Đảng với phong trào thanh niên miền nam giai đoạn 1965 1975

19 688 0
Đảng với phong trào thanh niên miền nam giai đoạn 1965 1975

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đảng với phong trào thanh niên miền Nam giai đoạn 1965-1975 Nguyễn Thanh Hóa Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Lịch sử Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Mã số: 60.22.56 Người hướng dẫn: PGS.TS Hồ Khang Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Trình bày quá trình Đảng lãnh đạo đối với phong trào thanh niên và những diễn biến chính của phong trào thanh niên miền Nam những năm 1965-1975. Phân tích và làm rõ các đặc điểm của phong trào thanh niên miền Nam những năm 1965-1975. Rút ra một số kinh nghiệm lãnh đạo phong trào thanh niên miền Nam của Đảng. Keywords. Đảng Cộng sản Việt Nam; Phong trào thanh niên; Miền Nam Việt Nam; Lịch sử Đảng; Đường lối lãnh đạo Content. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đi cùng chiều dài lịch sử dân tộc, các thế hệ trẻ Việt Nam luôn thể hiện được vai trò của mình trong mọi nhiệm vụ, nhất là chống ngoại xâm. Kể từ khi có Đảng, vai trò và nhiệt huyết trong thanh niên càng được khơi dậy và phát huy mạnh mẽ hơn, chính họ là những người đã làm nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng, làm nên truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc. Hồ Chủ tịch đương thời rất đề cao vai trò của thanh niên, Người đã ví họ như mùa xuân của dân tộc, là tương lai của đất nước. Trải qua mấy cuộc chiến tranh giải phóng giành độc lập dân tộc, chống Pháp và chống Mỹ, người thanh niên đã thể hiện được vai trò cách mạng của mình. Từ những năm 20 (thế kỷ XX), thanh niên chính là những người lãnh nhận nhiệm vụ của lịch sử, là người tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, là những hạt nhân đầu tiên để góp phần thành lập nên một chính Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Sau khi Đảng ra đời và lãnh đạo cách mạng, phong trào thanh niên chính là lực lượng đi đầu trong các cuộc đấu tranh cách mạng, giành chính quyền trong cuộc Cách mạng tháng Tám. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp, thanh niên chính là đội quân chiến đấu dũng cảm để bảo vệ độc lập dân tộc, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng. Kháng chiến bùng nổ, thanh niên hăng hái đi theo tiếng gọi của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã anh dũng đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Hàng vạn thanh niên đã lên đường “Nam tiến” để chiến đấu, 1,3 triệu thanh niên đã tòng quân và trên 80 vạn thanh niên đã tham gia tự vệ, du kích, hàng chục vạn hăng hái gia nhập đội thanh niên xung phong công tác và hàng triệu lượt thanh niên đã xung phong đi dân công phục vụ tiền tuyến. Năm 1954, sau khi hòa bình được lập lại, thanh niên chính là lực lượng xung kích trong công cuộc bảo vệ và xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đấu tranh để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nam - Bắc phân chia hai miền, mỗi miền có một nhiệm vụ cách mạng cụ thể, nhưng tựu chung lại vẫn là thống nhất đất nước về một mối. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vai trò của thế hệ trẻ Việt Nam càng được chứng minh một cách rõ ràng hơn. Ở lĩnh vực nào của bất cứ trận tuyến nào, người thanh niên cũng hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc. Nhìn nhận và đánh giá công lao của thế hệ trẻ Việt Nam là một việc làm hết sức ý nghĩa và khó khăn. Trong bối cảnh của cuộc chiến đấu ác liệt giữa hai trận tuyến, kẻ thù cách mạng đã coi thanh niên là một đối tượng cần lôi kéo và thu phục, nhằm mưu toan cho những mục tiêu lâu dài. Do vậy, nhiệm vụ khó khăn hơn cả là phải giáo dục cho thanh niên nhìn nhận rõ bản chất của kẻ thù, không ngừng bồi dưỡng truyền thống dân tộc, về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Động viên thanh niên xung phong trên các trận tuyến cách mạng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng và nhân dân giao phó. Những công việc đó phải tiến hành một cách song song, đồng thời và liên tục. Đảng đã luôn giành cho thế hệ trẻ một sự quan tâm đặc biệt, xác định nhiệm vụ chính trị, mục tiêu của công tác vận động thanh niên cũng là nhiệm vụ của cách mạng. Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, thanh niên lại chính là những người đảm nhận vai trò tiên phong. Họ có sức trẻ, sự nhiệt huyết, đi đầu trong lĩnh vực tiếp nhận nền khoa học công nghệ mới, tiến mạnh trên con đường kinh tế tri thức mới. Đất nước tiến nhanh hay chậm cũng là nhờ một phần ở vai trò của thế hệ trẻ. Nhìn nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phong trào thanh niên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, từ đó thấy được những bài học kinh nghiệm, thành tựu, hạn chế để có thể động viên hơn nữa sức mạnh của thế hệ trẻ hiện nay trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với mong muốn như vậy, chúng tôi chọn vấn đề: “Đảng với phong trào thanh niên miền Nam giai đoạn 1965- 1975” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề - Nhóm sách chuyên đề, sách tham khảo về lịch sử phong trào thanh niên nói chung và phong trào thanh niên các tỉnh ở miền Nam. Nổi bật trong số này là các cuốn sách viết về lịch sử phong trào thanh niên qua các thời kỳ, từ năm 1925 đến năm 2005, cụ thể như: Sơ thảo lịch sử Đoànphong trào thanh niên Việt Nam 1925- 1995 (1996), Nxb Thanh Niên, Hà Nội; Văn Tùng (cb), Phương Trang, Hồng Thanh, Nguyễn Bính (1990), 40 năm thanh niên xung phong 1950- 1990, Nxb Thanh Niên, Hà Nội; Văn Tùng (cb), Hoàng Phương Trang, Nguyễn Bính (1999), Lịch sử Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam 1925- 1998, Nxb Thanh Niên, Hà Nội; Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam (2006), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; Các tài liệu này đã trình bày được các sự kiện chính của Đoàn Thanh niên và phong trào thanh niên qua các giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên hạn chế là còn quá chú trọng đi vào các sự kiện mà chưa khái quát được các bài học, kinh nghiệm của phong trào thanh niên cũng như chưa làm rõ được tầm ảnh hưởng của Đảng trong việc lãnh đạo các thế hệ thanh niên. Nhóm các tài liệu về phong trào thanh niên ở các tỉnh, thành phố miền Nam như: Thành đoàn Huế (1989), Những sự kiện lịch sử trong phong trào đấu tranh đô thị của thanh niên, sinh viên, học sinh Huế 1954-1975, Huế, 1989; Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bình Thuận (1997), Tuổi trẻ Bình Thuận- 45 năm một chặng đường lịch sử vẻ vang 1930-1975, Bình Thuận 10/1997; Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tiền Giang (1996), Lịch sử Đoànphong trào thanh niên tỉnh Tiền Giang, Tiền Giang tháng 5/1996; Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bình Định (2001), Lịch sử Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên tỉnh Bình Định (1930-1975), Bình Định tháng 3/2001;… Các tài liệu này đã đóng góp một phần quan trọng về các cứ liệu lịch sử cụ thể ở từng địa phương với những sự kiện khá chi tiết. Tuy nhiên điểm hạn chế là tài liệu còn mang tính cục bộ của địa phương, chưa đặt phong trào thanh niên trong sự phát triển chung của cách mạng miền Nam, cách mạng cả nước, không có sự nổi bật đậm nét trong vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các tầng lớp thanh niên. - Nhóm các bài viết đăng trên báo, tạp chí chuyên ngành Cụ thể như: Đoàn Thanh niên Lao động là đội quân xung kích của cách mạng (1969), Tạp chí Thanh niên, số 1; Đào tạo bồi dưỡng thế hệ thanh niên mới là nhiệm vụ cơ bản của công tác thanh vận (1969), Tạp chí Thanh niên, số 9; Vũ Quang, Mấy kinh nghiệm về công tác thanh vận của Đảng ta (1970), Tạp chí Thanh niên, số 10; Vũ Quang, Thế hệ thanh niên Hồ Chí Minh quyết tâm rèn luyện phấn đấu để xứng đáng là đội quân xung kích cách mạng và đội hậu bị tin cậy của Đảng ta, Tạp chí Thanh niên, số 2; Các tài liệu này đã khái quát một cách khá cơ bản về vai trò và tầm quan trọng của thanh niên, các kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng đối với thanh niên. Tuy nhiên những khái quát này chưa gắn với các quá trình đấu tranh cụ thể của người thanh niên, hơn nữa, chỉ đề cập tới các kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động thanh niên cả nước chứ chưa đi sâu vào các phong trào thanh niênmiền Nam, đặc biệt là những năm chống Mỹ cứu nước. - Nhóm các tài liệu luận văn, khóa luận tốt nghiệp như: Đảng lãnh đạo công tác thanh niên trong kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ, Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Minh Thắng, Khoa Sử- ĐHKHXH& NV; Phong trào “Ba sẵn sàng” của thanh niên miền Bắc trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước 1964-1973, Khóa luận tốt nghiệp của Lê Văn Tuân, Khoa Sử- ĐHKHXH& NV; Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước ở miền Nam Việt Nam 1961- 1975: Qua nguồn văn kiện đang lưu trữ tại kho lưu trữ Trung ương Đảng. V-L2-00713, Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Hải Vân, Trường ĐHKHXH& NV. Các tài liệu này đã cung cấp một phần sử liệu quan trọng về sự lãnh đạo của Trung ương Cục miền Nam đối với cuộc đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam giai đoạn 1961-1975, đã khai thác một cách khá chi tiết thông qua các nguồn văn kiện lưu trữ của Trung ương Đảng. Nói tóm lại, các nhóm tài liệu nói trên đều có những ưu điểm như: trình bày về lịch sử phong trào thanh niên qua các giai đoạn lịch sử, khái quát một số các kinh nghiệm lãnh đạo đối với phong trào thanh niên của Đảng. Tuy nhiên các tài liệu đó hoặc quá chung chung, hoặc quá nặng về tính sự kiện ngày tháng, chưa chú trọng kết hợp tới việc làm rõ sự lãnh đạo của Đảng trong các phong trào cụ thể, hoặc chưa đưa ra được những nhận xét một cách xác đáng về đặc điểm của phong trào thanh niên miền Nam. Những năm 1965-1975 là thời gian ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, làm rõ vai trò của thanh niên trong cuộc cách mạng này chính là góp một phần quan trọng trong công tác nghiên cứu lịch sử, làm rõ được vai trò lãnh đạo cũng như các kinh nghiệm vận động thanh niên của Đảng. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài “Đảng với phong trào thanh niên miền Nam giai đoạn 1965- 1975” là có cơ sở khoa học và không sợ bị trùng lặp với các công trình nghiên cứu khác. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Làm sáng tỏ một cách toàn diện và khách quan quan điểm của Đảng về vai trò, nhiệm vụ của thanh niên miền Nam Việt Nam trong những năm 1965-1975. - Làm sáng tỏ những kinh nghiệm vận động thanh niên nói chung và kinh nghiệm lãnh đạo phong trào thanh niên miền Nam nói riêng của Đảng trong thời kỳ này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Trình bày quá trình Đảng lãnh đạo đối với phong trào thanh niên và những diễn biến chính của phong trào thanh niên miền Nam những năm 1965-1975. - Rút ra các đặc điểm của phong trào thanh niên miền Nam những năm 1965- 1975. - Rút ra một số kinh nghiệm lãnh đạo phong trào thanh niên miền Nam của Đảng. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào thanh niên miền Nam từ năm 1965 đến năm 1975. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian là miền Nam: vùng tạm chiến, vùng tranh chấp và vùng tự do. - Thời gian: Từ năm 1965 đến năm 1975. 5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 5.1. Cơ sở lý luận: là các nguyên tắc và nhận thức luận Mác - xít, cụ thể là phương pháp của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng về cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài được đề cập, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp lịch sử, phương pháp logic, mô tả, đối chiếu, so sánh. 5.3. Nguồn tư liệu - Văn kiện Đảng, Văn kiện Đoàn, chỉ thị, nghị quyết về phong trào thanh niên. - Những sưu tập về văn kiện, các chủ trương, chính sách của Đảng về công tác vận động thanh niên: Văn kiện Đảng về công tác thanh niên (1974), tập 1, Nxb Thanh Niên, Hà Nội; Văn kiện Đảng về công tác thanh niên (1974), tập 2, Nxb Thanh Niên; Đảng Lao động Việt Nam - Ban Chấp hành Trung ương (1968), Nghị quyết của Ban bí thư Trung ương Đảng về công tác vận động thanh niên (lưu hành nội bộ), Nxb Thanh Niên, Hà Nội; Văn kiện Đoàn, tập 1 (từ năm 1961 đến năm 1968), Nxb Thanh Niên, Hà Nội; Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (1976), Văn kiện Đoàn, tập 2 (từ năm 1969 đến năm 1976), Nxb Thanh Niên, Hà Nội; - Các tác phẩm Mac-Lenin, Hồ Chí Minh viết về vai trò của thanh niên: Lênin nói về nhiệm vụ của Đoàn thanh niên (trích diễn văn của Lenin tại Đại hội lần thứ ba Đoàn thanh niên Cộng sản Nga ngày 2/10/1920) (1970), Tạp chí TN, số 4; Lênin (1987), Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên, Nxb Sự Thật, Hà Nội; Hồ Chí Minh (1970), Vì độc lập tự do vì chủ nghĩa xã hội thanh niên ta hăng hái tiến lên, Nxb Thanh Niên, Hà Nội; Hồ Chí Minh (1973), Về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh Niên, Hà Nội; Hồ Chí Minh (1978), Về vai trò và nhiệm vụ của thanh niên, Nxb Sự Thật, Hà Nội;… 6. Về bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấp thành 3 chương chính: Chương 1: ĐẢNG VỚI PHONG TRÀO THANH NIÊN NHỮNG NĂM 1965-1968 1.1. Tình hình miền Nam và chủ trương đối với phong trào thanh niên của Đảng 1.1.1. Tình hình miền Nam và yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra đối với phong trào thanh niên miền Nam - Thực hiện chiến lược Chiến tranh cục bộ. - Tăng cường quân đội viễn chinh, trang thiết bị chiến tranh vào miền Nam Việt Nam 1.1.2. Chủ trương đối với phong trào thanh niên miền Nam của Đảng - Cần tăng cường giáo dục cho thanh niên nhận rõ tình hình và nhiệm vụ mới, bản chất và âm mưu thâm độc của đế quốc Mỹ và tay sai. - Cần tăng cường việc bồi dưỡng toàn diện cho đoàn viên và thanh niên về văn hoá, khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế. - Bồi dưỡng cho đoàn viên thanh niên về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần quyết chiến quyết thắng đế quốc Mỹ xâm lược, tinh thần phấn đấu hy sinh vì lợi ích của dân tộc, của giai cấp. - Tăng cường hơn nữa khối đoàn kết trong thanh niên. Cần tích cực phát triển tổ chức đoàn một cách rộng rãi trong thanh niên công nhân, thanh niên nông dân, thanh niên học sinh - sinh viên. - Cần tổ chức các đội thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước nhằm phục vụ cho chiến đấu và xây dựng. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào thanh niên. 1.2. Sự chỉ đạo của Đảng đối với phong trào thanh niên miền Nam 1.2.1. Đối với phong trào thanh niên “năm xung phong” “Xung phong tiêu diệt nhiều sinh lực địch Xung phong tòng quân và tham gia du kích chiến tranh Xung phong đi dân công và thanh niên xung phong trong phục vụ tiền tuyến Xung phong đấu tranh chính trị và chống bắt lính Xung phong sản xuất nông nghiệp trong nông thôn”. - Về tiêu diệt địch - Trên mặt trận giao thông vận tải 1.2.2. Đối với phong trào thanh niên ở các đô thị miền Nam - Phong trào của thanh niên, học sinh, sinh viên - Chỉ đạo phong trào đấu tranh của thanh niên công nhân - Cuộc đấu tranh vũ trang tại các đô thị Tiểu kết chương 1 Đáng chú ý nhất trong phong trào thanh niên miền Nam giai đoạn 1965-1968 là phong trào “5 xung phong”. Phong trào đã gây được tầm ảnh hưởng lớn trong bộ phận thanh niên không những ở miền Nam mà trên cả nước. Hàng vạn thanh niên đã lên đường gia nhập thanh niên xung phong phục vụ tiền tuyến, làm việc và chiến đấu trên các tuyến đường bom đạn ác liệt. Từ khi phong trào được phát động cho đến mãi các năm về sau, phong trào không ngừng phát triển, tỉnh nào cũng có thanh niên gia nhập thanh niên xung phong, tham gia xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, dân quân du kích và bộ đội chủ lực. Cuộc đấu tranh chính trị diễn ra trong mọi tầng lớp, giới, ngành thanh niên (thanh niên học sinh, sinh viên, thanh niên công nhân và thanh niên quần chúng). Mức độ gắn kết ngày càng sâu giữa các cuộc đấu tranh, các khẩu hiệu đấu tranh ngày càng sát thực hơn với hoàn cảnh. Sôi động nhất trong thời kỳ này vẫn là phong trào của học sinh, sinh viên ở các đô thị lớn: Huế, Sài Gòn, Đà Nẵng, Đà Lạt,… Các phong trào diễn ra nhằm vào các mục đích thiết thân của họ như: đấu tranh đòi tự trị đại học, chống quân sự hóa, chống tăng học phí,… đến các mục đích mang tính chính trị cao hơn như: đấu tranh đòi Thiệu - Kỳ từ chức, lên án chính sách độc tài, đòi Mỹ rút quân về nước… Các cuộc đấu tranh của công nhân ở các đô thị thời kỳ này cũng diễn ra khá sôi nổi, tuy nhiên mức độ quyết liệt của nó còn chưa cao, mục tiêu đấu tranh chưa thật sự sâu sắc, chỉ dừng lại ở những vấn đề dân chủ dân sinh. Các hình thức đấu tranh của thời kỳ này đã cao hơn so với thời kỳ trước đó, ngoài ra còn có sự kết hợp của nhiều hình thức đấu tranh như: công khai, bí mật, chính trị với vũ trang (tuy mức độ quyết liệt còn chưa cao và tính liên tục còn yếu). Phong trào thanh niên, học sinh, sinh viên giai đoạn này cũng là nguồn cảm hứng cho các phong trào đấu tranh của các lực lượng quần chúng khác nữa, đặc biệt là ở đô thị. Các cuộc đấu tranh của thanh niên thường thu hút được đông đảo quần chúng tham gia và ủng hộ, góp phần vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc. Tuy vậy, qua những hoạt động của phong trào thanh niên giai đoạn 1965-1968 có thể nhận thấy một số các đặc điểm khác. Các mục đích đấu tranh của thanh niên, nhất là phong trào học sinh, sinh viên, thanh niên công nhân ở các đô thị còn nặng về quyền lợi cá nhân, chưa thực sự nhấn mạnh các mục tiêu đấu tranh nhằm vào kẻ thù là Mỹ ngụy và chính sách xâm lược của chúng. Sự gắn kết giữa các bộ phận thanh niên trong các phong trào đấu tranh còn yếu, các phong trào đấu tranh còn chưa gây được tiếng vang lớn, chưa nổ ra đồng bộ và chưa có sự kết hợp chặt chẽ. Sự kết hợp giữa các hình thức đấu tranh còn chưa thật sự được chú trọng, cuộc đấu tranh chủ yếu diễn ra công khai, chưa chú trọng tới các hình thức vận động, giáo dục thanh niên học sinh, nhất là một bộ phận thanh niên đi lính cho ngụy. Thời kỳ này, phong trào thanh niên ở các vùng nông thôn, vùng địch chiếm đóng diễn ra còn yếu, các phong trào chống bắt lính, phong trào vận động binh lính người Việt trong quân đội ngụy diễn ra còn yếu. Phong trào thanh niên chủ yếu diễn ra ở một số đô thị lớn của miền Nam, mức độ quyết liệt và tính gắn kết còn yếu. Ngoài ra, có thể thấy thời kỳ này, công tác tổ chức của Đoàn, Đảng còn chưa thật sự chú ý tới công tác vận động thanh niênphong trào thanh niên. Ở các cơ sở, các trường Đại học, trung học, các tổ chức Đảng còn chưa được chú trọng phát triển để lãnh đạo thúc đẩy phong trào. Tuy vậy, phong trào thời kỳ này có một bước phát triển đáng ghi nhận so với những năm 1954-1965, đặt nền móng để phong trào bùng nổ ở giai đoạn sau. Chương 2: PHONG TRÀO THANH NIÊN MIỀN NAM DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG NHỮNG NĂM 1969-1975 2.1. Đảng lãnh đạo phong trào thanh niên miền Nam những năm 1969-1972 2.1.1. Bối cảnh lịch sử mới và chủ trương đối với phong trào thanh niên miền Nam của Đảng 2.2.1.1. Mỹ với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam 2.1.1.2. Chủ trương đối với phong trào thanh niên miền Nam của Đảng Trong chỉ thị ngày 22/12/1968 của Trung ương Cục về chủ trương tăng cường công tác phát triển đoàn thanh niên cách mạng miền Nam đã nêu rõ: Đoàn Thanh niên là lực lượng xung kích trong các phong trào ở tiền tuyến cũng như ở hậu phương, lập nhiều thành tích to lớn, góp phần vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc. Phong trào “5 xung phong” được đẩy mạnh và tổ chức thanh niên phát triển mạnh hơn trước. Tuy nhiên thời gian vừa qua các cấp ủy Đảng chưa quan tâm đúng mức tới công tác vận động thanh niên vào Đoàn và đoàn viên vào Đảng còn ít, nữ thanh niên tham gia mọi hoạt động chưa nhiều, vai trò đầu tầu của thanh niên chưa thể hiện rõ nét. Trước tình hình mới, Chỉ thị nêu rõ yêu cầu nhiệm vụ công tác thanh vận là: 1. Giáo dục cho thanh niên nhận rõ vai trò, nhiệm vụ của mình vượt qua mọi khó khăn gian khổ, kiên quyết chiến đấu và chiến thắng giặc Mỹ xâm lược. 2. Ra sức củng cố phát triển cơ sở đoàn, đẩy mạnh phong trào thanh niên làm lực lượng xung kích. 3. Ra sức kiện toàn Ban Chấp hành Đoàn các cấp để bảo đảm sự lãnh đạo của Đoàn đối với thanh niên, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn, cán bộ thanh niên. 2.1.2. Đảng với phong trào bảo vệ thanh niên, chống đôn quân, bắt lính 2.1.3 Đảng với phong trào thanh niên ở đô thị miền Nam Về phong trào học sinh - sinh viên Phong đấu tranh trào vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị của thanh niên tại các đô thị miền Nam Về phong trào của thanh niên công nhân tại các đô thị miền Nam 2.2. Đảng lãnh đạo phong trào thanh niên miền Nam những năm 1973-1975 2.2.1. Tình hình miền Nam sau sau khi Hiệp định Paris được ký kết 2.2.2. Đảng với phong trào thanh niên “Bảo vệ vùng giải phóng” 2.2.3. Đảng với phong trào thanh niên “Tham gia xây dựng lực lượng vũ trang” 2.2.4. Đảng với phong trào thanh niên đấu tranh chính trị Tiểu kết chương 2 Đấu tranh trên các đô thị là một trọng điểm hết sức quan trọng cùng với cuộc đấu tranh trên các chiến trường chính ở miền đồng bằng, nó đã nhận được sự quan tâm sát sao và sự lãnh đạo của Đảng, Trung ương Cục miền Nam. Các cuộc đấu tranh giai đoạn 1969-1975 diễn ra liên tục và rộng khắp, có thể chia cuộc đấu tranh thành các hình thức khác nhau như: Đấu tranh chính trị, đấu tranh chính trị có sự kết hợp của đấu tranh vũ trang, sự hỗ trợ giúp sức của đấu tranh vũ trang; đấu tranh vũ trang của các lực lượng vũ trang tại các đô thị. Ở mỗi hình thức đấu tranh lại có thể phân chia thành các loại đối tượng khác nhau: thanh niên, học sinh, sinh viên; thanh niên công nhân trong các nhà máy xí nghiệp. Các phong trào nổ ra có sự kết hợp giữa các lực lượng thanh niên thuộc các giới ngành khác nhau, tính liên kết giữa các cuộc đấu tranh, mức độ gắn kết giữa các phong trào cao hơn. Phong trào đấu tranh của thanh niên, học sinh, sinh viên luôn luôn có tổ chức lãnh đạo như: Tổng hội sinh viên, Tổng đoàn học sinh, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Đảng ở các cơ sở quần chúng. Phong trào diễn ra dưới các hình thức bí mật (vũ trang), bán công khai và công khai (chính trị- biểu tình, mít tinh, bãi khóa). Đối tượng đấu tranh của thanh niên, sinh viên là Mỹ- Thiệu, bọn quân phiệt của chế độ này, diễn ra dưới các hình thức phong trào đòi dân chủ hòa bình, nhằm vào những chính sách phản động của Thiệu mỗi khi được ban hành (như tăng học phí, lệnh đàn áp, hoặc tăng tiền giấy báo ). Phong trào thường diễn ra mạnh mẽ, liên tục và sôi nổi nếu có những chính sách phản động của Thiệu - Mỹ, nhằm vào những ngày lễ kỉ niệm. Những khi đó phong trào thường diễn ra sôi nổi và thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Phong trào học sinh, sinh viên, thanh niên đóng vai trò đi đầu khơi ngòi nổ cho các cuộc đấu tranh chính trị ở các đô thị miền Nam. Những biểu hiện đấu tranh và mục đích đấu tranh của thanh niên là phù hợp với nguyện vọng chính đáng của mỗi người dân tại các đô thị miền Nam. Do vậy đã được sự ủng hộ mạnh mẽ của quần chúng, sự tham gia đông đảo của mọi giai tầng (phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe”). Phong trào thanh niên tại các đô thị miền Nam thường nổ ra đồng loạt, có mối liên hệ chặt chẽ giữa các đô thị, đặc biệt là tại hai đô thị lớn là Huế và Sài Gòn. Đó là các tổ chức Đại hội liên viện Đại học Huế - Sài Gòn - Đà Nẵng - Đà Lạt, Vạn Hạnh. Mỗi ngòi nổ của phong trào được sự hưởng ứng và cổ vũ của các đô thị trên toàn miền. Phong trào đấu tranh của thanh niên các đô thị miền Nam thời kỳ này là một sự phát triển lớn trong tiến trình chung của cách mạng miền Nam, góp phần vào thắng lợi đối với Đế quốc Mỹ, buộc chúng phải rút về nước, ký hiệp định Paris, lập lại hòa bình ở Việt Nam. So với giai đoạn 1965-1968, phong trào thanh niên giai đoạn này diễn ra sôi nổi và quyết liệt hơn ở trên tất cả các mặt trận. Ở đô thị, phong trào thanh niên góp phần cổ vũ, châm ngòi cho các phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, các khẩu hiệu đấu tranh mang tính chính trị sâu sắc, sát với thực tế và những chỉ đạo chung của Đảng đối với cách mạng miền Nam. Ở các vùng khác, phong trào thanh niên chống bắt lính, tòng quân tham gia lực lượng vũ trang diễn ra sôi nổi. Ngoài ra phong trào thời kỳ này nhận được sự chỉ đạo quyết liệt hơn từ các tổ chức Đoàn, Đảng, thanh niên ý thức được tầm quan trọng và vai trò của họ trong cuộc chiến đấu với kẻ thù, họ sẵn sàng hy sinh bản thân mình để giành độc lập cho dân tộc, tự do cho Tổ quốc. Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 3.1. Nhận xét 3.1.1. Đảng đã có nhận thức đúng đắn về vai trò của thanh niên, từ đó đề ra các chủ trương vận động, tổ chức và phát huy vai trò của thanh niên miền Nam 3.1.2. Các biện pháp, giải pháp chỉ đạo phong trào thanh niên miền Nam của Đảng về cơ bản là sát hợp, hiệu quả 3.1.3. Các phong trào đấu tranh của thanh niên miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, có những đóng góp to lớn cho tiến trình cách mạng miền Nam những năm 1965-1975 3.1.4. Trong sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào thanh niên miền Nam vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định Tính tự phát Tính kết hợp giữa các phong trào đấu tranh còn yếu Sự chỉ đạo thiếu kịp thời của Đảng, Đoàn đối với phong trào thanh niên Ngoài ra còn một số các hạn chế khác - Các phong trào thanh niên được phát động chưa đều ở các đô thị, các địa phương, chưa đáp ứng kịp yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng. - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tham gia các phong trào, các cuộc đấu tranh chưa đồng bộ. - Phong trào tòng quân và tham gia thanh niên xung phong, đi dân công phục vụ tiền tuyến chưa đều khắp ở các địa phương trên toàn miền Nam, nhiều trường hợp thanh niên còn đào ngũ. - Một bộ phận thanh niên chưa thực sự phát huy vai trò nòng cốt trong lực lượng du kích, lực lượng vũ trang. Lực lượng nữ thanh niên chưa phát huy cao vai trò và khả năng to lớn, nhất là trong đấu tranh chính trị, binh vận. - Công tác giáo dục chính trị, giáo dục tư tưởng cho đoàn viên và thanh niên còn yếu, tình trạng thanh niên bị địch dụ dỗ, lôi kéo còn nhiều. Về tổ chức, các cấp bộ Đoàn chưa [...]... hiệp thanh niên Việt Nam phong trào thanh niên Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội 73 Văn Tùng (cb), Dương Trung Quốc, Phương Trang (2005), Lịch sử Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam (1925- 2004), Nxb Thanh Niên, Hà Nội 74 Văn kiện Đảng về công tác thanh niên (1974), tập 1, Nxb Thanh Niên, Hà Nội 75 Văn kiện Đảng về công tác thanh niên (1974), tập 2, Nxb Thanh Niên, ... trào, giữa các ngành, các giới thanh niên giai đoạn sau cao hơn và sát thực hơn giai đoạn trước Ngoài ra, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong các phong trào đấu tranh của thanh niên giai đoạn sau cũng phù hợp và triệt để hơn so với giai đoạn trước Phong trào thanh niên miền Nam những năm 1965- 1975 là sản phẩm cụ thể của đường lối cách mạng của Đảng về công tác vận động thanh niên, là sự biểu hiện một... đều khẳng định sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với phong trào thanh niên - Phong trào thanh niên qua các giai đoạn đấu tranh là quá trình tự trưởng thành và mang tính cách mạng sâu sắc - Quá trình lớn lên và trưởng thành của phong trào thanh niên là một quá trình đi liền với quá trình lớn lên của cách mạng miền Nam - Phong trào thanh niên miền Nam qua hai giai đoạn cũng có những đặc điểm khác nhau:... khăn phong trào thanh niên vẫn duy trì liên tục, giai đoạn sau quyết liệt hơn giai đoạn trước, trở thành một mũ nhọn tiến công vào chế độ Mỹ ngụy Nhờ bám sát các nhiệm vụ chính trị chung của Đảng, phong trào thanh niên đã gắn bó được với các phong trào chung trong từng giai đoạn cách mạng, nó là một bộ phận khăng khít của cách mạng miền Nam, của cách mạng giải phóng dân tộc Đối với phong trào thanh niên. .. tranh khác nhau của thanh niên miền Nam, đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các mũi tiến công khác 3.2.4 Chú ý xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn và chọn lựa, đào tạo cán bộ Đoàn, cán bộ lãnh đạo phong trào thanh niên miền Nam, nhằm đảm bảo tốt sự lãnh đạo đối với phong trào Tiểu kết chương 3 Nhìn nhận lại các giai đoạn phát triển và đặc điểm của phong trào thanh niên miền Nam những năm 1965- 1975 có thể khẳng... tác tập hợp thanh niên còn yếu, chưa theo kịp và đáp ứng với điều kiện và tình hình mới 3.1.5 Phong trào thanh niên miền Nam dưới sự chỉ đạo của Đảng trong hai giai đoạn 1965- 1968; 1969 -1975 vừa có những đặc điểm chung, lại vừa có sự khác biệt căn bản - Phong trào thanh niên miền Nam qua các thời kỳ cách mạng diễn ra sôi nổi, nhằm đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ của cách mạng - Qua các giai đoạn đấu tranh... Từ rất sớm, Đảng đã sớm nhìn nhận được vai trò của người thanh niên trong mọi lĩnh vực để giáo dục, động viên và bồi dưỡng họ lên mọi trận tuyến chiến đấu với kẻ thù Qua các giai đoạn đấu tranh, phong trào thanh niên đã thể hiện sự phát triển vượt bậc của mình, hòa chung với sự phát triển của cách mạng Việt Nam Phong trào thanh niên miền Nam miền Nam đã thể hiện các hình thức đấu tranh phong phú, quy... của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác vận động thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội 70 Văn Tùng (cb), Phương Trang, Hồng Thanh, Nguyễn Bính (1990), 40 năm thanh niên xung phong 1950- 1990, Nxb Thanh Niên, Hà Nội 71 Văn Tùng (cb), Hoàng Phương Trang, Nguyễn Bính (1999), Lịch sử Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam 1925- 1998, Nxb Thanh Niên, Hà Nội 72 Văn Tùng (cb),... người của Đảng trực tiếp lãnh đạo hoặc chỉ đạo từ xa Trên các chiến trường chính và vùng nông thôn, đồng bằng, thanh niên đã hăng hái tham gia các phong trào thanh niên xung phong: “năm xung phong , “ba xung phong Được sự động viên, giáo dục của Đảng, tổ chức của Đoàn, thanh niên đã hăng hái tham gia các phong trào “dũng sĩ diệt Mỹ” “dũng sĩ diệt Ngụy”, các “đoàn thanh niên quyết tử”, “đoàn thanh niên. .. phong trào đấu tranh + Sự lãnh đạo của Đảng 3.2 Một số kinh nghiệm chủ yếu 3.2.1 Xác định mục tiêu đấu tranh và tổ chức các phong trào đấu tranh của thanh niên miền Nam phù hợp tình hình, yêu cầu các giai đoạn cách mạng 3.2.2 Cần có hình thức, biện pháp, phương pháp thích hợp để vận động, tổ chức các phong trào phù hợp với đặc điểm của thanh niên 3.2.3 Cần có biện pháp kết hợp linh hoạt các phong trào

Ngày đăng: 15/01/2014, 12:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan