Tình hình tài chính công ty nhựa rạng đông

44 4.1K 22
Tình hình tài chính công ty nhựa rạng đông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

phân tích tài chính nhựa Rạng Đông

MỤC LỤC 1 LỜI NHẬN XÉT CỦA THẦY HƯỚNG DẪN  Ngành nhựa Việt Nam có khoảng 2.000 DN với qui mô sản xuất bao gồm cả lớn lẫn nhỏ, trong đó có cả DN có vốn đầu tư nước ngoài. Hầu hết các DN nhựa Việt Nam đều tập trung tại 2 miền Nam và 95% là DN hoạt động trong lĩnh vực tư nhân. Sản phẩm của DN nhựa Việt Nam chủ yếu tập trung nhiều nhất vào nhựa gia dụng, và nhựa bao bì. Trong những năm qua, các DN ngành nhựa đã tập trung đầu tư nâng cấp công nghệ sản xuất đi vào quỹ đạo, có qui hoạch và định hướng. Rất nhiều DN đã và đang đổi mới tư duy, mạnh dạn đầu tư đón đầu những công nghệ hiện đại, mở rộng nhà xưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và sản xuất. Hiện công nghệ hiện đại của ngành nhựa trong nước có thể bắt nhịp được các ngành kinh tế kỹ thuật nhựa như: Công nghệ sản xuất vi mạch điện tử bằng nhựa, DVD, CD, chai 4 lớp, chai Pet, Pen, màng ghép phức hợp cao cấp BOPP… Nhiều công nghệ hiện đại cũng đã được các DN nhựa Việt Nam đầu tư như Công nghệ ép phun (Injection Technology), Công nghệ đùn thổi (Blowing Injection Technology), Công nghệ đùn đẩy liên tục (Profile)… Ngoài ra ngành nhựa Việt Nam còn có thể cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm đặc trưng kỹ thuật cao như ống chịu áp lực cao HDPE đường kính đến 500 mm, tấm lợp, tấm cách nhiệt kim loại phủ màng nhựa… và đa dạng hóa được sản phẩm như bao bì màng mỏng, bao bì dệt, màng phủ nông nghiệp, một số phụ tùng nhựa của xe máy, ô tô, cấu kiện điện tử, sản phẩm compozit sợi thủy tinh… Một trong những công ty nhựa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường nhựa Việt Nam hiện nay là công ty cổ phần nhựa Rạng Đông Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của thị trường nhựa Việt Nam, công ty cổ phần nhựa Rạng Đông cũng đã không ngừng mở rộng sản xuất và đa dạng hoá chất lượng cũng như chủng loại sản phẩm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Với khoảng thời gian hơn 50 năm kinh nghiệm về sản phẩm và thị trường sản phẩm nhựa,Công ty cổ phần Nhựa Rạng Đông luôn là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong ngành nhựa Việt Nam. 3 CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA RẠNG ĐÔNG. I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần nhựa Rạng Đông 1. Những thông tin về công ty : Tên giao dịch Việt Nam: Công Ty Cổ Phần Nhựa Rạng Đông Tên giao dịch quốc tế: Rang Dong Plastic joint – Stock Co. Tên viết tắt: RDPJSC Logo: Trụ sở chính: 190 Lạc Long Quân, Phường 3, Quận 11, TP.HCM. Điện thoại: (08)9692272 Fax: 089692843 Ngân hàng giao dịch: Ngân Hàng Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Số 10 Mã số thuế: 0300384375-1 Website: www.rdplastic.com.vn Email: rangdong1@yahoo.com Tài khoản Việt Nam: 710A-0096 (mở tại Ngân Hàng Công Thương Chi Nhánh 10) Chi nhánh tại công ty Hà Nội Chi nhánh tại Nghệ An Chi nhánh tại nhựa Hóc Môn Tổng giám đốc: Hồ Đức Lam Công Ty Cổ Phần Nhựa Rạng Đông là một công ty lớn trong nghành nhựa Việt Nam. Được thành lập theo nghị định 388 của chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với nghị quyết được thành lập số 452/TCLĐ ngày 07/05/1993. 4 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty : Từ đầu thập niên 60, công ty tiền thân là hãng UFEO (Liên hiệp các Xí nghiệp cao su Viễn Đông Pháp). Năm 1962 đổi thành UFIPLASTIC COMPANY, chuyên sản xuất các sản phẩm gia dụng bằng nhựa dẻo như rổ, lồng bàn, rổ đựng giấy văn phòng. Từ 1963-1975: nhập khẩu các máy cán đầu tiên từ Nhật Bản và Đài Loan để sản xuất các loại giả da, khăn trải bàn, màng mỏng PVC. Nhập khẩu thiết bị ép đùn làm tôn PVC, ống nước cứng và mềm, ống bọc dây điện, … đầu tư dây chuyền máy tráng của nhật sản xuất gia da PU xốp, vải tráng PVC,PU, vải dù chống thấm,….sau ngày 30/04/1975 công ty UFPLASTIC chuyển thành NHÀ MÁY NHỰA RẠNG ĐÔNG tháng 11/1977), trực thuộc công ty Công nghệ phẩm – Bộ Công nghiệp nhẹ. Từ 1985-1995: Nhà máy chuyển đổi sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, xóa bỏ cơ chế bao cấp. Đổi tên thành Công Ty Nhựa Rạng Đông và được cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp. Liên doanh với công ty Ful – Dexterity ( Đài Loan) chuyên sản xuất gải da PU, giấy dán tường, vải chống thấm xuất khẩu. Năm 1993: thành lập Nhà Máy Nhựa Hóc Môn chuyên sản xuất bao bì. Từ 1996-2005: từ là thành viên của Tổng Công ty Nhựa Việt Nam(1996) cho đến năm 2003 công ty chuyển về trực thuộc Bộ Công nghiệp.Năm 1996: thành lập Chi Nhánh Công Ty và Nhà Máy Nhựa Giấy Bình Minh tại Hà Nội. Năm 1997: thành lập Nhà Máy Nhựa Nha Trang Tại TP.NHA TRANG, tỉnh Khánh Hòa. Năm 1999: Công ty mua lại phần vốn góp của đối tác Đài loan tại XNLD Li Phú Đông để thành lập Nhà Máy Nhựa 6 chuyên sản xuất kinh doanh giả da PVC, PU, vải tráng nhựa, tấm trải sàn sân cầu lông, vải chậm cháy… Năm 2000: thành lập Chi Nhánh Công Ty Tại Nghệ An. 5 Năm 2003: công ty nhận chứng chỉ ISO 9001-2000. Ngày 02/05/2005: Công ty cổ phần hóa, chính thức đi vào hoạt động với tên CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA RẠNG ĐÔNG. Năm 2007 Công ty thành lập chi nhánh: Nhà máybao bì nhựa số 1 tại Củ Chi, TP.HCM chuyên sảnxuất và kinh doanh các loại sản phẩm bao bì nhựamềm phục vụ cho các ngành công nghiệp: hóa chất,chế biến thủy hải sản, các ngành nông lâm, ngư,diêm nghiệp, thực phẩm… 22.09.2009: Công ty chính thức lên sàn giao dịchchứng khoán TP.HCM 11.20010: vinh dự đón nhận HUÂN CHƯƠNGLAO ĐỘNG HẠNG BA Từ năm 2000 đến nay Công ty đã liên tục đầutư hàng trăm tỉ đồng để đầu tư các hệ thống máycán nhựa,máy ghép màng nhựa, máy in tráng hiệnđại, máy ép vân và máy hấp xốp giả da, … nhằmnâng cao năng lực cạnh tranh, sản xuất đa dạng cácsản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. II. Chức năng – nhiệm vụ - phát triển của công ty : 1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty :  Chức năng : Chuyên sản xuất và kinh doanh và xuất khẩu trực tiếp các loại sản phẩm, nguyên liệu thiết bị nghành nhựa phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng, công nông nghiệp, xây dựng, xuất khẩu.  Nhiệm vụ : Chuyên sản xuất và kinh doanh và xuất khẩu trực tiếp các loại sản phẩm, nguyên liệu thiết bị nghành nhựa phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng, công nông nghiệp, xây dựng, xuất khẩu. 2. Định hướng phát triển công ty : Dẫn đầu về chất lượng sản phẩm dịch vụ, tiếp xúc tối đa và cung cấp khách hàng dịch vụ tốt nhất với thời gian đáp ứng ngắn nhất, sản phẩm mới. Trở thành doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực công nghệ hỗ trợ, củng cố và phát triển thương hiệu mạnh trong nước, khối Asean và thế giới. Trở thành nhà cung cấp và sản xuất đáp ứng nhu cầu và đứng đầu từ các sản phẩm nhựa tráng, cán, bao bì đa lớp với chất lượng tốt nhất với chủng loại phong phú. Liên tục hợp lý hóa các quá trình sản xuất và các sản phẩm mới bằng kỹ thuật công nghệ mới nhất. Thường xuyên cập nhật, nâng cao kỹ thuật người lao dộng để đạt đến trình độ cao đồng đều trong công ty. Luôn đạt được chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, xây dựng văn hóa công ty và nâng cao đời sống người lao động. III. Cơ cấu tổ chức của công ty : 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức : 6      ! "#! $%&'%()*+,-./ 012 "3)4,56785"3)49:7 "3)4;)%())<)=>"3)4 ? 9:) "3)4/)@?A) "3)4 AB+CD)4 "3)4B/)E?A)FA?FG HA;)4 @" IJ)47K7L/;./ J)47K7L/4M);N$K)>AO%J);N$KFA?FG=PQ ;N$KRB(/M)>% ; $K>A "3)4S5:7&7/T7BT "3)47;/%()BT7?$) Từ năm 1992 công ty đã tiến hành cải tổ lại toàn bộ hệ thống quản lý củ nhằm phù hợp với cơ chế thị trường mới, và sự thay đổi này chính là bước ngoặc thúc đẩy công ty ngày càng phát triển, tiến nhanh tiến xa hơn nữa. 7 2. Chức năng của các phòng ban : Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty mà đại biểu là toàn bộ các cổ đông. Đại hội cổ đông bầu cử ra các cơ quan chức năng, các chức vụ chủ chốt của công ty như hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban giám đốc, hoạch định chiến lược kinh doanh. Hội đồng quản trị: Là do đại hội cổ đông tín nhiệm bầu ra. Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị toàn bộ mọi hoạt động của công ty, các chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ. Ban kiểm soát: Được lập ra với mục đích theo dõi các công tác của hội đồng quản trị trong suốt nhiệm kỳ hoạt động. Tổng giám đốc: Có quyền quyết định và điều hành công ty theo đúng chính sách của nhà nước là người ra quyết định về đối nội, đối ngoại chịu mọi trách nhiệm nhà nước và người lao động về hiệu quả hoạt động của công ty. Giám đốc diều hành: Hỗ trợ và tham mưu cho tổng giám đốc trong công tác quản lý các nhà máy, phòng đầu tư công nghệ, các phòng ban trong công ty, các đơn vị kinh doanh. Phòng kinh doanh: Đảm bảo công tác thống kê kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm do công ty sản xuất ra, tổ chức kinh doanh nguyên vật liệu, xây dựng các chiến lược đầu tư. Phòng kinh doanh bao bì: Quan hệ giao dịch trong và ngoài nước về sản xuất, mua bán các loại sản phẩm bao bì nhựa công nghiệp. Nhận đơn đặt hàng, hợp đồng mua bán hàng và các dịch vụ sản phẩm nhựa công nghiệp. Phòng marketting: Tìm hiểu nhu cầu của thị trường, khách hàng, tiếp thị quảng cáo các sản phẩm của công ty. Phòng kho vận: quản lý hàng hóa nhập kho, xuất kho, hàng tồn kho. Phòng tài chính kế toán: là nơi tiến hành mọi hoạt động về kế toán, cho ra các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của công ty để gởi lên cấp trên. Phòng hành chính nhân sự: Phụ trách việc tổ chức quản lý lao đông, tiền lương, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bộ phận hành chính bảo vệ, ghi nhận về việc tuyển dụng nhân viên giúp ban giám đốc tổ chức điều hành các hoạt động hành chính trong phạm vi toàn công ty, chịu sự quản lý trực tiếp của tổng giám đốc. Phòng vật tư: Là phòng có chức danh tham mưu, giúp ban giám đốc điều hành thực hiện các hoạt động, tổng hợp thiết bị và kế hoạch vật tư trong công ty. Phòng xuất khẩu: Quan hệ giao dịch về sản xuất, kinh doanh xuất khẩu, xuất khẩu các loại sản phẩm nhựa công nghiệp, gia dụng, kỹ thuật. Nhận đơn đặt hàng, hợp đồng xuất khẩu và các dịch vụ bán hàng đối với các sản phẩm nhựa công nghiệp, gia dụng, kỹ thuật. Phòng kỹ thuật: theo dõi quản lý quy trình công nghệ định mức chất lượng sản phẩm, kỹ thuật sản xuất. 8 Tổ thiết kế: phụ trách tổ chức nghiên cứu, cải tiến các khuôn mẫu mã. Cửa hàng kinh doanh: quan hệ mua bán các loại nguyên vật liệu, hóa chất ngành nhựa. Nhận đơn hàng, hợp đồng mua bán hàng và các dịch vụ sau bán hàng đối với các nguyên liệu, hóa chất ngành nhựa. IV . Vị thế và triển vọng phát triển của công ty : 1. Vị thế của Công ty: Theo thống kê của Bộ Công Thương, hiện nay nước ta có khoảng 2.000 doanh nghiệp hoạt động sản xuất – kinh doanh trong ngành nhựa trải dài từ Bắc vào Nam và tập trung chủ yếu ở Tp.Hồ Chí Minh. Công ty cổ phần Nhựa Rạng Đông là một trong những thương hiệu uy tín trong ngành nhựa Việt Nam. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Nhựa Rạng Đông hiện nay chủ yếu là thị trường nội địa, tập trung tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, và Thành phố Hà Nội. Khách hàng của Rạng Đông chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, xây dựng, dược phẩm, nông sản, thực phẩm với hệ thống phân phối phủ khắp các tỉnh thành trong cả nước. Theo điều tra, đánh giá thị trường của Công ty cổ phần Nhựa Rạng Đông thì hiện nay theo phân nhóm sản phẩm thì Nhựa Rạng Đông chiếm khoảng 65% thị phần cho sản phẩm tấm lợp PVC; 55% thị phần cho sản phẩm màng mỏng PVC; 35% thị phần PE, EVA; 20% sản phẩm giả da – vải tráng; 12% bao bì phức hợp và 10% thị phần sản phẩm gia công. a. Triển vọng phát triển của Công ty: - Ngành nhựa của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong vòng 5 năm qua và có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, với tốc độ tăng hàng năm từ 27 – 30%. Tổng sản lượng sản xuất của toàn ngành tăng từ 750.000 tấn năm 1999 lên 937.000 tấn và 1.125.000 tấn vào năm 2000 và 2001, với chỉ số tiêu thụ chất dẻo bình quân trên đầu người là 12,2 kg/ người. Năm 2005 tổng sản lượng sản xuất toàn ngành đạt 1.605.600 tấn, năm 2007 sản lượng sản xuất đạt 2.531.600 tấn. Theo ước tính, chỉ số tiêu thụ chất dẻo bình quân trên đầu người đạt 16kg/người và trên 50kg/người vào năm 2010. Để đạt được mức tiêu thụ bình quân trên, sản lượng sản xuất hàng năm đòi hỏi đạt bình quân khoảng 3,1 triệu tấn sản phẩm mỗi năm. - Trong những năm gần đây, mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của các sản phẩm nhựa Việt Nam là bao bì, chiếm 40% giá trị toàn ngành; tiếp theo là các sản phẩm dân dụng (30%), xây dựng (18%) và nhựa kỹ thuật cao (12%). Thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới đang mở ra nhiều cơ hội phát triển cho ngành Nhựa do nhu cầu về sản phẩm nhựa ngày càng tăng. Mặt khác, cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đã trở thành đòn bẩy cho ngành Nhựa Việt Nam phát triển nhanh chóng. Điều này thể hiện qua con số kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng. 9 - Trong những năm qua, với tốc độ tăng trưởng bình quân 25-30%/năm, ngành bao bì mềm đã có những đóng góp tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế. Với triển vọng phát triển của nền kinh tế, của ngành công nghiệp nhựa nói chung và ngành bao bì mềm nói riêng. Theo đánh giá của các chuyên gia thì thị trường bao bì mềm đang là một thị trường đầy hứa hẹn và tiềm năng của Việt Nam ít nhất là trong 10 năm tới V. Một số thành tựu đạt được : VI. Những thuận lợi và khó khăn của công ty : QI Thuận lợi : - Ban giám đốc, bộ máy quản lý và đội ngũ công nhân kỹ thuật của công ty có nâng lực nhiệt huyết làm việc, luôn tìm tòi, sáng tạo và phát triển theo kịp với nền kinh tế thị trường. 10 Năm Danh hiệu Đơn vị trao tặng 1986 Huân chương lao động hạng 3 Chủ tịch nước 1991 Huân chương lao động hạng 1 Chủ tịch nước 2004-2007 Doanh nghiệp nhựa xuất sắc Hiệp hội nhựa Việt Nam 2006-2008 Sao vàng đất Việt Thủ tướng Chính phủ 2007-2011 Hàng Việt Nam chất lượng cao Báo Sài Gòn tiếp thị 2008-2010 Thương hiệu Quốc gia Thủ tướng Chính phủ 2010 Huân chương lao động hạng 3 Chủ tịch nước 2011 Doanh nghiệp Sài Gòn tiêu biểu Chủ tịch UBND Tp.HCM [...]... Bộ Công Thương, hiện nay nước ta có khoảng 2.000 doanh nghiệp hoạt động sản xuất – kinh doanh trong ngành nhựa trải dài từ Bắc vào Nam và tập trung chủ yếu ở Tp.Hồ Chí Minh Công ty cổ phần Nhựa Rạng Đông là một trong những thương hiệu uy tín trong ngành nhựa Việt Nam Với thời gian hơn 45 năm trong ngành, 17 - - - Công ty Nhựa Rạng Đông chiếm được thị phần lớn, Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. .. doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ,….và lý thuyết phân tích các chỉ số tài chính - Giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, bộ máy kế toán,…của công ty Nhựa Rạng Đông - Đánh giá khái quát bức tranh tài chính thực tế tại xí nghiệp thông qua các báo cáo tài chính chủ yếu trong các năm qua, đồng thời thực hiện xem xét tình hình công nợ và khả năng thanh toán để xác định doanh nghiệp hiện có... là phân tích tình hình luân chuyển vốn trong ngắn hạn lẫn trong dài hạn nhằm thấy được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp về lâu dài có tốt không, và cuối cùng là phân tích khả năng sinh lời qua các năm có tăng trưởng đều đặn hay không 30 CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA RẠNG ĐÔNG I Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh : 1 Đánh giá khái quát tình hình kinh doanh... tăng không đáng kể từ 0.2%% lên 0.22% Xét về tốc độ gia tăng, chi phí tài chính giảm mạnh (giảm 8,314,235,285 đồng tương ứng giảm 28.25%) so với doanh thu tài chính Điều này cho thấy quy mô chi phí tài chính là khá nhỏ so với doanh thu tài chính cho thấy hiệu quả hoạt động tài chính nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của công ty - Chi phí bán hàng qua 2 năm tăng 5,675,552,862 đồng tương ứng tăng... hướng tăng 33 mạnh là dấu hiệu công ty đang hoạt động và phát triển rất tốt, khả năng trả lãi cơ bản trên cổ phiếu của năm 2012 so với năm 2011 tăng 1177 đồng tương ứng tăng 77.28%, chiều hướng phát triển tốt của công ty Cổ Phần Nhựa Rạng Đông II Phân tích bảng cân đối kế toán : 1 Tổng tài sản : Phân tích cơ cấu tài sản sẽ giúp nhà phân phối có cái nhìn chính xác về tình hình sử dụng vốn tại doanh nghiệp,... như Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong và một số công ty Nhựa lớn trong các phân khúc khác chuẩn bị niêm yết (như Nhựa Bảo Vân, Nhựa Ngọc Nghĩa, …) rất phù hợp với chiến lược đầu tư giá trị Định giá của ngành nhựa hiện nay thấp hơn trung bình thị trường, tương đối an toàn để xem xét MUA vào Kim ngạch xuất khẩu ngành nhựa (triệu USD)Nguồn: Tổng cục Hải quan II Vị thế của ngành nhựa Rạng Đông : 1 Thị trường... Ngoài ra, còn có Công ty Formusa Việt Nam, công ty 100% vốn của Đài Loan với công suất sản xuất nguyên liệu nhựa PET là 145.000 tấn/năm - Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 70 - 80% nguyên liệu nhựa, chủ yếu là PP, PE, PS và Polyester và hầu hết các thiết bị và máy móc cần thiết cho sản xuất sản phẩm nhựa Các nước cung cấp chính nguyên liệu nhựa cho Việt Nam 13 Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam Việt... của tài sản, từ nguồn vốn tài trợ tạm thời đến thường xuyên giúp cho người phân tích nhanh chóng thấy được khả năng thanh toán của doanh nghiệp  Nói tóm lại, bảng CĐKT là một báo cáo tổng hợp, phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định Nó cung cấp những thông tin tài chính tổng hợp theo các chỉ tiêu kinh tế, tài chính để nghiên cứu, phân tích toàn diện tình hình. .. hình tài chính, kết quả và xu hướng phát triển của doanh nghiệp Nó cũng cung cấp những thông tin, mối quan hệ cơ bản giữa các yếu tố, quá trình giúp cho việc đề xuất phương hướng và biện pháp quản lý hiệu quả Chính nhờ sự khái quát hoá của bảng CĐKT và dựa hân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ có thể phân tích nhanh chóng và hiệu quả hơn  Bảng CĐKT là báo cáo tổng hợp phản ánh tình hình tài chính. .. thường được xem là báo cáo lỗ lãi Ngoài ra, nó còn phản ánh lợi nhuận của công ty ở cuối một khoảng thời gian cụ thể - thường là cuối tháng, quý hoặc năm tài chính của công ty đó Đồng thời, nó còn cho biết công ty đó chi tiêu bao nhiêu tiền để sinh lợi - từ đó bạn có thể xác định được tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của công ty đó Doanh thu thuần = doanh thu bán hàng- các khoản giảm trừ Lợi nhuận gộp . THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA RẠNG ĐÔNG. I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần nhựa Rạng Đông 1. Những thông tin về công ty. nguyên liệu, năng suất lao động, tài sản cố định…  Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thong qua các báo cáo tài chính.  Chỉ tiêu tuyệt đối: sử

Ngày đăng: 12/01/2014, 10:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA RẠNG ĐÔNG.

    • I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần nhựa Rạng Đông

      • 1. Những thông tin về công ty :

      • II. Chức năng – nhiệm vụ - phát triển của công ty :

        • 1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty :

        • 2. Định hướng phát triển công ty :

        • III. Cơ cấu tổ chức của công ty :

        • 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức :

          • 2. Chức năng của các phòng ban :

          • IV . Vị thế và triển vọng phát triển của công ty :

          • V. Một số thành tựu đạt được :

          • VI. Những thuận lợi và khó khăn của công ty :

            • 1. Thuận lợi :

            • 2. Khó khăn :

            • CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NHỰA .

              • II. Vị thế của ngành nhựa Rạng Đông :

                • 1. Thị trường tiêu thụ :

                • 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty:

                  • 2. Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh:

                  • II. Ý nghĩa,mục đích của phân tích hoạt động kinh doanh:

                    • a. Ý nghĩa:

                    • b. Mục đích:

                    • III. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH :

                    • IV. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh:

                      • 1. Bảng cân đối kế toán: Là một bộ phận của BCTC, bảng CĐKT luôn là đối tượng được quan tâm, là tài liệu quan trọng và phổ biến để phân tích tài chính doanh nghiệp.

                      • 2. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh: thể hiện các kết quả của hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định.

                      • V. Tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh:

                        • 2. Tiến hành phân tích:

                        • 3. Báo cáo kết quả phân tích:

                        • VI. Giới hạn đề tài:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan