Mộ số kĩ năng ước tính đo đac

10 1.7K 4
Mộ số  kĩ năng ước tính đo đac

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

www.facebook.com/hocthemtoan

MỘT SỐ NĂNG ƯỚC ĐẠC & ĐO ĐẠC THÔNG DỤNG Trong đời sống thực tế, không phải lúc nào, cái gì cũng cần đo đếm với độ chính xác tuyệt đối, vả lại không phải ở đâu, lúc nào cũng có điều kiện đo đạc chi li mà nhiều khi chỉ cần ước đạcƯớc lượng những thông số chỉ ra giá trị cần thiết nhất cho cuộc sống. Ước đạc được coi như một trong những năng sống mà bất cứ ai cũng đã có và cần có.  Khái niệm: Ước đạc là gì? Ước đạc khác đo đạc như thế nào ?  Ước đạc là phương pháp đo đếm gián tiếp, sử dụng năng tích lũy được trong cuộc sông hoặc những kiến thức toán học/hình học, lí học/quang học, cơ học , bằng cách quan sát, bằng những khí cụ thô để ước tính giá trị, (kích thước, trọng lượng, dung lượng, hàm lượng ) một vật thể, một hiện trạng có thật nào đó trong cuộc sống, trong thiên nhiên mà chỉ cho ta kết quả tương đối. Phương pháp ước đạc nào đạt sai suất không quá 10% là được chấp nhận  Đo đạc là những thuật dùng các dụng cụ, phương tiên đo, đếm chuẩn ( thước, cân, đồng hồ, máy ngắm ) để xác định giá trị các đại lượng/ thực thể cần quan sát, nghiên cưu, trao đổi hoặc cho các mục đích cụ thể nào đó. Tùy theo dụng cụ, phương tiện dùng trong đo đạc mà đạt độ chính xác nhất định. I NĂNG ƯỚC ĐẠC Để có được kỹ năng ước đạc tương đối chính xác thì đòi hỏi các bạn phải tập luyện thường xuyên. Điều này sẽ giúp cho các bạn sẽ quen mắt, quen tay và kỹ năng ước đạt nhạy bén hơn. Trước khi bạn thực hành ước đạc, bạn nên biết thật rõ các số đo cá nhân của mình như: Chiều cao từ chân đến đầu, đến mắt, đến vai…, chiều dài một sải tay, chiều dài 1 cánh tay, 1 gang tay, một ngón tay, 1 gang chân, 1 bước chân thường, 1 bước nhảy, 1 bước chạy…Vì đó là những công cụ luôn có sẵn để tính toán ước đạc về độ dài/khoảng cách 1 1) Ước đạc khoảng cách chiều dài, chiều cao: 1.1) Phương pháp bước đôi: (là 2 bước đơn để chân về nhịp cũ ) - Tập đi nhiều lần trong một khoảng cách ấn định (Thí dụ đoạn đường cái giữa 2 cột điên thường là 100m), cứ 2 bước đơn đếm 1 lần. - Sau khi bước đều qua nhiều lần, chúng ta ghi nhận số bước trung bình (đoạn 100m) - Lấy 100m chia cho số bước chúng ta sẽ có đáp số. - Ví dụ: Lần 1 đi được 66 bước đôi; lần 2 đo được 67 bước đôi; lần 3 đo được 65 bước đôi, lần 4 đi được 66 bước đôi. Vậy số bước đôi trung bình là 264 : 4 = 66. Chiều dài bước đôi là 100m : 66 = 1m55.  Thực hành: Thử dùng “bước đôi” kiểm tra chiều dài sân bóng của trường, bạn A đếm được 80 bước. Hỏi sân bóng đó ước dài bao nhiêu mét ? 1,2) Phương pháp bằng mắt thường: Lưu ý : Đây là PP ước đạc nhanh nhất nhưng ít chính xác. Tuy nhiên, nếu có kinh nghiệm, ta có thể ước khoảng cách để xử lí các tình huộng cụ thể. Thí dụ, Lái xe Khi ước đạc khoảng cách bằng mắt thường (không cận thị, viễn thị, loạn thị) Trong trường hợp thời tiết tốt không có sương mù, phải đầy đủ ánh sáng, chúng ta có thể thấy: Đồ vật trông có vẻ gần hơn thực tế khi quan sát bằng mắt: - Vào lúc trời trông sáng. - Khi mẵt trời ở phía sau lưng. - Qua một khoảng cách có nước. - Qua một thung lũng. 2 - Qua một dãi tuyết. - Trên cánh đồng. - Qua núi đồi trập trùng. - Trên một đường tuyến ở phía chân trời. Đồ vật trông có vẻ xa hơn thực tế khi: - Khi nhìn ở tư thế quỳ hay nằm. - Người mà ta nhìn cũng quỳ. - Đồ vật có cùng màu với bối cảnh. - Được nhìn trong ngày sương mù, ảm đạm. - Nhìn dọc theo một con phố hay một đại lộ. - Có quần hơi nước do sức nóng gây nên. 1.3) Phương pháp dùng vận tốc của âm thanh: Chúng ta biết rằng, cứ mỗi giây âm thanh truyền đi với vận tốc 330m/s .Muốn tính khoảng cách từ chỗ phát ra tiếng động đến chỗ ta đứng (với điều kiện bạn phải thấy được nơi phát ra tiếng động). Chúng ta tính từ lúc phát ra tiếng động (Như các hìện tượng: sấm, chớp, bắn súng…) cho đến lúc chúng ta nghe được tiếng động là bao nhiêu giây. Ta lấy số giây đó nhân với 330m/s là ra khoảng cách. Muốn tính số giây ta tập đếm: Ba trăm lẻ một, ba trăm lẻ hai… (301, 302,…). Ví dụ: Khi thấy ánh sáng của sấm chớp lóe lên, ta bắt đầu đếm: 301, 302, 303… đến 309 thì ta nghe tiếng sấm nổ. Ta tính 330m/s x 9 = 2.970 m. Vậy sấm chớp cách xa ta khoảng 3 km. 1.4) Phương pháp bằng xe đạp: Các bạn lấy một mảnh vải trắng cột vào bánh xe trước, cứ mỗi vòng lăn (tuy theo kích cỡ của bánh xe) ta có một số đo. Lấy số đo đó nhân với chu vi bánh xe ta sẽ có khoảng cách cần tìm. Thường thì chu vi bánh xe đạp 650 là 1,90m. Lưu ý: Chúng ta cũng có thể tính toán theo số vòng đạp của pedale (bàn đạp). Ta phải biết trước, nếu đạp đều thì 1 vòng đạp của pedale sẽ đi được bao xa?(nếu đoạn đương tương đối bằng phẳng, không có dốc) Sau đó thì ta chỉ việc lấy khoảng cách một vòng đạp nhân với số vòng đã đạp một khoảng cách từ điềm này đến điểm kia. Ta sẽ có khoảng cách giữa 2 điểm ấy là bao nhiêu mét. 2) Ước đạc chiều cao 3 Nguyên tắc chính được dùng trong hầu hết phương pháp ước đạt chiều cao là dựa vào “ Định lí tam giác đồng dạng”. Các phương pháp sau đây là những phương pháp dễ thực hiện và có độ chính xác chấp nhạn được. 2.1) Phương pháp dùng gậy – nằm trên mặt đất: Phương pháp này đòi hỏi phải có một khoảng đất trống vừa đủ rộng. Các bước thực hiện như sau: − Cắm 1 cây gậy có chiều cao là “h” cách gốc cây 1 khoảng sao cho có thể lấy số đo. − Nằm xuống và ngắm sao cho ngọn cây trùng với đỉnh của gậy. Bây giờ, mắt, đỉnh gậy và ngọn cây nằm trên cùng một đường thẳng. − Gọi đoạn từ vị trí đặt mắt đến gốc cây là “D, từ mắt đến nơi cắm gậy là “d”. − Bây giờ ta có thể tính chiều cao H của cây, bằng công thức sau: 2.2) Phương pháp dùng gậy và bóng nắng: Nếu có ánh mặt trời, ta đo chiều cao bằng cách cắm một cây gậy xuống đất, đo chiều dài của chiều dài của bóng cây và bóng gậy in trên mặt đất. Gọi: − H là chiều cao của cây muốn đo. − B là chiều dài của bóng cây. − h là chiều cao của gậây. − b là chiều dài của bóng gậây. Ta có công thức sau: 4 H = ( h. B ) : b 2.3) Phương pháp “bấm ngắm của Họa sĩ”: - Đặt dưới chân mục tiêu cần đo một cây gậy chuẩn (hay một người đứng làm chuẩn ta đã biết rõ chiều cao. - Người đo đứng cách xa mục tiêu một khoảng cách gấp 2 – 3 lần chiều cao phỏng đoán của mục tiêu - Cầm một cây que hoặc một cây bút dang thẳng tay ra đằng trước. - Bấm ngón tay trên que để ghi dấu chỗ trên mặt đất. - Xong chúng ta đo ướm dần lên xem mục tiêu cao hơn vật chuẩn mấy lần. - Nhân chiều cao của vật chuẩn với số lần đó thì ta có chiếu cao mục tiêu. 3) Ước đạc khoảng cách chiều rộng 3.1) Phương pháp hai tam giác vuong bằng nhau: - Ta chọn một điểm móc A bên kia sát mép bên bờ sông, đối diện bờ sông bên này ta đóng một cọc B sát bờ. - Từ B ta xoay 1 góc 900 rồi đo đến 1 điểm bất kỳ để đóng cọc C, kéo dài BC chọn điểm D sao cho CB = CD. - Tại D kẻ một tia Dx vuông góc với BD (góc vuông tại D) - Trên tia Dx xác định điểm E sao cho A, C, E thẳng hàng. 5 - Ta có: Hai tam giác vuông ÑABC = ÑEDC. Nên AB = ED. - Đo ED chính là khoản cách AB (chiều rộng bờ sông) cần tìm. 3.2) Phương pháp tam giác đồng dạng: - Chọn một điểm mốc P sát bên kia bờ sông, đối diện sát bờ sông bên này đóng một cọc A. Từ PA ta nối dài đóng một cọc tiêu C. - Kẻ tia Ax vuông góc với PC tại A, trên tia Ax đóng tiêu cọc B. - Kẻ tia Cy vuông góc với PC tại C, trên tia Cy xác định cọc tiêu D sao cho P, B, D thẳng hàng. - Ta có tam giác ÑPAB đồng dạng với ÑPCD PC = CD => PC - PA = CD – AB PA AB PA AB Vì PC – PA = AC nên AC = CD – AB PA AB Do đó PA = AC * AB CD - AB 6 4) Ước đạc chiều sâu Khi đứng ở một độ cao ở một nơi nào đó, thì để muốn biết chiều sâu ( hoặc cao) từ nơi ta đúng đến mặt đất ta chỉ cần thả một vật nặng rơi tự do (ví dụ: viên sỏi, , đá…) khi chạm đất sẽ gây tiếng động. Trường hợp đứng trên miệng 1 giếng sâu cung tương tự. Chúng ta chỉ cần tính thời gian rơi tự do là bao nhiêu rồi áp dụng công thức chúng ta sẽ biết được độ sâu/ cao cần tìm. Công thức: H = g s2 Với: H : Độ cao (chiều sâu) cần tìm (m) s : thời gian rơi tự do. g = 9,8 m/s2 – gia tốc rơi tự do. II. CÁC ĐỐI TƯỢNG ƯỚC LƯỢNG: 1) Ước lượng diện tích: Để ước lượng một diện tích (một mảnh đất, thửa ruộng, khu vườn…) chúng ta phải tập luyện bằng phương pháp so sánh bằng mắt. So sánh bằng mắt giữa một diện tích thật đã biết trước với diện tích cần so sánh. sau đó, chúng ta sẽ kiểm chứng lại diện tích đó bằng phương pháp đo ước đạc với các công thức thích hợp. công thức áp dụng tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông: (đơn vị tính m2). 7 2) Ước lượng số đông: Cách tập luyện cũng giống phương pháp như trên, nghĩa là chúng ta tập nhìn cho quen một số đông được ấn định (10 hoặc 20 người), rồi tập nhìn số đông được ấn định đó ở nhiều đội hình khác nhau (hàng ngang, hàng dọc, vòng tròn,…) . Sau đó so sánh giữa số đông đó với một số đông khác rồi kiểm chứng lại. Tập luyện đến khi nào đạt được tới sai số nhỏ nhất. Khi đó chỉ cần bạn đảo mắt qua là ước lượng được ngay số đông đó (như số đông của buổi họp, 1 cuộc mít tinh, một đại hội…). 3) Ước lượng thời gian: Có rất nhiều phương pháp để ước lượng thời gian. Ở đây xin trình bày một phương pháp thông dụng là ta tập ước lượng thời gian bằng cách đếm số. Bạn chỉ cần đếm to tiếng “301, 302, 303, 304…” và căn cứ trên trên những con số “ 1, 2, 3, 4 … “ ở sau để biết số giây đã trôi qua kể từ khi bắt đầu đếm. Trong khi tập, bạn nên kiểm soát trên mặt đồng hồ để tập đọc cho đúng vận tốc trôi qua mỗi giây cho chính xác. 4) Ước lượng khối lượng: Có thể tập luyện bằng cách so sánh với những khối lượng đã biết bằng tay. Nghĩa là lúc đầu ta tập cầm những khối lượng trung bình từ 1 đến 5 ký. Lúc tập nên đổi tay qua lại để cho tay quen. Ngoài ra chúng ta còn có nhiều phương pháp khác để ước lượng khối lượng (ví dụ như dựa vào thể tích của một vật, khối lượng riêng…). 5) Ước lượng thời gian (Sai số 10%) Về thời gian dài, ta có thể ước lượng bằng hơi thở. Trung bình một phút ta thở từ 12 đến 14 lần, hãy kiểm chứng bằng đồng hồ cho quen. Chúng ta cũng có thể ước lượng thời gian bằng nhịp đập của mạch máu. Tùy theo cơ thể của mỗi người, một phút có thể từ 70 đến 100 nhịp đập. Hãy tự kiểm tra mình trong nhiều tình huống: bình thường, mệt mỏi, làm việc nặng Hoặc chúng ta tập đếm ba trăm lẻ một, ba trăm lẻ hai (301, 302.) theo một nhịp đều đều. 6) Ước lượng trọng lượng Ta tập cầm nhiều lần các vật dụng khác nhau cùng một trọng lượng như: sắt, đường, bông gòn, muối Dần dần đã quen, ta nâng trọng lượng dần lên. Sau nhiều lần ta sẽ quen và ước lượng gần đúng. 7) Ước lượng thể tích, diện tích, dung tích Phần này phải nói là do quen mắt nhờ lặp đi lặp lại nhiều lần mà thôi. Ta ước lượng chiều dài, chiều rộng và chiều cao sau đó nhân lên. Hoặc chúng ta dùng phương pháp so sánh với những diện tích, thể tích, dung tích mà 8 chúng ta đã đo lường kỹ càng. Sau khi ước lượng xong, chúng ta nên kiểm chứng lại. Chỉ sau vài lần là quen. 8) Ước lượng nhóm người đông Chúng ta tập luyện bằng cách chia ra từng nhóm nhỏ rồi đếm từng người. Sau đó ước lượng xem số đông đó có khoảng bao nhiêu nhóm, rồi nhân lên. Các phóng viên là những người ước lượng số đông rất giỏi. Họ chỉ cần đảo mắt qua là ước lượng được ngay số người đang có mặt trong một buổi họp, một buổi mít tinh III. Tham kh o Các n v o l ngả đơ ị đ ườ Đo chiều dài 1 Metre = 10 decemetres (tấc) 1 Decimetre = 10 centimetres (phân) 1 Centimetre = 10 millimetres (ly) 1 Kilometre = 1.000 mét 1 Feet, Foot = 0,3048 mét 1 Inch = 2,54 centimét 1 Yard = 0,914 mét 1 Chain = 20,115 mét 1 Furlong = 201 mét (1/8 dặm Anh) 1 Mile = 1.603 mét (dặm Anh) Đo ô vuông 144 sq inches = 1 sq foot 9 sq feet = 1 sq yard 1.210 sq yard = 1 rood (1/4 mẫu Anh) 4 Rood = 1 mẫu Anh (Acre) 1 Acre (Anh) = 0,4 mẫu (sq hectometre) 1 Mẫu (Hecta) = 10.000 m2 Đo khối 1.728 cu inches = 1 cu foot 27 cu feet = 1 cu yard 128 cu feet = 1 cord = 3,63 m3 (đo củi) 40 cu feet = 1 ton (tấn Anh) 1 Ton (Tấn) = Anh 1.016 kgs = Mỹ 907,2 kgs = Việt 1.000 kgs = Dung tích tàu 2,831 m3 = Trọng tải tàu 1,12 m3 2.150,42 cu inch = 1 standard 4,5 m3 gỗ 1 cu foot = gần 4/5 Bushel (đo giạ) 1 Bushel = gần bằng 36 lít # 30 kgs 9 Đo thể tích 60 Minims = 1 Fluid drachm 1 Drachm (đồng dram đo chất lỏng) 1,77gr 8 Flu. Drachms = 1 Fluid Ounce 28,35gr 20 Flu. Ounce = 1 Pint 0.57 lít Mỹ 1 Pint = 0.141 lít Anh = 0,118 lít Mỹ 1 Quart = 1,135 lít Anh (1/4 gallon) 1 Gallon = 4,54 lít Anh - 3,78 lít Mỹ 1 Barrel = Thùng 150 lít 1 Hogshead = Thùng 238 lít Đo hải lý Mariner’s Measure 1 Sải - Fathom = Sâu 1,82 mét 1 Tầm - Cable length = 183m (219m Mỹ) 1 Hải lý, dặm = 7 1/2 cable-length 1.372,5 mét (1.642,5m Mỹ) 5.280,2 feet = 1 Hải lý luật quy định 6.080,2 feet = 1 Hải lý thuộc biển Đo trắc địa 7,93 inches = 1 Link = 0,20 mét/mắt 25 Link = 1 Rod # 5 mét sào Anh 4 Rod = 1 Chain = 20,115 mét 10 sq chains hay 160 sq rods = 1 Acre 640 Acres = 1 sq Mile 36 sq mile = 1 quận, huyện Đo đá quý 16 Grams = 1 Ounce 28,35 grams 16 Ounces = 1 Pound (Lbs) 54,36 gr 14 Pound = 1 Quarier 4 Quariers = 1 Cwt 20 Cwts = 1 Ton (2.240 Lbs) 2.000 Pounds = 1 Short Ton (ngắn) 2.240 Pounds = 1 Long Ton (dài) __________________ Biên soạn & chỉnh lí theo TL tham khảo của Web cá nhân Alex: http://tuanhai.do.am/ PHH - 27-4 - 2013 10 . ghi nhận số bước trung bình (đo n 100m) - Lấy 100m chia cho số bước chúng ta sẽ có đáp số. - Ví dụ: Lần 1 đi được 66 bước đôi; lần 2 đo được 67 bước đôi;. trong những kĩ năng sống mà bất cứ ai cũng đã có và cần có.  Khái niệm: Ước đạc là gì? Ước đạc khác đo đạc như thế nào ?  Ước đạc là phương pháp đo đếm gián

Ngày đăng: 17/01/2014, 08:28

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan