Bài tập Phân tích tài chính doanh nghiệp Nêu ví dụ về báo cáo kết quả kinh doanh

5 16.3K 242
Bài tập Phân tích tài chính doanh nghiệp Nêu ví dụ về báo cáo kết quả kinh doanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Môn Phân tích tài chính doanh nghiệp Nêu ví dụ về báo cáo kết quả kinh doanh

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I. Nội dung của bản báo cáo kết quả kinh doanh 1. Khái niệm. - Báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ kế toán. Bảng báo cáo này phản ánh tổng hợp tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng loại trong một thời kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Báo cáo còn được sử dụng như một bảng hướng dẫn để xem xét doanh nghiệp sẽ hoạt động thế nào trong tương lai. 2. Nội dung Bảng BCKQKD là một sự giải thích chi tiết về phần tăng lên trong vốn chủ sở hữu được thể hiện bằng thu nhập ròng, nó cho biết vốn chủ sở hữu tăng lên ntn từ đầu năm đến cuối năm. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh: Là chi tiết hóa chỉ tiêu của công thức tổng quát quá trình kinh doanh Doanh thu - Chi phí = lợi nhuận 2. kết cấu bảng BCKQHĐKD BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị tính: CHỈ TIÊU Mã số Năm nay Năm trước 1 2 3 4 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10 4. Giá vốn hàng bán 11 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 7. Chi phí tài chính 22 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 8. Chi phí bán hàng 24 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)} 30 11. Thu nhập khác 31 12. Chi phí khác 32 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 51 52 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51 - 52) 60 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70 Lập, ngày tháng năm kết cấu báo cáo Cột 1: Các chỉ tiêu báo cáo Cột 2: Mã số các chỉ tiêu tương ứng Cột 3: Tổng số phát sinh trong năm báo cáo. Cột 4: Số liệu của năm trước (để so sánh) + Doanh thu: số tiền thu được từ việc bán hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng. Một công ty cũng có thể có các khoản doanh thu khác. Những khoản này đến từ các khoản đầu tư hoặc thu nhập lãi suất từ số tiền mặt + Giá vốn hàng bán: là những khoản mà công ty dùng cho việc sản xuất sản phẩm. Con số này bao gồm chi phí nguyên vật liệu thô cũng như toàn bộ chi phí chế biến thành phẩm, gồm cả chi phí lao động trực tiếp. Lấy doanh thu bán hàng - giá vốn hàng bán = lợi nhuận gộp (ước tính sơ bộ về khả năng lợi nhuận của công ty) + Lợi nhuận gộp: phản ánh chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán. + Doanh thu từ hoạt động tài chính (515): - Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá, dịch vụ;. . . - Cổ tức lợi nhuận được chia; - Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; - Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác; - Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác; - Lãi tỷ giá hối đoái; - Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ; - Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn; - Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác + chi phí tài chính (635): - các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính - chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán. . . - dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái. . . + Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng là các khoản chi phí phát sinh ở quá trình tiêu thụ hàng hoá (Phát sinh trong quá trình bảo quản, giao dịch, vận tải ) + Chi phí quản lý doanh nghiệp: những chi phí cho việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. + lợi nhuận thuần từ HĐKD: bằng lợi nhuận gộp cộng doanh thu TC trừ các khoản chi phí ( CPTC, CPBH, CPQLDN) + lợi nhuận khác: doanh thu khác- chi phí khác + Chi phí khác (811)của doanh nghiệp, gồm: - Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý và nhượng bán TSCĐ (Nếu có); - Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vậu tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; - Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế; - Bị phạt thuế, truy nộp thuế; - Các khoản chi phí khác. +Thu nhập khác (711) của doanh nghiệp, gồm: - Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; - Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; - Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản; - Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; - Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ; - Các khoản thuế được NSNN hoàn lại; - Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ; - Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (Nếu có); - Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp; - Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên. + lợi nhuận trước thuế: bằng lợi nhuận thuần cộng lợi nhuận khác - ưu điểm  từ báo cáo kết quả kinh doanh nhà phân tích biết được quy mô và sự thay đổi của các chỉ tiêu qua các kì .Từ đó đưa ra quyết định, đánh giá các quyết định tác động tới các yếu tố với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận như thay đổi giá bán, các chi phí… - nhược điểm:  BCKQKD tập chung chủ yếu vào chỉ tiêu lợi nhuận từ đó kết quả thu nhập sẽ lệ thuộc rất nhiều vào quan điểm kế toán trong quá trình hoạch toán.  Hạn chế khác là do nguyên tắc kế toán về doanh thu quy định. Có ba nguyên tắc cơ bản để ghi nhận DT, đó là: nguyên tắc tiền mặt (ghi nhận DT khi thu được tiền); nguyên tắc phát sinh (ghi nhận DT tương ứng với mức tăng giá trị của sản phẩm, dịch vụ); nguyên tắc thực hiện (ghi nhận DT khi nó được thực hiện). IV. Ý nghĩa của báo cáo kết quả kinh doanh Không giống như bảng cân đối kế toán, vốn là bảng tóm tắt vị trí của doanh nghiệp tại một thời điểm, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả tích lũy của hoạt động kinh doanh trong một khung thời gian xác định. Nó cho biết liệu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đem lại lợi nhuận hay không - nghĩa là liệu thu nhập thuần (lợi nhuận thực tế) dương hay âm. Đó là lý do tại sao báo cáo kết quả kinh doanh thường được xem là báo cáo lỗ lãi. Ngoài ra, nó còn phản ánh lợi nhuận của công ty ở cuối một khoảng thời gian cụ thể - thường là cuối tháng, quý hoặc năm tài chính của công ty đó. Đồng thời, nó còn cho biết công ty đó chi tiêu bao nhiêu tiền để sinh lợi - từ đó bạn có thể xác định được tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của công ty đó. Báo cáo kt qu" kinh doanh của một doanh nghiệp (2011-2012) Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Mã số Năm 2011 Năm 2012 1 2 3 4 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 14.000 20.000 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 280 700 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10 13.720 19.300 4. Giá vốn hàng bán 11 13.000 18.200 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 720 1.100 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 300 300 7. Chi phí tài chính 22 200 210 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 200 210 8. Chi phí bán hàng 24 400 500 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 200 200 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)} 30 220 490 11. Thu nhập khác 31 - 260 12. Chi phí khác 32 - 180 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 - 80 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 220 570 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 51 52 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51 - 52) 60 158,4 410,4 . PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I. Nội dung của bản báo cáo kết quả kinh doanh 1. Khái niệm. - Báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn gọi là bảng báo cáo. của báo cáo kết quả kinh doanh Không giống như bảng cân đối kế toán, vốn là bảng tóm tắt vị trí của doanh nghiệp tại một thời điểm, báo cáo kết quả kinh doanh

Ngày đăng: 14/01/2014, 11:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • kết cấu báo cáo Cột 1: Các chỉ tiêu báo cáo Cột 2: Mã số các chỉ tiêu tương ứng Cột 3: Tổng số phát sinh trong năm báo cáo. Cột 4: Số liệu của năm trước (để so sánh)

  • + Doanh thu: số tiền thu được từ việc bán hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng. Một công ty cũng có thể có các khoản doanh thu khác.

  • Những khoản này đến từ các khoản đầu tư hoặc thu nhập lãi suất từ số dư tiền mặt..

  • Báo cáo kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp (2011-2012)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan