Tài liệu Báo cáo thực tập khoa kinh tế pptx

40 2.7K 2
Tài liệu Báo cáo thực tập khoa kinh tế pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập khoa kinh tế MỤC LỤC Báo cáo thực tập khoa kinh tế 1 MỤC LỤC 2 LỜI MỞ ĐẦU Thực tập cơ sở ngành kinh tế được thiết kế vào cuối năm thứ 3, trong 4 tuần sau khi đã được học kiến thức cơ sở ngành và một phần kiến thức chuyên sâu ngành Nó giúp cho sinh viên ứng dụng những kiến thức và kỹ năng có được từ các phần đã học vào thực tế các hoạt động của đơn vị thực tập nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã học, đồng thời giúp cho việc nghiên cứu kiến thức chuyên sâu Đợt thực tập này là bước đệm giúp sinh viên chuẩn bị lựa chọn chuyên đề thực tập tốt nghiệp và luận văn tốt nghiệp, rèn luyện kỹ năng giao tiếp xã hội và xây dựng mối quan hệ ban đầu tốt với cơ sở thực tập [1, 04] Để thực hiện tốt báo cáo này, em đã được sự hướng dẫn nhiệt tình các thầy cô giáo hướng dẫn trực tiếp là Thạc sỹ Trần Thị Dung và Thạc sỹ Vũ Đình Khoa, sự giúp đỡ, tạo điều kiện của ban lãnh đạo công ty cũng như các cô chú, anh chị ở các bộ phận của công ty và bạn bè, gia đình Em xin chân thành cảm ơn và rất mong được sự hướng dẫn của các cô chú, anh chị trong công ty, các thầy cô giáo để em hoàn thành tốt đợt thực tập này Nội dung của báo cáo gồm có: Phần 1: Công tác tổ chức quản lý của công ty TNHH XNK May Minh Anh Phần 2: Thực tập chuyên đề Chuyên đề 1: Tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing tại công ty TNHH XNK May Minh Anh Chuyên đề 2: Công tác quản lý tài sản cố định trong công ty TNHH XNK May Minh Anh Chuyên đề 3: Những vấn đề tài chính của doanh nghiệp Phần 3: Đánh giá chung và các đề xuất hoàn thiện tại công ty TNHH XNK May Minh Anh Do kiến thức còn hạn hẹp, kiến thức thực tế ít nên báo cáo còn có thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của cô chú, anh chị hướng dẫn ở công ty và các thầy cô giáo để báo cáo được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn ! Phần 1: Công tác tổ chức quản lý của công ty TNHH XNK May Minh Anh 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH XNK May Minh Anh 1.1.1 Giới thiệu về công ty TNHH XNK May Minh Anh - Tên công ty: công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Xuất Nhập Khẩu May Minh Anh - Tên giao dịch: công ty TNHH XNK May Minh Anh - Tên bằng tiếng Anh: Minh Anh garment import export co.,lt - Giấy phép đăng ký số 0500 426 215 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hà Tây (nay là sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội) cấp ngày 8/11/2007 - Vốn điều lệ: 1.720.000.000 - Mã số thuế của công ty: 0500 572 245 - Trụ sở công ty: Tiểu khu Phú Mỹ, Thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội - Tell: 043 3791 497 - Fax: 043 3791 540 - Email: minhanhgarment.export@gmail.com - Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và gia công hàng may mặc 1.1.2 Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty TNHH XNK May Minh Anh Công ty TNHH XNK May Minh Anh được thành lập vào tháng 11 năm 2007, bắt đầu sản xuất kinh doanh từ tháng 01/01/2008 đến nay đang hoạt động trong lĩnh vực may mặc hàng xuất khẩu dưới dạng mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên Công ty thuê đất và thuê xưởng sản xuất của một số hộ gia đình, ngày 26/10/2007 công ty khởi công xây dựng thêm nhà kho, và văn phòng công ty,, nhà để xe, nhà ăn, công trình phụ, tường rào, làm đường Ngày 8/12/2007 thì các công trình được khánh thành Ngày 19/11/2007 công ty mua máy móc thiết bị đợt 1 lắp đặt ở phân xưởng sản xuất, ngày 16/01/2008 công ty mua máy móc thiết bị đợt 2 Công ty thông báo tuyển dụng lao động trên đài truyền thanh 10 xã lân cận của huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội) trong 3 ngày từ ngày 15/12/2007 Đến ngày 01/01/2008 số công nhân đã nộp hồ sơ đến làm việc là 86 công nhân, đến đầu tháng 02/2008 số công nhân tuyên được thêm là 12 công nhân Đến nay tổng số công nhân viên của công ty là 125 người Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản STT 1 Chỉ tiêu Doanh thu các hoạt động 2 Lợi nhuận 3 Tổng vốn Vốn cố định Vồn lưu động Số công nhân Số lượng Trình độ + Tốt nghiệp PTTH + Tốt nghiệp THCS + Trình độ Đại học + Trình độ Cao đẳng + Trình độ Trung cấp 4 Năm 2008 2.168.361.638 55.908.177 2.884.973.300 1.650.833.000 1.234.140.300 125 56 60 1 3 5 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty Công ty có chức năng chính là sản xuất hàng may xuất khẩu theo đơn đặt hàng chủ yếu là sang thị trường Mỹ Công ty thành lập trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn, bước đầu đi vào hoạt đọng cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đội ngũ nhân sự, công nhân nên lợi nhuận còn chưa cao Công ty đóng trên địa bàn với sản xuất nông nghiệp là chính, còn nhiều lao động với trình độ phổ thông Công ty đã nhận đào tạo công nhân, tạo công ăn việc làm cho hơn một trăm công nhân giúp nhà nước một phần trong giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn 1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty 1.3.1 Sơ đồ về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Hình 1.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý Chủ tịch hội đồng thành viên Hội đồng thành viên Ban Giám đốc Giám đốc Phó Giám đốc Marketing Phòng Kế toán Phòng Kỹ thuật Tổ cắt Chuyền may (3 tổ) Xưởng sản xuất Tổ KCS Quản đốc Kho sản phẩm Tổ hoàn thiện Thủ quỹ Kho nguyên vật liệu Tổ sửa máy 1.3.2 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các bộ phận + Hội đồng thành viên của công ty gồm 3 thành viên và giữ các chức vụ tương ứng: chủ tịch hôị đồng thành viên, giám đốc, phó giám đốc Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty: chỉ định người đại diện pháp luật của công ty, bầu ra chủ tịch hội đồng thành viên, quyết định các chiến lược và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty, … (theo khoản 2, điều 47, luật doanh nghiệp của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005) + Chủ tịch hội đồng thành viên: (Ông Nguyễn Vũ Bảy) chuẩn bị tổ chức các chương trình, kế hoạch hoạt động của hội đồng thành viên, triệu tập và chủ trì cuộc họp hội đồng thành viên, giám sát việc tổ chức thực hiện của hội đồng thành viên (theo khoản 2, điều 49, luật doanh nghiệp 2005) + Giám đốc công ty (Ông Nguyễn Anh Tuấn) là người đại diện pháp luật theo uỷ quyền của công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng thành viên, trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động, điều hành trực tiếp các hoạt động của nhà máy (theo khoản 2, điều 55, luật doanh nghiệp năm 2005) + Phó giám đốc công ty (Ông Nguyễn Minh Chung): phụ trách công tác marketing của công ty, tham mưu cho giám đốc + Kế toán: * Nhiệm vụ: - Phản ánh và giám đốc chính xác kịp thời số hiện có và sự biến động của tất cả các tài sản, tiền vốn từ đó quản lý chặt chẽ các loại tài sản nâng cao hiệu quả sử dụng các loại tài sản - Kiểm tra và giám sát việc chấp hành các chính sách kinh tế, tài chính của công ty - Cung cấp các số liệu phục vụ cho việc phân tích các hoạt động kinh tế từ đó khai thác khả năng tiềm tàng của công ty * Chức năng: - Chức năng thông tin: thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản trong quá trình hoạt động của công ty - Chức năng kiểm tra: thông qua việc ghi chép, tính toán, phản ánh kế toán sẽ nắm được một cách có hệ thống toàn bộ tình hình và kết quả hoạt động của công ty Qua đó kiểm tra việc tính toán, ghi chép phản ánh của kế toán về các mặt chính xác, kịp thời, trung thực, rõ ràng, kiểm tra việc chấp hành chế độ, thể lệ kế toán và chính sách chế độ quản lý tài chính của nhà nước + Quản đốc: có nhiệm vụ giám sát các khâu của quá trình sản xuất về mặt kỹ thuật, nguyên vật liệu, hoạt động của các chuyền may + Thủ quỹ: có trách nhiệm nhập, xuất quỹ tiền mặt theo lệnh của giám đốc, kiểm kê tình hình của quỹ tiền mặt hàng ngày để có những chính sách về dự trữ lượng tiền mặt hợp lý đảm bảo nhu cầu về tiền mặt của công ty, kiêm kế toán về tiền mặt + Phòng kỹ thuật gồm có 3 người: trưởng phòng kỹ thuật có trách nhiệm quản lý về khâu kỹ thuật, phòng kỹ thuật có chức năng nhận mẫu, kiểm tra mẫu, làm mẫu, đi sơ đồ, kỹ thuật may + Thủ kho: gồm 2 người, 1 người phụ trách kho nguyên phụ liệu (kiêm kế toán NVL, CCDC) kiểm tra tình hình nguyên phụ liệu nhập, xuất, tồn Có nhiệm vụ: ghi thẻ kho, báo cáo tình hình hàng ngày với kế toán trưởng, đi mua nguyên phụ liệu cho công ty Một thủ kho bên kho thành phẩm (kiêm kế toán thành phẩm) thì bảo quản thành phẩm, kiểm tra và ghi sổ kho tình hình nhập, xuất, tồn thành phẩm, báo cáo với kế toán trưởng + Tổ trưởng các tổ: chấm công cho các công nhân tổ mình, nộp bảng chấm công cho kế toán trưởng để tính lương cho công nhân, quản lý công nhân tổ mình trong sản xuất, tác phong làm việc của công nhân 1.4 Tổ chức và hạch toán kế toán tại công ty TNHH XNK May Minh Anh 1.4.1 Mô hình kế toán và bộ máy kế toán Do đơn vị có quy mô nhỏ lên chỉ có kế toán trưởng và các thủ kho, thủ quỹ kiêm kế toán ở các bộ phận giúp kế toán trưởng: Kế toán trưởng và kế toán viên theo mô hình tập trung Hình 1.2 Hình thức kế toán tập trung của công ty Kế toán trưởng Kế toán NVL, CCDC (thủ kho) Kế toán thành phẩm (thủ kho) Kế toán tiền mặt, TGNH (thủ quỹ) Kế toán tiền lương Quan hệ chỉ đạo trực tiếp Quan hệ tác nghiệp giữa các kế toán viên ở các bộ phận - + Kế toán trưởng: có trách nhiệm tổng hợp tình hình chung của công ty, trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra kế toán viên để phản ánh kịp thời các hoạt động của doanh nghiệp, tổng hợp các số liệu của các kế toán viên để lập phiếu tính chi phí giá thành sản xuất (giá vốn hàng bán), lập báo các thuế cho công ty, tham mưu cho lãnh đạo về tình hình tài chính, sản xuất … của công ty + Kế toán viên: Thủ kho ở kho NVl kiêm kế toán NVL, CCDC ở công ty, có nhiệm vụ ghi chép các số liệu về tình hình nhập, xuất dựa trên phiếu nhập, xuất kho và tính toán tồn cuối của NVL, CCDC ghi vào thẻ kho Thủ kho ở kho thành phẩm kiêm kế toán thành phẩm, ghi chép phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm Thủ quỹ: nhập, xuất quỹ tiền mặt theo lệnh của giám đốc; kiểm kê báo cáo tình hình tồn quỹ tiền mặt, lập các phiếu chi, thu; ghi sổ theo dõi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Kế toán tiền lương: do kế toán trưởng đảm nhiệm, tính toán lương theo sản phẩm, theo lương cơ bản để trả lương cho công nhân dựa trên bảng chấm công của các tổ, các bộ phận; theo dõi mức lương công nhân, ứng lương 1.4.2 Hình thức kế toán áp dụng Hình thức Nhật ký chung •Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung: Hình 1.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán Chứng từ gốc Nhật ký chuyên dùng Sổ, thẻ hạch toán chi tiết Nhật ký chung Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối tài khoản Báo cáo kế toán Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Đối chiếu • Các sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung, nhật ký chuyên dùng (nhật ký mua hàng, nhật ký bán hàng, nhật ký chi tiền, nhật ký thu tiền), sổ cái, sổ, thẻ kế toán chi tiết ở các bộ phận Trình tự ghi sổ: - Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra, kế toán phân loại chứng từ ghi vào các sổ Nhật ký đặc biệt, sổ Nhật ký chung, sau đó tổng hợp các số liệu ở từng sổ theo định kỳ hoặc vào cuối tháng để ghi vào sổ Cái Đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, Nhật ký đặc biệt, các nghiệp vụ phát sinh ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.(không ghi trùng lặp các số liệu giữa các sổ nhật ký) - Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ Cái, lập bảng cân đối số phát sinh Số liệu ghi trên sổ Cái, các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính • Tổ chức hệ thống chứng từ: - Công ty sử dụng hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán do bộ tài chính ban hành theo quyết định 15 ban hành ngày 20/03/2006 của bộ trưởng bộ tài chính Ngoài ra do đặc điểm sản xuất của công ty là hàng may mặc nên có một số mẫu do công ty sử dụng cho phù hợp như: bảng chấm công, phiếu báo cơm bảng kiểm nghiệm hàng hoá vật tư, bảng phân bổ công cụ dụng cụ, bảng tính giá thành, thẻ kho - Các chứng từ sử dụng: phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu đề nghị thanh toán, chứng từ ngân hàng (báo có, báo nợ), hoá đơn giá trị gia tăng 1.4.3 Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán: • Các tài khoản kế toán sử dụng: Chức năng của công ty là sản xuất hàng may xuất khẩu nên các tài khoản kế toán sử dụng là: (áp dụng theo QĐ15/2006/QĐ - BTC, ngày 20/03/2006) - Các tài khoản tài sản ngắn hạn: TK 111, 112, 113, 131, 133, 138, 141, 142, 144, 151, 152, 153, 154, 155, 157 - Các tài khoản phản ánh tài sản dài hạn: 211, 212, 214, 241, 242, 244 để phản ánh tình hình tăng, giảm tài sản cố định của công ty - Các tài khoản nợ phải trả: TK 311, 315, 331, 333, 334, 335, 337, 338, 341, 342 - Các tài khoản phản ánh nguồn vốn: TK 4111, 413, 414, 431, 421 - Các TK liên quan đến viêc tính giá thành, xác định kết quả kinh doanh: TK 5112, 515, 521, 531, 532, 611, 627, 631, 632, 635, 641, 642, 711, 811, 821, 911 - Các TK ngoài bảng: TK 001, 002, 007 • Các tài khoản kế toán không sử dụng: Do công ty mới hoạt động từ tháng 01/2008 với nguồn vốn hạn hẹp, công ty đi vào sản xuất sản phẩm chứ không có hoạt động đầu tư ngắn hạn, dài hạn, không phải là công ty thương mại, hay công ty cổ phần nên không có cổ phần, công ty chưa trích lập được các khoản dự phòng Các tài khoản không sử dụng gồm: TK 121, 128, 129, 139, 156, 158, 159, 217, 221, 222, 223, 228, 229, 243, 343, 351, 352, 4112, 412, 418, 419, 461, 466, 512, 623, 003, 004, 008 1.4.4 Tổ chức hệ thống kế toán máy Công ty đặc thù sản xuất kinh doanh riêng, mới thành lập, quy mô nhỏ nên công ty chưa sử dụng các phần mềm kế toán, kế toán chủ yếu tính toán và lập các bảng biểu trên Exel và Word 1.4.5 Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất đối với sản phẩm của công ty • Tâp hợp chi phí và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Hình 1.4 Sơ đồ tập hợp chi phí, hạch toán thành phẩm, giá vốn TK 621 TK 154 TK 155 TK 632 k/c chi phí NVLTT xuất bán tphẩm TK 622 Th phẩm nhập kho k/c chi phí NCTT TK 157 TK 627 Tp chuyển đi bán k/c chi phí SXC xác định tiêu thụ • Tính giá thành thực tế theo đơn đặt hàng: Do doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng khối lượng lớn, mỗi một thời gian sản xuất một đơn đặt hàng cụ thể nên chi phí cũng được tập hợp theo đơn đặt hàng (bao gồm chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) dẫn đến kỳ kế tính giá thành là khi đơn đặt hàng được sản xuất hoàn thành Trị giá thực tế của công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp giá thực tế đích danh: nhập về theo giá nào thì xuất theo giá đó • Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp ghi thẻ song song: Hình 1.5 Sơ đồ hạch toán theo phương pháp ghi thẻ song song Thẻ kho - Tổng số vốn điều lệ: 1.720.000.000 VNĐ Số lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2008 không chia: 55.908.177 VNĐ Tổng nợ phải trả: 1.109.065.123 VNĐ Trong đó nợ phải trả ngắn hạn là: 309.065.123 VNĐ, nợ dài hạn là: 800.000.000 VNĐ Lợi nhuận của công ty đạt được là thấp Tuy nhiên năm 2008 là một năm khó khăn với nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, có rất nhiều doanh nghiệp bị phá sản, làm ăn thua lỗ Trong bước đầu kinh doanh công ty làm ăn không bị thua lỗ là một điều đáng mừng, cho thấy triển vọng phát triển của công ty TNHH XNK May Minh Anh, và ngành may mặc Việt Nam còn nhiều tiềm năng để khai thác 3.2 Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng của công ty TNHH XNK May Minh Anh 3.2.1 Phân tích các chỉ số đầu tư Các chỉ số đầu tư: Tài sản dài hạn 1.735.833.000 Tỷ suất đầu tư = = = 0,602 Tổng tài sản 2.884.973.300 Nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số tự tài trợ = 1.775.908.177 = Tổng nguồn vốn Công nợ phải trả Hệ số công nợ phải trả = = 0,616 2.884.973.300 1.109.065.123 = Tổng nguồn vốn = 0,384 2.884.973.300 Hệ số tự tài trợ + Hệ số công nợ phải trả = 0,616 + 0,384 = 1 Qua phân tích trên ta thấy hệ số tự tài trợ của công ty là khá cao, cho thấy sự đầu tư sản xuất bằng năng lực của chủ sở hữu là chính, tỷ lệ vay nợ thấp hơn tỷ lệ tự tài trợ 3.2.2 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán: Tình hình tài chính của công ty chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến tình hình và khả năng thanh toán của công ty Khả năng thanh toán của một doanh nghiệp được biểu hiện bằng số tiền và tài sản mà doanh nghiệp hiện đang sở hữu, có thể dùng để trang trải các khoản công nợ đến hạn Phân tích khả năng thanh toán hiện hành: Tổng giá trị tài sản 2.884.973.300 Khả năng thanh toán hiện hành = = Tổng số nợ phải trả 1.109.065.123 - = 2,601 Khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp là khá, một đồng nợ của doanh nghiệp được đảm bảo bởi 2,601 đồng giá trị tài sản So với ngành may mặc hiện nay ở nước ta thì chỉ số này không phải là quá cao Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Nợ ngắn hạn 1.149.140.300 = = 3,718 > 1 309.065.123 Hệ số này cho ta thấy khả năng đáp ứng tạm thời các khoản nợ ngắn hạn của công ty cao hay thấp Nếu hệ số này xấp xỉ bằng 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp là khả quan Nếu hệ số này càng nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp càng thấp Hệ số này của công ty là 3,718 cho ta thấy vốn của công ty là bị nhàn rỗi, chưa được sử dụng tốt - Khả năng thanh toán nhanh: Bên cạnh các hệ số thanh toán trên, ta còn phân tích hệ số khả năng thanh toán nhanh để thấy tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hiện tại đáp ứng như thế nào các khoản nợ ngắn hạn, qua đó cho thấy hàng tồn kho của doanh nghiệp có dễ chuyển thành tiền hay không - Tổng các khoản tiền và tương đương tiền Khả năng thanh toán nhanh = Tổng số nợ ngắn hạn 500.800.300 = = 1,620 > 0,5 309.065.123 Thực tế cho thấy nếu hệ số thanh toán nhanh > 0.5 thì tình hình thanh toán bình thường, còn nếu hệ số này < 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ Khả năng thanh toán nhanh của công ty TNHH XNK May Minh Anh là 1,620 cho thấy vốn của công ty đang bị nhàn rỗi, tiền vốn lưu động của công ty chưa được sử dụng một cách hiệu quả 3.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn - Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tổng hợp: Kết quả đầu ra Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tổng hợp = Vốn sản xuất kinh doanh bình quân 55.908.177 = = 0,020 hay 2 % 2.758.426.650 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tổng hợp thấp, chỉ đạt 2 % Kết quả đầu ra là lợi nhuận của doanh nghiệp (có thể là khối lượng sản phẩm hàng hoá, tính bằng đơn vị hiện vật, tổng giá trị khối lượng, doanh thu) Vốn sản xuất kinh doanh bình quân = (vốn đầu kỳ + vốn cuối kỳ)/2 - Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Kết quả đầu ra Hiệu quả sử dụng vốn cố định = Vốn cố định bình quân 55.908.177 = = 0,036 1.557.458.500 - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Kết quả đầu ra Hiệu quả sử dụng vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân 55.908.177 = = 0,046 1.200.968.150 Hiệu quả sử dụng vốn của công ty là thấp, một đồng vốn lưu động thu được 0,046 đồng lợi nhuận hay 4,6 % + Số vòng quay và thời gian quay vòng của hàng tồn kho: Giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho = Giá trị hàng tồn kho bình quân 1.491.152.000 = = 4,603 323.928.500 Giá trị hàng tồn kho bình quân Thời gian quay vòng hàng tồn kho = x 365 Giá vốn hàng bán 323.928.500 = x 365 = 79,290 (ngày) 1.491.152.000 Số vòng quay hàng tồn kho nhỏ, thời gian quay vòng của hàng tồn kho tương đối dài Do hàng tồn kho bình quân năm được tính bằng công thức (hàng tồn kho đầu kỳ + hàng tồn kho cuối kỳ)/2 nên chỉ tiêu này cũng không thể đánh giá được sát tình hình hàng tồn kho của công ty + Số vòng quay và thời gian thu hồi khoản phải thu khách hàng: Doanh thu thuần về bán hàng Số vòng quay khoản phải thu khách hàng = Khoản phải thu khách hàng bq 2.168.361.638 = = 27,118 (lần/ năm) 79.961.000 Khoản phải thu khách hàng bq Thời gian thu hồi khoản phải thu = = Doanh thu thuần về bán hàng 79.961.000 x 365 = 13,460 (ngày) 2.168.361.638 + Số vòng quay và thời gian thanh toán khoản phải trả người bán: Giá vốn hàng bán x 365 Số vòng quay thanh toán khoản phải trả = Khoản phải trả cho người bán bq 1.491.152.000 = = 21,929 (lần/ năm) 68.000.000 Khoản phải trả cho người bán bq Thời gian thanh toán khoản phải trả = x 365 Giá vốn hàng bán 68.000.000 = x 365 = 16,645 (ngày) 1.491.152.000 Thời gian thanh toán khoản phải trả và thu hồi khoản phải là nhanh, tình hình thu khoản phải thu và thanh toán khoản phải trả là tốt 3.2.4 Phân tích kết quả kinh doanh và khả năng sinh lời - Tỷ suất lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Tỷ suất lợi nhuận gộp = Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ 677.209.638 = = 0,312 hay 31,2 % 2.168.361.638 Tỷ suất này cho biét 100 đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ thì công ty thu được 31,2 đồng lợi nhuận gộp - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế TNDN trên tổng doanh thu thuần (P): Lợi nhuận sau thuế TNDN Tỷ suất lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu thuần 55.908.177 = = 0,026 hay 2,6 % 2.168.361.638 Mặc dù tỷ suất lợi nhuận gộp là không thấp, nhưng do cac chi phí bán hàng, tài chính và quản lý doanh nghiệp là lớn nên tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần thấp, chỉ đạt 2,6 % - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế TNDN trên nguồn vốn chủ sở hữu (ROE): Lợi nhuận sau thuế TNDN Tỷ suất ROE = Nguồn vốn chủ sở hữu 55.908.177 = = 0,031 hay 3,1 % 1.775.908.177 Hay: Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Tổng tài sản Tỷ suất ROE = x x Doanh thu thuần Tổng tài sản 55.908.177 Nguồn vốn chủ sở hữu 2.168.361.638 Tỷ suất ROE = 2.884.973.300 x x 2.168.361.638 2.884.973.300 1.775.908.177 Tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất DTT Tỷ suất tổng TS sau thuế trên doanh thu trên tổng tài sản trên NVCSH Tỷ suất ROE = (P) x (U) x (T) 0,031 = 0,026 x Tổng tài sản 0,752 x 1,624 Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất (T) = = Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu Hay: Nợ phải trả (D) Tỷ suất (T) = 1 + Nguồn vốn chủ sở hữu 1.109.065.123 1.624 = 1+ = 1 + 0,624 1.775.908.177 - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA): Lợi nhuận sau thuế TNDN Tỷ suất ROA = Tổng tài sản 55.908.177 = = 0,019 2.884.973.300 Hay: Lợi nhuận sau thuế TNDN Tỷ suất ROA = Tổng doanh thu thuần x Tổng doanh thu thuần Tổng tài sản 55.908.177 Tỷ suất ROA = 2.168.361.638 x 2.168.361.638 Tỷ suất ROA = 0,019 = 3.2.5 - 0,026 2.884.973.300 x 0,752 Phân tích tình hình rủi ro tài chính của công ty TNHH XNK May Minh Anh Tỷ suất nợ phải trả trên tổng số vốn: Nợ phải trả Tỷ suất nợ phải trả trên tổng nguồn vốn = Tổng nguồn vốn 1.109.065.123 = = 0,384 2.884.973.300 Tỷ suất này phản ánh một đông vốn hiện đang sử dụng có 0,384 đồng vốn vay - Hệ số thanh toán lãi vay: Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay Hệ số thanh toán lãi vay = (lần) Lãi vay phải trả 77.650.246 + 143.049.129 = = 1,543 (lần) 143.049.129 Lãi vay là một khoản chi phí cố định mà nguồn trả là lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ, hay nói cách khác: nó cho ta biết vốn đi vay đã được sử dụng tốt như thế nào, đem lại lợi nhuận là bao nhiêu Phần 3: Đánh giá chung và các đề xuất hoàn thiện tại công ty TNHH XNK May Minh Anh 1 Đánh giá chung Những ưu điểm: - Tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing: Xuất khẩu hàng may mặc cũng là một trong những ngành góp phần quan trọng trong cơ cấu GDP của nước ta Công ty sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng nên việc không cần kênh phân phối sản phẩm, đơn đặt hàng với số lượng lớn, công ty không phải lo khâu tiêu thụ sản phẩm mà chỉ lo khâu tìm kiếm đơn đặt hàng, do đó tiết kiệm được chi phí bán hàng Công ty giữ uy tín với khách hàng về giao hàng đúng hợp đồng (chất lượng hàng, ngày giao hàng,…), uy tín của công ty dần được nâng lên Công ty không có chi phí Marketing, giám đốc nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, giúp đề ra những quyết định đúng đắn - Quản lý tài sản cố định: TSCĐ không để bị mất mát, bảo dưỡng tốt, luôn có thợ máy thường xuyên để bảo dưỡng cho máy móc - Tài chính doanh nghiệp: doanh nghiệp đủ khả năng để thanh toán nợ phải trả, đã có những cố gắng để khắc phục khó khăn trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế Những nhược điểm: - Tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing: Doanh nghiệp chưa chủ động được để mở rộng thị trường xuất khẩu do không có vốn lớn, chưa xây dựng được hình ảnh sản phẩm, công ty trong khách hàng, chưa có các hình thức Marketing phù hợp, chưa nghiên cứu phân tích sâu về thị trường Tiêu thụ sản phẩm còn phụ thuộc rất nhiều vào bên ngoài, đặc biệt nguyên phụ liệu cho ngành may mặc hiện nay đang dần tăng lên - Quản lý tài sản cố định: chưa tận dụng hết năng lực sản xuất của máy móc, tình trạng máy móc ngừng việc vẫn còn - Tài chính của doanh nghiệp: vốn kinh doanh chưa được sử dụng tốt, vốn còn nhàn rỗi nhiều 2 Các đề xuất hoàn thiện Trong tình hình nền kinh tế thế giới suy thoái như hiện nay, tuy nhiên giá trị hàng may mặc xuất khẩu vẫn đạt tỷ lệ khá cao vào năm 2008 Đặc biệt là xuất khẩu sang Mỹ năm 2008 đứng thứ hai sau Trung Quốc về giá trị hàng may mặc xuất khẩu vào Mỹ, tuy còn kém xa Trung Quốc Nhưng trong khủng hoảng kinh tế như hiện nay thì ngành may mặc Việt Nam cũng chịu những ảnh hưởng đáng kể Hơn nữa chi phí sản xuất tại Việt Nam đang tăng lên cùng với sự tăng cao giá cả của nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm làm cho lương công nhân phải được điều chỉnh để đảm bảo đời sống cho người lao động Điều này dẫn đến lợi thế về chi phí thấp dần bị mất đi, sự cạnh tranh trên thị trường càng khốc liệt hơn để dành lấy đơn đặt hàng, thị trường Công ty cần phải chủ động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng, thực hiện tốt công tác quản lý tài chính của công ty Biện pháp trước mắt: Đưa hình ảnh, sản phẩm công ty nên trang Web, liên hệ với các công ty khác để cùng tồn tại và phát triển, nghiên cứu về Marketing một cách sâu hơn Công ty nên tuyển thêm một số vị trị, phân tách nhiệm vụ cụ thể giữa các bộ phận, không để chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, tuyển thêm công nhân khắc phục tình trạng máy móc ngừng việc Tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tư liệu lao động, có ý nghĩa quyết định tới việc sản xuất, vì vậy việc quản lý và khai thác tốt tài sản cố định góp phần quan trọng tới thành công của doanh nghiệp Biện pháp lâu dài: Chủ động tìm kiếm thị trường, quản lý tốt nguồn vốn kinh doanh của công ty, không để vốn của doanh nghiệp bị nhàn rỗi, sử dụng vốn vay hiệu quả Công ty nên hoạch định chính sách sản xuất sản phẩm phù hợp, mở rộng quy mô sản xuất Xây dựng uy tín với khách hàng và các nhà cung cấp Tạo dựng hình ảnh về công ty, sản phẩm của công ty, có thể mở rộng sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong nước KẾT LUẬN Qua đợt thực tập này em đã được tiếp cận với tình hình làm việc thực tế của công ty, được xem xét và quan sát về tổ chức quản lý nhân sự, kinh doanh của công ty Từ đó em củng cố, và hiểu sâu sắc hơn về các kiến thức đã được học ở nhà trường, đây cũng là đợt thực tế có ý nghĩa sâu sắc với em để em có thể rèn luyện thêm cho mình các kỹ năng xã hội Do kiến thức chưa sâu, hiểu biết xã hội còn ít, trong báo cáo này còn nhiều thiếu sót Em chưa thực sự nghiên cứu sâu sắc các khía cạnh của vấn đề cần tìm hiểu, chưa khái quát được về tổng thể hoạt động của các công ty, so sánh được với trong ngành Mặt khác công ty mới đi vào hoạt động nên số liệu trong báo cáo của em chưa nhiều, không có được các số liệu các năm để so sánh tình hình tài chính của công ty Em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo mà trực tiếp hướng dẫn là cô Trần Thị Dung, thầy Vũ Đình Khoa (Th.sỹ, giảng viên của trường); sự giúp đỡ tạo điều kiện của ban lãnh đạo công ty TNHH XNK May Minh Anh Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô, của Quý công ty để có thể đưa những kiến nghị của em áp dụng vào thực tế Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2009 Sinh viên Nguyễn Thị Hường CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 của công ty TNHH XNK May Minh Anh Phụ lục 2: Bảng cân đối kế toán năm 2008 Phụ lục 3: Bảng liệt kê các loại máy móc thiết bị Phụ lục 1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 Đơn vị báo cáo: Công ty TNHH XNK May Minh Annh Địa chỉ: Tiểu khu Phú Mỹ, thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội Đơn vị tính: VNĐ Số tiền 2.168.361.638 STT 1 Chỉ tiêu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Mã số 1 2 2 0 3 Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần 10 2.168.361.638 4 Giá vốn hàng bán 11 1.491.152.000 5 Lãi gộp 20 677.209.638 6 Chi phí bán hàng 24 178.389.300 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 273.420.963 8 Chi phí hoạt động tài chính Trong đó chi phí lãi vay Thu nhập khác 22 23 31 173.449.129 143.049.129 25.700.000 10 Lợi nhuận trớc thuế thu nhập doanh nghiệp 50 77.650.246 11 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 21.742.069 12 Lợi nhuận thuế thu nhập doanh nghiệp 60 55.908.177 9 Lập, ngày 31 tháng 12 năm 2008 Phụ lục 2: Bảng cân đối kế toán năm 2008 Đơn vị báo cáo: Công ty TNHH XNK May Minh Anh Địa chỉ: Tiểu khu Phú Mỹ, thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, tp Hà Nội BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31/12/2008 Đơn vị tính: VNĐ TÀI SẢN Mó số Đầu kỳ Cuối kỳ A TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 1.167.796.000 1.149.140.300 I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 894.291.800 500.800.300 1 Tiền mặt 294.291.800 153.150.300 2 Tiền gửi ngõn hàng 600.000.000 347.650.000 II Cỏc khoản phải thu ngắn hạn 130 0 159.922.000 1 Phải thu khỏch hàng 131 0 159.922.000 2 Trả trước cho người bán 132 0 0 III Hàng tồn kho 140 206.750.000 441.152.000 1 Hàng tồn kho 141 206.750.000 441.152.000 2 Dự phũng giảm giỏ hàng tồn kho 142 0 0 IV Tài sản ngắn hạn khỏc 150 66.754.200 47.266.000 1 Chi phí trả trước ngắn hạn 151 36.050.000 30.136.000 2 Thuế GTGT được khấu trừ 152 30.704.200 17.130.000 B TÀI SẢN DÀI HẠN 200 1.464.084.000 1.735.833.000 I Tài sản cố định 220 1.464.084.000 1.650.833.000 1 Tài sản CĐHH 221 614.084.000 885.833.000 Nguyờn giỏ 222 614.084.000 1.063.000.000 Giỏ trị hao mũn luỹ kế 223 0 (177.167.000) 2 Tài sản CĐ thuê TC 224 850.000.000 765.000.000 Nguyờn giỏ 225 850.000.000 850.000.000 Giỏ trị hao mũn luỹ kế 226 0 (85.000.000) II Tài sản dài hạn khỏc 260 0 85.000.000 1 Chi phí trả trước dài hạn 261 0 85.000.000 Tổng Tài sản NGUỒN VỐN A NỢ PHẢI TRẢ I Nợ ngắn hạn 1 Vay và nợ ngắn hạn 2 Phải trả người bán 4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 5 Phải trả người lao động 6 Chi phớ phải trả II Nợ dài hạn Mó số 300 310 311 312 314 315 316 330 2.631.880.000 Đầu kỳ 911.880.000 217.880.000 109.500.000 106.000.000 2.884.973.300 Cuối kỳ 1.109.065.123 309.065.123 236.850.000 30.000.000 1.000.000 0 1.380.000 694.000.000 22.742.069 11.820.000 7.653.054 800.000.000 4 Vay và nợ daỡ hạn B VỐN CHỦ SỞ HỮU I Vốn chủ sở hữu 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 7 Quỹ đầu tư phát triển 10 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Tổng Nguồn vốn 332 400 410 411 417 694.000.000 1.720.000.000 1.720.000.000 1.720.000.000 0 800.000.000 1.775.908.177 1.775.908.177 1.720.000.000 0 420 440 0 2.631.880.000 55.908.177 2.884.973.300 Phụ lục 3: Bảng liệt kê giá trị máy móc thiết bị sản xuất của công ty TNHH XNK May Minh Anh năm 2008 Stt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Tên tài sản Ký hiệu Máy may một kim thường Máy may một kim điện tử Máy hai kim cố định Máy hai kim di động Máy vắt sổ hai kim năm chỉ Máy vắt sổ hai kim năm chỉ Máy trần chun (Cũ) Máy đính cúc Máy di bọ JUKI Máy sang chỉ công nghiệp Máy thùa khuyết Bộ máy cắt Bàn hút công nghiệp Bộ cầu là hơi Băng truyền sản xuất Tổng KM-250A Số lượng (bộ) 100 đơn giá chưa vat Nguyên giá 3.703.000 370.300.000 KM-250A7S KM-757 4 11.040.000 44.160.000 4 13.440.000 53.760.000 KM-797 2 16.800.000 33.600.000 SC-9005 2 10.880.000 21.760.000 PEGASUS M700 4 10.580.000 42.320.000 1 1 1 1 17.900.000 15.100.000 32.600.000 1.400.000 17.900.000 15.100.000 32.600.000 1.400.000 1 1 3 28.000.000 20.000.000 4.000.000 28.000.000 20.000.000 12.000.000 1 4 40.000.000 10.000.000 40.000.000 40.000.000 LK 1850 130 772.900.000 TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN [1] Khoa kinh tế Đại học Công nghiệp Hà Nội, Tài liệu hướng dẫn thực tập cơ sở ngành Kinh tế, 03/2009 [2] Khoa kinh tế Đại học Công nghiệp Hà Nội, Giáo trình Thống kê doanh nghiệp, ĐHCNHN, Hà Nội, 2008 [3] Th.sỹ Nguyễn Thị Lan Anh (chủ biên), Đề cương bài giảng Lý thuyết hạch toán kế toán, Hà Nội, 2007 [4] Th.sỹ Đặng Ngọc Hùng (chủ biên), Đề cương bài giảng Kế toán tài chính 1, ĐHCNHN, Hà Nội, 08/2007 [5] Khoa kinh tế Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đề cương bài giảng Kế toán tài chính 2, Hà Nội, 2008 [6] Khoa kinh tế Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đề cương bài giảng Kế toán tài chính 3, Hà Nội, 10/2008 [7] Th.sỹ Đặng Ngọc Hùng (chủ biên), Giáo trình Kế toán quản trị, 10/2008 [8] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật doanh nghiệp, số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 ... LK 1850 130 772.900.000 TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN [1] Khoa kinh tế Đại học Công nghiệp Hà Nội, Tài liệu hướng dẫn thực tập sở ngành Kinh tế, 03/2009 [2] Khoa kinh tế Đại học Công nghiệp...MỤC LỤC Báo cáo thực tập khoa kinh tế MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Thực tập sở ngành kinh tế thiết kế vào cuối năm thứ 3, tuần sau học kiến... tốn tài 1, ĐHCNHN, Hà Nội, 08/2007 [5] Khoa kinh tế Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đề cương giảng Kế tốn tài 2, Hà Nội, 2008 [6] Khoa kinh tế Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đề cương giảng Kế toán tài

Ngày đăng: 19/01/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Báo cáo thực tập khoa kinh tế

  • MỤC LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan