khóa luận tốt nghiệp trung cấp chính trị

29 142 7
khóa luận tốt nghiệp trung cấp chính trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng cán bộ và công tác cán bộ. Người cho rằng, một khi đã có đường lối cách mạng đúng thì cán bộ là khâu quyết định. Người viết: “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Cán bộ là những người đem đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo lại cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để hoạch định chính sách cho phù hợp. Thực tế là mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Chính phủ đều do cán bộ nghiên cứu đề xuất, đồng thời cũng do cán bộ tổ chức, hướng dẫn nhân dân thực hiện. Đường lối của Đảng đúng hay sai, tổ chức thực hiện thành hay không đều phụ thuộc vào cán bộ. Động lực của mọi cuộc cách mạng là quần chúng nhân dân, mà hạt nhân chủ yếu của nó là lực lượng cán bộ. “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, chính là quan điểm về con người với tính cách vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Người yêu cầu, Đảng cần tiếp tục làm tốt công tác cán bộ: từ việc xem xét, đánh giá đúng cán bộ, đến đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc, sử dụng và đãi ngộ cán bộ. Về đánh giá cán bộ, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết phải hiểu biết và đánh giá đúng cán bộ cả về đức và tài, về trình độ năng lực của mỗi cán bộ. Đây là công việc khó khăn, phức tạp, dễ gặp vướng mắc nhất nên không thể tùy tiện. Muốn vậy, công tác xem xét, đánh giá cán bộ phải lấy tiêu chuẩn hiệu quả, chất lượng công việc làm nền tảng. Người luôn nhắc nhở: cán bộ lãnh đạo, quản lý khi xem xét, đánh giá cán bộ phải công tâm, tránh bệnh tự cao, tự đại, ưa nịnh hót, hoặc cảm tính, yêu ghét xuất phát từ lợi ích của người đánh giá; phải có phương pháp khách quan, toàn diện, xem xét cả quá trình phát triển của cán bộ. Bênh viên Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai tồn tại và phát triển như hiện nay là nhờ vào nhận thức đúng đắn của Ban lãnh đạo Bệnh viện đã vận dụng tư tương Hồ Chí Minh về chiến lược cán bộ đặc biệt là đơn vị đang có cái nhìn khá tổng quát, toàn diện về nguồn nhân lực và đã đề cao vai trò của chất lượng cán bộ trong tổ chức. Bệnh viện đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng cán bộ nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động, giúp Bệnh viện thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đội ngũ cán bộ của Bệnh viện ngày càng được tăng cường, trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao. Chính sách đãi ngộ, thu hút nhân lực đã được quan tâm. Tuy nhiên do thực tiễn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của xã hội ngày càng tăng do dân số tăng nhanh, kinh tế xã hội phát triển trong khi lực số cán bộ của Bệnh viện trên tổng số giường bệnh còn thiếu. Qua quá trình làm việc, nghiên cứu, tiếp xúc tìm hiểu tinh thần làm việc, cách thức làm việc cũng như khả năng, kiến thức của các y, bác sỹ tại Bệnh viện, tôi nhận thấy công tác nâng cao chất lượng của các y, bác sỹ tại Bênh viên Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai còn những mặt hạn chế cần được hoàn thiện. Bởi sự cần thiết này nên tôi đã lựa chọn đề tài: “ Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ ở Bênh viên Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu + Mục đích: Thông qua khảo sát, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, đề xuất các giải pháp công tác cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở Bệnh viện da khoa tỉnh Lào Cai + Nhiệm vụ: Khảo sát đánh giá trực trạng công tác cán bộ, chất lượng đội ngũ cán bộ ở Bênh viên Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai . Đề suất các giải pháp nhằm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở Bênh viên Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai. 3. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát, đánh giá thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và chất lượng đội ngũ cán bộ ở Bênh viên Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai năm 2020 đến nay 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, tôi sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: phân tích văn bản, điều tra, khảo sát thực tế, tổng hợp, so sánh... để thực hiện đề tài. 5. Bố cục của đề tài: Ngoài phần mở bài và kết luận, khòa luận gồm 3 chương 8 tiết. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ 1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ Trong quá trình lãnh đạo nhân dân làm cách mạng lật đổ ách đô hộ của thực dân, phong kiến và xây dựng đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ. Người cho rằng: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”; “Muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”; “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”. Bởi vậy, sau khi tìm ra con đường cứu nước của cách mạng Việt Nam, việc đầu tiên lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh tiến hành là thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (năm 1925) và tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng ở Quảng Châu, Trung Quốc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ thể hiện qua những điểm chính

Ngày đăng: 17/11/2021, 09:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan