Tài liệu Tìm hiểu nghệ thuật hát lượn của người Tày pptx

3 750 3
Tài liệu Tìm hiểu nghệ thuật hát lượn của người Tày pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu nghệ thuật hát lượn của người Tày Lượn thường được hiểu theo hai nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theo nghĩa rộng, lượn chỉ toàn bộ kho tàng dân ca người Tày, bao gồm cả then (lượn then), hát đám cưới (lượn quan làng), phuốc pác (lượn phuốc pác) và phong slư (lượn phong slư). Theo nghĩa hẹp, lượn chỉ là những điệu hát giao duyên của người Tày mà thôi. Cả hai cách hiểu đều có lí, song có lẽ phổ biến hơn cả là cách gọi tên lượn theo nghĩa hẹp, tức là bộ phận hát giao duyên đối đáp của người Tày. Lượn của người Tày gồm 3 loại: lượn cọi, lượn slương và lượn Nàng hai. Nếu như lượn cọi và lượn Nàng hai có địa bàn chính ở phía Tây Việt Bắc thì lượn slương lưu hành ở địa bàn Lạng Sơn là chính. Vì thế, lượn có khi còn được gọi là lượn lạng. Khác với lượn cọi là loại lượn sử dụng vần lưng để kéo dài khổ thơ, lượn slương chỉ dùng loại thất ngôn tứ tuyệt vào cuộc lượn, sau những bài mời của chủ bản, khi vào cuộc, chỉ có một đôi trai gái hát đối đáp với nhau, các bài hát đều hoặc nhập tâm, hoặc ứng khẩu chứ không phải có thầy dẫn như lượn cọi. Lượn slương thường được tổ chức vào ngày hội lồng tổng mùa xuân, hay vào những đêm trăng sáng trong dịp nông nhàn. Theo những tài liệu sưu tầm được, sơ bộ có thể chia lượn slương thành 3 phần: Lượn đi đường, lượn sử và lượn chúc mừng. Trong đó phần lượn chúc mừng không phải là hát giao duyên, chỉ là lời cảm tạ của người lượn đối với gia chủ nên nó có tính chất gắn kết khá lỏng lẻo với cuộc lượn. Phần lượn sử với một thời gian khá lớn dành cho việc lượn về các truyện cổ dân gian của người Tày và các tích truyện có nguồn gốc Trung Quốc thể hiện chiều sâu của cuộc lượn slương khi tình cảm của người hát đã hết sức sâu nặng. Nhưng chính vì tính chất và nội dung của nó, lượn sử không có sức thu hút mạnh đối với người nghe. Còn phần lượn đi đường là phần chứa đựng nhiều tình huống bất ngờ nhất. Về mặt hình thức, đó là phút ban đầu thăm dò, tìm hiểu, làm quen, dỗi hờn, trách móc. Về mặt nội dung, tình cảm được diễn tả ở đây từ nỗi nhớ thương kín đáo, e ấp đến sâu sắc, mạnh bạo. Phần này rất được người nghe yêu thích và đây chính là phần trọng tâm của một cuộc lượn slương. Không có một cuộc lượn slương nào thiếu phần này dù cho hai phần kia có thể không lượn đến. Đúng như tên gọi, lượn slương (nghĩa là lượn thương) nổi bật lên mục đích bộc bạch niềm thương nhớ nhuốm màu đau thương. Đó là nỗi buồn, nỗi đau cách biệt do cảnh ngộ và một niềm ước ao vô vọng về sự sum họp. Niềm bộc bạch nhớ thương này trong lượn slương đậm hơn rất nhiều nhu cầu giao duyên (tìm hiểu làm quen ) thường thấy ở các làn điệu dân ca giao duyên khác, khiến cho lượn slương nghiêng về phía diễn tả một tình yêu đã nặng sâu hơn là một tình yêu từ chớm hé. Và cách diễn đạt mang đậm sắc màu độc thoại hơn là những dấu hiệu hình thức của ngôn ngữ đối thoại. Có thể thấy rõ điều này qua các chặng (chương) của một cuộc lượn slương. Các chặng hát của lượn slương cũng như những làn điệu dân ca khác đều là những cái cớ, những khuôn mẫu tức cảnh để biểu lộ tán tỉnh. Chẳng hạn những chương như: Gà gáy, Đứng thuyền hái hoa hay Bốn mùa, Mười hai tháng thì đâu có nhằm mục đích miêu tả không gian và thời gian mà chỉ nhân đó để diễn tả lòng mình. Ví như câu hát: Gà gáy dạo chơi ta kết giao Trông lên trời thẳm sáng đầy sao. Trăng lên sáng trời trăng phải lặn Giờ này đôi ta biết làm sao ? Đó là hiện tượng phổ biến trong ca dao dân ca nói chung, ý tứ thường được triển khai trên những cái khuôn ước lệ có sẵn. Ví đụ ca dao người Kinh thường có khuôn mẫu: Ngày ngày Thân em Nhưng điều đặc biệt đáng nói ở đây là lượn slương thường sử dụng cách diễn đạt ước lệ của văn chương cổ điển để bộc lộ tình cảm trên một cái khuôn ước lệ dân gian, như thế ở đây, tính ước lệ tăng lên gấp bội. Trên đây, chúng ta đã nói đến lượn với tư cách là một thể loại trong những điệu hát lời ca. Nhưng hát lượn là cả một diễn xướng, một sinh hoạt có tính cách hội, có trình tự, có quy cách hẳn hoi. Được tin có khách từ phương xa đến, thanh niên đến liên hệ với chủ gia đình để được phép hát lượn. Cũng không hiếm khi có khách, chủ nhà đi mời thanh niên trong bản đến hát lượn để gia đình, làng xóm thêm vui vẻ. Dẫu cho đã có sự thỏa thuận và được sự đồng ý của gia đình, trước khi mời khách hát thanh niên trong bản vẫn hát xin phép gia chủ: Cất tiếng xin thưa với chủ nhà, Có phải về đây khách từ xa ? Sĩ tử xin trình được hội ngộ, Mời khách viễn phương cùng lượn ca ! Nếu được sự tán đồng của gia chủ và các bậc già cả trong thôn xóm thì cuộc hát lượn sẽ bắt đầu. Một buổi hội về hát lượn bao giờ cũng có lề lối của nó, lúc đầu là xin phép gia chủ, rồi "lượn nài" là những bài hát lên để mời khách hát lượn. Sau khi khách đã đáp lời thì cuộc lượn hát được tiếp tục bằng những bài chúc mừng nhau, thăm quê quán của khách; còn khách thì hát những bài mừng thăm gia chủ, bà con trong bản mường, ca ngợi cảnh vật thiên nhiên của xứ sở mà họ đến trú ngụ. Sau đó người ta hát những bài gọi là "lượn trầu", tức những bài mời nhau ăn trầu, hút thuốc, tiếp theo là những bài "lượn cam, lượn kẻ" (lượn đố, lượn giải đáp), trong đó có thể có những đố chữ (chữ nho). Sau những bài hát ấy, thường là những bài "tứ quý canh nông", những bài giáo nam giáo nữ, những bài về sinh hoạt văn hoá, xã hội, những câu chuyện về các nhân vật lịch sử của dân tộc cũng như của các dân tộc anh em, những thiên tình ca như: Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài, Tống Trân - Cúc Hoa Trong một buổi hát lượn, phần "slương", tức là hát "để bày tỏ tâm tình của mình đối với người yêu". Thật ra, không phải lúc nào lượn hát với nhau là có thể yêu nhau, tiến tới xây dựng gia đình. Tuy nhiên phải công nhận rằng đó là những tiếng hát tâm tình, là khúc nhạc lòng của thanh niên nam nữ trong lứa tuổi đầy hứa hẹn và khao khát yêu đương. Cho nên, không có gì đáng ngạc nhiên. Phần này toàn là những bài về tình yêu nam nữ, thể hiện lòng mong muốn được yêu đương, mong có được mối tình chung thuỷ. Biết bao nhiêu lời nguyện ước, thề thốt, thiết tha, tràn ngập lòng tin và hy vọng được hát lên với tất cả tâm hồn say đắm của tuổi trẻ. Những bài lượn này thường theo lối ứng khẩu, đối đáp tự do, tuỳ theo tình theo cảnh mà có những lời, những câu cho thích hợp: - Thương nhau nước đựng sàng không lọt Không thương nước đựng thau còn chảy - Thương nhau mười ngày đường cũng tới, Không thương nhau nhà dưới cũng xa Chặng cuối cùng của cuộc hát lượn thường gồm những bài nhắn nhủ, hò hẹn. Hát lượn thâu đêm đến lúc canh tàn, trước phút chia tay với một tình cảm lưu luyến, khách hát những bài từ tạ. Buồn rầu nhớ khách, thương người trai làng (hoặc gái bản) bằng những câu luyến mến, thiết tha tiễn bạn, trao vật kỉ niệm để ghi nhớ buổi trúc mai sum họp, với những lời hẹn ước một cuộc tái ngộ mai sau: Đôi lời nhắn bạn, ta về quê, Vườn đào chốn đây ta phải lìa, Nhạn nhắn én, nhạn bay về chốn, Hẹn mùa hoa thắm bướm trở về ! . Tìm hiểu nghệ thuật hát lượn của người Tày Lượn thường được hiểu theo hai nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theo nghĩa rộng, lượn chỉ toàn bộ. hát giao duyên đối đáp của người Tày. Lượn của người Tày gồm 3 loại: lượn cọi, lượn slương và lượn Nàng hai. Nếu như lượn cọi và lượn Nàng hai có địa bàn

Ngày đăng: 18/01/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan