Tài liệu Tiểu luận:"Nguồn gốc dân tộc Miêu ở Trung Quốc" doc

40 652 0
Tài liệu Tiểu luận:"Nguồn gốc dân tộc Miêu ở Trung Quốc" doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG …………… Khoa………… - - ĐỀ ÁN Nguồn gốc dân tộc Miên ở Trung Quốc 1 MỤC LỤC Lý do chọn đề tài 3 Lời mở đầu .4 Chương 1: Khái quát chung về dân tộc Miêu ở Trung Quốc 5 Chương 2: Nguồn gốc của dân tộc Miêu ở Trung Quốc .19 KẾT LUẬN 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 2 Lý do chọn đề tài Khi nhắc đến phương Đông thì không thể nào không nhắc đến Trung Quốc Trung Quốc là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại thuộc vào loại lâu đời nhất và phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử thế giới cổ đại Trung Quốc là một quốc gia khổng lồ có diện tích khoảng 9,6 triệu km 2 ( lớn thứ ba trên thế giới, và rộng gần bằng diện tích Châu Âu), và có dân số trên 1,3 tỷ người ( nước đông dân nhất thế giới) gồm 56 dân tộc, trong đó dân tộc Hán chiếm đa số, chiếm hơn 90% dân số cả nước 55 dân tộc thiểu số còn lại chỉ chiếm chưa đầy 10%, nhưng trong đó dân tộc Miêu là một dân tộc thiểu số có dân cư tương đối đông và có lịch sử hình thành và phát triển rất lâu đời Do đó, việc tìm hiểu nguồn gốc một dân tộc thiểu số với lịch sử khoảng 4000 ngàn năm như dân tộc Miêu là một công việc rất cần thiết và cũng không kém phần khó khăn đối với ngành Châu Á học 3 Lời mở đầu Để đảm bảo tính khoa học, việc xác định nguồn gốc một tộc người phải được đặt trong mối tương quan của nhiều ngành khoa học có liên quan như sử học, khảo cổ học, ngôn ngữ học, văn hóa học, nhân học, di truyền học, địa lý học Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu vấn đề, những đặc điểm chung của vấn đề nghiên cứu cần phải có tính thống nhất liên ngành Trong trường hợp tộc người đang nghiên cứu có địa vực cư trú rộng, vượt ra khỏi ranh giới quốc gia thì kết quả nghiên cứu phải thể hiện tính thống nhất ở cả tầm liên quốc gia Trường hợp người Miêu tại Trung Quốc là một điển hình 4 Chương 1: Khái quát chung về dân tộc Miêu ở Trung Quốc 1.1: Dân số và địa bàn phân bố chủ yếu của dân tộc Miêu ở Trung Quốc: Người Miêu là một trong những tộc người thiểu số có dân số đông dân nhất Trung Quốc Từ lâu, người Miêu đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm và nghiên cứu và được xếp chung vào với người Dao (1) , Xá(2) do có quan hệ nguồn gốc, thuộc nhóm Miêu-Dao(3) , là tộc người có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời Dân tộc Miêu có dân số hơn 9 triệu người, cư trú tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Quý Châu, Hồ Nam, Vân Nam, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hải Nam, Hồ Bắc ( thuộc các vùng Hoa Nam và Tây Nam Trung Quốc) 5 Khu vực cư trú chủ yếu của người Miêu trên đất Trung Quốc (1) Người Dao có dân sồ 2.134.000, sống ở các tỉnh Quý Châu, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng Tây, Quảng Đông vv Ngoài ra, người Dao còn di cư đến Việt Nam, Lào v.v [www.guxiang.com] (2) Dân tộc Xá có dân số khoảng 634.700 người, hiện cư trú rải rác ở Phúc Kiến, Triết Giang, Giang Tây, Quảng Đông, chủ yếu sinh sống ở vùng núi cao từ 500m-1000m [www.guxiang.com] (3) Nhóm Miêu-Dao bao gồm tiếng Miêu, Dao, Xá, Bunu, Ho và một số nhóm nhỏ khác [www.hndlink.org] Tại Việt Nam, nhóm người Miêu di cư đến từ thế kỷ XVIII-XIX dưới tác động của lịch sử, hiện đang sinh sống tại các vùng rẻo cao Tây Bắc và dải phía tây vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh Ngoài Trung Quốc và vùng Đông Nam Á lục địa, người Miêu còn di cư sang Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Úc, Pháp tình hình phân bố của người Miêu trên thế giới được thể hiện qua bảng sau: Trung Việt Quốc Nam 7.900 630 Lào Bum Lan 450 Thái ar Zealan 60 d 0,15 95 Mỹ 300 Pháp Guiana 15 1,8 Canada 0,64 New Úc Tổng na 1,5 Argenti cộng 0,25 9454,3 Bảng số liệu phân bố dân cư của dân tộc Miêu trên thế giới Đơn vị: nghìn người Số liệu năm 2007 nguồn [hmongcc.org/…] 6 1.2: Danh pháp và tên gọi: Người Miêu được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau Họ tự gọi mình là Miêu Đen, Miêu Đỏ, Miêu Trắng, Miêu Hoa Ở Trung Hoa cũng có nhiều tên gọi khác nhau như Cửu Lê, Tam Miêu, Vưu Miêu, Miêu Dân, Miêu Man, Miêu tộc Người Trung Hoa xưa phân biệt sắc tộc Hmong ra làm hai loại: loại đã thuần (shu) và loại hoang (sheng) Loại Hmong thuần là nhóm đã được đồng hóa với người Hoa, còn loại hoang là nhóm sống biệt lập trong rừng, thoát ngoài vòng kiềm tỏa của chính quyền Những nhà truyền giáo Tây phương lần đầu tiếp xúc với nhóm Hmong sống hoang dã ở vùng Tứ Xuyên, Vân Nam vào thế kỷ XVII rất lấy làm ngạc nhiên là họ không có nét thuần Á châu mà lại phảng phất giống Caucasian, nhiều người lại có màu tóc hung hoặc bạch kim, và vài người lại có mắt xanh Có thể là vì thế mà người Hoa gọi họ là Miêu, hay Mèo chăng? Ở Việt Nam, thì có tên là Hmông, Mông, Mèo Theo Giáo sư Mạc Đường: người Miêu tự gọi mình là Mống và cũng có 5 ngành chính là Mèo Trắng, Mèo Hoa, Mèo Đen, Mèo Đỏ và Mèo Sua Ở Lào, Thái Lan, Myanma thì có tên gọi Hmong Hmông và Mông là một Theo Trần Trí Dõi thì người Hmông không đồng ý gọi mình là Hmông mà thay vào đó là Mông Nhưng tên gọi phổ biến là Miêu 1.3: Lịch sử hình thành, phát triển và quá trình thiên di của dân tộc Miêu Nhiều nhà sử học đồng ý rằng trong thời cổ đại giống Hmong-Miêu xuất phát từ châu Âu, di dân dần đến vùng đồng khô Siberia (Tây Bá Lợi Á), rồi mới đến định cư ở lưu vực sông Hoàng Hà vài ngàn năm trước Huyền thoại của dân tộc Miêu còn lưu truyền vẫn nhắc đến tổ tiên của họ vốn đã sống ở một vùng quanh năm tuyết phủ, băng giá, ngày và đêm kéo dài đến cả 6 tháng Với người Miêu sống ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á, chẳng hề thấy tuyết cho nên ngôn từ họ dùng để kể chuyện là "nước cứng" và "cát trắng mịn" 7 Số phận dân tộc Miêu bắt đầu gắn liền với sử Trung Quốc có thể vào khoảng từ 3000 trước Công Nguyên đến 1200 trước Công Nguyên Khoảng 2700 trước Công Nguyên, những di dân từ Siberia đã đi dần xuống vùng trung thổ qua khu vực mà ngày nay gọi là Manchuria, Hà Bắc khi khí hậu ấm áp hơn cho phép, và người Miêu đã định cư tại lưu vực sông Hoàng Hà ở vùng thượng Hà Nam Lúc bấy giờ đã có bộ tộc Hoa Yangshao chiếm cứ vùng Thiểm Tây, Sơn Tây và Hà Nam cả ngàn năm trước Bộ tộc này chỉ là bộ lạc miền núi chuyên về phá rừng du canh Về sau bộ tộc Hoa Yangshao này hòa nhập với bộ tộc Hoa Lungshan chuyên về ruộng nước ở Sơn Đông Nhiều truyền thuyết nói đến sự hùng mạnh của Miêu tộc ở vào thời tiền sử của Trung Hoa, đưa đến chỗ xung đột không thể tránh khỏi giữa các thế lực lúc bấy giờ Theo người Hoa thì Hiên Viên (Huan-yuan) sau khi thống lĩnh các thị tộc người Hoa (khoảng 2697 trước Công Nguyên), liền tìm cách tiêu diệt luôn Si Vưu là tù trưởng của Miêu tộc để chiếm miền lưu vực Hoàng Hà mà vào bản bộ của Trung Quốc Sau khi toàn thắng, Hiên Viên lên ngôi xưng là Hoàng đế mở đầu thời Ngũ đế, đồng thời với Họ Hồng Bàng của Việt sử Người ta lại gán cho thời Hoàng đế kéo dài đúng 100 năm, và dưới thời này người Hoa đã phát minh ra được thuyền bè, xe kéo, cung tên, áo giáp, nông cụ bằng đá, đồ dùng bằng gỗ và đất nung, biết xây nhà cửa to lớn, biết làm lịch chia ra 12 giáp, chu kỳ 60 năm để đoán ngày tháng gieo trồng vv Hẳn nhiên Hoàng Đế chỉ là một nhân vật huyền thoại của người trung Quốc, bởi cho đến nay các cuộc khảo sát vẫn không tìm ra được bằng chứng gì về triều đại này Tuy nhiên huyền thoại này đã nói lên được sự xung đột giữa 2 dân tộc Hoa - Miêu đã xảy ra rất sớm, và từ đó cứ kéo dài mãi suốt lịch sử Trung Quốc Năm 1576 trước Công Nguyên, vua Thang, thực ra chỉ là một tù trưởng thuộc bộ lạc tộc Thương, lôi kéo được các bộ lạc khác diệt được vua Kiệt của nhà Hạ (Xia 8 hay Hsia), lập ra Nhà Thương (Shang hay Yin) (1576 - 1059 trước Công Nguyên), thống lĩnh một dãi đất thuộc tỉnh Hà Nam và Sơn Tây bây giờ Đến đời vua thứ 8 là Bàn Canh dời đô về đất Ân, nên còn gọi là đời Ân Dưới đời này thị tộc phụ hệ, định canh, mục súc, tằm tang và chế độ tư hữu bắt đầu phát triển Bộ tộc Ân rất hiếu chiến, giao tranh luôn với các bộ tộc khác để chiếm thêm đất đai Quân địch bại trận bị bắt làm nô lệ, và còn dùng làm vật hy sinh để tế thần nữa.Vào năm 1930, trong một cuộc đào xới khảo sát tại nhiều cổ mộ ở đất Ân (Anyang), kinh đô đời nhà Thương, người ta tìm thấy có nhiều hài cốt của tộc phi Mông Cổ (có nghĩa là gốc caucasian) lẫn lộn Đến đời Chu (Chou hay Zhou: 1059 - 221 trước Công Nguyên) thì ngay sau khi diệt được vua Trụ của nhà Thương, Vũ vương liền đày một số tộc Miêu lên vùng biên cương Cam Túc, tịch thu hết ruộng đất của họ Nhà Chu còn bắt họ canh tác dưới sự kiểm soát của các đội biên phòng, nhưng người Miêu, quen sống tự do bỏ trốn vào rừng và bắt đầu cuộc sống kham khổ của miền núi Đến thế kỷ thứ 7 trước Công Nguyên, Miêu tộc kết hợp với các rợ khác như Tây Nhung, Khuyển Nhung, Rong và Di ở lưu vực sông Vị nổi lên đánh phá các trú phòng của quân nhà Chu Nhánh tộc Miêu này về sau không còn nghe nói đến trong sử Trung quốc Có truyền thuyết cho rằng một phần đã bị đồng hóa trước Công Nguyên, và một phần theo giòng sông Vệ vào vùng Tứ Xuyên, rồi trốn vào Tây Tạng yên sống trong chốn thâm sơn cùng cốc Số tộc Miêu ở nội địa cũng bị đàn áp không kém bởi quan lại nhà Chu, do đó mà họ luôn nổi dậy Năm 826 trước Công Nguyên, Miêu tộc bị thảm bại phải tẩu táng khắp phương; một số chạy đến bờ biển theo thuyền xuôi vào biển Nam, một số đến Quảng Tây, Hồ Nam; số lớn di tản vào vùng thượng du Tứ Xuyên và Quý Châu, xa khỏi vùng kiềm chế của nhà Chu 9 Ấy vậy mà năm 770 trước Công Nguyên, U-vương (vợ là Bao Tự) đã bị rợ Khuyển Nhung tấn công vào kinh đô giết chết Con là Bình Vương phải dời đô từ Cảo Kinh (Tây đô) về Lạc Dương (tức Đông Đô), nên sử gọi là Đông Chu Tiếp sau đó, nước Trung Quốc bị loạn lạc Xuân Thu (Chun-Qiu: 722 - 481 trước Công Nguyên), rồi Chiến quốc (453 - 221 trước Công Nguyên.), số phận Miêu tộc không nghe nhắc đến trong giai đoạn này của sử Trung Quốc Cùng thời, ở nước Văn Lang khoảng 275 trước Công Nguyên, Thục Phán dành được ngôi từ Hùng Vương thứ 18 và xưng là An Dương Vương, cải quốc hiệu là Âu Lạc, xây thành Cổ Loa Mãi đến đời Tần (Ch'in hay Qin: 221 - 206 trước Công Nguyên), sau khi nhất thống Trung Quốc Tần Thủy Hoàng dời đô về Hàm Dương, quyết tâm đè bẹp các cuộc nổi loạn, rồi xây Vạn Lý Trường Thành để ngăn cản sự xâm lăng của rợ phương Bắc Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh cho tướng Đồ Thư đánh chiếm các xứ Bách Việt ở phương Nam (khoảng các tỉnh Hồ Nam, Quảng Đông và Quảng Tây bây giờ), rồi cho di dân hơn 50 vạn người đến khai khẩn, đặt quan úy quận Nam Hải là Triệu Đà cai quản An Dương Vương xin thần phục nhà Tần Khi Trung Quốc lâm cảnh loạn lạc với Lưu Bang (Hán) và Hạng Võ (Sở) tranh hùng thì năm 208 trước Công Nguyên, Triệu Đà đánh chiếm nước Âu lạc, lập ra nước Nam Việt (gồm Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận) Khi nhà Hán tiếp ngôi (206 trước CN - 220 Công Nguyên), nhờ yên ổn với các rợ, họ đã chú tâm mở rộng bờ cõi thêm Đời Vũ Đế (134 - 88 trước Công Nguyên), quân Hán đã đánh chiếm Triều Tiên và chia ra làm 4 quận Năm 111 trước Công Nguyên lại sai Lộ Bác Đức chiếm nước Nam Việt, đổi thành Giao Chỉ bộ chia ra làm 9 quận Quân Hán còn chiếm các đất của rợ Di, phía Tây Nam như Vân Nam, Quý Châu và Tứ Xuyên bây giờ, trong đó có Miêu tộc ở Quảng Tây Năm 41 vua Quang Vũ nhà Đông Hán lại sai tướng Mã Viện (Ma-yuan) sang đánh 10 Điệp Ma Ma (mẹ bươm bướm) Theo đó, Hồ Điệp Ma Ma được hóa thân từ cây Bảng Phong, sau đó sinh ra 12 trứng Từ 12 trứng nở ra thành các bậc thủy tổ của loài người và vạn vật như Si Vưu, Hoàng Đế, rồng, chó, trâu, hổ, Lôi công ( thần Sấm), Vũ công ( thần Mưa) Qua các chi tiết trên, ta thấy các con số 3, 9, 12, 72, 81 đều là bội số của 3 và đều là các con số ước lệ, cho thấy người Tam Miêu vốn có tư duy trọng số lẻ phương Nam Ngoài Si Vưu, các dân tộc Miêu, Dao, Xá coi tổ tiên là thần Bàn Hồ hay Bàn Vương, Bàn Cổ hay Thao Thiết là tổ tiên của mình Cho đến ngày nay, các dân tộc Miêu, Dao, Xá đều còn giữ lại nhiều truyền thuyết, phong tục, nghi lễ liên quan đến thủy tổ của dân tộc Ecsjukov trong cuốn thần thoại Trung Hoa Thời Đại Đồ Đá Mới cho rằng người Trung Quốc vay mượn hình tượng thần Bàn Hồ từ các dân tộc láng giềng phương Nam là các dân tộc Mèo-Dao Điều này cho thấy các dân tộc Miêu, Dao, Xá có chung mối quan hệ nguồn gốc lịch sử của vùng Nam Trung Quốc Bên cạnh các dấu ấn phương Nam kể trên, một số tác giả khác cho rằng văn hóa Miêu cũng có một số dấu ấn phương Bắc, song qua phân tích thì vẫn chưa có cứ liệu xác đáng để khẳng định Trước hết là về niên đại lịch sử ghi nhận, người Miêu từ 3000 năm đến 2000 năm trước đã sớm định cư trên đất Hoàng Hà Mốc thời gian cuối cùng trước khi người Miêu rời bỏ vùng Hoàng Hà mà thiên di về phương Nam là trận Trác Lộc Theo sử liệu, tại vùng đất này, trong quá trình đấu tranh sinh tồn, bộ lạc Tam Miêu đã tiếp xúc qua lại với các thị tộc Hoàng Đế thị ( Thái Hạo thị, Hiếu Hạo thị), Thần Nông thị rồi dần dà nảy sinh các mâu thuẫn, cuối cùng dẫn đến cuộc chiến Trác Lộc nổi tiếng trong lịch sử Trác Lộc là vùng thảo nguyên xen lẫn ruộng đồng thuộc tỉnh Hà Bắc, phía Tây Nam Bắc Kinh Sách Thuật Dị ký có ghi “ Trác Lộc có thần Si Vưu, thân người chân trâu, bốn mắt sáu tay”, Sách Sơn Hải kinh có ghi “Si Vưu tác binh phạt Hoàng Đế”, trong những lần đánh đầu, Hoàng Đế bại trận Sau nhờ lập mưu, Hoàng Đế kêu gọi sự hỗ trợ 26 của các bộ lạc phía Đông cùng hợp sức đánh bại Si Vưu Cuối cùng Si Vưu bị giết, một bộ phận người Tam Miêu bị bắt làm nô lệ và về sau thành người Hoa Hạ, còn một bộ phận khác chạy về phương Nam, vượt sông Hoàng Hà và Trường Giang đến định cư tại vùng Ngũ Lĩnh, Lưỡng Quảng và Đông Nam Á ngày nay So với niên đại hình thành chủng Bách Việt vào khoảng thời gian hình thành chủng Austroaiatic ( cách đây trên dưới 5000 năm) thì trận Trác Lộc diễn ra cùng thời kỳ này Quá trình thiên di của người Miêu diễn ra trong thời gian dài và theo từng bước nhất định Đầu tiên, người Miêu vượt Hoàng Hà, Trường Giang xuống định cư tại khu vực hồ Động Đình Sau khi nhà Tần thống nhất phương Bắc đã mở đầu thời kỳ thống nhất khu vực Trường Giang, người Miêu một lần nữa lùi về cư trú ở vùng Tây Nam Theo khuynh hướng này, đến khi người Miêu đặt chân xuống phương Nam thì tại vùng phương Nam các dân tộc Bách Việt đã định hình và phát triển từ trước đó Tuy nhiên, cần biết rằng các sách sử nói trên chỉ nói về nhóm người Miêu ở lưu vực sông Hoàng Hà, không ai có thể khẳng định rằng vào cùng thời kỳ ấy thì người Miêu không có mặt ở khu vực Nam Trường Giang, nghĩa là không có căn cứ để cho rằng thời tiền sử người Miêu chỉ có ở phương Bắc mà không có ở phương Nam Trong tâm thức một số người Miêu hiện nay, vùng đất tổ của họ là ở phía Bắc Do vậy, trong nhiều khía cạnh văn hóa truyền thống, người Miêu thể hiện khát vọng về với cội nguồn phương Bắc Trước hết, đó là trang phục Trang phục truyền thống của phụ nữ Miêu ngày nay cũng mang trong minh những dấu ấn sâu sắc về lịch sử và văn hóa truyền thống của dân tộc Phụ nữ Miêu vùng Kiền Tây ( tỉnh Quý Châu) ngày nay thường đội mũ sừng trâu bằng bạc trong các dịp lễ hội, hôn nhân Trên đỉnh đầu là hai chiếc sừng to, biều tượng của truyền thống nông nghiệp, đồng thời cũng gợi nhắc về hình ảnh người anh hùng Si Vưu trong truyền thuyết trên đất Hoàng Hà Chiếc quần truyền thống của người Miêu có tất cả 3 đường viền ngang, biểu thị con số 3 trong Tam Miêu và 3 khu vực mà họ đã từng sinh sống: Hoàng Hà, Trường Giang và vùng bình nguyên nằm giữa hai con sông 27 này Trên trang phục của họ thường có thêu có loại hoa văn “ tinh tú” ( chỉ quá trình thiên di diễn ra trong đêm có các vì sao dẫn lối), “ cửu khúc giang hà” ( chỉ vượt qua nhiều sông suối), “tri thù” ( nhền nhện, chỉ gian nan), “ hổ trảo” ( hổ quào, chỉ gian nan) gợi nhớ về lịch sử thiên di sau khi bộ tộc Hoàng Đế đánh bại, họ phải vượt qua biết bao sông hồ, gian khổ, có khi phải hy sinh đến tính mạng mới đến được vùng đất phía Nam Còn người già vùng Chấn Ninh ( Quý Châu) thường mặc ba loại quần: quần thiên di ( người Miêu gọi là Bainao), còn gọi là Cửu Lê quần, có tổng cộng 81 đường viền ( chỉ 81 người anh em của Si Vưu), phân làm 9 cấp ( chỉ Cửu Lê) Loại thứ hai là “ Tam điều mẫu giang quần” có 3 đường viền lớn biểu thị trong quá trình thiên di vượt qua 3 con sông lớn ( Hoàng Hà, Trường Giang, Gia Lăng Giang) Loại thứ ba là “ thất điều giang quần” có 7 đường viền ngang, để chỉ 7 con sông mà tổ tiên của họ phải vượt qua trong quá trình Nam di ( các số 3, 7, 81: thể hiện tư duy trọng số lẻ Sau trang phục là đời sống tâm linh Như đã đề cập ở phần trên, người Miêu quan niệm rằng sau khi chết, linh hồn phải trở về phương Bắc để hội ngộ với thần Si Vưu và với tổ tiên nên trong trang phục tang ma thường có chi tiết tống tiễn linh hồn vượt Trường Giang và Hoàng Hà để về miền đất tổ Thứ ba là trong truyền thuyết Truyền thuyết về Hồ Điệp Ma Ma sinh ra 12 trứng nở ra nhiều vị thần tiên, trong đó có Si Vưu và Hoàng Đế, chứng tỏ rằng từ rất sớm tộc Tam Miêu và Hoàng Đế đã từng chung sống trên vùng đất Hoàng Hà từ rất sớm, rồi từ đó qua quá trình sinh tồn đã nảy sinh mâu thuẫn rồi dẫn đến trận chiến Trác Lộc Đây cũng là điểm mà người Hán xem Hoàng Đế, Phục Hy, Si Vưu là 3 vị tổ tiên của mình, và đây cũng là một trong những luận cứ quan trọng cấu thành khuynh hướng coi nguồn gốc xa xưa của người Miêu là từ vùng đất Siberia xuống Mông Cổ và Hoàng Hà của một số tác giả Tuy vậy, điểm cần chú ý là các phong tục, hiện tượng trên đây chỉ tồn tại trong văn hóa dân gian của một số người Miêu ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc Theo đó, không có bằng chứng cho rằng tất cả người Miêu đều coi phương bắc là đất tổ của mình Chẳng hạn, về mặt trang phục, người Mông (Miêu) tại Việt Nam không có tục đội chiếc mũ bạc có hình hai chiếc sừng trâu, không có kiểu 28 quần Tam Miêu hay Cửu Lê nói trên Hơn nữa, nhóm người Miêu coi miền đất tổ của mình là phương Bắc có thể là hậu duệ của nhánh thiên di của tộc Tam Miêu sau khi thất bại trong trận Trác Lộc Vì vậy, lại không có căn cứ thuyết phục để cho rằng tất cả người Miêu đều coi tổ tiên mình là người phương Bắc Nhìn chung trên phương diện văn hóa truyền thống, cục diện nghiên cứu nguồn gốc người Miêu thể hiện sự giằng co giữa hai khuynh hướng Nam và Bắc Song, xét trên nhiều mặt, nguồn gốc phương Nam vẫn có phần vượt trội hơn Ở đây cần nhớ rằng ranh giới sông Trường Giang cũng chỉ là một ranh giới tự nhiên tương đối, có nghĩa là sự giao lưu qua lại của các bộ lạc cổ đại thời kỳ tiên Tần vẫn thường xuyên xảy ra b)Về phương diện ngôn ngữ: Hiện có rất nhiều tác phẩm nghiên cứu sâu về ngôn ngữ của tộc người Miêu-Dao được xuất bản, phần nào cho thấy được mối quan hệ hàng dọc và hàng ngang của nhóm ngôn ngữ Miêu – Dao với các nhóm lân cận Thế nhưng vấn đề xếp tộc người Miêu-Dao vào nhánh ngôn ngữ nào vẫn vô cùng phức tạp, đang còn nhiều tranh cãi Trên đại thể có thể phân biệt bốn khuynh hướng chính sau: Thứ nhất, nhóm Miêu-Dao được xếp vào nhánh Austroasiatic ( Nam Á) Theo đó, nhóm Miêu-Dao có quan hệ ngang hàng với nhánh Việt – Mường, Môn- Khmer, Tày- Thái vốn có nguồn gốc là cùng ngữ hệ Austroasiatic Khuynh hướng này được nhiều tác giả đồng thuận, nhất là các tác giả ở Việt Nam và một số tác giả Nga, Pháp: Davies, Ngô Văn Lệ, Nguyễn Đình Khoa, Nguyễn Văn Tiệp, Trần Ngọc Thêm, Trần Đức Lương, S.E Jakhontov là các tác giả điển hình Chẳng hạn, tác giả Trần Hữu Sơn đã liệt kê một số dẫn chứng của chính tác giả và các tác giả khác cho thấy ngôn ngữ, văn hóa và truyền thống nông nghiệp Miêu – Dao có nhiều điểm tương đồng cơ bản với Môn- Khmer Austroasiatic 29 Việt-Mường Môn-Khmer Tày-Thái Miêu-Dao các nhóm khác Thứ hai, nhóm Miêu-Dao đóng vai trò trung gian, kết nối giữa nhóm MônKhmer và Tạng-Miến Đại diện cho khuynh hướng này là Haudricourt Haudricourt cho rằng nhóm Miêu-Dao và nhóm Karen (phía Đông Nam Myanma) là hai nhóm trung gian giữa nhánh Tạng-Miến ( nằm trong ngữ hệ Hán-Tạng) và nhánh Môn-Khmer ( nằm trong ngữ hệ Nam Á- Austroasiatic) Thứ ba, nhóm Miêu-Dao độc lập và xếp ngang hàng với ngữ hệ Austrosiatic và Austronesien Có khi cả ba nhánh này đều thuộc nhóm Austric, một trong 10 nhóm chính của Châu Á Tiêu biểu cho khuynh hướng này là nhà ngôn ngữ học Ruhlen, Ilya Pejros, Trần Chí Dõi Quan hệ giữa các nhóm ngôn ngữ này có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau: Austric Austroasiatic (Việt-Mường, Austronesien Tai Miêu-Dao (Malay, Polynesia ) (Thái, Choang ) (Miêu, Dao, Xá, Bunu) Khmer ) Theo Ruhlen, các ngữ hệ Châu Á được xếp vào 10 ngữ hệ chính, bao gồm: 1)Uralic-yukaghir; 2) Chukchi-Kamchatkan; 3)Altaic; 4) Sino-Tibetan; 5) Austric; 6) Dravidian; 7) Indo- European; 8) Afro-Asiatic; 9) Bắc Caucasus; 10) Nam Caucasus Theo cách phân loại này, nhóm Miêu-Dao có quan hệ gần gũi 30 với các nhóm phương Nam ( Austroasiatic, austronesien) và khác biệt với nhóm Sino- Tibet Ở một nghiên cứu khác, Robert Pakin xếp nhóm Miêu-Dao độc lập ngang hàng với Indo-European, Thái, Tạng-Miến, Austroasiatic, Austronesien nhưng khho6ng xếp vào Austric Nhà ngôn ngữ Benedict P.K lại xếp nhánh Miêu-Dao ngang hàng với TháiKadai, cả hai đều cùng thuộc họ Nam Thái ( Austro- Thái) Nam-Thái ( Austro-Thái) Thái-Kadai Hmong-Dao(Miêu-Dao) Theo một số tư liệu gần đây, trong một hội thảo về ngôn ngữ Miêu-Dao tổ chức tại Pháp năm 2001, thì các ngôn ngữ Đông Á nói chung được xếp thàng hai ngữ hệ chính: Sino-Tibet và Yangzi (Dương Tử) Trong ngữ hệ Yangzi lại phân ra làm nhiều nhánh nhỏ như Proto-Hmong-Mien ( Tiền Hmong-Miến) và ProtoAustroasiatic (tiền Nam Á), nhưng không bao gồm Austronesien Trong nhóm tiền Hmong-Miến có các ngôn ngữ Miêu, Dao, Xá Còn trong nhóm tiền Nam Á thì có Munda, Môn-Khmer Như vậy, nhóm Austroasiatic và nhóm Miêu-Dao được xếp chung vào nhóm Yangzi- nhóm phương Nam Nhìn chung, dù được xếp vào ngữ hệ Yangzi hay Austric thì các nhà nghiên cứu đều xem Miêu-Dao là một nhánh ngôn ngữ phía Nam ( so với nhóm Sino-Tibet) Thứ tư, nhóm Miêu-Dao thuộc ngữ hệ Hán-Tạng ( Sino-Tibet) Đa số các nhà nghiên cứu theo khuynh hướng này là các tác giả Trung Quốc và một số tác giả phương Tây như Garland Theo họ, gia đình ngôn ngữ Hán-Tạng bao gồm 4 tiểu nhánh: Sinitic (Hán), Tibeto-Burman (Tạng-Miến), Daic (Thái, Choang, Đồng ) 31 và Miao-Yao ( Miêu-Dao) Nói như vậy, nhóm Miêu-Dao không có quan hệ gì với hai nhánh Austroasiatic và Austronesien Cũng theo tác giả này, từ sau khi quá trình giao lưu- tiếp biến Hán – Miêu diễn ra, tộc người Miêu đã tiếp thu một số yếu tố văn hóa- ngôn ngữ Hán, và vì thế củng cố thêm những chứng cứ cho quan điểm xếp nhóm Miêu-Dao vào nhánh Hán-Tạng: Hán-Tạng Sinitic Tibeto-Burman Daic 32 Miao-Yao Sự phân bố ngôn ngữ Miêu: Màu đỏ: Miêu- Hmong Màu xanh: Miến Qua các phân tích trên cho thấy, đa số các nhà nghiên cứu xếp nhóm người Miêu-Dao thuộc đại gia đình các nhóm ngôn ngữ phương Nam Ở khuynh hướng 1,2,3 nhóm người Miêu-Dao tuy được xếp ở các nhánh ngôn ngữ hay ngữ hệ khác nhau, song đều có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến các tộc người phương Nam Tùy vào các kết quả nghiên cứu khác nhau mà các tác giả, các nhà khoa học xếp nhóm Miêu-Dao vào ngữ hệ Austroasiatic ( khuynh hướng 1), xếp ngang hàng với nhóm Môn-Khmer ( khuynh hướng 2), hay ngang hàng với các nhánh Austroasiatic, Austronesien ( khuynh hướng 3) Duy chỉ có một số ít các học giả xếp nhóm Miêu-Dao vào gia đình ngôn ngữ Hán-Táng ( khuynh hướng 4) Các khuynh hướng phân loại trên đây giúp chúng ta hình dung được vị trí của tộc người Miêu về mặt ngôn ngữ c) Về phương diện di truyền: 33 Hiện có rất nhiều công trình nghiên cứu về gen di truyền ( đặc biệt là phân tích các đoạn đứt gen 9bp- deletion trong ty lạp thể) để nhận dạng có quan hệ tộc người trên thế giới Nhiều nhà nghiên cứu đã thực hiện các công trình công phu, chẳng hạn Cavalli- Sforza L.Luca, Paolo Menozzi, Albert Piazza, Bodmer W.F, Bowles G.T Điều đặc biệt quan trọng là tất cả các công trình nghiên cứu về gien di truyền đều cho thấy nhóm người Miêu-Dao có quan hệ gần gũi với các nhóm dân tộc Nam Trung Hoa như Khmer, Thái, Nạp Tây, Xá, Thổ Gia, Di Một nghiên cứu so sánh gien di truyền các dân tộc Trung Quốc cũng cho thấy tộc người Miêu có quan hệ gần gũi với tộc người Dao, người Kuchong Theo nghiên cứu này một số tộc người được chọn nghiên cứu ở Trung Quốc có thể chia ra làm 4 nhóm: 1) Hán và Hồi; 2) Bạch và Tạng; 3) Miêu, Dao và Kuchong; 4) Bố An, Đông Hương và Salar Thêm vào đó, công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Lucia Cavalli-Sforza L., Paolo Menozzi, cho thấy cả về mặt hình thể ( nghiên cứu họp sọ) và di truyền, nhóm người Miêu có cùng dạng hình thể với các dân tộc thiểu số ở Quý Châu, Vân Nam (Dao, Xá, Di, Bunu) và các tộc người ở Việt Nam Biểu đồ gien của 39 nhóm tộc người châu Á được các tác giả thể hiện như sau: 34 Biểu đồ gien các dân tộc ở Châu Á [ Lucia Cavalli-Sforza L:1996:225] Trong biểu đồ này, ta có thể thấy nhóm Nam Trung Hoa ( trong đó có Miêu -Dao) có quan hệ gần gũi với các tộc người Việt, Thái, trong khi đó khác xa với nhóm người Bắc Trung Hoa và Tạng- Miến Như vậy về mặt di truyền học, tộc người Miêu có nhiều cơ sở hơn để xếp vào đại gia đình các tộc người 35 KẾT LUẬN Như vậy, việc xác định nguồn gốc dân tộc Miêu rõ ràng là một công việc vô cùng khó khăn và phức tạp Vì việc xác định nguồn gốc một dân có bề dày lịch sử và địa bàn cư trú tương đối rộng lớn như dân tộc Miêu không chỉ đòi hỏi sự am hiểu tường tận về một lĩnh vực mà còn phải có sự liên kết liên ngành với những lĩnh vực có liên quan như: ngôn ngữ học, văn hóa học, di truyền học, địa lý, lịch sử Mặt khác, trong từng lĩnh vực cụ thể, giới nghiên cứu khắp thế giới vẫn chưa đạt được sự thống nhất chung Tuy nhiên, qua các lĩnh vực khoa học cụ thể như: ngôn ngữ học, văn hóa học và di truyền học, nhiều dấu ấn phương Nam đã được phát hiện, phần nào bổ sung cho khuynh hướng xem người Miêu có nguồn gốc từ phương Nam Một số hình ảnh dân tộc Miêu 36 Người Miêu ở Vân Nam Trung Quốc Người Miêu ở Sa-pa Việt Nam 37 Người Miêu ở Quý Châu, Hồ Nam Người Miêu thổi kèn Lusheng trong lễ hội “chị em” 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Benedict, Paul K (1976), “ Austro-Thai and Austrosiatic” in Austroasiatic Studies, University of Hawaii 2 Cavailli-Sforza L Luca, Paolo Menozi, Albert Piazza (1994), The history and geography of human genes, Prince University Press 3 David Crockett Graham (1922-1923), “ The Ch’uan Miao of Southern Szecchuan”, Journal of the West China Border Research Society 1:56 4 Dương Kiến Quốc (2000), “ Miêu tộc Thao Thiết đích nội hàm cập uyên nguyên thám tông”, Quý Châu Dân tộc báo, số 3 5 Đoàn Bảo Lâm (1997) “ Si Vưu khảo”, Trung Nam Dân tộc Học viện báo, số 2 6 Edkins Joseph (1870), “The Miao Tsi Tribes: their history”, the Chinese recorder and Missionary Journal 7 Haudricourt, A.G (1991), “ Giới hạn và kết nối của ngôn ngữ Nam Á ở Đông Bắc”, Ngôn ngữ số 1 8 Lý Đình Quý (1984), “ Cửu Lê, Si Vưu và Miêu tộc”, Dân tộc nghiên cứu báo, số 4 9 Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Nguyễn Văn Diệu (1998), Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, NXB Giáo dục 10 Nguyễn Duy Bính “ Dân tộc Miêu (Hmong) ở Trung Quốc”, Tạp chí dân tộc học, 2005, số 5 11 Nguyễn Ngọc Thơ “ Về nguồn gốc phương Nam của dân tộc Miêu (Hmông) tại Trung Hoa, kỷ yếu hội thảo khoa học “ Trung Quốc với vùng văn hóa chữ Hán”, 2005 12 Trần Hữu Sơn (1996), Văn hóa Hmông, NXB Văn hóa Dân tộc 39 13 Trần Ngọc Thêm (2002), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB tp Hồ Chí Minh 14 William Hudspeth (1924) 15 农天瑜 (2001),中农文化农典,武农大农出版社 16 王农堤 (2000),农农文化,上海古籍出版社 17 农春 (1999), 农农呈祥,山农焦距出版社 18 www.c-c-c.org/chineseculture/minority/miao.html 19 www.en.wikipedia.org/wiki/Hmong-mien-languges 20 www.guxiang.com 21 www.Hmongcc.org/BuildingBridgesHealthPresentation2007version.pdf 22 www.hmongcenter.org 23 www.hmongstudies.org 24 www.khoahoc.net/photo/vuanlichsu-2.gif 25 www.3miao.org 26 www.peopleteam.org 40 ... Âu), có dân số 1,3 tỷ người ( nước đông dân giới) gồm 56 dân tộc, dân tộc Hán chiếm đa số, chiếm 90% dân số nước 55 dân tộc thiểu số lại chiếm chưa đầy 10%, dân tộc Miêu dân tộc thiểu số có dân cư... Khái quát chung dân tộc Miêu Trung Quốc 1.1: Dân số địa bàn phân bố chủ yếu dân tộc Miêu Trung Quốc: Người Miêu tộc người thiểu số có dân số đơng dân Trung Quốc Từ lâu, người Miêu nhiều nhà khoa... LỤC Lý chọn đề tài Lời mở đầu .4 Chương 1: Khái quát chung dân tộc Miêu Trung Quốc Chương 2: Nguồn gốc dân tộc Miêu Trung Quốc .19 KẾT LUẬN 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngày đăng: 21/01/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lý do chọn đề tài

  • Lời mở đầu

  • Chương 1: Khái quát chung về dân tộc Miêu ở Trung Quốc.

  • Chương 2: Nguồn gốc của dân tộc Miêu ở Trung Quốc.

  • KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan