Đảng bộ tỉnh quảng bình lãnh đạo phát triển ngành kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2009

10 575 1
Đảng bộ tỉnh quảng bình lãnh đạo phát triển ngành kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2009

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo phát triển ngành kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2009 Lê Diệu Linh Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Luận văn ThS. ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Mã số: 60 22 56 Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Quang Hiển Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Trình bày đường lối, chủ trương phát triển du lịch của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình theo 2 giai đoạn (2001 - 2005; 2006 - 2009) gắn liền với những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể ở mỗi giai đoạn. Nghiên cứu quá trình thực hiện đường lối phát triển du lịch ở địa phương. Đánh giá, phân tích để làm rõ ưu điểm, hạn chế của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình trong quá trình lãnh đạo, phát triển du lịch. Tìm hiểu các nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế để từ đó tổng kết một số kinh nghiệm lịch sử có liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình. Keywords. Lịch sử Đảng; Đảng Cộng sản Việt Nam; Kinh tế du lịch; Thời kỳ 2001- 2009; Quảng Bình Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Du lịch đã khẳng định được vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nước như một ngành “công nghiệp không khói” hàng đầu. Ở Việt Nam, từ đổi mới, tình hình kinh tế - xã hội và công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Cùng với đó, du lịch cũng có những bước tiến lớn. Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra mục tiêu: “phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [1, tr.1]. Đó là một trong những cơ sở để Nhà nước xác định “du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội của đất nước” [90, tr.1]. Sở dĩ ngành du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế vì bản thân du lịch là một hoạt động kinh tế - văn hóa. Du lịch tác động tích cực đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay. Du lịch vừa giúp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, quảng bá hình ảnh đất nước. Là một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ của Việt Nam, Quảng Bình có khá nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Dải đất Quảng Bình có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, nhiều thắng cảnh nổi tiếng. Xuất phát từ những điều kiện đó, Chương trình phát triển du lịch đã được xác định là một trong bốn chương trình kinh tế trọng điểm của Tỉnh. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần XIII (2001) đã định hướng: “phát triển nhanh du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh” [17, tr.63]… Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh, du lịch Quảng Bình đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, từng bước tạo dựng được thương hiệu riêng gắn với những khu du lịch nổi tiếng như di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, suối nước nóng Bang, Nhật Lệ - Đồng Hới Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành du lịch còn rất nhiều khiếm khuyết cần sớm khắc phục. Việc đẩy mạnh kinh tế du lịchtỉnh Quảng Bình đang đặt ra nhiều yêu cầu cần được giải quyết, nhất là phải có hướng phát triển đúng đắn để khai thác du lịch sao cho tương xứng với tiềm năng nhưng vẫn phải nằm trong chỉnh thể ổn định, bền vững. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế mà còn liên quan đến các lĩnh vực văn hóa, xã hội, dân sinh… Xuất phát từ thực tế nêu trên, việc nghiên cứu đường lối, chính sách, chiến lược phát triển du lịch của Đảng bộ địa phương là cần thiết, cấp bách đối với một tỉnh nghèo như Quảng Bình, góp phần hình thành một chiến lược phát triển du lịch tối ưu cho Tỉnh trong sự gìn giữ, bảo tồn và phát huy tiềm năng. Một số nghiên cứu đã được tiến hành nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát về tài nguyên du lịch của Tỉnh và giải pháp để phát triển một số địa điểm du lịch trọng yếu. Các đề tài này đã góp phần vào việc giúp các nhà lãnh đạo địa phương có được cái nhìn toàn diện, khách quan hơn về du lịch, từ đó điều chỉnh hợp lý các chủ trương, chính sách phát triển du lịch. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu về đường lối, chủ trương phát triển du lịch của cả tỉnh từ năm 2001 đến năm 2009. Chính vì thế, việc nghiên cứu, đánh giá sự lãnh đạo của Đảng bộ Quảng Bình đối với phát triển du lịch là cần thiết. Tổng kết và nhìn nhận khách quan những thành tựu và hạn chế từ chủ trương phát triển du lịch của Đảng bộ trong những năm 2001 - 2009 không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học, lịch sử mà còn có ý nghĩa thực tiễn, thời sự, nhất là trong bối cảnh giao lưu hợp tác kinh tế quốc tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế như hiện nay. Đó là lý do tôi chọn đề tài "Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo phát triển ngành kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2009" làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Do bản thân sự phong phú, đa dạng của lĩnh vực du lịch, nghiên cứu về du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Quảng Bình nói riêng từ lâu đã là một đề tài nhận được sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, văn hóa, môi sinh nhiều tài liệu, sách báo cũng đã được xuất bản. Có thể khái quát lại thành các nhóm sau đây: Một là, các luận án, luận văn: “Phát triển Du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng” (luận án tiến sĩ Kinh tế của Trần Tiến Dũng, 2005); "Tăng cường dự án đầu phát triển du lịch bền vững ở Quảng Bình” (luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị của Nguyễn Thị Lài, 2007); “Quản lý di tích, danh thắng gắn với phát triển du lịchtỉnh Quảng Bình” (luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa của Lê Hùng Phi, 2009); “Dịch vụ Du lịch ở Thành phố Đà Nẵng” (luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị của Bùi Diệu Thu, 2006); “Du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Nam” (luận văn thạc sĩ Kinh tế của Thái Viết Tường, 2006) Các luận văn đã phần nào đề cập đến thực trạng phát triển du lịch, phát triển văn hóa gắn với du lịch, giải pháp phát triển du lịch ở các địa phương khác nhau và bước đầu tổng kết những thành tựu và hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế du lịch ở các địa phương. Hai là, một số chuyên khảo, chuyên luận của các nhà khoa học được đăng trên các báo, tạp chí đề cập đến vấn đề phát triển du lịch như: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước 1998 - 2000“Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” do Vũ Tuấn Cảnh chủ trì;“Đánh giá tác động môi trường trong phát triển du lịch của Việt Nam” của Phạm Trung Lương; Tuyển tập báo cáo hội thảo về “Đánh giá tác động môi trường” của Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia, Hà Nội; “Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt Nam” của Phạm Trung Lương, báo cáo đề tài khoa học cấp ngành, Hà Nội (1998) Các bài viết đã các nêu các khái niệm, vị trí ngành du lịch, định hướng nhằm xây dựng chiến lược phát triển du lịch đồng thời đã tổng kết và chỉ ra những kinh nghiệm bước đầu của việc phát triển du lịch ở Việt Nam. Thứ ba, các bài viết về phát triển du lịch Việt Nam nói chung, du lịch Quảng Bình nói riêng như: Du lịch sinh thái - thực trạng và giải pháp để phát triển ở Việt Nam của Nguyễn Đình Hoà (2006), tạp chí Kinh tếphát triển, (số 103), tr.11-17; Du lịch Việt Nam phát triển theo hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, của Trần Nguyễn Tuyên (2005), tạp chí Quản lý nhà nước, số 7; “Khai thác tiềm năng du lịch biển đảo Bắc Miền Trung” của Lại Thúy Hà, webside.baovanhoa.vn ngày 03/06/2009; “Các chiến lược phát triển du lịch” của Trần Tiến Dũng, tạp chí Du lịch Việt Nam tháng 8/2002; “Du lịch Quảng Bình - những giải pháp phát triển bền vững” của Trần Tiến Dũng, tạp chí Du lịch Việt Nam tháng 8/2003; “Hoạt động du lịch và những biện pháp nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”, Trần Tiến Dũng, tạp chí Người làm báo tháng 1/2005 Các bài viết đã tổng kết những kết quả của việc phát triển du lịch ở ca ́ c địa phương và nêu lên được những giải pháp, kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Phần lớn các công trình nghiên cứu và các bài viết này cung cấp cái nhìn tổng thể về định hướng phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước, tiềm năng du lịchtình hình kinh doanh, phát triển du lịch ở Việt Nam nói chung và du lịch Quảng Bình nói riêng. Các công trình này đã cho thấy một cái nhìn cận cảnh về vai trò của kinh tế du lịch trong sự phát triển kinh tế nói chung trong thời kỳ mới, tính cấp thiết phải hình thành một chiến lược du lịch đồng bộ đi đôi với bảo tồn tiềm năng du lịch. Các công trình nghiên cứu đo ́ là nguồn liệu quý để tác giả tham khảo phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu tổng kết sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình trong phát triển du lịch. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích: - Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ Quảng Bình đối với ngành du lịch ở địa phương. - Quá trình Đảng bộ Quảng Bình chỉ đạo thực hiện phát triển du lịch từ năm 2001 đến năm 2009. * Nhiệm vụ: - Trình bày đường lối, chủ trương phát triển du lịch của Đảng bộ Quảng Bình theo 2 giai đoạn (2001 - 2005; 2006 - 2009) gắn liền với những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể ở mỗi giai đoạn. - Quá trình thực hiện đường lối phát triển du lịch ở địa phương. - Đánh giá, phân tích để làm rõ ưu điểm, hạn chế của Đảng bộ Quảng Bình trong quá trình lãnh đạo, phát triển du lịch. - Phân tích các nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế để từ đó tổng kết một số kinh nghiệm lịch sử có liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng bộ Quảng Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: - Các chủ trương, biện pháp của Đảng bộ Quảng Bình nhằm phát triển kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2009. - Quá trình triển khai thực hiện chủ trương phát triển du lịch của Đảng bộ Quảng Bình. * Phạm vi nghiên cứu: - Những tác động của hoàn cảnh lịch sử đến sự phát triển của du lịch địa phương. - Những chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch. - Quá trình triển khai thực hiện những chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với việc phát triển kinh tế du lịch. - Sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể, các cấp cơ sở trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, của Đảng bộ và chính quyền địa phương. - Thời gian nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ Quảng Bình với việc phát triển kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2009. Năm 2001 là thời gian diễn ra Đại hội Đảng bộ lần XIII. Đây là lúc chủ trương về phát triển du lịch của Đảng bộ Quảng Bình được đưa vào nghị quyết một cách quy mô. Vị thế, vai trò ngành du lịch được xác định rõ ràng. Cũng từ đây, có nhiều điều kiện khách quan tác động cho phép du lịch Quảng Bình có định hướng phát triển mới. Năm 2009 là mốc dừng lại của sự nghiên cứu. Vì lịch sử vẫn luôn tiếp diễn nên mốc này chỉ có ý nghĩa tương đối. Chính vì thế, để có cái nhìn toàn diện hơn thì đề tài cũng có đề cập đến tình hình du lịch Quảng Bình trước đó. Trong quá trình thực hiện luận văn này, tác giả có thể đặt trong tổng thể thời gian vượt quá năm 2009 để có những cơ sở thích hợp cho những kết luận của mình. - Không gian: chỉ nghiên cứu vấn đề du lịchtỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, đề tài cũng có thể liên hệ với địa phương khác trong khu vực, trong vùng để có cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề nghiên cứu. 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu * Nguồn tài liệu: Nguồn tài liệu của luận văn bao gồm các nghị quyết của Đại hội Đảng; các ban Đảng, văn bản, chỉ thị, pháp lệnh, quyết định của Nhà nước, các văn kiện của Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, các nghị quyết của Tỉnh ủy, chỉ thị, quyết định của Ủy ban nhân dân, báo cáo, số liệu của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, báo cáo các cơ quan quản lý các điểm du lịch, các tài liệu có lưu trữ tại Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các tài liệu có liên quan đến phát triển kinh tế du lịch và các tài liệu khảo sát thực tiễn tại địa phương. * Phương pháp nghiên cứu: - Cơ sở phương pháp luận: Chủ nghĩa Mác-Lênin, tưởng Hồ Chí Minh trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng; những quan điểm cụ thể của Đảng về du lịch. Cụ thể là: xem xét, nhìn nhận quá trình lãnh đạo của Đảng bộ và sự phát triển của du lịch Quảng Bình trong điều kiện lịch sử cụ thể, trong mối liên hệ với hoạt động khác ở địa phương và tương quan với du lịch cả nước. Đặc biệt, quán triệt quan điểm của Đảng trong lịch sử là nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật - Phương pháp nghiên cứu chủ yếu: Phương pháp lịch sử (để mô tả đúng sự thật lịch sử; phản ánh một cách khách quan sự lãnh đạo của Đảng bộ; sự phát triển của du lịch Quảng Bình đúng như thực tế khách quan (sử dụng nhiều trong chương 1 và chương 2). Phương pháp lô gic: cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu để có thể tổng kết, đánh giá một cách đúng đắn ưu điểm, hạn chế của Đảng bộ cũng như thành tựu, hạn chế của ngành du lịch Quảng Bình. Đồng thời, để bước đầu tổng kết một số kinh nghiệm lịch sử (sử dụng chủ yếu trong chương 3). - Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khai thác liệu qua một số nhân chứng lịch sử. 6. Đóng góp mới của luận văn - Về mặt khoa học: Luận văn phân tích làm rõ vai trò lịch sử và sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với việc phát triển du lịch và các nhân tố bảo đảm sự lãnh đạo đó. - Thực tiễn: Luận văn làm rõ quá trình Đảng bộ Quảng Bình lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2001 đến năm 2009, tổng kết được những kinh nghiệm và giải pháp có giá trị để Đảng bộ tỉnh lãnh đạo phát triển du lịch được hiệu quả. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương, 8 tiết. Chương 1: Đảng bộ Quảng Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2005. Chương 2: Đảng bộ Quảng Bình tăng cường lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2006 đến năm 2009. Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử. References 1. Ban Bí thư Trung ương (1994), Chỉ thị 46 - CT/TW, ngày 14/10/1994, về lãnh đạo, đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới. 2. Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân Tỉnh Quảng Bình (2001), Báo cáo số 06/KT - NS, ngày 04/02/2001 về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - ngân sách năm 2000 và phương hướng, nhiệm vụ 2001, Tài liệu hội nghị, Kho lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 3. Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân Tỉnh Quảng Bình (2003), Báo cáo số 28 BC/KTNS/HĐND, ngày 19/12/2003, về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - ngân sách năm 2004, Tài liệu hội nghị, Kho lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 4. Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân Tỉnh Quảng Bình (2005), Báo cáo số 15/BC - BKTNS (HĐND Tỉnh QB, ngày 21/7/2005, về tình hình kinh tế ngân sách 6 tháng đầu nămdự thảo Nghị quyết tiếp tục thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2005, Tài liệu hội nghị, Kho lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 5. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình (1998), Số 21 KH/TU ngày 8/10/1998, Kế hoạch về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, Kho lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 6. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Bình (2006), Tài liệu học tập những nội dung cơ bản của nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần XIV (nhiệm kỳ 2005 - 2010), Tài liệu lưu hành nội bộ. 7. Bộ Chính trị (1998), Thông báo số 179/TB-TƯ ngày 11/11/1998 về việc phát triển du lịch trong tình hình mới. 8. Bộ Văn hóa (1986), Quyết định số 236-VH/QĐ ghi nhận động Phong Nha và bến phà Xuân Sơn là di sản quốc gia. 9. Vũ Tuấn Cảnh (Chủ trì - 2000),“Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước 1998-2000, Tài liệu lưu trữ tại Viện Nghiên cứu phát triển du lịch - Tổng cục Du lịch Việt Nam. 10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1993), Nghị quyết số 45 - CP, ngày 22/6/1993, về việc tổ chức và quản lý các doanh nghiệp du lịch. 11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Quyết định số 156- NĐ/TƯ ngày 16/8/2004, về việc thành lập Thành phố Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình. 12. Cục Thống kê Quảng Bình (2010), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2009, Công ty cổ phần In Quảng Bình. 13. Trần Tiến Dũng (8/2002), “Các chiến lược phát triển du lịch”, Tạp chí Du lịch Việt Nam. 14. Trần Tiến Dũng (8/2003), “Du lịch Quảng Bình - những giải pháp phát triển bền vững”, Tạp chí Du lịch Việt Nam. 15. Trần Tiến Dũng (1/2005), “Hoạt động Du lịch và những biện pháp nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”, Tạp chí Người làm báo. 16. Trần Tiến Dũng, (2005), Phát triển Du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng, luận án tiến sỹ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 17. Đảng bộ Quảng Bình (2001), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII nhiệm kỳ 2001 - 2005, tháng 1/ 2001, Đồng Hới. 18. Đảng bộ Quảng Bình (2006), Văn kiện Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ 2006 - 2010, tháng 12/2005, Đồng Hới. 19. Đảng bộ Quảng Bình (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XV nhiệm kỳ 2010 - 2015, tháng 9/2010, Đồng Hới. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Lại Thúy Hà (2009), “Khai thác tiềm năng du lịch biển đảo Bắc Miền Trung” webside .baovanhoa.vn ngày 03/06/2009. 26. Nguyễn Đình Hoà (2006), “Du lịch sinh thái - thực trạng và giải pháp để phát triển ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tếPhát triển, (103), tr.11-12. 27. Hội đồng Bộ trưởng (1986), Quyết định 194/CT ngày 9/8/1986 về việc xếp rừng Phong Nha tỉnh Quảng Bình vào diện Khu rừng đặc dụng quốc gia. 28. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình (2002), Nghị quyết số 29/2002/NQ/HĐND, ngày 19/1/2002, về Kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, Kho lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 29. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình (2008), Nghị quyết số 90/2008/NQ - HĐND ngày 30/7/2008 : Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, Công báo số 19 ngày 20/8/2008. 30. Nguyễn Thị Lài (2007), Tăng cường dự án đầu phát triển du lịch bền vững ở Quảng Bình, luận văn Thạc sỹ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 31. Phạm Trung Lương (1997), Đánh giá tác động môi trường trong phát triển du lịch của Việt Nam, Tuyển tập báo cáo hội thảo lần thứ nhất về “Đánh giá tác động môi trường” (6-7/6/1997), Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia, Hà Nội. 32. Phạm Trung Lương (1998), Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt Nam, Báo cáo đề tài khoa học cấp ngành, Hà Nội. 33. Lê Hùng Phi (2009), Quản lý di tích, danh thắng gắn với phát triển du lịchtỉnh Quảng Bình, luận văn thạc sỹ Quản lý văn hóa, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội. 34. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Sở Thương mại và Du lịch Quảng Bình (2007), Báo cáo số 92/BC - CTPTDL, ngày 8 tháng 3 năm 2007, Báo cáo tình hình tổ chức thực hiện chương trình phát triển du lịch của Tỉnh giai đoạn 2001 - 2005 và năm 2006, Lưu trữ tại Phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Quảng Bình. 36. Sở Thương mại và Du lịch Quảng Bình (2007), Báo cáo số 222/BC - CTPTDL, ngày 3 tháng 7 năm 2007, Báo cáo tình hình tổ chức thực hiện chương trình phát triển du lịch của Tỉnh giai đoạn 2001 - 2005 đến tháng 6 năm 2007, Lưu trữ tại Phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Quảng Bình. 37. Sở Thương mại và Du lịch Quảng Bình (2007), Báo cáo số 387/TMDL, ngày 28 tháng 7 năm 2007, Báo cáo tình hình hoạt động du lịch năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008, Lưu trữ tại Phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Quảng Bình. 38. Sở Thương mại và du lịch Quảng Bình (2008), Biểu số phát triển du lịch năm 1995 - 2000; 2001 - 2007; năm 2006 - 2007; năm 2007 - 2008, 2008 - 2009, Lưu trữ tại Phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Quảng Bình. 39. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Bình (2008), Đề án số 02/ĐA-SVHTT&DL ngày 24/9/2008: Đề án phân cấp quản lý các di tích - thắng cảnh tỉnh Quảng Bình, Công báo số 25 ngày 30/11/2008. 40. Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch (2010), Báo cáo số 18/BC-SVH-TT-DL về việc thực hiện Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010 ngày29/4/2010, Lưu trữ tại Phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Quảng Bình. 41. Bùi Diệu Thu (2006), Dịch vụ du lịch ở Thành phố Đà Nẵng, luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 42. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg, ngày 22/7/2002, về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2001 - 2010. 43. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Quyết định số 189/2001/QĐ-TTG ngày 12/12/2001, về việc chuyển hạng khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha - Kẻ Bàng thành Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. 44. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Quyết định số 194/2005/QĐ-TTg, ngày 22/7/2002, về việc Phê duyệt Đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên. 45. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Quyết định số 121/2006/ TTg - CP ngày 29/5/2006 về việc Chương trình Hành động quốc gia về du lịch 2006 - 2010. 46. Tỉnh uỷ Quảng Bình (2002), Nghị quyết hội nghị tỉnh uỷ lần V số 03 - NQ/TU, ngày 08/1/2002, về đánh giá tình hình năm 2001 và phương hướng nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng năm 2002, Kho lữu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 47. Tỉnh uỷ Quảng Bình (2003), Nghị quyết số 05 - NQ/ TU, ngày 02/1/2003, về phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và công tác xây dựng Đảng năm 2003, Kho lữu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 48. Tỉnh ủy Quảng Bình (2003), Nghị quyết số 07 NQ/TU, ngày 24/9/ 2003, Nghị quyết Hội nghị kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2001 - 2005), Kho lữu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 49. Tỉnh ủy Quảng Bình (2004), Nghị quyết số 08 - NQ/TU, ngày 10/2/1004, về phương hướng nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng Đảng năm 2004, Kho lữu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 50. Tỉnh ủy Quảng Bình (2004), Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 10/8/2004, về phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Kho lữu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 51. Tỉnh ủy Quảng Bình (2005), Nghị quyết 15/NQ - TU, ngày 21/7/2005, về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Kho lữu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 52. Tỉnh ủy Quảng Bình (2006), Chương trình số 05 Ctr/TU, ngày 18/9/2006, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Tài liệu lưu hành nội bộ. 53. Tỉnh ủy Quảng Bình (2008), Nghị quyết Số 05 - NQ/TU, ngày 28/3/2008, Nghị quyết về xây dựng và phát triển thành phố Đồng Hới đến năm 2015, Kho lữu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 54. Tổng cục Du lịch (2008), Quyết định số 337 /QĐ-TCDL ngày 25/ 11/ 2008 Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch. 55. Trần Nguyễn Tuyên (2005), “Du lịch Việt Nam phát triển theo hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (7). 56. Thái Viết Tường (2006), Du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Nam, luận văn thạc sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 57. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình (1996), Quyết định số 821/QĐ-UB ngày 8/3/1996 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Quảng Bình thời kỳ 1996 - 2000, Kho lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 58. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình (1998), Quyết định số 714/QĐ - UB ngày 20 tháng 6 năm 1998 về việc ban hành Quy chế Quản lý Khu bảo tồn Thiên nhiên và các di tích danh thắng Phong Nha - Kẻ Bàng, Kho lữu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 59. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (1999), Quyết định số 30/1999/QĐ - UB ngày 11/6/1999 về Quy chế bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình, Kho lữu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 60. Ủy ban nhân dân Tỉnh Quảng Bình (2001), Quyết định số 17/2001/QĐ - UB, ngày 31 / 5/ 2001, “Chương trình phát triển du lịch Quảng Bình thời kỳ 2001 - 2005”, Kho lữu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 61. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2002), Chỉ thị 19/2002/CT - UB, ngày 3/5/2002 , về việc tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ cổ vật trong di tích và ngăn chặn đào bới, trục vớt trái phép di chỉ khảo cổ học, Kho lữu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 62. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2002), Quyết định số 32/2002/QĐ-UB, ngày 18/4/2002, về việc quy định phân cấp quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh, Kho lữu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 63. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2003), Quyết định số 65/2003/QĐ-UB, ngày 28/11/2003, về việc Tổ chức lại bộ máy Ban quản lý vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Kho lữu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 64. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2004), Quyết định số 74/2004/QĐ-UB, ngày 25/10/2004, về việc quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bàn, Kho lữu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 65. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2004), Quyết định số 4081-QĐ/UB, ngày 10/12/2004, Phê duyệt đề cương nhiệm vụ thiết kế quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Kho lữu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 66. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2005), Báo cáo số 89/ BC - UBND, ngày 01/12/2005, Báo cáo kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2001 - 2005, Tài liệu hội nghị, Kho lữu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 67. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2005), Quyết định số 54/2005/QĐ - UB, ngày 14/10/2005, Phê duyệt Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích - danh thắng tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 - 2010, Kho lữu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 68. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2006), Quyết định số 07/2006/QĐ - UBND, ngày 20/3/2006, Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 15 NQ-TU ngày 21/7/2005 của Thường vụ Tỉnh ủy về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Kho lữu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 69. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2006), Thông báo số 601/TB - UBND, ngày 10/4/2006, Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh về Quy hoạch chi tiết khu vực Trung tâm Phong Nha - Kẻ Bàng (từ cầu Hà Lời đến ngã 3 đường 20) huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Kho lữu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 70. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2006), Báo cáo số 36/BC - UBND, ngày 10/7/2006, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu tiếp tục thực hiện kế hoạch năm 2006, Tài liệu hội nghị, Kho lữu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 71. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2006), Quyết định số 38/2006/QĐ - UB, ngày 01/9/2006, về Chương trình phát triển du lịch Quảng Bình thời kỳ 2006 - 2010, Kho lữu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 72. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2006), Công văn số 1814/ UBND, ngày 13/9/2006, Chấn chỉnh việc thực hiện các quy định về bảo tồn và phát triển Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Kho lữu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 73. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2006), Quyết định số 2808/ QĐ - UBND, ngày 17/10/2006, Phê duyệt Danh mục các dự án kêu gọi đầu tại Quảng Bình đến năm 2010, Kho lữu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 74. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2006), Báo cáo số 70 BC/UBND, ngày 26/11/2006, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 2006 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2007, Tài liệu hội nghị, Kho lữu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 75. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2006), Quyết định số 3330/QĐ - UB, ngày 08/12/2006, Giới thiệu địa điểm lập Quy hoạch chi tiết và dự án đầu khai thác tiềm năng du lịch Động Thiên Đường thuộc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Kho lữu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 76. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2007), Quyết định số 182 - QĐ/UBND, ngày 31/1/2007, về việc ban hành những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và ngân sách nhà nước năm 2007, Tài liệu hội nghị, Kho lữu trữ Cơ quan Dân chính Đảng tỉnh Quảng Bình. 77. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2007), Quyết định số 438 - QĐ/UBND, ngày 6/3/2007, về việc phê duyệt danh mục các dự án kêu gọi đầu tại Quảng Bình đến năm 2010, Kho lữu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 78. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2007), Công văn số 1443/UBND, ngày 11/6/2007, về việc Quy hoạch phát triển Khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng, Kho lữu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 79. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2007), Báo cáo số 73/ BC - UBND, ngày 29/11/2007, về tình hình thực hiện kế hoạch năm 2007 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2008, Tài liệu hội nghị, Kho lữu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 80. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2008), Báo cáo số 48/BC - UBND, ngày 16/7/2008, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu tiếp tục thực hiện kế hoạch năm 2008, Kho lữu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 81. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2008), Thông báo số 252/ TB - UBND, ngày 4/2/2008, về kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Lâm Phương, Kho lữu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 82. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2008), Quyết định số 529/QĐ-UBND ngày 25/3/2008 về việc hợp nhất Sở Thể dục Thể thao với Sở Văn hoá - Thông tin, Kho lữu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình. 83. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2008), Quyết định số 3272/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2008 về việc ban hành Đề án "Phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo nghề tỉnh Quảng Bình đến năm 2010 và 2015", trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình. Link: http://www.quangbinh.gov.vn/3cms/?cmd =130&art=1233719590219&cat=1127875258830. 84. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2008), Quyết định Số 33/2008/QĐ - UBND, ngày 31/12/2008, về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình, Công báo số 4 ngày 20/1/2009. 85. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2009), Quyết định Số 1161/QĐ-UBND ngày 29/5/2009 về việc Kế hoạch triển khai đề án phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo nghề đến năm 2010 và năm 2015. 86. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2009), Quyết định Số 2316/QĐ - UBND ngày 31/8/2009 về việc thành lập Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Quảng Bình, trang web Thông tin nội bộ Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình. 87. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2010), Quyết định Số 64/QĐ-UBND, ngày 15/1/2010 về việc ban hành Đề án đào tạo nguồn nhân lực Du lịch Quảng Bình giai đoạn 2010 - 2015, trang web Thông tin nội bộ Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình. 88. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2010), Báo cáo 157/BC-UBND ngày 2/12/2010 tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2010 - 2015, trang web Thông tin nội bộ Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình. 89. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2010), Báo cáo 158/BC-UBND ngày 2/12/2010 tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2011, trang web Thông tin nội bộ Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình. 90. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1999), Pháp lệnh Du lịch, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 91. http://www.quangbinhonline.com/vn/default.aspx 92. http://www.nguoiquangbinh.net/forum/diendan/index.php 93. http://www.sgquangbinhtourist.com.vn/ 94. http://www.quangbinh-izs.gov.vn/ 95. http://www.quangbinhbusiness.gov.vn/ 96. http://www.quangbinhtourism.qbinh.vn/ 97. http://www.phongnhacorp.com/ 98. http://www.dulichvietnam.com.vn/ 99. http://www.web-du-lich.com/dichvu/type.php?iCha=10&iCat=104&module=news 100. http://www.vietnamtourism.gov.vn/

Ngày đăng: 15/01/2014, 12:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan