Công tác đảm bảo thông tin tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học công nghiệp hà nội

4 619 0
Công tác đảm bảo thông tin tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học công nghiệp hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Công tác đảm bảo thông tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện trường Đại học Công nghiệp Nội Đỗ Thị Thanh Lương Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Luận văn ThS. ngành: Khoa học thư viện; Mã số: 60 32 20 Người hướng dẫn: TS. Chu Ngọc Lâm Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Tìm hiểu nhiệm vụ, chiến lược đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Công nghiệp Nội (ĐHCNHN) trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin của Trung tâm TT – TV Trường ĐHCNHN. Đánh giá thực trạng đảm bảo thông tin cho người dùng tin, từ đó tìm ra những mặt hạn chế bất cập và nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến hiệu quả hoạt động của Trung tâm TT – TV. Đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo thông tin một cách tối ưu tại Trung tâm TT – TV Trường ĐHCNHN. Keywords. Nguồn lực thông tin; Khoa học thư viện; Người dùng tin; Nội Content 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất nước ta sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tiến những bước dài trên con đường phát triển. Lần đầu tiên tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên đầu người vượt ngưỡng 1000 USD/năm. Việt Nam gia nhập WTO, tự loại ra khỏi danh sách các nước nghèo và khẳng định vị thế quan trọng của mình trên trường quốc tế. Song hành cùng những bước tiến của cả dân tộc, ngành giáo dục đã đạt được những thành tựu hết sức lớn lao. Quy mô và mạng lưới của các cơ sở giáo dục được phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của toàn xã hội. Chất lượng đào tạo đã có những chuyển biến ở tất cả các cấp học, các trình độ đào tạo, công tác xã hội hoá giáo dục phát triển thu hút sự quan tâm của tất cả mọi người dân. Giáo dục là quốc sách. Tôn chỉ ấy được đặt ra với bất cứ quốc gia nào trên thế giới này. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và với tốc độ phát triển nhanh như Việt Nam hiện nay, đào tạo nguồn nhân lực có ý nghĩa sống còn. Thực trạng yếu kém cả về nguồn nhân lực chất lượng cao lẫn trình độ của công nhân học nghề đang đặt ra trước ngành giáo dục những nhiệm vụ hết sức nặng nề. Tuy nhiên, đúng như lời Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân trong Thư gửi các thầy giáo, cô giáo, các bậc cha mẹ học sinh và các em học sinh, sinh viên nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2008: "Lịch sử hàng ngàn năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam đẫm mồ hôi, nước mắt và máu của bao thế hệ đi trước. Nhưng dân tộc Việt Nam, dù phải đương đầu với giặc ngoại xâm to lớn, không bao giờ bế tắc. Không có lý do gì để giáo dục Việt Nam bế tắc, nếu mỗi người dân Việt Nam đều dành trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp thiêng liêng này". Trường ĐHCNHN với lịch sử hơn 110 năm hình thành và phát triển không những là chiếc nôi đào tạo ra các thế hệ cha ông lừng lẫy như: Đ/C Hoàng Quốc Việt Ủy viên Bộ Chính trị - BCHTW Đảng Cộng Sản Việt Nam; Đ/C Nguyễn Thanh Bình Ủy viên Bộ Chính trị - BCHTW Đảng CSVN; Đ/C Phạm Hồng Thái (Liệt sỹ); Đ/C Nguyễn Văn Kha Bộ trưởng Bộ cơ khí và luyện kim; Đ/C Hồng Long Thứ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Tổng cục trưởng tổng cục dạy nghề…mà còn từng ngày đóng góp vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa trong thời kỳ đổi mới đất nước. Trung tâm Thông tinThư viện là một đơn vị sát cánh cùng Trường ĐHCNHN trong những ngày đầu thành lập, phát triển cùng với sự phát triển chung của Nhà trường và được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Trường mà ngày nay Trung tâm đã có một cơ ngơi khang trang, rộng rãi và hiện đại. Số lượng người dùng tin ngày càng tăng, chất lượng thông tin ngày càng cao đòi hỏi Trung tâm phải có một chiến lược phát triển hợp lý nhằm đảm bảo nguồn thông tin chuẩn xác, kịp thời cho bạn đọc.“Công tác đảm bảo thông tin tại Trung tâm Thông tinThư viện Trường Đại học Công nghiệp Nội” được đặt lên hàng đầu và đó cũng là nội dung tôi lựa chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoa học Thư viện của mình. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động TT-TV ở trường ĐHCNHN, từ đó đề xuất những giải pháp tối ưu nhằm tăng cường công tác đảm bảo TT-TV, thỏa mãn tối đa nhu cầu thông tin tư liệu của thầy và trò, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và đổi mới phương pháp đào tạo của Nhà trường. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu nhiệm vụ, chiến lược đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường ĐHCNHN trong giai đoạn hiện nay. - Nghiên cứu đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin của Trung tâm TT – TV Trường ĐHCNHN. - Đánh giá thực trạng đảm bảo thông tin cho người dùng tin, từ đó tìm ra những mặt hạn chế bất cập và nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến hiệu quả hoạt động của Trung tâm TT – TV, - Đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo thông tin một cách tối ưu tại Trung tâm TT – TV Trường ĐHCNHN. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu toàn bộ công tác đảm bảo thông tin tại Trung tâm TT- TV Trường ĐHCNHN phục vụ nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát thực trạng công tác đảm bảo thông tin tại Trung tâm TT- TV Trường ĐHCNHN trong giai đoạn hiện nay. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử khi xem xét, nghiên cứu các vấn đề, đặc biệt trong lĩnh vực TT- TV. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Điều tra bằng phiếu hỏi. - Phỏng vấn trực tiếp với người dùng tin tại Trung tâm. - Điều tra, nghiên cứu thực tế. - Thốngtài liệu và tổng hợp, phân tích. 5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Công tác đảm bảo thông tin tại Trung tâm TT- TV ngày càng được các cơ quan Thông tinThư viện quan tâm và nghiên cứu. Đã có nhiều luận văn , khóa luận, bài viết…đề cập tới vẫn đề trên như: - “Nghiên cứu nhu cầu hứng thú đọc tài liệu của bạn đọc tại Thư viện Trung ương Quân đội” của Nguyễn Thị Phương Nhung. - “ Nghiên cứu nhu cầu tinđảm bảo thông tin cho người dùng tin của Trung tâm Thông tinThư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Nội” của Trần Thu Hằng. Liên quan tới Trung tâm TT- TV Trường ĐHCNHN có một số đề tài như: - “ Tìm hiểu tổ chức hoạt động của Trung tâm Thông tinThư viện Trường Đại học Công nghiệp Nội” của Nguyễn Thị Tuyết. - “ Nghiên cứu nhu cầu tinđảm bảo thông tin cho người dùng tin tại Trung tâm Thông tinThư viện Trường Đại học Công nghiệp Nội” của Đỗ Thị Thanh Lương. Tuy nhiên, các đề tài trên mới chỉ đề cập tới các khía cạnh mang tính đặc thù của cơ quan, đơn vị nơi tác giả công tác mà chưa có điều kiện nghiên cứu một cách tổng thể về công tác đảm bảo thông tin nói chung trong khi đó mỗi cơ quan đều có những nét đặc thù về điều kiện và ảnh hưởng riêng. Cho tới nay tại Trung tâm Thông tinThư viện Trường Đại học Công nghiệp Nội chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề này. 6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Luận văn đưa ra nhu cầu của tin tại Trung tâm Thông tinThư viện Trường Đại học Công nghiệp Nội, từ đó đánh giá nhu cầu và khả năng đáp ứng thông tin của Trung tâm. Đề xuất và kiến nghị giải pháp nhằm đảm bảo thông tin cho người sử dụng. 7. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN Luận văn đưa ra cách nhìn cụ thể, hệ thống về vị trí , tầm quan trọng và vai trò của công tác đảm bảo thông tin tại Trung tâm Thông tinThư viện trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Công nghiệp Nội. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là những kiến nghị và giải pháp cụ thể mang tính khoa học và khả thi nhằm nâng cao công tác đảm bảo thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện, góp phần đảm bảo hiệu quả quản lý, chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường ĐHCNHN. 8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Trung tâm TT- TV với sự nghiệp đào tạo của Trường ĐHCNHN Chương 2: Thực trạng công tác đảm bảo thông tin tại Trung tâm TT- TV Trường ĐHCNHN. Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm đảm bảo thông tin tại Trung tâm TT- TV Trường ĐHCNHN. References 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (1996), Quyết định số 688/ĐH ngày 14/7/1996 của Bộ trưởng Bộ Đại họcTrung học chuyên nghiệp quy định về tổ chức và hoạt động của Thư viện Trường Đại học. 2. Bộ Văn hóa – Thông tin, (2002), Về công tác Thư viện – các văn bản pháp quy hiện hành về thư viện, Vụ Thư viện, Nội. 3. Đảng cộng sản Việt Nam, (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc Gia, Nội. 4. Đặng Quang Hiệp, (2006), Tăng cường hoạt động Thông tin Thư viện Trường Đại học Hàng Hải trong giai đoạn hiện nay, luận văn thạc sỹ khoa học Thư viện, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 5. Đoàn Phan Tân, (2001), Thông tin học, Nxb Đại học Quốc Gia, Nội. 6. Đoàn Phan Tân, (2001), Tin học trong hoạt động thông tin thư viện, Nxb Đại học Quốc Gia, Nội. 7. Thị Huệ, (2005), Tăng cường nguồn lực thông tin tại Trường ĐH Bách Khoa Nội, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thư viện, Nội. 8. Lê Ngọc Oánh, (2000), Vai trò của Thư viện Đại học trong công việc đổi mới và phát triển giáo dục, Câu lạc bộ Thư viện – Bản tin Điện tử, tr.1-2 9. Lê Văn Viết, (2000), Cẩm nang nghề Thư viện, Nxb Văn hóa Thông tin, Nội. 10. Lê Văn Viết, (2000), Phác thảo sơ bộ chính sách về nguồn lực thông tin, Tập san thư viện, số 3, tr.6-10. 11. Lê Văn Viết, (1999), Xu hướng phát triển của thư viện trong 20 năm tới và phương hướng đào tạo cán bộ thư viện ở Việt Nam, Tạp chí Thông tin và tư liệu, (số 1), tr.6-9. 12. Lê Văn Viết, (1999), Xu hướng phát triển của Thư viện trong 20 năm tới và phương hướng đào tạo cán bộ thư viện ở Việt Nam, Tạp chí Thông tin và tư liệu, (số 1), tr.6-9. 13. Nghị định của Chính phủ số 159/2004/NĐ-CP, ngày 31/8/2004 về hoạt động thông tin khoa họccông nghệ. 14. Nguyễn Hữu Hùng, (2005), Phát triển thông tin Khoa họcCông nghệ để trở thành nguồn lực, tạp chí Thông tin và tư liệu, số 1, tr.2-7. 15. Nguyễn Thị Lan Thanh, (2002), Đổi mới phương pháp quản lý Thư viện thông tin trong nền kinh tế thị trường, tạp chí văn hóa – nghệ thuật, số 1, tr.83-86. 16. Trần Mạnh Tuấn, (1998), Sản phẩm và dịch vụ Thông tinThư viện; giáo trình, Trung Thông tin tư liệu khoa họccông nghệ Quốc gia, Nội. 17. Trường ĐHCNHN, (2008), Dự án xây dựng Thư viện điện tử Trường ĐHCNHN. 18. Trường ĐHCNHN, (2008), 110 năm- một chặng đường lịch sử vẻ vang. 19. http://www.haui.edu.vn ( Trang Web của Trường ĐHCNHN) 20. http://www.glib.hcmuns.edu.vn/bantin/bt106/Bai6.pdf 21. http://www.thuvientre.com 22. http:// www.tusachcongdong.com/ /Default.aspx? 23. http:// www.lrc.ctu.edu.vn/ /16-nang-cao-cht-lng-cac-dch-v-thong-tin th-vin.html 24. http://thuvienluanvan.com 25. http://www.bscsoft.com.vn/profile_8.html 26. http://www.lic.vnu.vn 27. http://www.tinhvan.com 28. http://www.cimsi.org.vn 29. http://vietnamlibrary.org . Công tác đảm bảo thông tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Đỗ Thị Thanh Lương Trường Đại học Khoa học. bảo nguồn thông tin chuẩn xác, kịp thời cho bạn đọc. Công tác đảm bảo thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội được

Ngày đăng: 14/01/2014, 22:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan