Tài liệu ÔN TẬP NGỮ VĂN 11 HỌC KÌ I ppt

20 1.8K 24
Tài liệu ÔN TẬP NGỮ VĂN 11 HỌC KÌ I ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN HỌC I HỆ THỐNG CÂU HỎI A: Lý thuyết Câu 1: Thế nào là thao tác lập luận phân tích ? Câu 2: Thế nào là thao tác lập luận so sánh ? Câu 3: Khái niệm , nhân tố, vai trò của ngữ cảnh ? Câu 4: Phong cách ngôn ngữ báo chí là gì ? Câu 5: Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí ? Câu 6: Khái niệm về thơ ? Câu 7: Khái lược về truyện? Câu 8: Nam Cao : - Tiểu sử -Con người -Quan điểm sáng tác - Đề tài B. Tập làm văn : Câu 1: Bức tranh phong cảnh làng quê Bắc Bộ trong bài “ Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến. Câu 2: Phong cách nhà nho chân chính trong “ Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao bá Quát. Câu 3: Phong cách nhà nho chân chính trong “ Bài ca ngất ngưỡng” của Nguyễn Công Trứ. Câu 4: Vẻ đẹp hình tượng người nghĩa sĩ nhân trong trong “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. Câu 5: Bức tranh phố huyện trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Câu 6: Tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Câu 7: Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong “ Chữ người tử tù “ của Nguyễn Tuân. Câu 8: Nghệ thuật trào phúng trong “ Hạnh phúc của một tang gia”. Câu 9: Bi kịch làm người của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “ Đời thừa” của Nam Cao. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI A Lý thuyết Câu 1: Thao tác lập luận phân tích là đi làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức,cấu trúc và các mối quan hệ bên ngoài của đối tượng( sự vật, hiện tượng). Khi phân tích cần chia tách đối tượng thành những yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định (Quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan, quan hệ giữa người phân tích với đối tượng phân tích…) Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khái cạnh, sogn cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn thống nhất. Câu 2: Thao tác lập luận so sánh là đi làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác.So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ,cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục. Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến , quan điểm của người nói ( người viết). Câu 3: Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói Ngữ cảnh bao gồm: - nhân vật giao tiếp,Bối cảnh rộng và hẹp, hiện thực được đề cập đến, văn cảnh. Ngữ cảnh có vai trò quan trọng cả với quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội lời nói. * Nhân tố của ngữ cảnh - Nhân vật giao tiếp : Là toàn bộ những người tham gia vào hoạt động giao tiếp, quan hệ của các nhân vật này luôn chi phối nội dung lời nói câu văn -Bối cảnh ngoài ngôn ngữ + Bối cảnh giao tiếp rộng: toàn bộ những nhân tố xã hội , địa lí, phong tục tập quán, …. +Bối cảnh giao tiếp hẹp (tình huống) : Nơi chốn, thời gian phát sinh câu nói cùng những sự việc hiện tượng xãy ra xung quanh. +Hiện thực được nói tới: Hiện thực đc nói tới tạo nên phần nghĩa sự việc của câu. Đó có thể là hiện thực bên ngoài nhân vật giao tiếp, có thể là hiện thực tâm trạng của con người -Văn cảnh Câu 4: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng đẻ thông báo tin tức thời sự tron nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng,nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở nhìu thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm v v Ngôn ngữ báo chí có 3 đặc trưng cơ bản : Tính thông tin thời sự, ngắn gọn, sinh động hấp dẩn. Các đặc trưng đó được thể hiện ở những phương tiện diễn đạt đảm bảo chức năng thông tin của báo chí tạo nên phong cách ngôn ngữ báo chí. Câu 5: a.Thơ Thơ tiêu biểu cho loại trữ tình. Thơ thể hiện cảm xúc suy nghĩ , tâm trạng con người bằng ngôn ngữ cô đọng , gợi cảm giàu hình ảnh và nhạc điệu. Tham khảo : Thơ là một thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu. Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú, nhưng cái cốt lõi của thơ là trữ tình. Thơ bao giờ cũng là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời. Thơ có các đặc điểm sau: - Thơ thổ lộ những cảm xúc với những sắc thái khác nhau, những ý tình tinh tế. - Thơ chú trọng đến cái đẹp ,phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan.Vẻ đẹp và tính chất gợi cảm , truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng , hàm súc,giàu hình ảnh nhạc điệu. Sự phân dòng và hiệp của lời thơ, cách ngắt nhịp,thanh điệu,…làm tăng sự âm vang và sức lan tỏa,thấm sâu của ý thơ. b.Truyện Truyện tiêu biểu cho loại tự sự, thường có cốt truyện, nhân vật , lời kể. Truyện có khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống rộng lớn, đi sâu vào những mảnh đời cụ thể và cả những diễn biến sâu xa tron tâm hồn con người Tham khảo: Khác với thơ in đậm dấu ấn chủ quan, truyện phản ánh đời sống tron tính khách quan của nó, qua con người, hành vi , sự kiện được miêu tả và kể lại bởi một người kể chuyện (trần thuật ) nào đó.Truyện có các đặc điểm sau: - Truyện có cốt truyện là một chuỗi các tình tiết, sự kiện, biến cố xãy ra liên tiếp tạo ra sự vận động của hiện thực được phản ánh, góp phần khắc họa rõ nét tính cách của các nhân vật, số phận từng cá nhân. - Nhân vật trong truyện được miêu tả chi tiết và sinh động trong mối quan hệ chặt chẽ và hoàn cảnh với môi trường xung quanh. Truyện không bị gò bó về không gian, thời gian, có thể đi sâu vào tâm trạng con người. - Truyện rất giàu các loại và hình thức ngôn ngữ . Ngoài ngôn ngữ người kể chuyện còn có ngôn ngữ nhân vật. Bên cạnh lời đối đáp lại có lời độc thoại nội tâm. Lời kể kho thì ở bên ngoài , khi lại nhập vào lời nhân vật. Ngôn ngữ truyện khác với thơ, rất gần với ngôn ngữ đời sống. Câu 8: Nhà văn NAM CAO TIỂU SỬ •Nhà văn Nam Cao tên thật là Trần Hữu Trí, (còn có các bút danh khác: Thúy Rư, Xuân Du, Nguyệt, Nhiêu Khê. . . ), sinh ngày 29 tháng 10 năm 19 17. Quê quán: làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (nay là xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Hy sinh ngày 30 tháng 11 năm 195l, tại Hoàng Đan (Ninh Bình). Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. - Khi còn nhỏ Nam Cao học ở làng và thành phố Nam Định. - Từ 1936, bắt đầu viết văn in trên các báo : Tiểu thuyết thứ bảy, ích Hữu. . . - Năm 1938, dạy học tư ở Hà Nội và viết báo. - Năm 194l, ông dạy học tư ở Thái Bình. - Năm 1942, ông trở về quê, tiếp tục viết văn. - Năm 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa Cứu quốc. - Cách mạng Tháng Tám ( 1945), ông tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân, và được cử làm Chủ tịch xã. Năm 1946, ông ra Hà Nội, hoạt động trong Hội Văn hoá Cứu quốc và là thư ký toà soạn tạp chí Tiên Phong của Hội . Cùng năm đó, ông tham gia đoàn quân Nam Tiến với tư cách phóng viên, hoạt động ở Nam Bộ. Sau đó lại trở về nhận công tác ở Ty Văn hoá Hà Nam. - Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc, làm phóng viên báo Cứu quốc, cùng phụ trách báo Cứu quốc và thư ký toà soạn báo Cứu quốc Việt Bắc. - Năm 1950 , ông nhận công tác ở tạp chí Văn Nghệ (thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam ) và là ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương. - Năm 195l, ông tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp ở khu III. Bị địch phục kích và hy sinh. QUAN ĐIỂM SÁNG TÁC Tính độc đáo riêng về phong cách của tác giả: Người viết phải khám phá, tìm tòi, sang tạo trong phong cách diễn đạt, trong nội dung, nghệ thuật để tạo cho mình một phong cách riêng biệt. Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao. “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề nào cũng đã là một sự bất lương. Sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. - Qua sự lên án gay gắt của Nam Cao về sự cẩu thả trong nghề viết văn, tác giả muốn nói cho người đọc về lương tâm của người cầm bút: “ Văn chương không cần những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những kẻ biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi; sang tạo những gì chưa có”. - Nam Cao đã đánh tan định kiến cho rằng sang tác văn chương chỉ cần một chút khéo tay và xảo là đủ. Ông cho rằng nghề văn là một nghề sang tạo; viết văn là cả một quá trình lao động nghiêm túc vất vả để khám phả, sang tạo nghệ thuật. “Một tác phẩm thật có giá trị phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn. Nó phải ca ngợi tình thương lòng bác ái, sự công bình. Nó làm cho người xích lại gần người hơn”. - Nam Cao cho rằng viết văn phải hết sức trung thực. “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, càng không nên là ánh trăng lừa dối”. - Theo Nam Cao, một tác phẩm có giá trị phải có các đặc điểm: + Tác phẩm ấy phải hướng tới giá trị nhân đạo cao cả. + Nội dung trong tác phẩm phải xoay quanh vấn đề về số phận con người: buồn, vui, hoà bình, đấu tranh giành lấy cuộc sống hạnh phúc, công băng, hoà hợp. Trong hoàn cảnh xã hội thực dân phong kiến, trong cái thị trường văn chương bát nháo ấy, quan điểm nghệ thuật của Nam Cao nêu lên thật sâu sắc và tiến bộ. Tham khảo Có lẽ bất cứ một con người nào, dù ở các cương vị xã hội khác nhau cũng đều cần nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách của mình bằng cách này hay cách khác mà trong đó, các tác phẩm văn học là một loại hình rất có ý nghĩa trong quá trình này. Nam Cao, nhà văn đã sống cách chúng ta hàng nửa thế kỷ, người đã từng luôn tự giày vò khổ sở vì lẽ sống thế nào cho phải, viết thế nào cho hay để cho ra đời những tác phẩm mà cho đến bây giờ và cả mãi mãi sau này vẫn còn nguyên giá trị. Lâu nay, nhiều người thường đề cập đến “văn hoá đọc” với không ít mối lo ngại, quả thực nếu nhìn nhận ở một số không nhỏ lớp trẻ, kể cả một số cán bộ viên chức thì thấy rằng nỗi lo ngại ấy không phải là không có cơ sở. Đọc tác phẩm của Nam Cao, cảm nhận được rất nhiều điều trong đó nổi bật lên tình người, lòng nhân ái, bao dung thấm đậm chất nhân văn, ta học được ở ông sự quan sát, phân tích, đánh giá sự vật; ta nhận thấy nỗi day dứt trăn trở trước thời cuộc và số phận con người, biết nhạy cảm trước cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác, cái cao thượng, cái thấp hèn và đứng trước một tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm của Nam Cao nói riêng, ta thấy cuộc sống này có rất nhiều điều mà thông qua ngôn ngữ của nhà văn ta được “hưởng thụ” nhanh nhất và cũng phần nào nhờ đó mà ta thấy cuộc sống quanh ta vô cùng ý nghĩa, vô cùng thú vị. Nam Cao là một nhà văn hiện thực. Các tác phẩm của ông đã phản ánh hiện thực bộ mặt xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng 8, một xã hội mà ở đó số phận của những người nông dân chất phác hồn hậu đã bị bần cùng trong đói khổ, quằn quại trong sự chèn ép và thông qua việc sử dụng ngôn ngữ tài tình, tinh tế với những tình huống điển hình Nam Cao đã làm được một việc lớn lao hơn hẳn một số nhà văn hiện thực phê phán tiêu biểu cùng thời là “sự tổng hợp của nhiều tiếng nói, nhiều giọng điệu, nhiều lớp ý nghĩa, nhiều màu sắc thẩm mỹ, gợi sự suy ngẫm, liên tưởng” của người đọc khi đọc tác phẩm của ông và qua tác phẩm của ông thấy yêu quý, trân trọng ông – một nhà văn đầy nhân ái, đầy tình người. Sẽ có một khoảng trống không nhỏ nếu vì một lý do nào đấy dòng văn học của Việt Nam không có Nam Cao. Không chủ quan khi chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào xếp Nam Cao của chúng ta bên cạnh những Môpatxăng (Pháp), Đôttôiepxki, Bunhin, (Nga) Tác phẩm của Nam Cao không có những xung đột căng thẳng, không đao to búa lớn mà cứ đời thường giản dị, thông qua các tình huống, các cuộc đời nhân vật để nêu bật nên những giằng xé trong nội tâm, những ước mơ về một tương lai tốt đẹp. Văn Nam Cao viết về những kiếp người mà cuộc đời họ là những chuyển tiếp khác nhau của nỗi buồn, nỗi khổ, của những tâm hồn đẹp đẽ, đáng trân trọng dù là người đàn bà quanh năm bị áp lực của thiếu thốn, lo toan đè nặng, lúc nào cũng nặng mặt, bẳn gắt chì chiết chồng con hay những anh chàng trí thức tiểu tư sản ăn nói độc địa, hằn học Bởi trên tất cả những biểu hiện ấy vẫn toát lên bản chất của họ là hồn hậu, chất phác, chứa chan tình người. Nhà văn đã thấy phần “u tối” của cuộc sống, tìm ra trong đó cái đẹp và ông viết về những người nông dân, những trí thức tiểu tư sản cùng khổ với một thái độ đầy tôn trọng, không phải là sự miệt thị cũng không thi vị hoá. Nam Cao là nhà văn có tầm cỡ còn là bởi vì ngay từ thời của ông, giữa lúc dòng văn học hiện thực phê phán, dòng văn học lãng mạn đang là một trào lưu mạnh mẽ, Nam Cao đã không quá đắm chìm hoàn toàn theo hướng đó mà ông chọn cho mình một hướng đi đúng đắn, hướng đi ấy đã góp phần xếp Nam Cao là một trong những nhà văn đặt nền móng cho nền văn học hiện đại Việt Nam : “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Đời thừa - 1943), ông lên án thứ văn chương “tả chân”, “hời hợt”. Nam Cao đã thông qua một loạt tình huống để miêu tả chiều sâu đời sống nội tâm của con người. Viết về nhân vật “Chí phèo”, về sự tha hoá của con người – cái gã Chí mà chất “con” đôi lúc nhiều hơn chất “người”, lúc tỉnh lúc say, khi thì thật bản năng lúc lại như một con người có ý thức vậy mà Nam Cao vẫn có cái nhìn đầy nhân ái, ông thấy Chí Phèo không phải là thứ bỏ đi mà là một con người cũng có những khoảng lặng của cảm xúc, có những lúc luôn muốn vươn tới cái tốt, cái người nhất để rồi qua ông, người đọc cũng có cái nhìn bao dung với dạng người như Chí Phèo này, chia sẻ, cảm thông với ước muốn làm người lương thiện của hắn chứ không phải cảm giác ghê tởm, cái nhìn không thiện chí. Lòng nhân ái, tình người còn bao trùm ở Làng Vũ Đại của người nông dân nghèo khổ, của anh thả ống lươn nhặt Chí Phèo xám ngoét từ lò gạch bỏ không mang về, là bát cơm của bác Phó Cối, là bát cháo hành tình nghĩa của Thị Nở, là những người bạn tế nhị xử sự vô cùng nhân ái khi đến nhà người bạn nghèo của mình, chứng kiến những vũng bùn đứa con đau bụng thổ ra từ đêm, chứng kiến cái nhà dột nát, nghèo túng khốn cùng “Anh nào cũng làm ra dễ tính. Sự cố gắng ấy do lòng quý bạn. Cái nhà thật không đáng cho lòng tôi phải bận ” (truyện ngắn “Mua nhà” – năm 1943). Trong truyện ngắn “Đời thừa” ta thấy Hộ nhiều lần dằn hắt, thô bạo với Từ và các con: “Mình biết không, chỉ ngày mai thôi là tôi đuổi tất cả mẹ con mình ra khỏi nhà này mấy đứa kia đều đáng vật một nhát cho chết cả ”, rắp tâm đuổi vợ con ra khỏi nhà lại còn có ý định “vật mỗi đứa một nhát” cho chết mà lại còn “mình” với “tôi” , lời lẽ nghe cay độc và có phần ác nhưng lạ lùng thay người đọc lại vẫn thấy âm vang đâu đó cái nỗi đau của người đàn ông đang đau khổ, đang không có lối thoát và yêu thương vợ con rất mực!. Với truyện ngắn “Lão Hạc”, ngòi bút của Nam Cao giúp ta nhìn ra vẻ đẹp cao thượng của người nghèo khó và thương họ vô cùng. Lão Hạc âm thầm lựa chọn cái chết để giữ trọn tình với con, với con chó, đó là sự lựa chọn đau đớn và tàn khốc của một kiếp người. Lão là người cha nhân từ, lão chết để gieo niềm sống cho con, hy vọng con được sướng hơn mình. Rồi trong truyện “Nghèo”, người đàn ông ốm đau, tuyệt vọng, bế tắc, thương vợ con đến độ tìm cách thắt cổ tự tử để “giải thoát” cho vợ con khỏi phải vì mình mà khổ . Đây cũng là một kết cục bi thảm của một kiếp người, một vòng tròn u ám, định mệnh. Truyện ngắn Nam Cao nói nhiều đến thân phận người phụ nữ. Truyện “Nghèo”, “Dì Hảo”, “Ở hiền”, “Trẻ con không được ăn thịt chó” , tất cả họ đều nghèo khổ, đói khát và bất hạnh và dẫu cơ hàn người nông dân sống với nhau thật nhân ái, họ quan tâm đến nhau, yêu thương nhau. Hãy nghe người mẹ nhắc con “Khe khẽ cái mồm một chút! réo mãi bố mày nó nghe thì nó chết! Nó đã ốm đấy, thuốc không có, mà còn bực mình thì chết”; thân phận Dì Hảo: “Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt”. Dì Hảo, người phụ nữ đẹp, cô đơn âm thầm, vẻ đẹp đáng quý của nội tâm. Tâm hồn Dì vừa đơn côi vừa bao dung, trắc ẩn. Giọng điệu của truyện ngắn này đã được nhà văn viết ra: buồn phiền, tiếc nuối và xót xa Người phụ nữ trong các truyện của Nam Cao thường gặp phải những ông chồng chết yểu, say rượu, theo gái hoặc gặp tai ương, hoạn nạn và họ phải chịu đựng, nhà văn hiểu thấu nỗi đau của họ, ông đã đánh động vào tâm linh người đọc qua những mảnh đời muốn vùng thoát mà không sao thoát ra được. Hiện thực cuộc sống luôn là chất liệu để nhà văn phản ánh hay nói như Bandăc “Nhà văn là thư ký trung thành của thời đại”. Làng Vũ Đại của Nam Cao chỉ là một làng quê như bao làng quê khác, ta thấy có dòng sông hiền hoà hai bên bờ là những vườn chuối thấm đẫm ánh trăng, thấy tiếng dệt cửi và tiếng lao xao của các bà, các chị đi chợ sớm, thấy những vườn trầu không, những vườn mía tả tơi sau bão và trên mảnh đất ấy là những người nông dân chất phác, nhân hậu. Họ bần cùng mỗi người một kiểu. Người mẹ và bầy con nhỏ lê la trên nền nhà vũng nước trộn lẫn bùn; bát cháo cám đắng nghét không thể nuốt nổi; người đàn ông đi lĩnh những đồng tiền ít ỏi về mua thuốc cho đứa con nhỏ ốm đau Chí Phèo và Thị Nở trên sân khấu kịch mà không nỡ trách cứ viên thư ký ở nhà dây thép tỉnh bẳn gắt lại làm thiệt mất của gã một đồng bạc bởi lẽ “Điền thấy thương ông ấy quá. Điền tưởng ra cho ông ấy một gia đình đông con túng thiếu tựa nhà Điền. Số lương chẳng đủ tiêu. Sau mỗi ngày công việc rối tít mù, loạn óc lên vì những con số, vì những cái bưu phiếu, ông mỏi mệt giở về nhà, lại phải nghe mấy đứa con lớn chí choé đánh nhau, đứa con nhỏ khóc, chủ nợ réo đòi và vợ thì sưng sỉa hoặc gào thét như con mẹ dại để sáng hôm sau lại mải mốt đến sở, nhăn mặt lại khi thấy những người gửi tiền, người lĩnh tiền vòng trong, vòng ngoài và người nào cũng muốn ông làm trước cho” và “Chỉ vì người nào cũng khổ cả, và người nọ cứ tưởng vì người kia mà khổ” – tấm lòng nhân ái, cảm thông và độ lượng của con người Nam Cao, nhân cách Nam Cao thể hiện rõ nét trong hầu hết tất cả các tác phẩm của ông mà những dẫn chứng trên chỉ là một đôi nét phác hoạ. Giá trị nhân đạo của các tác phẩm của Nam Cao thể hiện sâu sắc ở tấm lòng yêu thương trân trọng của tác giả với những người nghèo khổ. Nói như văn hào Nga Eptusenco: “Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời/Mỗi số phận chứa một điều cao cả”. Nam Cao đã tìm thấy những hạt trân châu lóng lánh trong sâu thẳm những thân phận con người - Nam Cao tỏ ra rất nhạy bén trong việc miêu tả tâm lý nhân vật, ông đi vào từng ngóc ngách tâm hồn của con người để tìm ra được những cái hay, cái dở trong mỗi nhân vật và bao trùm lên tất cả là một tấm lòng nhân ái, tình người thấm đậm trong từng trang viết và trong cuộc sống thời đại nào và lúc nào cũng cần lòng nhân ái, cái nhìn thiện chí – nó giúp con người sống vươn tới “chân, thiện, mỹ” hơn, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn và phải chăng khi ngắm nhìn một buổi hoàng hôn trên mảnh đất mình đang sinh sống, đâu đó giữa bộn bề công việc bắt gặp một bức tranh đẹp, một áng thơ hay, một tác phẩm văn học mang nhiều thông điệp mà ta dửng dưng không rung động thì cuộc sống sẽ mất đi nhiều phần ý nghĩa! và phải chăng đọc Nam Cao chúng ta thấy rằng: hãy cố gắng hiểu những người xung quanh ta, thông cảm và có cái nhìn thiện chí, có cái tâm trong sáng chính là sợi dây nối liền con người với con người – nền tảng để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn?. TẬP LÀM VĂN . tham khảo Bài 1 : CÂU CÁ MÙA THU Trong bài thơ câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu. Từ một khung ao nhỏ, không gian mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động. Cảnh trong thu điếu là “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”. Không khí mùa thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật. Nét riêng của làng quê bắc bộ, cái hồn dân đã được gợi lên từ khung ao hẹp, từ cánh bèo, từ ngõ trúc quanh co. Cảnh trong bài thơ là cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn. Không gian trong câu cá mùa thu là một không gian tĩnh, vắng người, vắng tiếng: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ không đủ tạo âm thanh: sóng hơi gợn, mây lơ lửng, lá khẽ đưa. Một tiếng động duy nhất là tiếng cá đớp bọt nước càng làm tăng lên sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. Cái tĩnh bao trùm được gợi lên từ một cái “động” rất nhỏ. Đây là nghệ thuật lấy “động” nói “ tĩnh”, một thủ pháp nghệ thuật gợi tả quen thuộc của thơ xưa. - Nóicâu cá nhưng thực ra không phải chú ý vào việc câu cá. Nói câu cá nhưng thực ra là đón nhận trời thu, cảnh thu vào cõi lòng. Cõi lòng nhà thơ yên tĩnh, vắng lặng. Tĩnh lặng trong cảm nhận dộ trong veo của nước, cái hơi gợn tý của sóng, cái độ rơi khe khẽ của lá. Đặc biệt sự tĩnh lặng trong tâm hồn thi nhân được gợi lên một cách sâu sắc từ tiếng động duy nhất của bài thơ: tiếng cá đớp bọt nước dưới chân bèo. Cái động rất nhỏ ở ngoại cảnh lại gây ấn tượng đậm đến thế, vì tâm cảnh trong sự tĩnh lặng tuyệt đối. -Sự tĩnh lặng đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong lòng nhà thơ. Bức tranh thu điếu xuất hiện nhiều gam màu lạnh: độ xanh trong của nước, độ xanh biếc của sóng, độ xanh ngắt của trời. Cái lạnh của cảnh, của ao thu, trời thu thấm vào tâm hồn nhà thơ hay chính cái lạnh từ tâm hồn nhà thơ lan toả ra cảnh vật? có người cho rằng câu thơ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo có phần không hợp lý: lá vàng khẽ đưa trước gió không thể có độ “ vèo” khi bay. thực ra điều đó có vẻ không hợp lý ấy lại rất lô gíc, rất thống nhất tâm trạng. Từ “vèo” chính là sự thể hiện tâm sự thời thế của nhà thơ, một tâm sự đau buồn trước hiện tình đất nước đầy đau thương. Thời thế thay đổi quá nhanh, non sông mất vào tay giặc mà mình không làm được gì để giúp đời, cứu nước. Tiếng Việt trong bài thơ giãn dị, trong sáng đến kỳ lạ,có khả năng diễn đạt những biểu hiện rất tinh tế của sự vật, những tâm sự thầm kín rất khó giải bày. Đặc biệt vần eo – “tử vận”, oái oăn, khó gieo- được Nguyễn Khuyến được sử dụng một cách thần tình. Đây không đơn thuần là hình thức chơi chữ mà chính là dùng vần để biểu đạt nội dung. Vần eo góp phần diễn tả một không ian nhỏ dần khép kín, phù hợp với tân trạng đầy uẩn khúc cá nhân. Qua bài câu cá mùa thu, người đọc cảm nhận ở Nguyễn Khuyến tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, tấm lòng yêu nước thầm kín nhung không kém phần sâu sắc.Trong bài thơ câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu. Từ một khung ao nhỏ, không gian mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động. Cảnh trong thu điếu là “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”. Không khí mùa thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật. Nét riêng của làng quê bắc bộ, cái hồn dân đã được gợi lên từ khung ao hẹp, từ cánh bèo, từ ngõ trúc quanh co. Cảnh trong bài thơ là cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn. Không gian trong câu cá mùa thu là một không gian tĩnh, vắng người, vắng tiếng: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ không đủ tạo âm thanh: sóng hơi gợn, mây lơ lửng, lá khẽ đưa. Một tiếng động duy nhất là tiếng cá đớp bọt nước càng làm tăng lên sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. Cái tĩnh bao trùm được gợi lên từ một cái “động” rất nhỏ. Đây là nghệ thuật lấy “động” nói “ tĩnh”, một thủ pháp nghệ thuật gợi tả quen thuộc của thơ xưa. - Nóicâu cá nhưng thực ra không phải chú ý vào việc câu cá. Nói câu cá nhưng thực ra là đón nhận trời thu, cảnh thu vào cõi lòng. Cõi lòng nhà thơ yên tĩnh, vắng lặng. Tĩnh lặng trong cảm nhận dộ trong veo của nước, cái hơi gợn tý của sóng, cái độ rơi khe khẽ của lá. Đặc biệt sự tĩnh lặng trong tâm hồn thi nhân được gợi lên một cách sâu sắc từ tiếng động duy nhất của bài thơ: tiếng cá đớp bọt nước dưới chân bèo. Cái động rất nhỏ ở ngoại cảnh lại gây ấn tượng đậm đến thế, vì tâm cảnh trong sự tĩnh lặng tuyệt đối. -Sự tĩnh lặng đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong lòng nhà thơ. Bức tranh thu điếu xuất hiện nhiều gam màu lạnh: độ xanh trong của nước, độ xanh biếc của sóng, độ xanh ngắt của trời. Cái lạnh của cảnh, của ao thu, trời thu thấm vào tâm hồn nhà thơ hay chính cái lạnh từ tâm hồn nhà thơ lan toả ra cảnh vật? có người cho rằng câu thơ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo có phần không hợp lý: lá vàng khẽ đưa trước gió không thể có độ “ vèo” khi bay. thực ra điều đó có vẻ không hợp lý ấy lại rất lô gíc, rất thống nhất tâm trạng. Từ “vèo” chính là sự thể hiện tâm sự thời thế của nhà thơ, một tâm sự đau buồn trước hiện tình đất nước đầy đau thương. Thời thế thay đổi quá nhanh, non sông mất vào tay giặc mà mình không làm được gì để giúp đời, cứu nước. Tiếng Việt trong bài thơ giãn dị, trong sáng đến kỳ lạ,có khả năng diễn đạt những biểu hiện rất tinh tế của sự vật, những tâm sự thầm kín rất khó giải bày. Đặc biệt vần eo – “tử vận”, oái oăn, khó gieo- được Nguyễn Khuyến được sử dụng một cách thần tình. Đây không đơn thuần là hình thức chơi chữ mà chính là dùng vần để biểu đạt nội dung. Vần eo góp phần diễn tả một không ian nhỏ dần khép kín, phù hợp với tân trạng đầy uẩn khúc cá nhân. Xuân Diệu đã hết lời ca ngợi cái điệu xanh trong Thu điếu. Có xanh ao, xanh sóng, xanh trời, xanh tre, xanh bèo… và chỉ có một màu vàng của chiếc lá thu “đưa vèo”. Cảnh đẹp êm đềm, tĩnh lặng mà man mác buồn. Một tâm thế nhàn và thanh cao gắn bó với mùa thu quê hương, với tình yêu tha thiết. Mỗi nét thu là một sắc thu tiếng thu gợi tả cái hồn thu đồng quê thân thiết. Vần thơ: “veo - teo - vèo - teo – bèo”, phép đối tạo nên sự hài hoà cân xứng, điệu thơ nhẹ nhàng bâng khuâng… cho thấy một bút pháp nghệ thuật vô cùng điêu luyện, hồn nhiên – đúng là xuất khẩu thành chương. Thu điếu là một bài thơ thu, tả cảnh ngụ tình tuyệt bút. Qua bài câu cá mùa thu, người đọc cảm nhận ở Nguyễn Khuyến tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, tấm lòng yêu nước thầm kín nhung không kém phần sâu sắc. Câu 2: Phong cách nhà nho chân chính trong “ Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao bá Quát. Bài ca ngắn đi trên cát dựng lên hình tượng một con người đi giữa một bãi cát mênh mông, mỗi bước chân đều bị lún xuống cát, cho nên hễ tiến lên một bước lại phải lùi lại một bước. Ngay từ đầu, bài thơ đã sử dụng điệp âm, và điệp âm đặt trong cách ngắt nhịp 2/3 liên tiếp trong hai câu thơ năm chữ đã gợi lên cái cảm giác của bước chân người đi luôn luôn bị kéo giật lại : Trường sa / phục trường sa, Nhất bộ / nhất hồi khước. (Cát dài / bãi cát dài, Mỗi bước / lùi một bước)3 Con người đi trong trạng thái bất thường như thế tất nhiên là đi liên miên suốt đời mà không bao giờ thấy đích. Anh ta không còn chút ấn tượng nào về thời gian, về sáng tối. Chỉ có nỗi phiền muộn cứ chất mãi lên trái tim anh : Nhật nhập hành vị dĩ, Khách tử lệ giao lạc. (Mặt trời đã lặn đi chưa nghỉ, Bộ hành nước mắt lã chã rơi). Bài thơ cho thấy, chỉ mới ở tuổi trong ngoài ba mươi, Cao Bá Quát đã cảm nhận được sự bế tắc cùng cực của một loại hình nhà nho không hợp khuôn với chế độ hiện hành. Nhà thơ tự đặt ra một lối thoát là trong cuộc đi vô tận đó, nếu người ta có thể ngủ đi được theo phép “thụy du” của những ông tiên thì may ra mọi nỗi thống khổ mới chấm dứt. Tiếc thay phép thụy du đối với những người vốn đã quá tỉnh lại chẳng có chút gì hiệu lực. Vì thế, càng đi trong sự tỉnh táo thì mọi nỗi oán hận trong lòng người đi chỉ càng thêm chất chồng : Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông, Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng ? (Không học được tiên ông phép ngủ, Trèo non lội suối giận sao nguôi ?) Và nhà thơ lại thử làm một phép so sánh giữa loại “hành nhân” đáng gọi là tỉnh kia với vô số những người ngược xuôi vì danh lợi, thì hóa ra số người tỉnh rất ít, còn tất cả bọn họ đều là người say : Cổ lai danh lợi nhân, Bôn tẩu lộ đồ trung; Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu, Tỉnh giả thường thiểu, túy giả đồng. (Xưa nay phường danh lợi, Bôn tẩu trên đường đời; Gió thoảng hơi men trong quán rượu, Say cả hỏi tỉnh được mấy người ?) Sự đối lập thức / ngủ và tỉnh / say thực ra chỉ là những biện pháp loại trừ nhằm giới hạn dần và soi tỏ từng bước đặc trưng loại biệt của đối tượng. Và đến đây, cảm hứng về một con người lầm lũi đi không biết tháng biết năm, đi mà không bao giờ tới đích, đi nhưng vẫn cứ như dẫm chân tại chỗ… ở đầu bài thơ được tiếp thêm bởi cái cảm hứng về sự cô đơn tuyệt đối của chính người bộ hành ấy, đã nâng hình tượng trữ tình của bài thơ lên mức một ẩn dụ có sức ám ảnh ghê gớm : người hành nhân ấy vẫn cứ đang mải miết đi, nhưng nhìn lên phía Bắc thì muôn ngọn núi lớp lớp đã sừng sững chắn mất lối; ngoảnh về Nam, núi và sóng hàng muôn đợt cũng đã vây phủ lấy mình. Và nhìn khắp bốn phía, thì nào có còn ai, chỉ còn độc một mình mình đứng trơ trên bãi cát. Bài thơ mở đầu bằng một câu vần bằng và ba câu vần trắc, đều là câu năm chữ, như muốn ném ra giữa cuộc đời một nhận xét chua chát về sự cố gắng tìm đường vô ích. Kế tiếp là hai cặp câu vần bằng dài - ngắn và hai cặp câu vần bằng xen trắc, cùng dài nhưng khác vần, biểu hiện những quặn khúc trong quá trình cọ xát với thực tiễn của chủ thể trữ tình / con người lặn lội tìm đường một cách hoài công : Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông, Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng/ Cổ lai danh lợi nhân, Bôn tẩu lộ đồ trung/ Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu, Tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng/ Trường sa trường sa nại cừ hà ! Thản lộ mang mang úy lộ đa/ Thế rồi ở phần cuối, bài thơ kết thúc bằng một câu vần bằng và ba câu vần trắc bảy chữ, báo hiệu một cái gì đang thắt lại trong tư tưởng, là cái tuyên ngôn “cùng đường” của nhà thơ. Phép điệp âm ở đây lại được sử dụng tiếp, cài vào nhau, đan chéo nhau, đẩy cảm giác nhức nhối đến cùng tột : Thính ngã nhất xướng “cùng đồ” ca : Bắc sơn chi Bắc / sơn vạn điệp, Nam sơn chi Nam / ba vạn cấp; Quân hồ vi hồ sa thượng lập ? (Nghe ta ca “cùng đường” một khúc : Phía Bắc núi Bắc / núi muôn lớp, Phía Nam núi Nam / sóng muôn đợt; Sao mình anh trơ trên bãi cát ?) Hình ảnh kết đọng cao nhất là một con người đã mất hết ý niệm về thời gian vì những cuộc đi, lại mất luôn cả ý niệm về phương hướng vì không còn có không gian xoay trở. Đấy là con người mất ý thức về lẽ tồn tại. Nhưng câu cuối cùng của bài thơ là một câu hỏi, cho nên cần hiểu : trong cảnh ngộ tuyệt vọng, con người này vẫn luôn luôn băn khoăn thắc mắc mà không giải đáp nổi vì sao và do đâu mình lại tự đánh mất lý do tồn tại của mình. Câu 3: Phong cách nhà nho chân chính trong “Bài ca ngất ngưỡng” của Nguyễn công Trứ Bài ca ngất ngưởng” được Nguyễn Công Trứ sáng tác sau 1848 là năm ông cáo quan về hưu. Bài thơ có giá trị tổng kết cuộc đời của Nguyễn Công Trứ, cả trí tuệ, tài năng, cả cốt cách, cá tính và triết lí. Khúc ca trác tuyệt viết bằng thể Hát nói này là tài hoa và khí phách của “Ông Hi Văn”. “Vũ trụ nội mạc phi phận sự Ông Hi Văn tài bộ đã vào *****g Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng Lúc bình Tây, cờ đại tướng, Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên. Đô môn giải tổ chi niên. Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng. Kìa núi nọ phau phau mây trắng. Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi. Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì, Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng. Được mất dương dương người tái thượng, Khen chê phơi phới ngọn đông phong Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng. Không Phật, không tiên, không vướng tục Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú. Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung Trong triều ai ngất ngưởng như ông!” Khác với những bài hát nói khác, Nguyễn Công Trứ không mở đầu bằng hai câu chữ Hán mà bằng một câu Hán: “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” và một câu Việt: “Ông Hi Văn tài bộ đã vào *****g”. Câu thơ chữ Hán có nghĩa là trong vũ trụ này không có việc gì là không phải phận sự của ta. Đây là quan niệm thiêng liêng của nhà Nho mà Nguyễn Công Trứ đã nhận thức sâu sắc và hạnh động nhất quán từ trẻ cho đến già. Vì nhiễm quan điểm chính thống đó mà “Ông Hi Văn tài bộ đã vào *****g”. Câu thơ hay tuyệt! Nội lực phải dữ dội lắm mới có cái điệu tự hào như vậy. Tưởng chừng như Nguyễn Công Trứ cười một “ông Hi Văn” nào đó, không ngờ “ông Hi Văn” chính lại là Nguyễn Công Trứ! Con người suốt đời say mê công danh nhưng lại coi cái vòng công danh ấy là một cái “*****g”. Tại sao lại có thái độ khinh bạc ấy? Cũng dễ hiểu, Nguyễn Công Trứ là người có tài đã đem hết tài năng, trí tuệ giúp đời, cứu nước, cứu dân. Nhưng xã hội phong kiến mà ông cúc cung tận tụy lại quá bé nhỏ, thảm hại, ông Hi Văn luôn luôn cảm thấy bị ràng buộc, mất tự do, khác chi một con chim trong *****g! Thành ra những hành động chọc trời khuấy nước, tài thao lược của vị đại tướng để trả “nợ tang bồng” cũng chẳng qua là hành vi bay nhảy của con chim trong *****g. “Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng Lúc bình Tây, cờ đại tướng, Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”. Kể như thế cũng đã oanh liệt! Văn võ song toàn ở đỉnh cao. Ấy là tác giả chưa kể đến những công trạng khác mà ông đã sáng tạo và đóng góp cho dân cho nước. Nhưng như thế thì Nguyễn Công Trứ có gì khác với giới quan trường vào luồn ra cúi bấy giờ? Đây, “ông Hi Văn” đây rồi! “Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng” “Ngất ngưởng” ngay trong những hoạt động chính thống! “Ngất ngưởng” ngay trên đỉnh cao danh vọng! Thật là hiếm thấy. Đấy không phải là bộ dạng, hành vi bên ngoài mà ngất ngưởng đã trở thành bản chất của Nguyễn Công Trứ. Là thái độ sống, cũng là cốt cách, là cá tính của “ông Hi Văn”. Làm quan cho một triều đại suy tàn của chế độ pk, giữa đám quan lại, mua bán tước, bên cạnh những “tiến sĩ giấy” oái oăm thay lại cùng trong một “*****g”, nên Nguyễn Công Trứ “ngất ngưởng” cao ngạo là phải. Xét về mặt nhân cách thì thái độ “ngất ngưởng” là “công trạng” lớn nhất của Nguyễn Công Trứ. Thái độ “ngất ngưởng” xuyên suốt của cuộc đời. Nguyễn Công Trứ, nhưng xét đến cùng thì “ngất ngưởng” giữa triều, “ngất ngưởng” trên đỉnh cao danh vọng là thái độ đáng kính nhất của “ông Hi Văn”. Ngông đã trở thành cốt tủy của Nguyễn Công Trứ. Trong tiểu triều “ngất ngưởng”, cáo quan về “ngất ngưởng”: “Đô môn giải tổ chi niên, Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng Kìa núi nọ phau phau mây trắng Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi. Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì, Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng…” [...]... trọng c i t i, c i đẹp Huấn Cao v i tư cách là ngư i nho sĩ viết chữ đẹp thể hiện ở c i t i viết chữ Chữ viết không chỉ là hiệu ngôn ngữ mà còn thể hiện tính cách của con ngư i Chữ của Huấn Cao “vuông lắm” cho thấy ông có khí phách hiên ngang, tung hoành bốn bể C i t i viết chữ của ông được thể hiện qua đoạn đ i tho i giữa viên quản ngục và thầy thơ l i Chữ Huấn Cao đẹp và quý đến n i viên quản ngục... hay (khi ca/ khi tửu/ khi cắc/ khi tùng) làm s i động cả khúc ca Tác giả cũng không quên đánh giá l i công trạng của “ông Hi Văn v i triều đ i mà ông phụng sự: “Chẳng Tr i, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú Nghĩa vua t i cho vẹn đạo sơ chung” Nguyễn Công Trứ tự liệt vào hàng danh tướng, công thần đ i Hán, đ i Tống của Trung Quốc như Tr i (Tr i Tuân), Nhạc (Nhạc Phi), Hàn (Hàn Kì) , Phú (Phú Bật) Ông tự... Nguyễn Công Trứ l i có th i độ bất biến trước sự được mất thì ph i n i “ông Hi Văn có bản lĩnh cao cường L i còn “khen chê” nữa, “khen chê ph i ph i ngọn đông phong” Khen thì vui “ph i ph i đã đành, chứ sao chê mà cũng “ph i ph i ngọn đông phong” nghĩa là cũng vui như ngọn gió xuân? Là vì c i g i là chuẩn mực chính thống không trùng khít v i chuẩn mực của nhà thơ Thì m i oai phong đ i tướng “Nguyễn Công... i Tuy vậy, giữa lúc oằn ngư i khóc lóc, chính ông ta đã gi i vào tay Xuân Tóc Đỏ món tiền năm đồng vì đã có công g i ông ta là “ngư i chồng mọc sừng” (chính là c i công gián tiếp khiến cho ông già đã chết) Thật là những kịch sĩ thượng hạng của những tấn trò đ i Hai chi tiết ấy đóng l i một cách trọn vẹn và sắc sảo chương sách n i về sự giả d i của ngư i đ i Những i u Vũ Trọng Phụng viết trong chương... c i gậy như thế…” Còn ông Văn Minh, cháu đích tôn, nhà c i cách xã h i? Ông ta sung sướng tột đỉnh, b i vì, v i c i chết của ông n i, ông ta thấy rằng c i tờ di chúc đã được thực hiện, nghĩa là c i ao ước cho ông n i mình chết i, để chia của, đã trở thành sự thật Bà Văn Minh sung sướng theo đúng cách của một phụ nữ tân th i, bà ta nhận ra từ c i chết của ông n i chồng một dịp may hiếm có để có thể mặc... súng hoả mai khai hoả “bằng rơm con c i Thế mà họ vẫn lập được chiến công: “đốt xong nhà dạy đạo kia” và “chém rớt đầu quan hai nọ” “Tượng đ i nghệ thuật” đã t i hiện l i những giờ phút giao tranh ác liệt của các chiến sĩ nghĩa quân v i giặc Pháp: “Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt t i, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình... Tiếng ch i ngay từ đầu tác phẩm đã thể hiện i u đó.Chí cất lên tiếng ch i tr i, ch i đ i, ch i làng xóm, tất cả m i ngư i - những kẻ không ch i l i, cả những kẻ đã đẻ ra hắn Tiếng ch i ấy như là tiếng hát để được gi i thoát, vu vơ, ngân ngơ của một thằng say Vậy mà nó thật trừu tượng mà cụ thể, xa đến gần, có thứ tự và vô cùng văn vẻ Tiếng ch i là khao khát được giao tiếp v i đ i dù là hình thức giao... hùng của ông cũng không ngo i lí tưởng trung quân i quốc của đạo Nho và ông đã sống thủy chung trọn đạo vua t i Kể ra tìm một bậc danh sĩ văn võ song toàn như Nguyễn Công Trứ trong th i đ i nào cũng hiếm, nhưng không ph i là không có Chứ còn “ông ngất ngưởng” thì tìm đâu ra? “Trong triều ai ngất ngưởng như ông?” Đây cũng là giai i u cu i cùng của “B i ca ngất ngưởng” Tác giả đã chọn giai i u “ngất... ph i; đã xoá tan bóng t i hắc ám của cuộc đ i này Chính vì vậy, hình tượng Huấn Cao đã trở nên bất tử Huấn Cao sẽ không chết mà bước sang một c i khác để xua tan bóng t i n i đó, đem l i hạnh phúc cho m i ngư i ở m i n i Ở Huấn Cao ánh lên vẻ đẹp của c i t i và c i “tâm” Trong c i t i có c i “tâm” và c i “tâm” ở đây chính là nhân cách cao thượng sáng ng i của một con ngư i t i hoa C i đẹp luôn... lộng Có một Nguyễn Công Trứ ngo i “*****g” cư i một “ông Hi Văn trong “*****g”, có một Nguyễn Công Trứ ngo i đạo cư i một “ông Hi Văn trong chung Bốn giai i u “ngất ngưởng” đã ghi l i cả cuộc đ i hoạt động phong phú của một danh sĩ t i tình, trung nghĩa mà không đánh mất mình Trong một xã h i mà cá nhân không được coi trọng, cá tính bị thủ tiêu thì th i độ “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ chẳng những . ngư i tham gia vào hoạt động giao tiếp, quan hệ của các nhân vật này luôn chi ph i n i dung l i n i câu văn -B i cảnh ngo i ngôn ngữ + B i cảnh giao tiếp. giàu các lo i và hình thức ngôn ngữ . Ngo i ngôn ngữ ngư i kể chuyện còn có ngôn ngữ nhân vật. Bên cạnh l i đ i đáp l i có l i độc tho i n i tâm. Lời

Ngày đăng: 22/01/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan