Nâng cao khả năng kinh doanh trực tuyến của khách sạn quốc tế ASEAN

38 412 0
Nâng cao khả năng kinh doanh trực tuyến của khách sạn quốc tế ASEAN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nâng cao khả năng kinh doanh trực tuyến của khách sạn quốc tế ASEAN

LỜI MỞ ĐẦUTrong thời kỳ Việt Nam gia nhập WTO, thị trường được mở rộng ra rất nhiều nước trên thế giới, các nguồn khách từ nhiều nơi. Thời gian của con người ngày càng dùng vào nhiều việc, con người không có nhiều thời gian để tìm hiểu nhiều vấn đề. Internet ra đời đã làm cho con người có nhiều tiên ích, nó làm giảm thời gian, khoảng cách và kinh phí để làm việc đi rất nhiều. Để bắt kịp với thế giới cũng như các ngành khác, ngành kinh doanh khách sạn cũng đã áp dụng internet trong việc thu hút, bán hàng và kinh doanh sản phẩm, thương hiệu, các dịch vụ của mình qua mạng internet. Hiện nay, hệ thống đặt giữ chỗ đã giúp cho ngành kinh doanh khách sạn chủ động trong việc bán sản phẩm của mình và cũng chủ động liên lạc với khách hàng để cung cấp thêm những dịch vụ mới mà có thể khách hàng không biết. Kinh doanh trực tuyến còn khá mới mẻ và nhiều bỡ ngỡ với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Tuy nó mang lại hiệu quả rất cao nếu như ta biết cách sử dụng nó, kinh doanh trực tuyến chịu chi phí thấp, khả năng bán hàng, quảng cáo rất cao. Đặc biệt là ngành kinh doanh khách sạn, nếu như kinh doanh qua mạng tốt sẽ làm cho khách hàng biết thêm rất nhiều thông tin về các sản phẩm, dịch vụ của mình, những sản phẩm mà theo cách quảng cáo và bán thông thường khách du lịch rất ít được viết đến. Mạng internet ngày càng được nhiều người dung và truy cập đó chính là một cơ hội cho việc kinh doanh trực tuyến phát triển. Trong qua trình thực tập tại khách sạn quốc tế ASEAN em nhận thấy khách sạn đã có tham gia hình thức kinh doanh trực tuyến qua internet nhưng việc kinh doanh này còn chưa đem lại hiệu quả như khách sạn mong muốn và cũng chưa xứng tầm với hiệu quả của nó mang lại, do đó em đã chọn đề tài “ Nâng cao khả năng kinh doanh trực tuyến của khách sạn quốc tế ASEAN” để làm báo cáo thực tập cho mình.Trong quá trình thực tập em xin chân trọng cảm ơn thầy TS. Nguyễn Văn Mạnh, đồng cảm ơn BGĐ cùng toàn thể các cô chú, anh chị công nhân viên làm việc trong khách sạn quốc tế ASEAN đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành bài viết này! CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH DOANH TRỰC TUYẾN CỦA KHÁCH SẠN1.1 Khách sạn, kinh doanh trong khách sạn 1.1.1 Định nghĩa khách sạn1.1.1.1 Khái niệm chung về khách sạn: Hiện này, có rất nhiều khái niệm về thế nào là khách sạn, mỗi nước có một khái niệm riêng cho mình nhưng để nhận biết được một định nghĩa khách sạn đầy đủ và chính xác nhất thì chúng ta có thể tìm hiểu lịch sử ra đời và phát triển của khách sạn như thế nào và từ đó có thể nhìn nhận toàn diện hơn về khái niệm của khách sạn. Thuật ngữ Khách sạn trong tiếng Việt hay thường gọi là Hotel có nguồn gốc từ tiếng Pháp, dùng để chỉ nơi phục vụ ngủ qua đêm cho khách và nó được du nhập vào nước ta vào những năm đầu của thế kỷ XX.Cùng với sự phát triển của kinh tế và đời sống con người ngày càng cao thì hoạt động du lịch trong đó có hoạt động kinh doanh khách sạn cũng không ngừng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, các khái niệm về khách sạn cũng ngày càng được hoàn thiện và phản ánh mức độ phát triển của nó.Trong cuốn sách “Giải thích thuật ngữ du lịch và khách sạn” của khoa Du lịch – Khách sạn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã bổ sung một định nghĩa có tầm khái quát cao và có thể sử dụng trong học thuật và nhận biết về khách sạn ở Việt Nam:“ Khách sạn là cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú (với đầy đủ tiện nghi), dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho khách lưu trú lại qua đêm và thường được xây dựng tại các điểm du lịch”.Mới đây, Quốc hội đã thông qua Luật Du lịch và tại Khoản 12 - Điều 4 định nghĩa cơ sở lưu trú du lịch được khẳng định là: “Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu” (Luật Du lịch, NXB Chính trị Quốc gia, trang 21).Theo nhóm tác giả nghiên cứu của Mỹ trong cuốn sách “Welcome to Hospitality” xuất bản năm 1995 thì:“Khách sạn là nơi mà bất kỳ ai cũng có thể trả tiền để thuê buồng ngủ qua đêm ở đó. Mỗi buồng ngủ cho thuê bên trong phải có ít nhất hai phòng nhỏ (phòng ngủ và phòng tắm). Mỗi buồng khách đều phải có giường, điện thoại và vô tuyến. Ngoài dịch vụ buồng ngủ có thể có thêm các dịch vụ khác như: dịch vụ vận chuyển hành lý, trung tâm thương mại (với thiết bị photocopy), nhà hàng, quầy bar và một số dịch vụ giải trí. Khách sạn có thể được xây dựng ở gần hoặc bên trong các khu thương mại, khu du lịch nghỉ dưỡng hoặc các sân bay”.Ngoài ra còn có rất nhiều khái niệm khác nhau về khách sạn ở nhiều nước khác nhau, nhưng nhìn chung trong tất cả các khái niệm về khách sạn đều nói nên khách sạn là nơi cho khách thuê nghỉ và tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ khác, đồng thời những nơi đó phải có số lượng buồng phòng nhất định và thường được xây dựng gần tại các điểm du lịch.Tuy rằng trình độ có hạn nhưng theo em thì khách sạn là một cơ sở kinh doanh lưu trú và có thêm ít nhất một dịch vụ bổ sung khác(ăn, uống, lữ hàng .) có số buồng phòng lớn hơn mười phòng, có đội ngũ nhân viên phục vụ, được xây dựng gần các khu du lịch và mục đích phục vụ khách du lịch.1.1.1.2 Các loại hình khách sạn: Khách sạn là một loại hình cơ sở lưu trú chính yếu nhất, nó chiếm tỷ trọng cao nhất về số lượng trong hệ thống các cơ sở kinh doanh lưu trú của ngành Du lịch. Để có thể khai thác kinh doanh khách sạn một cách có hiệu quả, các nhà kinh doanh khách sạn cần phải hiểu rõ những hình thức tồn tại của loại hình cơ sở kinh doanh này. Trên thực tế, khách sạn được tồn tại dưới nhiều hình thái rất khác nhau, với những tên gọi khác nhau. Điều đó tuỳ thuộc vào tiêu chí và giác độ quan sát của người nghiên cứu, tìm hiểu. Hiện nay, có nhiều tiêu chí để phân loại và chia các khách sạn khác nhau thành các loại hình khác nhau như: Theo vị trí địa lý, theo quy mô khách sạn, theo mức cung cấp dịch vụ, theo giá bán sản phẩm. Mỗi tiêu chí đều chia khách sạn ra nhiều loại để có thể phù hợp với từng thị trường mục tiêu. Để tìm hiểu sâu hơn ta sẽ đi vào từng cách phân loại khách sạn.-Theo vị trí địa lý: Theo vị trí địa lý thì khách sạn được chia thành 5 loại tùy theo vào vị trí mà khách sạn đó đang nằm. Gồm có khách sạn thành phố( các khách sạn nằm trong thành phố của các tỉnh), khách sạn nghỉ dưỡng( các khách sạn nằm tại các khu nghĩ dưỡng), Khách sạn ven đô( các khách sạn nằm ngoài và gần các thành phố), khách sạn ven đường( nằm tại gần các đường quốc lộ), khách sạn sân bay( các khách sạn nằm tại các sân bay).-Theo mức cung cấp dịch vụ: Theo cách phân loại này khách sạn nào có mức cung cấp dịch vụ và chất lượng cao hơn sẽ xếp vào nhòm trên còn những khách sạn có mức cung cấp ít hơn sẽ nằm dưới các khách sạn có mức cung cấp cao hơn. Theo mức cung cấp chia khách sạn ra làm 4 loại là: Khách sạn sang trọng( có mức cung cấp dịch vụ và chất lượng cao nhất), khách sạn với dịch vụ đầy đủ( có các dịch vụ đầy đủ và chất lượng phục vụ tiêu chuẩn), khách sạn cung cấp số lượng hạn chế dịch vụ( chỉ cung cấp một số dịch vụ cơ bản và có điều kiện phát triển tại địa phương), khách sạn thứ hạng thấp( khách sạn cung cấp các dịch vụ cần thiết cho khách và có mức chất lượng chưa cao)-Theo mức giá bán sản phẩm lưu trú: Theo cách phân loại này các khách sạn có mức giá bán sản phẩm lưu trú cao ngang nhau sẽ được xếp vào một nhóm, theo cách phân chia này thì khách sạn chia làm 5 loại: Khách sạn có mức giá bán cao nhất( loại này giá bán sản phẩm lưu trú rất cao), khách sạn có mức giá bán cao( giá bán khách sạn này cao hơn giá bình thường), khách sạn có mức giá bán trung bình( giá bán của các khách sạn phù hợp với đa số những khách du lịch), khách sạn có mức giá bán bình dân( sản phẩm lưu trú của khách sạn này phù hợp với những người có mức kinh tế không cao).-Theo quy mô của khách sạn: Quy mô của khách sạn sẽ được đánh giá trên tổng số buồng mà khách sạn có thể cung cấp cho khách và nó chia các khách sạn ra làm 3 loại là quy mô lớn, trung bình và nhỏ.-Chia theo hình thức sở hữu: Dựa vào loại hình sở hữu mà khách sạn được chia theo 3 loại chính là khách sạn tư nhân( do tư nhân đứng lên quản lý), khách sạn nhà nước( do nhà nước quản lý), khách sạn liên doanh( do liên doanh với nước ngoài, có thể do người Việt Nam hay người nước ngoài quản lý).1.1.2.3 Đặc điểm tiêu dùng của một số khách quốc tế đếnKinh doanh khách sạn không thể không nắm bắt được những tập tục tiêu dùng của khách du lịch đến với khách sạn. Nắm bắt được những đặc điểm đó sẽ giúp cho khách sạn dễ dàng phục vụ khách tránh những sai sót trong phục vụ không đáng có, đặc biệt là những khách quốc tế đến du lịch nước ta, khác nhau về ngôn ngữ, phong tục … càng cần có sự hiều biết nhất định để có thể phục vụ khách một cách tôt nhất đồng thời giúp cho khách có cảm giác như đang ở nhà mình. Dưới đây là một số đặc điểm tiêu dùng của một số khách quốc tế hay đi du lịch vào nước ta.- Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch trung quốc: Người Trung Quốc có đời sống tình cảm kín đáo, nặng tình, nhẹ lý, tin vào số tướng, có ý thức dân tộc và cộng đồng cao, cần cù chịu khó trong lao động. Trong cuộc sống gia đình họ luôn giữ nền nếp gia giáo. Mối quan hề của các thành viên trong gia đình được chuẩn hóa và quy định rất cụ thể. Người Trung Quốc theo hệ tư tưởng khổng giáo, tôn giáo cơ bản là đạo phật. Vì vậy họ rất kiêng con số 7 và khi ăn thường cầm đũa bên tay trái.Đặc điểm tiêu dùng du lịch là họ thích tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, đền đài miếu mạo. Trong khi du lịch nếu vào ngày rằm hoặc mồng một họ thường đem hương hoa đến cửa phật. Họ thích tìm hiểu những phong tục tập quán, đời sống văn hóa của những dân tộc khác nhau. Vì vậy họ không thích những nơi nhâỷ múa ồn ào. Các du khách này thích sử dụng sản phẩm sơn màu, khảm trai, trạm khắc . Họ thích đi du lịch theo kiểu trọn gói, sinh hoạt và chi tiêu luôn được tính toán cân nhắc.Về ẩm thực, khách du lịch Trung Quốc thường dùng cơm gạo tám nấu bằng nồi đất nung, thích ăn cơm thập cẩm, thích các món ăn thịt quay, thích ăn lẩu, canh trứng. Họ cầu kì trong chế biến và dùng nhiều gia vị trong nấu nướng và chế biến thức ăn . Họ thích ăn món rắn, baba, dùng rượu vang pháp, gà tần thuốc bắc . 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY KHÁCH SẠN KIM LIÊN2.1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TYTọa lạc trên phố Đào Duy Anh , gần ngã tư đường Giải Phóng và phố Đào Duy Anh – là hai trục đường lớn nằm ở phía nam thành phố Hà Nội, bên cạnh là có các siêu thị và trung tâm thương mại. Mặt trước khách sạn là phố Đào Duy Anh với phần tiếp giáp mặt đường là 26o km, tổng diện tích mặt bằng 36.000m2, cách trung tâm thành phố khoảng 3 km. Công ty khách sạn Kim Liên là một khách sạn có bề dày lịch sử lâu đời và đáng tự hào.Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/05/1961 Cục Chuyên gia đã ra quyết định số 49 TC-CCG trên cơ sở sát nhập Khách sạn Bạch Mai và Khách sạn Bạch Đằng và lấy tên là Khách sạn Bạch Mai. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của khách sạn là đảm bảo điều kiện ăn ở cho các chuyên gia và gia đình họ sang công tác tại Việt Nam. Sau hai năm giải phóng mặt bằng và xây dựng, đến đầu năm 1960 mới xây xong nhà số 1. Đây là nhà 4 tầng, 24 căn hộ(48 phòng) các nhà khác đang tiếp tục xây dựng. Mãi đến năm 1965 mới hoàn thành 8 nhà từ nhà 1 đến nhà 8 và nhà ăn. Khi chuyển về đây, số cán bộ công nhân viên có tất cả 75 người và đòan chuyên gia Liên Xô của Tổng cục địa chất là đòan đầu tiên đến ăn ở tại khách sạn (12/1961). Trong giai đoạn này khách sạn vinh dự được hai lần Bác Hồ đến thăm. Lần đầu tiên vào 5/6/1960, Bác đến thăm công trường do chuyên gia Triều Tiên đang giúp ta xây, lần thứ hai là vào năm 1963, lúc đó khách sạn đã đi vào nề nếp. Bác đã căn dặn cán bộ công nhân viên “ Kim Liên là hoa sen vàng, đã là hoa sen thì phải thơm, thơm mãi và thơm thật xa, phải làm sao càng ngày có càng nhiều lời khen và ít tiếng chê, phải cố gắng góp phần vào đảm bào sức khỏe công nhân, cán bộ”.Đến năm 1971 tức là sau 10 năm đi vào hoạt động, Khách sạn Bạch Mai đang trên đà đi vào ổn định trong việc phục vụ các chuyên gia thì được cấp trên quyết định cho đổi tên thành Khách sạn Chuyên gia Kim Liên. Lúc này nhiệm vụ của khách sạn chủ yếu cũng để phục vụ các chuyên gia.Vào đầu năm 1993 Cục Chuyên gia sát nhập Khách sạn Chuyên gia Kim Liên vào Tổng cục Du lịch Việt Nam theo quyết định của Chính phủ. Cũng từ đây khách sạn Chuyên gia Kim Liên sau 32 năm phục vụ chuyên gia nay đã tiến sang một bước ngoặt mới, hoạt động trong ngành du lịch và trực thuộc quyền qun lý trực tiếp của Tổng cục Du lịch Việt Nam. Vào ngày 19/7/1993, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã quyết định đổi tên thành Công ty Du lịch Bông Sen Vàng (QĐ 276/QĐ-TCDL). Lúc này nhiệm vụ của Công ty có khó khăn và phức tạp hn do sự chuyển đổi c chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang c chế kinh tế thị trường. Mặc dù vậy tập thể cán bộ công nhân viên Công ty đã không ngừng phấn đấu vươn lên và lúc này Công ty Du lịch Bông Sen Vàng không còn phục vụ chuyên gia nữa mà bước vào một thời kỳ mới, đó là phục vụ khách du lịch.Để thực hiện truyền thống của Công ty đồng thời thể hiện được nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của Công ty, ngày 16/10/1996 lãnh đạo Tổng cục Du lịch đ- quyết định đổi tên thành Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên theo quyết định số 454/QĐ - TCDL. Với mục tiêu đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của khách hàng, Công ty đã tổ chức, sắp xếp, hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao chất lượng phục vụ với đội ngũ nhân viên ân cần, chu đáo trong công việc.Năm 2001 kỷ niệm 40 năm truyền thống của khách sạn Kim Liên, toàn công ty tập chung phát huy sức mạnh nội lực, đông thời triệt để khai thác yếu tố ngoại lực để phát triển sản xuất kinh doanh. Lãnh đạo công ty đã kêu gọi phát huy “trí tuệ, đoàn kết, dân chủ, trách nhiệm cao”. Toàn thể công ty từ cán bộ quản lý đến người lao động xiết chặt đội ngũ dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ và giám đốc, quyết tâm giữ vững nhịp độ kinh doanh, đầu tư mạnh vào việc phát triển thị trường.Các năm 2002-2003 công ty tiếp tục thực hiện định hướng đã đề ra, có bổ sung những giải pháp và khẩu hiệu hành động mới. Công ty đã xây dựng mới hàng loạt quy chế và đinh mức, đưa công tác quản lý lên một trình độ mới nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ. Việc thành lập Trung tâm Lữ hành quốc tế năm 2002 là một chủ trương đúng đắn của Đảng uỷ và lãnh đạo công ty, là một quyết định mang tính chiến lược lâu dài để doanh nghiệp phát triển bền vững, và năm 2002 công ty cũng có chi nhánh Bắc Kinh và Quảng Châu là một thành quả không dễ gì doanh nghiệp nào cũng có được.Năm 2003 lần đầu tiên xuất hiện bệnh SARS ở Việt nam, đồng thời cuộc chiến tranh ở Irắc tác động tới hoạt động du lịch. Một khẩu hiệu mới được lãnh đạo công ty nêu ra: “ Kim Liên - điểm đến của sự an toàn và thân thiện”.Bước sang năm 2004, bệnh SARS tiếp tục đe doạ, lại thêm dịch cúm gia cầm gây tác động ở một số nước trong đó Việt Nam là một trọng điểm. Quy chế VISA đối với khách du lịch Trung Quốc biến động không thuận lợi cho việc thu hút khách du lich từ nước này, một nguồn khách chính đối với lữ hành và khách sạn Kim Liên. Đứng trước những khó khăn này công ty đã phát động “ Mỗi CBCNV là một chiến sĩ trên mặt trận thị trường”, gửi thư chúc tết đến rất nhiều xã, huyện trong khắp đất nước, và rất nhiều các hoạt động quảng bá khác, thu lại được rất nhiều thắng lợi. Phát huy thắng lợi năm 2004, bước sang năm 2005 một năm có nhiều sự kiện quan trọng của đất nước: kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, 30 năm giải phóng miền nam thống nhất đất nước, 60 năm Quốc khách nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ X Đảng cộng sản Việt Nam. Công ty phát động mạnh mẽ phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi xây dựng đơn vị, giành nhiều thành tích xuất sắc. Công ty khách sạn du lịch Kim Liên đã vượt qua giai đoạn đầu tạo dựng nên một thương hiệu – Kim Liên trong lòng du lịch Việt Nam để có thể sánh vai với các công ty du lịch hàng đầu trong cả nước. Một tin vui làm tăng thêm lòng tin yêu đối với bạn bè, du khách gần xa, tô thăm thêm thương hiệu “ Kim Liên - Bông Sen Vàng” và truyền thống Kim Liên đó là công ty khách sạn Kim Liên được nhà nước trao tặng danh hiệu “Đơn vị Anh hùng Lao động thời kì đổi mới” tháng 4 năm 2006. Vinh quang này là sự hy sinh phấn đấu bền bỉ không mệt mỏi của các thế hệ CBCNV trong suốt 45 năm qua.Năm 2007 là một năm có nhiều biến chuyển với khách sạn, khách sạn đang đi vào quá trình cổ phần hóa.2.1.2 Các lĩnh vực kinh doanh của Công ty.Công ty khách sạn di lịch Kim Liên được cấp giấp phép kinh doanh trên các lĩnh vực sau :- Kinh doanh khách sạn.- Kinh doanh lữ hành.- Kinh doanh ăn uống.- Bán hàng lưu niệm.- Dịch vụ cho thuê phòng tổ chức đám cưới, hội nghị, hội thảo.- Dịch vụ tennis. giặt là, sauna, masage, karaoke, bể bơi, vật lý trị liệu .- Dịch vụ vận chuyển khách, phiên dịch, hướng dẫn du lịch, tổ chức chương trình tham quan trong và ngoài nước.- Cung ứng lao đọng cho các tổ chức nước ngoài.- Dịch vụ visa, thông tin, vận chuyển đặt chỗ vé máy bay.- Làm dịch vụ trên mạng.- Thương mại: Xuất khẩu hàng nông, lâm, thuỷ sản, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựn, hàng điện máy, điện lạnh, các thiết bị điện tử, dịch vụ chuyển giao công nghệ . Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty khách sạn du lịch Kim Liên2.1.2.1 Mô hình và cơ cấu tổ chứcTheo mô hình cơ cấu tổ chức ở trên ta thấy đây là kiểu cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến chức năng.PHÒNG T CH C-H NH ÀCH NHÍPHÒNG K TO N THU ÁNG NÂPHÒNG K HO CHTRUNG T MÂ DU L CHI B O V  I TU S A I GI T LÀ NH H NGÀ ÀKH CH S NÁ  KIM KIÊN IIBAN GI MÁ C I U   H NHÀBAN GI MÁ CNH H NG S 3À À NH H NG S 4À À NH H NG S 1À À NH H NG S 2À À BART L T NÂT PHÒNGKH CH S NÁ  KIM LIÊN IBAN GI MÁ C I U   H NHÀT L T NÂT PHÒNGTRUNG T MÂ TH NG M I TRUNG T MÂ CN THÔNG TINNH H NG S 9À À  Mô hình này được áp dụng khá phổ biến ở các doanh nghiệp kinh doanh ở nước ta vì nó khắc phục được nhược điểm của mô hình quản lý trực tuyến và mô hình quản lý theo chức năng. Đồng thời phát huy tốt tính ưu việt của 2 mô hình đó.Giám đốc doanh nghiệp nắm hầu hết quyền quyết định và chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh đảm bảo nguyên tắc một thủ trưởng, tạo ra sự thống nhất. Xác định quyền hạn rõ ràng nhưng đồng thời trách nhiệm và quyền hạn của Giám đốc cũng được san sẻ cho các Phòng ban chức năng tạo thành một khối thống nhất cùng thực hiện mục tiêu chung của khách sạn đề ra.2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận- Ban Giám đốc :Nắm quyền chỉ đạo chính các hoạt động kinh doanh của Công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của Công ty.- Phòng kế hoạch :Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác thị trường, xây dựng, kế hoạch kinh doanh ( kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn). Xây dựng các chỉ tiêu kế hoach, định mức chi phí và điều chỉnh giá một cách linh hoạt, thực hiện thiết kế xây dựng căn bản trong Công ty.- Phòng Tổ chức Hành chính :Thực hiện công tác lao động, tiền lương trong Công ty : Phân chia lao động cho các bộ phận một cách hợp lý. Tuyển dụng lao động theo yêu cầu của các phòng ban, bộ phận trong Công t, quản lý lực lượng lao động. Đồng thời thực hiện đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên. Thực hiện các chế độ chính sách xã hội cho công nhân viên và Quản lý hành chính.- Phòng Kế toán thu ngân :Theo dõi, ghi chép chi tiêu của Công ty theo hệ thống tài khoản và chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước. Quản lý thống nhất vốn, bảo quản, sử dụng và phát triển nguồn vốn đó. Hàng năm tính khấu hao, xem xét lợi nhuận để đưa vào Công ty.- Trung tâm Công nghệ thông tin :Bộ phận này giúp vào việc quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị điện tử( tivi, điều hòa nhiệt độ, vi tính) thiết bị thông tin liên lạc, sao chụp tài liệu, hướng dẫn sử dụng vi tính trong việc quản lý khách sạn.- Trung tâm thương mại : [...]... lựa chọn hàng đầu Trung Quốc vẫn là thị trường khách chính trong tổng số khách quốc tế đến với khách sạn, chiếm khoảng 94 % Đây là thị trường khách hàng truyền thống của khách sạn Số lượng khách Châu Âu như Mỹ, Pháp và khách Nhật chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số khách đến với khách sạn, vì đây là những thị trường khách quốc tế có thu nhập cao do đó họ thường ở các khách sạn 5 sao nơi có chất lượng... phòng đại diện tai Trung Quốc để tăng cường thu hút khách 2.3 Kết quả kinh doanh của Công ty khách sạn du lịch Kim Liên Hiệu quả kinh tế là mục tiêu cuối cùng trong kinh doanh, nó là chỉ tiêu đánh giá mọi hoạt động kinh doanh của khách sạn. Trong những năm vừa qua công ty khach sạn Kim Liên đã đạt những kết quả đáng khích lệ Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty khách sạn du lịch Kim Liên từ... Thực trạng nguồn khách và khai thác khách tại công ty khách sạn du lịch Kim Liên 2.2.1 Đặc điểm nguồn khách Trong hoạt động kinh doanh, số lượng khách tiêu dùng sản phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận của khách sạn Đặc biệt trong kinh doanh khách sạn, khách hàng là nhân tố vô cùng quan trọng vì hầu hết các khoản thu đều bắt nguồn từ sự đáp ứng nhu cầu của khách Khách hàng vừa là... chủ yếu là khách công vụ có khả năng chi trả cao Bên cạnh đó Công ty cần chú trọng vào thị trường khách quốc tế, đây là thị trường đem lại nguồn doanh thu lớn cho khách sạn Ngòai những thị trường chính đang khai thác như thị trường khách Trung Quốc, thị trường Châu Á – các nước Asean, thì thị trường khách Châu Âu còn nhiều tiềm năng khai thác Thực tế cho thấy, khách du lịch quốc tếkhách sạn Kim Liên... dân cư Việt Nam Thị trường khách du lịch nội địa vẫn là thị trường chính của khách sạn Số lượng khách du lịch nội địa luôn chiếm tỷ trong xấp xỉ 80-85% trong tổng số khách du lịch của khách sạn Đặc biệt là khách sạn Kim Liên II nơi phục vụ khách du lịch nội địa có khả năng thanh toán trung bình và thấp, công suất sử dụng buồng luôn ở mức 90-95% Ở khách sạn Kim Liên I lượng khách du lịch nội địa chiếm... quốc tế Số lượng này được các hãng lữ hành đặt trước và thường theo giá trọn gói Còn lại là khách đi lẻ, đến liên hệ trực tiếp với khách sạn Mức chi tiêu trung bình một ngày của khách quốc tế khoảng 80 USD và thời gian lưu trú bình quân không cao khoảng 1,7 ngày Về thị trường khách nội địa, Công ty khách sạn du lịch Kim Liên chủ yếu phục vụ khách công vụ và hội nghị ( 84.6% ) là những kháchkhả năng. .. Tổng doanh thu của khách sạn năm 2005 đạt 118,235,642,000 VNĐ, tăng 21 % so với tổng doanh thu năm 2004, trong đó doanh thu từ dịch vụ lưu trú đạt 33,256,358,000 VNĐ, chiếm tỷ trọng 28 % trong tổng doanh thu của khách sạn Lương của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng được tăng lên, bình quân là 2,250,000 VNĐ Trong năm 2006, 2007 doanh thu của khách sạn tiếp tục tăng trưởng nhanh, năm 2006 doanh. .. địa nhưng cũng không ngừng đầu tư chiều sâu để tăng khả năng thu hút khách quốc tế Bảng 2: Cơ cấu khách quốc tế theo quốc tịch tại khách sạn du lịch Kim Liên Năm 2004 Lượt Ngày khách khách 43 122 82 219 38 104 24607 27324 39 107 26 79 366 1158 603 7657 96 441 25837 37211 Nga ĐLoan Pháp TQuốc Mỹ Nhật T.Lan N.khác Singapore Tổng 2005 Lượt Ngày khách khách 45 120 86 218 40 109 24403 28751 41 112 28 83... Khách sạn Kim Liên II: 11 2 13 14 + Phòng lễ tân 9 15 24 15 + Đội phòng Khách sạn Kim Liên III: Tổng số: 13 17 44 82 5 0 5 304 396 700 ( Nguồn : Công ty khách sạn du lịch Kim Liên) Do đặc điểm của ngành kinh doanh khách sạn là đòi hỏi những người có tính kiên trì, chu đáo, nhẹ nhàng trong giao tiếp, đồng thời lại đòi hỏi tính tháo vát và sức chịu đựng cao nên cũng giống nhiều khách sạn khác khách sạn. .. trong năm 2008 đạt khoảng 190.000 lượt khách trong đó khách quốc tế là 50.000 lượt kháchkhách nội địa là 140.000 lượt khách Trong thị trường nội địa vẫn tiếp tục tập trung vào thị trường khách công vụ và thị trường khách quốc tế đẩy mạnh thu hút thị trường khách Trung Quốc đồng thời mở rộng ra các thị trường khách Châu Âu, Nhật và các nước ASEAN Mục tiêu về doanh thu: Công ty nắm vững và khai thác . việc kinh doanh trực tuyến phát triển. Trong qua trình thực tập tại khách sạn quốc tế ASEAN em nhận thấy khách sạn đã có tham gia hình thức kinh doanh trực. quả của nó mang lại, do đó em đã chọn đề tài “ Nâng cao khả năng kinh doanh trực tuyến của khách sạn quốc tế ASEAN để làm báo cáo thực tập cho mình.Trong

Ngày đăng: 19/11/2012, 14:11

Hình ảnh liên quan

2.1.2.1 Mô hình và cơ cấu tổ chức - Nâng cao khả năng kinh doanh trực tuyến của khách sạn quốc tế ASEAN

2.1.2.1.

Mô hình và cơ cấu tổ chức Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 1: Số lượng khách quốc tế và khách nội địa của Công ty khách sạn du lịch Kim Liên - Nâng cao khả năng kinh doanh trực tuyến của khách sạn quốc tế ASEAN

Bảng 1.

Số lượng khách quốc tế và khách nội địa của Công ty khách sạn du lịch Kim Liên Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 2: Cơ cấu khách quốc tế theo quốc tịch tại khách sạn du lịch KimLiên - Nâng cao khả năng kinh doanh trực tuyến của khách sạn quốc tế ASEAN

Bảng 2.

Cơ cấu khách quốc tế theo quốc tịch tại khách sạn du lịch KimLiên Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 3: Tỷ trọng lượt khách theo quốc tịch tại công ty Khách sạn du lịch Kim Liên - Nâng cao khả năng kinh doanh trực tuyến của khách sạn quốc tế ASEAN

Bảng 3.

Tỷ trọng lượt khách theo quốc tịch tại công ty Khách sạn du lịch Kim Liên Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty khách sạn du lịch Kim Liên từ 2004- 2007 - Nâng cao khả năng kinh doanh trực tuyến của khách sạn quốc tế ASEAN

Bảng 5.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty khách sạn du lịch Kim Liên từ 2004- 2007 Xem tại trang 21 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan