Tài liệu Chương VII: CƠ SỞ KỸ THUẬT ĐO pptx

31 817 2
Tài liệu Chương VII: CƠ SỞ KỸ THUẬT ĐO pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương VII CƠ SỞ KỸ THUẬT ĐO - Chất lượng sản phẩm là một yếu tố mang tính chất quyết định trong sự phát triển của nền khí chế tạo máy. Đảm bảo chất lượng sản phẩm trong sản xuất là đảm bảo hiệu quả kinh tế cho nền sản xuất. - Trong quá trình chế tạo các chi tiết máy, để kiểm tra chất lượng sản phẩm cần phải đo để đảm bảo chi tiết làm ra đạt yêu cầu kỹ thuật. Vì vậy, kỹ thuật đo là khâu không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. - Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm không đơn thuần là việc kiểm tra sản phẩm sau khi chế tạo mà cái chính là vạch ra nguyên nhân sai hỏng ngay trong khi gia công, để được quy trình công nghệ hợp lí, thể điều chỉnh quá trình gia công nhằm tạo ra sản phẩm đạt chất lượng . Mức độ đưa thiết bị và kỹ thuật đo vào công nghệ chế tạo thể hiện mức độ tiên tiến của nền sản xuất . 7.1 Các khái niệm bản trong đo lường: 7.1.1 - Khái niệm chung - Đo lường là việc định lượng độ lớn của đối tượng đo, dựa trên việc thiết lập quan hệ giữa đại lượng cần đo và một đại lượng cùng tính chất vật lý được quy định dùng làm đơn vị đo. - Thực chất của việc đo lường là việc so sánh đại lượng cần đo với đơn vị đo để tìm ra tỉ lệ giữa chúng. Độ lớn của đối tượng cần đo được biểu diễn bằng trị số của tỉ lệ nhận được kèm theo đơn vị đo dùng khi so sánh . Ví dụ: +) Đại lượng cần đo là X đ , đơn vị dùng để so sánh là W. Khi đó tỉ lệ giữa chúng là: q W X d = Kết quả đo sẽ biểu diễn là :X đ = q.W - Việc chọn độ lớn của đơn vị đo khác nhau khi so sánh sẽ trị số q khác nhau. Chọn độ lớn của đơn vị đo sao cho việc biểu diễn kết quả đo gọn, đơn giản tránh nhầm lẫn trong ghi chép và tính toán. Kết quả đo cuối cùng cần biểu diễn theo đơn vị đo hợp pháp 7.1.2 - Đơn vị đo - Hệ thống đo - Đơn vị đo là yếu tố chuẩn dùng để so sánh. Vì vậy, độ chính xác của đơn vị đo sẽ ảnh hưởng tới độ chính xác khi đo. - Độ lớn của đơn vị đo cần được quy định theo chuẩn mới đảm bảo được việc thống nhất trong giao dịch, mua bán, chế tạo sản phẩm để dễ thay thế và lắp lẫn 77 - Để đảm bảo tính thống nhất trong đo lường, các đơn vị đo bản và các đơn vị đo dẫn xuất hợp thành hệ thống đơn vị đo : “ Đơn vị của các đại lượng vật lí ” ( SI : Standard International ) . Hệ thống SI tránh được sự cần thiết phải nghiên cứu tỉ mỉ nhiều hệ thống đơn vị - Hệ thống đơn vị bao gồm hai nhóm: +) Đơn vị bản: được thể hiện bằng các đơn vị chuẩn với độ chính xác cao nhất mà khoa học kỹ thuật hiện đại thể thực hiện được. - Ở nước ta hiện đang sử dụng các đơn vị đo lường của hệ thống SI gồm 7 đơn vị bản là: a) Đơn vị chiều dài : “Mét (m) – là quãng đường ánh sáng đi được trong chân không trong khoảng thời gian 1/29979258 giây (CGMP lần thứ 17 năm 1983) +) Chuẩn chiều dài mét hiện nay sai số = 0,002 mm ( = 2.10 -9 m) b) Đơn vị đo nhiệt độ : Kelvin ( K) +) 0 K là nhiệt độ giá trị bằng 1/273,16 phần nhiệt độ đông của điểm thứ 3 của nước (là điểm cân bằng của 3 trạng thái rắn, lỏng, hơi) +) Sử dụng thang Kelvin là thang chuẩn và được sử dụng ưu tiên trong tính toán bởi vì thang này không nhiệt độ âm mà chỉ nhiệt độ dương. Ngoài ra, sử dụng thang Kelvin, sai số của phép đo chuẩn được giảm đi 50 lần. c) Đơn vị đo cường độ dòng điện: Ampe (A) +) Ampe là cường độ dòng điện một chiều chạy qua 2 dây dẫn song song dài vô hạn, có diện tích mặt cắt nhỏ không đáng kể, được đặt trong chân không cách nhau 1m và trên mỗi đoạn chiều dài 1m của dây dẫn xuất hiện lực tương tác bằng 2.10 -7 N. d) Đơn vị đo thời gian: giây (s) +) Giây bằng 9192631770 chu kì bức xạ tương ứng với sự chuyển đổi giữa 2 mức siêu tĩnh của trạng thái bản Xe-133. +) Giây gắn liền với sự giao dộng của nguyên tử Xe. Sai số tương đối là 5.10 -11 e) Đơn vị đo cường độ ánh sáng ( Candela ). - Candela - là cường độ ánh sáng theo một phương xác định của một nguồn phát ra bức xạ đơn sắc tần số 540 x 10 12 Hz và cường độ bức xạ theo phương đó là 1/683 Oat trên Steradian(CGPM - lần thứ 16,1979) f) Đơn vị đo khối lượng: (Kg) - Kilogram - là đơn vị đo khối lượng bằng khối lượng của mẫu kilogram quốc tế đặt tại trung tâm mẫu và cân quốc tế tại Paris g) Đơn vị đo số lượng vật chất: (Mol) - Mol - là lượng vật chất số phân tử (hay nguyên tử, các hạt ) bằng số nguyên tử chứa trong 12 C với khối lượng là 0,012(kg). 78 - Các đơn vị này thể dùng để đo tất cả các loại thông số : học, nhiệt, điện, từ ánh sáng, âm, bức xạ ion và trong lĩnh vực hoá học +) Đơn vị kéo theo: là các đơn vị liên quan tới các đơn vị bản thể hiện qua các biểu thức. - Ngoài bảng 7 đơn vị bản trên còn các đơn vị kéo theo trong các lĩnh vực cơ, điện, từ, quang. 7.1.3 – Ph ươ ng pháp đo - Phương pháp đo là cách thức, thủ thuật để xác định thông số cần đo. Đó là tập hợp mọi sở khoa học thể để thực hiện phép đo, trong đó nguyên tắc để xác định thông số đo. Các nguyên tắc này thể dựa trên mối quan hệ toán học hay mối quan hệ vật lý liên quan tới đại lượng đo. Ví dụ : 1. Để đo bán kính cung tròn, thể dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố trong cung. h sh R 82 2 += h : chiều cao cung s : độ dài cung 2. Khi đo tỉ trọng của vật liệu , dựa trên quan hệ vật lý : V G D = trong đó : D - Tỷ trọng mẫu đo G - Trọng lượng mẫu đo V - Thể tích mẫu đo Giả sử mẫu là hình trụ : h d V . 4 2 Π = h: chiều dài mẫu d: đường kính mẫu hd G D 2 4 Π =⇒ Việc chọn mối quan hệ nào đó trong các mối quan hệ thể với thông số đo phụ thuộc vào độ chính xác yêu cầu đối với đại lượng đo, trang thiết bị hiện có, khả năng tìm được hoặc tự chế tạo được. Mối quan hệ cần được chọn sao cho đơn giản, các phép đo dễ thực hiện với yêu cầu về trang thiết bị đo ít và khả năng thực hiện được. 79 * sở để phân loại phương pháp đo. a. Dựa vào quan hệ giữa đầu đo và chi tiết đo chia ra: đo tiếp xúc và đo không tiếp xúc - Đo tiếp xúc: là phương pháp đo giữa đầu đo và chi tiết đo tồn tại một áp lực gọi là áp lực đo. Khi đo tiếp xúc, đầu đo sẽ tiếp xúc với mặt chi tiết theo đường, điểm hoặc mặt. +) Ví dụ : khi đo bằng dụng cụ đo khí quang, cơ, điện, tiếp xúc áp lực này làm cho vị trí đo ổn định, vì thế kết quả đo tiếp xúc rất ổn định. +) Tuy nhiên do tồn tại áp lực đo mà khi đo tiếp xúc không tránh khỏi sai số đo do các biến dạng liên quan tới áp lực đo gây ra. Đặc biệt khi đo các chi tiết là vật liệu mềm, dễ biến dạng hoặc hệ đo kém cứng vững. - Đo không tiếp xúc: là phương pháp đo không áp lực đo giữa yếu tố đo và bề mặt đo Ví dụ : máy đo biên dạng Project Profile, kính hiển vi, ốp ti mét +) Do không tồn tại áp lực đo nên khi đo bề mặt chi tiết không bị biến dạng hoặc bị cào xước. Phương pháp này thích hợp với các chi tiết nhỏ, mềm, mỏng, dễ biến dạng hoặc các sản phẩm không cho phép vết xước. b. Dựa trên quan hệ về giá trị đo chia ra: đo tuyệt đối và đo so sánh. - Trong phương pháp đo tuyệt đối giá trị chỉ thị trên dụng cụ đo là giá trị đo được. Phương pháp này đơn giản, ít nhầm lẫn nhưng vì hành trình đo dài nên độ chính xác kém. - Trong phương pháp đo so sánh giá trị chỉ thị trên dụng cụ đo chỉ cho ta sai lệch của giá trị đo so với giá trị của chuẩn ( mẫu). Khi đó, kết quả đo phải là tổng của giá trị chuẩn và giá trị chỉ thị: xQQ ∆+= 0 Trong đó : Q : kích thước mẫu ∆x: giá trị chỉ thị của dụng cụ Ví dụ : kiểm tra góc vuông bằng ke, kiểm tra góc bằng góc mẫu, kiểm tra kiểm tra kích thước bằng Calip, kiểm tra chi tiết trên máy bằng Optimet +) Độ chính xác của phép đo so sánh cao hơn phép đo tuyệt đối và phụ thuộc chủ yếu vào độ chính xác của mẫu và quá trình chỉnh “0”. Các máy đo thường dùng phương pháp này vì nó đơn giản và thuận tiện . c. Dựa vào quan hệ giữa đại lượng cần đo và đại lượng được đo chia ra: đo trực tiếp và đo gián tiếp Từ phương trình biểu diễn phép đo : Q = X Trong đó : Q – Giá trị cần tìm X – Giá trị chỉ thị - Phương pháp đo trực tiếp: là phương pháp đo mà kết quả của phép đo (giá trị chỉ thị X của cấu đo) chính là giá trị của đại lượng cần tìm Q. 80 Ví dụ: Đo đường kính chi tiết bằng Panme, thước cặp +) Phương pháp đo trực tiếp cho độ chính xác cao nhưng hiệu quả thấp. - Phương pháp đo gián tiếp: là phương pháp mà giá trị của đại lượng cần đo không xác định được trực tiếp từ chỉ số của dụng cụ đo mà nó quan hệ với một hay nhiều đại lượng đo trực tiếp theo hàm dạng: y = f(x 1 ,x 2 ,x n ) Trong đó: y là đại lượng cần tìm x 1 ,x 2 , ,x n : các đại lượng đo trực tiếp. Ví dụ: đo 2 cạnh của một tam giác vuông rồi sử dụng định lý Pitago để tính ra cạnh huyền, xác định góc +) Phương pháp đo gián tiếp thông qua các mối quan hệ toán học hoặc vật lý giữa đại lượng được đo và đại lượng cần đo là phương pháp đo phong phú, đa dạng và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu hàm quan hệ càng phức tạp thì độ chính xác đo càng thấp vì việc tính toán, xử lý kết quả đođộ chính xác đo phụ thuộc rất lớn vào việc lựa chọn mối quan hệ này d. Ngoài ra trong đánh giá và kiểm tra sản phẩm chia ra: đo từng phần và đo tổng hợp. - Phương pháp đo từng phần: là phương pháp tiến hành đo riêng rẽ từng yếu tố, sau đó phối hợp các yếu tố đó lại mới xác định được chi tiết đó đạt được yêu cầu hay không Ví dụ : đo đường kính trung bình, bước răng, góc của răng rồi kết hợp kết quả đó lại mới xác định được đường kính trung bình của răng nằm trong phạm vi giới hạn điều chỉnh hay không . +) Phương pháp đo từng phần sử dụng khi kiểm nghiệm sản phẩm và tìm nguyên nhân gây ra phế phẩm. - Phương pháp đo tổng hợp: chọn một thông số nào đó mà qua đó đánh giá được chất lượng sản phẩm. Ví dụ: kiểm tra ren bằng Calip, đo ren bằng dưỡng ( khi đó không cần kiểm tra các yếu tố riêng rẽ như đường kính, bước ren, góc xoắn ). +) Phương pháp đo tổng hợp chủ yếu dùng để kiểm nghiệm sản phẩm, nghiệm thu hàng hoá 7.1.3 - Cấu trúc bản của hệ thống đo 1/ Giá trị chia độ (độ phân giải) - Hiệu số giữa các trị số tương ứng với 2 vạch lân cận nhau của thang đo (chia độ) gọi là độ phân giải (hay còn gọi là giá trị chia độ). Ví dụ : khi thước động của Panme dịch chuyển 1 vạch thì đầu đo dịch chuyển 1 khoảng là 0,001mm.Như vậy, độ phân giải của Panme này là 0,001mm. - Độ phân giải càng nhỏ thì độ chính xác càng cao 81 - Tuy nhiên, với độ phân giải và độ chính xác của dụng cụ đo là khác nhau. Độ chính xác của dụng cụ đo được xác định bằng sai số ∆x và thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn độ phân giải. 2/Khoảng chia độ - Khoảng chia độ là khoảng cách tâm giữa 2 vạch lân cận của thang đo. - Trong phần lớn các dụng cụ đo , khoảng chia độ 1 ÷ 2,5mm. Khoảng chia độ trên thang đo càng lớn thì việc đọc theo thang đo càng thuận tiện. Tuy nhiên khi đó sẽ làm tăng kích thước của dụng cụ đo . 3/ Tỷ số truyền và độ nhạy K . - Là tỷ số giữa sự thay đổi ở đầu ra tương ứng với sự thay đổi ở đầu vào của dụng cụ đo. Khi K càng lớn, độ chính xác đo càng cao. Khi sự thay đổi ở đầu vào và đầu ra cùng tính chất vật lý thì K là đại lượng không thứ nguyên và gọi là tỷ số truyền. Khi sự thay đổi này không cùng tính chất vật lý thì K sẽ thứ nguyên của đại lượng ra trên đại lượng vào và gọi là độ nhạy. - Nếu dụng cụ đo nhiều khâu biến đổi, mỗi khâu một độ nhạy riêng thì độ nhạy của toàn dụng cụ là ∏ = =×××= n i in KKKKK 1 21 4/ Độ nhạy giới hạn ε . - Là chuyển vị nhỏ nhất ở đầu vào còn gây ra được chuyển vị ở đầu ra ổn định và quan sát được. Khi ε càng bé thì độ chính xác đo được càng cao. 5/ Độ biến động chỉ thị . - Là phạm vi dao động của chỉ thị khi đo lặp lại cùng 1 giá trị đo trong cùng 1 điều kiện đo ∆ bd = x max - x min x max , x min : giá trị chỉ thị lớn nhất và nhỏ nhất trong n lần đo lặp lại. 6/ Phạm vi đo: - Là phạm vi thay đổi của giá trị đo mà phương tiện đo thể thực hiện được 7.1.4 - Kiểm tra - Kiểm tra một đại lượng là việc đánh giá giá trị thực của đại lượng đó nằm trong giới hạn cho phép đã được quy định hay không. - Giới hạn cho phép là các sai lệch cho phép trong dung sai sản phẩm mà người thiết kế yêu cầu, phụ thuộc vào độ chính xác cần thiết khi làm việc của sản phẩm. Sản phẩm cần thiết là chính phẩm khi giá trị thực nằm trong khoảng sai lệch cho phép, ngược lại được xem là phế phẩm. 82 - Sự khác nhau căn bản giữa kiểm tra và đo lường là kiểm tra không cần định lượng là bao nhiêu mà chỉ so sánh các đại lượng cần kiểm tra nằm trong giới hạn cho phép đã được quy định hay không, để khẳng định về chất lượng của sản phẩm là thành phẩm hay phế phẩm. - Phân loại phương pháp kiểm tra: a) Dựa vào tính chất sử dụng của kết quả kiểm tra, phân ra: - Kiểm tra bị động: là hình thức kiểm tra sản phẩm sau chế tạo nhằm phân loại sản phẩm là thành phẩm hay phế phẩm. Hình thức này thường dùng khi kiểm tra thu nhận sản phẩm nên gọi là kiểm thu nhận. - Kiểm tra chủ động: là hình thức kiểm tra mà kết quả phản ánh thông qua thông số đo trong quá trình gia công. Nếu thông số đo vượt quá giới hạn giá trị cho phép, thông qua hệ thống điều chỉnh tự động (hay còn gọi là hệ thống đo lại tích cực) sẽ tự động điều chỉnh lại quá trình gia công để không tiếp tục tạo ra phế phẩm. Trong các quá trình công nghệ hiện đại, đặc biệt là khi chế tạo các chi tiết phức tạp, kiểm tra tích cực không những hạn chế việc tạo ra phế phẩm mà còn thực hiện được những thao tác kiểm tra mà sau khi chế tạo sẽ khó mà kiểm tra được. b) Dựa vào nội dung kiểm tra. - Kiểm tra yếu tố: việc kiểm tra thực hiện riêng đối với một thông số, thường là thông số quan trọng ảnh hưởng chính tới chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, trong nghiên cứu độ chính xác khi gia công để hợp lí hóa quy trình công nghệ, vạch ra nguyên nhân sai hỏng thì cần kiểm tra yếu tố mà thông số kiểm tra chính là yếu tố của nguyên công đang thực hiện. - Kiểm tra tổng hợp: là phương pháp kiểm tra đồng thời sự ảnh hưởng của các yếu tố tới chất lượng chung của sản phẩm. Phương pháp này thường được áp dụng khi thu nhận sản phẩm. Ví dụ: với chi tiết ren, khi gia công thể kiểm tra đường kính trung bình, đó là kiểm tra yếu tố. Khi chi tiết đã gia công thể kiểm tra ăn khớp bằng cách cho ăn khớp với đai ốc, đó là kiểm tra tổng hợp. 7.2 - Các nguyên tắc bản trong đo lường: 1/ Nguyên tắc ABBE - Khi thiết kế phương án đồ nguyên tắc đo kích thước mẫu và kích thước đo thể đặt song song hoặc nối tiếp nhau. 83 - Nguyên tắc ABBE phát biểu rằng: “ Khi kích thước đo và kích thước mẫu nằm trên một đường thẳng thì kết quả đo đạt độ chính xác cao nhất”. - Khi đo khe hở khâu dẫn đầu đo di động dưới tác dụng của áp lực đo và các biến dạng tế vi dưới tác dụng của áp lực đo chính là nguyên nhân gây ra sai số đo. S L δ KÝch th ¦ íc mÉu KÝch th ¦ íc ®o ∆α S ∆ 1 KÝch th ¦ íc ®o KÝch th ¦ íc mÉu ∆α L ∆ 2 +) Với khe hở δ và chiều dài khâu dẫn là L, góc lệch lớn nhất sẽ là ∆ α = Arctg L δ . +) Khi đo không theo nguyên tắc ABBE, sai số đo là: ∆ 1 = δ tg∆ α ≈ δ ∆ α . +) Khi đo theo nguyên tắc ABBE, sai số đo là: ∆ 2 = l ( 1- cos ∆ α ) ≈ l 2 2 α ∆ . Với l là chiều dài đo. Nhận thấy ∆ 2 << ∆ 1 . Ví dụ: Thước cặp là dụng cụ đo không theo ABBE. Panme là dụng cụ đo theo ABBE. 2/ Nguyên tắc xích truyền ngắn nhất. - Mỗi khâu, mỗi khớp tham gia trong xích truyền kích thước, từ kích thước đo lên tới kích thước mẫu để so sánh bản thân đều mang sai số công nghệ nhất định. Do đó nếu số khâu tham gia vào xích truyền kích thước càng nhiều thì sai số tích lũy càng tăng làm sai số phép đo càng lớn, độ chính xác của phép đo càng thấp. - Để đạt được độ chính xác cao, máy đo và dụng cụ đo cần được thiết kế đảm bảo tỷ số truyền với số khâu là ít nhất. Đối với đồ nguyên tắc đo, sao cho số khâu thành phần tham gia vào chuỗi kích thước để giải ra kích thước đo là ít nhất. Ví dụ: 3 phương án để đo khoảng cách tâm L: 84 PA I: L = L 1 + 2 21 DD + . PA II: L = L 2 - 2 21 DD + . PA III: L = 2 21 LL + . D 1 2 D L L 1 2 L Nhận xét: phương án 3 là hợp lí nhất. 3/ Nguyên tắc chuẩn thống nhất - Mỗi chi tiết qua thiết kế, gia công và kiểm tra ở từng bước đều chuẩn để thiết kế, chế tạo, lắp ráp và kiểm tra. - Nguyên tắc chuẩn thống nhất chỉ ra rằng khi các chuẩn đó được dùng thống nhất thì kết quả kiểm tra sẽ phù hợp với chất lượng chi tiết khi làm việc. 4/ Nguyên tắc kinh tế. - Nguyên tắc kinh tế bảo đảm độ chính xác đo lường trong điều kiện kinh tế nhất định, cụ thể: +) Độ chính xác phương tiện đo hợp lí. +) Dễ điều chỉnh, gá đặt, thao tác, về khí hóa, tự động hóa, đo hàng loạt với năng xuất cao. +) Yêu cầu bậc thợ điều chỉnh và thao tác trung bình. +) Chu kỳ điều chỉnh đo, sửa chữa dài. +) Thiết bị đo đơn giản, rẻ tiền, dễ kiếm, dễ chế tạo. * Trong thực tế, không phải bao giờ cũng thỏa mãn đồng thời cả 4 nguyên tắc trên. Cần căn cứ vào các điều kiện, các yêu cầu kỹ thuật riêng và chức năng cụ thể mà thể đặc biệt coi trọng nguyên tắc nào đó. 85 7.3 -Xử lý tín hiệu đo: 7.3.1 - Mục đích, yêu cầu 7.3.2 - Các đặc trưng bản của mạch đo và các loại mạch đo 1/ Khái niệm: - Mạch đo lường là thiết bị kỹ thuật làm nhiệm vụ biến đổi, xử lý thông tin, tính toán phối hợp các tin tức với nhau trong một hệ vật lý thống nhất. - thể coi mạch đo như một khâu tính toán, thực hiện các phép tính đại số trên đồ mạch nhờ vào kỹ thuật điện tử theo yêu cầu kỹ thuật của thiết bị đo. 2/ Các đặc trưng bản của mạch đo: * Chức năng và phạm vi làm việc: - Trong các hệ thống đo lường - điều khiển mọi quá trình đều được đặc trưng bởi các biến trạng thái như: lực, áp suất, vận tốc, nhiệt độ Các biến trạng thái này thường là các đại lượng không điện. Chức năng của các mạch đo là tiếp nhận thông tin, tính toán, xử lý sự biến thiên các biến trạng thái của các quá trình. W(t) X(t) Y(t) - đồ trên thể hiện quan hệ giữa đầu vào với đầu ra và khả năng thực hiện của chúng. Ứng với trường hợp đơn giản nhất đó là tỉ số W=Y/X với X - thông số đầu vào, Y - thông số ra. Trong các trường hợp phức tạp hơn thì W(t) là một hàm của thời gian t gọi là hàm truyền đạt tương hỗ. - Hàm truyền đạt W được xác định trong một phạm vi nào đó của đại lượng vào và ra, gọi là phạm vi làm việc của của mạch đo. Nếu vượt ra ngoài phạm vi đó thì W không còn đảm bảo được sai số cho phép nữa. * Sai số của mạch đo: - Trong một hệ thống đo lường, cũng như các khâu khác thiết bị của mạch đo cũng gây ra sai số. Sai số của mạch đo thể chia ra làm hai loại: a/ Sai số bản thân mạch đo: Gây ra bởi các biến động bởi quan hệ tương hỗ (hàm truyền đạt). Hàm truyền đạt của mạch đo X Y W = - Giả sử trong trường hợp ở đầu vào không mắc sai số nhưng ở đầu ra Y mắc phải sai số ∆Y. Nguyên nhân là do sai số của hàm truyền đạt ∆W gây ra do sự biến động của các yếu tố bên ngoài hay nội tại ảnh hưởng tới mạch đo ∆ θ i. Sai số này được đánh giá: θ γ γ θθ W WW K = ∆ ∆ = / / trong đó: - γ W : sai số tương đối của hàm truyền đạt 86 . quan hệ giữa đầu đo và chi tiết đo chia ra: đo tiếp xúc và đo không tiếp xúc - Đo tiếp xúc: là phương pháp đo giữa đầu đo và chi tiết đo tồn tại một áp. ươ ng pháp đo - Phương pháp đo là cách thức, thủ thuật để xác định thông số cần đo. Đó là tập hợp mọi cơ sở khoa học có thể để thực hiện phép đo, trong

Ngày đăng: 19/01/2014, 09:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan