Tài liệu Đề án "WTO và những vấn đề Việt Nam cần giải quyết để trở thành thành viên của WTO" pptx

30 395 1
Tài liệu Đề án "WTO và những vấn đề Việt Nam cần giải quyết để trở thành thành viên của WTO" pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ ÁN WTO những vấn đề Việt Nam cần giải quyết để trở thành thành viên của WTO PHẦN MỞ ĐẦU Toàn cầu hoá là một trong những xu thế phát triển tất yếu của quan hệ quốc tế hiện đại, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hoá hợp tác giữa các quốc gia, làm cho lực lượng sản xuất ngày càng được quốc tế hoá cao độ. Những tiến bộ của khoa học công nghệ đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin đã đưa các quốc gia gắn k ết lại gần nhau dẫn tới sự hình thành mạng lưới toàn cầu, trước tình hình đó tất cả các nước trên thế giới đều thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô theo hướng mở cửa, hội nhập. Các nền kinh tế của các quốc gia đang từng bước cam kết cắt giảm tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan, làm việc trao đổi hàng hoá sự luân chuyển vốn, lao động kỹ thuật, công nghệ trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn, mở đường cho kinh tế phát triển. Điều này được chứng minh trong quá trình ra đời phát triển của tổ chức thương mại thế giới WTO từ 1-1-1995 với vai trò điều tiết không chỉ của thương mại hàng hoá mà còn mở rộng sang cả lĩnh vực thương mại dị ch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ… với 136 nước thành viên chiếm trên 90% tổng kim ngạch thương mại thế giới WTO đã trở thành một tổ chức quy mô toàn cầu là nền tảng pháp lý cho quan hệ kinh tế quốc tế là diễn đàn thường trực đàm phán thương mại thể chế giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế. Xu thế toàn cầu hoá khu vực hoá về bản chất là giải quyết vấn đề thị trường vì vậy thực chất đây là sản phẩm của quá trình cạnh tranh, giành giật thị trường gay gắt, quyết liệt giữa các nước giữa các thực thể kinh tế quốc tế. Đây cũng là một tất yếu của quá trình phát triển kinh tế, với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, c ủa cuộc cách mạng khoa học công nghệ, sức sản xuất ngày càng phát triển dẫn tới sự đòi hỏi cấp bách phải có một thị trường tiêu thụ hàng hóa. Vấn đề đầu tư giữa các quốc gia, giữa các nền kinh tế thế giới có xu thế ngày càng phát triển trở thành một thị trường chung đó là quy luật phát triển tất yếu. Điều hiển nhiên đối với các nước để khỏi bị gạt bỏ ra khỏi lề của sự phát triển thì đều phải có nỗ lực hội nhập xu thế toàn cầu hóa tọa ra s ức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung vì tồn tại của chính mình. Đây là một quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh phân chia thị trường, vì vậy hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là cuộc đấu tranh phức tạp để góp phần phát triển kinh tế củng cố an ninh chính trị, độc lập kinh tế bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia thông qua việc thiết lập các mối quan hệ tùy thuộc lẫn nhau, đan xen nhiều chiều, ở nhiều tầng nấc, cấp độ với các nước khác nhau. Đứng trước những đòi hỏi tất yếu cấp bách của tình hình thế giới, đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII (tháng 6-1991) đã đề ra chủ trương "mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ v ững độc lập, chủ quyền, bình đẳng cùng có lợi". Với đường lối đổi mới toàn diện hội nhập kinh tế quốc tế đúng đắn phù hợp với xu thế của thời đại của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta trong những năm qua đã đạt được những kết quả rất quan trọng, bước đầu ổn định về chính trị và phát triển nền kinh tế. Quan hệ đối ngoại càng ngày càng được mở rộng vị thế quốc tế của ta ngày càng được nâng cao. Chúng ta có thêm thế lực, có khả năng cơ hội để tiếp tục phát triển trong những năm tới. Ngày 22/11 theo quyết định của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam nước ta gửi đơn xin gia nhập WTO. Nước ta đã hoàn tất giai đoạn minh bạch hóa chính sách, trả lời các câu hỏi về chính sách kinh tế thương mại, đầu tư mà các nước thành viên của WTO đặt ra. Hiện nay, chúng ta đang chuẩn bị cho các phiên họp các vòng đàm phán tiếp theo, phấn đấu đến năm 2005 chúng ta được công nhận là thành viên chính thức của WTO. Do vậy yêu cầu tìm hiểu về WTO những nguyên tắc hoạt động cơ bản của nó, tìm hiểu chỉ ra những biện pháp, kiến nghị đối với mỗi học viên là cực kỳ quan trọng, do vậy em đã làm đề tài: " WTO những vấn đề Việt Nam cần giải quyết để trở thành thành viên của WTO". Vì thời gian có hạn nên bài viết của em còn nhiều hạn chế, kính mong thầy giáo bổ sung để bài viết của em được hoàn thiện h ơn. Em xin chân thành cảm ơn!. PHẦN I TỔNG QUAN VỀ WTO I. HỆ THỐNG WTO QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TOÀN CẦU 1.1. Lịch sử thành lập AGTT: Trong những năm ngay sau Đại chiến thế giới thứ hai các nước đã có những cố gắng quan trọng ban đầu để thông qua các quy tắc điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế. Những cố gắng này đã dẫn đến việc thông qua Hiệp định chung về thuế quan thương mại (mà sau này thường được gọi là AGTT) vào năm 1948. Các quy tắc của AGTT áp dụng cho th ương mại quốc tế về hàng hóa. Qua các năm sau, văn bản của AGTT đã được sửa đổi để bao gồm thêm nhiều điều khoản mới, đặc biệt để xử lý các vấn đề vướng mắc trong thương mại của các nước đang phát triển. Ngoài ra nhiều hiệp định kèm theo chi tiết hóa một số điều khoản chính của AGTT cũng đã được thông qua. 1.2. Các cuộc đàm phán thương mại của vòng đàm phán Urugoay Các quy tắc của AGTT các hiệp định kèm theo sau này đã được sửa đổi thêm cập nhật để đáp ứng các điều kiện đang thay đổi của thương mại quốc tế trong vòng đàm phán thương mại Urugoay được tổ chức từ 1986 đến 1994. Văn bản của AGTT, cùng các quyết định thông qua trong khuôn khổ AGTT trong các năm sau đó các văn kiện giải thích được thiết lập trong vùng đàm phán Urugoay, về sau được gọi là AGTT 1994. Các Hiệp định riêng rẽ cũng đã được thông qua cho các lĩnh vực như nông nghiệp, hàng dệt, trợ cấp, chống bán phá giá, biện pháp tự vệ các vấn đề khác, cùng với AGTT 1994, chúng tạo thành các văn kiện cấu thành các hiệp định đa biên về thương mại hàng hóa. Vòng đàm phán Urugoay cũng đã dẫn đến vi ệc thông qua các quy tắc mới điều tiết thương mại dịch vụ các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Một trong những thành tựu khác nữa của vòng đàm phán Urugoay là việc thành lập WTO, AGTT, khuôn khổ các cuộc đàm phán này, đã không còn là một tổ chức riêng biệt nữa mà được nhập vào WTO. 1.3. Hệ thống WTO Hệ thống WTO hình thành từ vòng đàm phán Urugoay giờ đây bao gồm các hi ệp định chính sau đây. * Các hiệp định đa biên về thương mại hàng hóa bao gồm cả Hiệp định chung về thuế quan thương mại (AGTT 1994) các Hiệp định kèm theo. * Hiệp định chung về mục tiêu dịch vụ (AGTT) * Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). WTO chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện các Hiệp định này. Tổ chức này cũng đóng vai trò là diễn đàn đàm phán giữa các nước nhằm tự do hóa hơn nữa thương mại hàng hóa thương mại dịch vụ. Nó cũng đưa ra một cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên. Bất cứ nước thành viên nào cho rằng thương mại của mình bị ảnh hưởng bất lợi vì một nước khác không tuân thủ các quy tắc, nếu không đi đến một giả i pháp thỏa đáng thông qua tham vấn song phương, có thể đưa ra WTO để giải quyết. Mọi vấn đề quan trọng cuộc thẩm quyền của WTO được quyết định tại Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên. Hội nghị hai năm họp ít nhất 1 lần. 1.4. WTO kinh tế toàn cầu Hệ thống tồn tại trước WTO, cụ thể là AGTT, trước đây đôi khi được coi là một câu lạ c bộ của những người giàu vì người ta có cảm giác rằng nhiệm vụ của nó trước hết là để phục vụ cho lợi ích của các nước phát triển giàu có. Vào thời điểm khởi động vòng đàm phán thương mại Urugoay (1986), chỉ có một nhóm nhỏ các nước đang phát triển tỏ ra quan tâm đến công việc của AGTT thông qua việc đặt các phái đoàn đại diện thường trú ở Giơnevơ. Tuy vậy, tình hình đ ã thay đổi cơ bản sau khi vòng đàm phán được khởi động. Vào thời gian vòng đàm phán kết thúc AGTT chuyển đổi thành tổ chức thương mại thế giới, ngày càng nhiều quốc gia đang phát triển và đang tham gia vào cuộc đàm phán thảo luận, đa phần các nước này đã thiết lập các phái đoàn đại diện thường trú tại Giơnevơ. Ngoài ra, tiếp theo sự sụp đổ của khối cộng sả n, nhiều nền kinh tế đang chuyển đổi đã bắt đầu xin gia nhập WTO. Hiện tại 134 nước là thành viên của WTO. Ngoài ra, 30 nước đang phát triển có kinh doanh chuyển đổi đang đàm phán xin gia nhập. Điều gì đã dẫn đến thay đổi về thái độ đối với tư cách thành viên WTO tại sao các nước lại tỏ ra quan tâm hơn đến hệ thống thương mại dựa trên qui tắc xuất hiện sau vòng đ àm phán Urugoay như vậy? có 3 lý do chính sau: Lý do trước hết liên quan đến tốc độ toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới thông qua thế giới quốc tế luồng lưu chuyển vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những sự thay đổi mang tính cách mạng diễn ra trong giao thông vận tải thông tin liên lạc ngày nay thậm chí đã giúp cả các nhà sản xuất nhỏ ở các nước đang phát triển có thể tìm kiếm tt cho các sản phẩm của mình ở những nước cách xa hàng nghìn dặm. Như một số nhà quan sát nhận xét, các phương tiện vận tải hàng hóa đã biến toàn bộ thế giới thành một "làng toàn cầu". Lý do thứ hai là quá trình toàn cầu hóa này đã làm tăng s ự lệ thuộc của các nước vào thương mại quốc tế lại càng được đẩy nhanh hơn nữa do việc chuyển đổi các chính sách kinh tế, thương mại được ghi nhận ở hầu hết các nước. Sự sụp đổ của khối cộng sản đã dẫn tới việc áp dụng dần dần các chính sách mang định hướng thị trường ở hầu hết các nước trướ c đây nhằm kiểm soát nền sản xuất thương mại quốc tế. Những nước này, trước đây chủ yếu buôn bán với nhau, nay đang càng ngày tăng cường buôn bán rộng rãi hơn với thế giới. Nhiều nước đang phát triển đã từ bỏ chính sách thay thế nhập khẩu giờ đây đang theo đuổi các chính sách hướng về xã hội, theo các chính sách đó các nước này tìm cách thúc đẩy tăng trưở ng kinh tế bằng các xã hội ngày càng nhiều các sản phẩm của mình. Thứ ba, là những chính sách thương mại tự do thông thoáng các biện pháp các nước đang áp dụng để khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài đã khích lệ các công ty đã quốc gia tìm mua linh kiện các sản phẩm trung gian từ các nước có giá thành thấp hơn thiết lập cơ sở sản xuất ở nước đó. Do vậy, các sản phẩm có trên thị tr ường hiện nay dù đó là các sản phẩm tiêu dùng như quần áo may sẵn, hay các sản phẩm tiêu dùng lâu bền như tủ lạnh điều hòa không khí, hay cả hàng tư liệu sản xuất, ngày càng được sản xuất , ngày càng được sản xuất thông qua các công đoạn thực hiện không chỉ ở phạm vi một quốc gia, chứng cứ cụ thể của toàn cầu hóa kinh tế thế giới tính lệ thuộc ngày càng tăng của các nước vào ngoại thương đã được đưa ra trong một quảng cáo gần đây của một công ty đa quốc gia chuyên sản xuất đồ điện gia dụng; doanh nghiệp này tự hào tuyên bố là sản phẩm của họ được chế tạo từ các cấu kiện sản xuất ở năm đến sáu quốc gia khác nhau. Sự lệ thuộc ngày càng t ăng này vào ngoại thương, dù là nhà xuất khẩu hay nhập khẩu của các sản phẩm hàng hóa dịch vụ, đã làm cho các Chính phủ các doanh nghiệp nhận thức được vai trò quan trọng của hệ thống thương mại đa biên trong việc bảo vệ các lợi ích thương mại của họ. Hệ thống dựa trên quy tắc này đảm bảo cho sản phẩm của họ tiếp cận thị trường nước ngoài s ẽ không đột nhiên bị gián đoạn bởi các biện pháp của các Chính phủ như tang thuế nhập khẩu hay áp đặt các quy định cấm nhập hay hạn chế nhập khẩu. Hệ thống này tạo điều kiện cho hàng hóa tiếp cận thị trường nước ngoài ổn định an toàn làm cho các doanh nghiệp có thể đặt kế hoạch và phát triển sản xuất xuất khẩu mà không phải lo sợ sẽ mất thị trường nước ngoài do các hàng đóng hạn chế của các chi phí. Ngoài ra, điều còn ít người biết đến là hệ thống này còn tạo những quyền nhất định cho các doanh nghiệp. Hầu hết những quyền này là đối với Chính phủ nước mình, một số quyền của họ có thể sử dụng đối với các Chính phủ nước ngoài. Vì vậy, khuôn khổ các quyền nghĩa vụ mà hệ thống WTO đã tạ o ra đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển thương mại trong bối cảnh kinh tế thế giới đang nhanh chóng toàn cầu hóa. Khả năng của các Chính phủ các doanh nghiệp tận dụng lợi ích của hệ thống này tùy thuộc rất lớn kiến thức hiểu biết về các quy tắc của hệ thống về những thuận lợi những thách thức mà hệ thống này tạo ra. 1.5. Mục tiêu nguyên tắ c WTO * Mục tiêu cơ bản của GATT, tổ chức đề ra các nguyên tắc đa phương về thương mại hàng hóa là nhằm để tạo ra một hệ thống thương mại tự do thông thoáng nhờ đó các doanh nghiệp từ các nước thành viên có thể buôn bán với nhau trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh. Mặc dù các quy tắc chi tiết của GATT các hiệp định kèm theo xem có vẻ phức tạp các thuật ngữ pháp lý của chúng thường khó hiể u, chúng thường được dựa trên một số ít nguyên tắc quy tắc đơn giản. Trong thực tế khuôn khổ của GATT được dựa trên bốn quy tắc cơ bản. - Bảo hộ ngành sản xuất trong nước thông qua thuế quan Mặc dù GATT được tạo ra là nhằm để dần dần tự do hóa thương mại, GATT thừa nhận rằng các nước thành viên có thể sẽ phải bảo vệ sản xuất trong nước ch ống lại cạnh tranh nước ngoài. Tuy vậy GATT yêu cầu các nước tiến hành việc bảo hộ đó thông qua hệ thống thuế quan. Việc sử dụng các biện pháp hạn chế định lượng đều bị cấm trừ trong một số trường hợp hạn chế. - Ràng buộc thuế quan Các nước đều được thúc giục cắt giảm, ở đâu có thể, thì loại bỏ bảo hộ các rào cản thương mại khác trong đàm phán thương mại đa biên. Thuế quan được cắt giảm như vậy bị buộc không được tăng lên nữa bằng cách bị liệt kê vào trong danh mục cam kết quốc gia của mỗi nước. Các danh mục này là một bộ phận không tách rời hệ thống pháp lý của GATT. - Đãi ngộ tối huệ quốc Quy tắc quan trọng này của GAT đặt ra nguyên tắc không phân biệt đối xử . Quy tắc này đòi hỏi là thuế quan cách quy định khác sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu hay xuất khẩu mà không được phân biệt đối xử giữa các nước. Như vậy quy tắc này không để cho một nước đánh thuế quan vào hàng hóa nhập khẩu từ một nước này với thuế suất cao hơn thuế suất được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác. Tuy vậy, có những ngoại lệ đối với quy tắc này. Thương mại giữa các nước thành viên của các thỏa thuận thương mại khu vực, được hưởng thuế suất ưu đãi hay được miễn thuế, là một ngoại lệ. Một ngoại lệ khác tạo ra qua hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập, theo hệ thống này, các nước phát triển áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc miễn thuế cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước đang phát triển, nhưng lại áp dụng thuế suất MFN cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác. - Quy tắc đãi ngộ quốc gia: Trong khi quy tắc MFN cấm các nước phân biệt đối xử đối với hàng hóa có xuất xứ từ các nước khác nhau, thì quy tắc đãi ngộ quốc gia lại c ấm các nước phân biệt đối xử giữa các sản phẩm nhập khẩu các sản phẩm được tự sản xuất trong nước cả trong việc đánh các loại thuế nội địa áp dụng các quy định trong nước. Như vậy quy tắc này không để cho một nước, khi một sản phẩm đã vào thị trường nước đó sau khi đã trả thuế nhập khẩu, được phép đánh mộ t loại thuế nội địa. Ví dụ như thuế doanh thu hay thuế giá trị gia tăng (VAT) với mức thuế cao hơn mức thuế đánh vào một sản phẩm có xuất xứ của chính nước đó. * Các quy tắc áp dụng chung Bốn quy tắc cơ bản được miêu tả ở trên được bổ sung thêm bằng các quy tắc áp dụng chung để điều tiết hàng hóa thâm nhập vào lãnh thổ hải quan củ a một nước nhập khẩu. Những quy tắc này bao gồm những quy tắc sau mà các nước phải tuân thủ: - Trong việc xác định trị giá chịu thuế của hàng hóa nhập khẩu thì thuế quan được thu trên cơ sở đánh theo giá trị hàng hóa. [...]... năng của nước nhập khẩu không tôn trọng quyền của họ, các doanh nghiệp xuất khẩu không thể tiếp xúc trực tiếp để đòi khắc phục vấn đề đó Các doanh nghiệp đó cần phải nêu vấn đề với Chính phủ nước nhập khẩu nếu cần thiết đưa vấn đề ra giải quyết theo thủ tục WTO về giải quyết tranh chấp PHẦN II NHỮNG ẤN ĐỀ VIỆT NAM CẦN GIẢI QUYẾT ĐỂ TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN CỦA WTO Qua phần tổng quan về WTO chúng ta biết... nước thành viên của WTO Đến thời điểm này, Việt Nam các đối tác thương mại chưa đạt được thỏa thuận về các vấn đề chủ yếu được đặt ra trong đàm phán Để đạt được mục tiêu trở thành thành viên của WTO vào năm 2005, Việt Nam cần phải có những nỗ lực vượt bậc Việt Nam sẽ cam kết bảo vệ mức độ phù hợp về sở hữu trí tuệ tức là Việt Nam phải đảm bảo về các lĩnh vực sau: đối tượng của sở hữu trí tuệ là những. .. chức năng cơ cấu 10 2.1 Mục tiêu nhiệm vụ 10 2.2 Chức năng 10 2.3 Cơ cấu của WTO: 11 III Những lợi ích của hệ thống WTO đối với giới kinh doanh 16 3.1 Những lợi ích đối với cộng đồng doanh nghiệp 16 3.2 Quyền của cộng đồng kinh doanh 17 Phần II: Những ấn đề Việt Nam cần giải quyết để trở thành thành viên của WTO 20 1.1 Việt Nam phải... phủ hay tổ chức nào ngoài WTO" do đó, duy trì được đặc trưng quốc tế của ban thư ký * Tư cách thành viên: Cho đến 31/5/1999, WTO có 134 thành viên: Các nước chưa phải là thành viên của WTO có thể trở thành thành viên thông qua đàm phán để gia nhập Trong các cuộc đàm phán này, các nước phải đồng ý thực hiện các bước để đưa hệ thống luật pháp của mình phù hợp với các quy tắc của các hiệp định đa biên... đàn để các nước thành viên tiếp tục đàm phán về các vấn đề nêu trong các hiệp định, về các vấn đề mới phát sinh trong quyền hạn của mình về việc mở rộng tự do hóa thương mại - WTO có trách nhiệm giải quyết tranh chấp bất đồng giữa các quốc gia thành viên - WTO có trách nhiệm thực hiện việc rà soát thường kỳ chính sách thương mại của các quốc gia thành viên 2.3 Cơ cấu của WTO: * Cơ quan đầu não của. .. cho các cải cách kinh tế các quy chế về hoạt động của các công ty thương mại Nhà nước PHẦN III ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ Để Việt Nam có thể gia nhập WTO có thể tồn tại phát triển được trong khuôn khổ hệ thống này Việt Nam phải thực hiện các vấn đề đã nêu trên một cách khẩn trương đảm bảo chất lượng Để làm được điều này Việt Nam cần phải: * Luôn học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước như... 1.2 Việt Nam phải cung cấp sự bảo vệ phù hợp hiệu quả cho sở hữu trí tuệ, thiết lập chính sách cho đầu tư nước ngoài tiếp tục cải cách kinh tế tuân thủ các yêu cầu của WTO Các cuộc đàm phán của Việt Nam xin gia nhập WTO đã đạt được những tiến triển đáng kể, đặc biệt là trong phiên đàm phán thứ năm (tháng 4 năm 2002) phiên thứ sáu (tháng 4 năm 2003) Trong các phiên đàm phán đó Việt Nam các... kiện để có thể gia nhập được vào tổ chức này Việt Nam đã từng bước khắc phục những yếu kém, cũng như những thiếu sót hạn chế trong hệ thống luật pháp, hệ thống quản lý kinh tế, các quy định về thuế về trợ cấp xuất khẩu, về các luật thương mại… Còn rất nhiều những hạn chế mà Việt Nam cần phải thay đổi cũng cùng thời gian đó để các doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị đầy đủ những yếu tố cần thiết để có... thiết để có thể tồn tại phát triển được trong một thế giới cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm từ nước ngoài vào Việt Nam 1.1 Việt Nam phải mở cửa thị trường hàng hóa dịch vụ Tức là hàng hóa của các nước cùng thành viên WTO được vào Việt Nam mà với mức thuế nhập khẩu rất thấp Được biết tháng 12/2000, Việt Nam đã trình WTO bản chào đầu tiên về việc mở cửa thị trường, hàng hóa dịch vụ bao gồm 96%... đã trao đổi ý kiến về các vấn đề liên quan Việt Nam cũng đã hoàn thành nộp cho WTO báo cáo về trợ cấp nông nghiệp trợ cấp sản xuất, thông báo cho WTO về các biện pháp phi thuế quan đang được áp dụng chương trình cải cách pháp luật của mình Phân đàm phán thứ bảy mới đây nhất diễn ra tại Geneva vào các ngày 11/11 tháng 12 năm 2003 trong phiên đàm phán này, Việt Nam đã cung cấp cho WTO bản . ĐỀ ÁN WTO và những vấn đề Việt Nam cần giải quyết để trở thành thành viên của WTO PHẦN MỞ ĐẦU Toàn cầu hoá là một trong những xu. với mỗi học viên là cực kỳ quan trọng, do vậy em đã làm đề tài: " WTO và những vấn đề Việt Nam cần giải quyết để trở thành thành viên của WTO".

Ngày đăng: 17/01/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan