập các thông tin theo yêu cầu (Thủ tục nhập học online sẽ tiết kiệm thời gian và công sức cho bạn khá nhiều, các giấy tờ chỉ cần chụp ảnh mình chứng avf có thể tiến hành nộp sau khi bạn đi học)
  • Bước 3: Nộp học phí và các khoản lệ phí khác bằng chuyển khoản qua ngân hàng (tài khoản ngân hàng sẽ do nhà trường cung cấp, bạn nên kiểm tra một cách kỹ càng nội dung thông tin này) 
  • Nội dung chuyển tiền cũng cần được ghi rõ ràng và đầy đủ các thông tin theo yêu cầu từ phái cơ sở đào tạo, cơ bản sẽ như sau: 
  • “Nộp tiền học phí Học kỳ I cho [Họ tên sinh viên], Mã hồ sơ: [Mã ghi trên giấy báo trúng tuyển]”
  • Bước 4: Nhà trường sẽ thông báo lịch nhập học qua email hoặc thí sinh truy cập website của cơ sở đào tạo để xem lịch học. (bạn nên theo dõi thường xuyên thông tin trên các page hoặc website để tránh bỏ lỡ thông tin quan trọng)
  • Mọi thắc mắc, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại chung của nhà trường hoặc số điện thoại của các giảng viên trực ban, giảng viên phụ trách.

Bạn nên lưu ý rằng làm thủ tục nhập học online cũng có những mặt lợi và những mặt hạn chế nhất định, bạn có thể lựa chọn cách thức thực hiện thủ tục nhập học sao cho phù hợp nhất với tình hình của bạn. 

Đọc thêm:

Tham khảo 10 đề tài về xây dựng cơ sở dữ liệu tốt nhất

Top 10 mẫu báo cáo thực tập cộng đồng hay nhất

III. Những lưu ý khi làm thủ tục nhập học.

Các loại giấy tờ được liệt kê bên trên là cần thiết và không được thiếu bất cứ một loại giấy tờ nào. Và sau đây chúng mình sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin, nội dung liên quan đến giai đoạn làm thủ tục nhập học mà bạn nên lưu ý nhé:

  1. Giấy báo nhập học của bạn phải là bản chính, Bằng tốt nghiệp phải có bản chính và bản sao (có công chứng), bằng tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT, trung học chuyên nghiệp hoặc bản chính giấy chứng nhận tốt nghiệp… cũng cần là bản chính hoặc photo công chứng.
  2. Với giấy khai sinh, các bạn phải có bản sao chứ các bạn không được photo công chứng. Đối với Hồ sơ trúng tuyển Sinh viên phải ghi đầy đủ tất cả các mục và ghi liên tiếp không cách dòng để tránh trường hợp bị bổ sung thông tin, chỉnh sửa thông tin. Dán hình lên các loại giấy tờ liên quan cũng phải có đóng dấu giáp lai và xác nhận của địa phương (theo mẫu do Bộ GD&ĐT phát hành, các bạn có thể chỉ có thể mua tại Sở GD-ĐT ở địa phương bạn học cấp III).
  3. Với học bạ bạn cần có bản sao (có công chứng, bạn có thể sao học bạ tại trường cấp III bạn đã theo học).
  4. Đối với SV trúng tuyển nhờ xét điểm ưu tiên (đối tượng, khu vực) phải nộp giấy chứng nhận ưu tiên. Giấy chứng nhận diện chính sách: Dân tộc ít người, con liệt sĩ, con thương/bệnh binh (kèm bản sao thẻ thương/bệnh binh có công chứng), chứng nhận hộ nghèo… dùng để xét miễn giảm học phí (giấy tờ ưu tiên sẽ có những thời điểm nhận khác nhau tại các cơ sở đào tạo khác nhau. Bạn nên theo dõi sát sao để tránh trường hợp thuộc diện ưu tiên nhưng lỡ đợt xét)
  5. Thí sinh trúng tuyển phải đến nhập học theo đúng thời gian và địa điểm theo yêu cầu ghi trong Giấy thông báo trúng tuyển của trường. Đến chậm từ 15 ngày trở lên (kể từ ngày ghi trong giấy triệu tập trúng tuyển), nếu không có lý do chính đáng, cơ sở đào tạo được quyền coi như thí sinh đó bỏ học. (Nếu đến làm thủ tục nhập học hay xác nhận thủ tục nhập học chậm với lý do ốm đau, tai nạn cần có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân quận, huyện trở lên, được xem xét vào học hoặc bảo lưu sang năm sau.)
  6. Một số trường sau khi thời gian nhập học diễn ra được một thời gian sẽ tiến hành kiểm tra Tiếng Anh đầu vào, riêng đối với những bạn đã có chứng chỉ Tiếng Anh tương đương thì sẽ không cần phải thực hiện bài kiểm tra này và chỉ cần chuẩn bị những giấy tờ chứng thực mà cơ sở đào tạo yêu cầu để xét miễn thi hoặc miễn học tiếng anh.

Ngoài ra còn có một số loại giấy tờ như:

  1. Hồ sơ và giấy chuyển sinh hoạt Đảng (nếu có) – bạn sẽ nộp tại Văn phòng Đảng ủy của Trường.
  2. Hồ sơ và giấy chuyển sinh hoạt Đoàn (nếu có) – bạn sẽ nộp cho Chi đoàn sau đại hội chi đoàn của trường.
  3. Phiếu báo thay đổi nhân khẩu có xác nhận của Uỷ ban nhân dân Xã/ Phường đối với sinh viên không có hộ khẩu tại cơ sở xác nhận làm thủ tục nhập học (giấy tờ này sẽ hỗ trợ làm thủ tục đăng ký tạm trú tại nơi cư trú mới)
  4. Giấy chuyển và đăng ký nghĩa vụ quân sự đối với nam sinh viên – nộp theo lớp (sau khi có lớp trưởng) cho Khoa Giáo dục Quốc phòng (cách thức nộp loại giấy này sẽ khác đối với từng cơ sở đào tạo, nhưng các bạn nam sinh viên chắc chắn sẽ phải nộp nên hãy theo dõi kỹ thông báo của nhà trường nhé.

Đọc thêm:

Top 10 luận án tiến sĩ luật đúng chuẩn nhất

Top 10 slide bảo vệ luận văn thạc sĩ đúng chuẩn nhất

Trên đây là tổng hợp 10 mẫu thủ tục nhập học mới nhất và chuẩn xác nhất. Hy vọng rằng những mẫu thủ tục nhập học trong bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình thực hiện thủ tục nhập học cho chính bản thân mình hay cho người thân, người quen một cách thuận lợi nhất. Bài viết được thực hiện dựa trên quá trình tìm hiểu, học hỏi và trải nghiệm thực tế của chính các tác giả. Mặt khác củng cố thêm nhiều kiến thức khác nhau cho người đọc. Xin chúc các bạn có thể thực hiện những thủ tục nhập học thật suôn sẻ và may mắn.