Tài liệu Đạo đức nghề nghiệp - Tài sản quý giá của kiểm toán viên doc

2 448 0
Tài liệu Đạo đức nghề nghiệp - Tài sản quý giá của kiểm toán viên doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đạo đức nghề nghiệp - Tài sản quý giá của kiểm toán viên Chuẩn mực đạo đức là một khái niệm nhạy cảm của bất cứ ngành nghề nào trong xã hội, nhất là đối với nghề nghiệp có liên quan mật thiết với hoạt động kinh tế như kế toán, kiểm toán. “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán đã được xây dựng trên nền tảng: “độc lập; khách quan và chính trực; bảo mật; năng lực chuyên môn và tính thận trọng; tư cách nghề nghiệp; tuân thủ chuẩn mực chuyên môn”. Không có đạo đức nghề nghiệp thì chất lượng sản phẩm và dịch vụ kế toán, kiểm toán cung cấp cho xã hội sẽ không đảm bảo được giá trị sử dụng của nó. Đạo đức nghề nghiệpTài sản “vô hình” quí giá của người hành nghề” – Bà Trịnh Hồng Nguyệt – Phó Chủ tịch kiểm Tổng Thư ký Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) cho biết. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán có những đặc điểm gì khác biệt cơ bản so với các ngành nghề khác trong xã hội, thưa bà? Sự tiến bộ của xã hội đòi hỏi người hành nghề trong bất cứ lĩnh vực nào cũng phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cơ bản. Những người hành nghề đều dựa vào đặc thù và nguyên tắc chuẩn mực cơ bản có ảnh hưởng trọng yếu đến nghề nghiệp để làm nền tảng xây dựng đạo đức nhằm đảm bảo cho nghề nghiệpsản phẩm của ngành nghề được xã hội trọng dụng, tôn vinh. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán cũng vậy, nó có đặc thù riêng so với các ngành nghề khác trong xã hội. Thứ nhất, trong quá trình kiểm toán hoặc cung cấp dịch vụ kế toán, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp yêu cầu Kiểm toán viên và người hành nghề kế toán phải thực sự không bị chi phối hoặc bị tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình. Thứ hai, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi Kiểm toán viên và người hành nghề kế toán không được nhận làm kiểm toán hoặc làm kế toán cho các đơn vị mà mình có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế như góp vốn, cho vay hoặc vay vốn từ khách hàng, hoặc là cổ đông chi phối của khách hàng, hoặc có ký hợp đồng gia công, dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng hoá. Thứ ba, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán bắt buộc Kiểm toán viên và người hành nghề kế toán không được nhận làm kế toán, kiểm toán ở những đơn vị mà bản thân có quan hệ gia đình ruột thịt (như có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) là người trong bộ máy quản lý, điều hành (Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Kế toán trưởng, các trưởng, phó phòng và những người tương đương) trong đơn vị khách hàng. Thứ tư, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán yêu cầu Kiểm toán viên hành nghề không được vừa làm dịch vụ kế toán, như ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ, định giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tài chính, thuế, vừa làm dịch vụ kiểm toán cho cùng một khách hàng. Những hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh như giảm giá dịch vụ, cho mượn danh kiểm toán viên để hành nghề diễn ra trên thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán hiện nay có thể coi là vi phạm đạo đức không? Với vấn đề giảm giá dịch vụ trên thị trường hiện nay, chúng ta cần hiểu rõ và cụ thể hành vi mới đưa ra kết luận được. Khi công ty kiểm toán nhận một hợp đồng cung cấp dịch vụ với mức phí thấp hơn nhiều so với mức phí của công ty kiểm toán trước đó, hoặc so với mức phí của công ty khác đưa ra, khả năng xảy ra nguy cơ do tư lợi là đáng kể, điều này đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp, trừ khi: Công ty đó có thể chứng minh là họ đã cử kiểm toán viên hành nghề đủ khả năng thực hiện công việc trong một khoảng thời gian hợp lý; và tất cả các chuẩn mực kiểm toán sẽ được áp dụng nghiêm chỉnh, các hướng dẫn và qui trình quản lý chất lượng dịch vụ sẽ được tuân thủ. Với hành vi cho mượn danh kiểm toán mà luôn cả “Kiểm toán viên cho mượn danh” cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các ý kiến nhận xét của “người mang danh Kiểm toán viên” trên “Báo cáo kiểm toán có vấn đề”. Việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp thường có tính tụ nguyện, vậy với chức năng quản lý hành nghề, VACPA có biện pháp gì để phát hiện và chế buộc những hành vi vi phạm đạo đức này không? Trước hết, VACPA sẽ phát hiện những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp bằng cách thông qua việc sinh hoạt Hội nghề nghiệp và việc kết hợp với Bộ Tài chính tổ chức kiểm tra việc hành nghề và đăng ký hành nghề của các kế toán viênkiểm toán viên tại các tổ chức hành nghề cung cấp dịch vụ kiểm toán theo định kỳ hàng năm. Nếu người có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp là Hội viên của VACPA, chúng tôi sẽ xem xét và phân tích hành vi vi phạm đạo đức của Hội viên đó xem nặng hay nhẹ. Đầu tiên, VACPA yêu cầu Hội viên tự kiểm điểm và tuỳ thuộc vào mức độ chúng tôi sẽ đưa ra quyết định của mình. Nếu vi phạm ở mức độ nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp, gây hậu quả xấu trong xã hội, Hội viên đó sẽ bị khai trừ khỏi Hội nghề nghiệp; ở mức độ nghiêm trọng hơn, VACPA báo cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý. VACPA sẽ thường xuyên hỗ trợ cập nhật kiến thức chuyên môn và các kiến thức pháp luật cho các Hội viên của mình thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề, kết hợp với Bộ Tài chính tổ chức các đợt cập nhật kiến thức hàng năm giúp các Hội viên có đủ năng lực về chuyên môn và đạo đức hành nghề nhằm tránh được các sai phạm đạo đức. Những việc làm trên là những biện pháp quản lý tốt nhất của chúng tôi để hỗ trợ các Hội viên của mình Xin cảm ơn bà! Admin (Theo VACPA ) . Đạo đức nghề nghiệp - Tài sản quý giá của kiểm toán viên Chuẩn mực đạo đức là một khái niệm nhạy cảm của bất cứ ngành nghề nào trong xã. ba, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán bắt buộc Kiểm toán viên và người hành nghề kế toán không được nhận làm kế toán, kiểm toán ở những

Ngày đăng: 15/01/2014, 16:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan