Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty xi măng hải phòng

75 675 1
Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty xi măng hải phòng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp Bùi Xuân Hải-TH47A MỤC LỤC MỤC LỤC 1 Lời Mở Đầu 1 Chương 1- Giới thiệu chung về công ty Xi măng Hải Phòng 3 Chương 2- Thực trạng về tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty xi măng Hải Phòng 17 Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm công ty xi măng Hải Phòng 56 Kết luận 72 Danh mục tài liệu tham khảo 74 Chuyên đề tốt nghiệp 1 Bùi Xuân Hải-TH47A Lời Mở Đầu Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước, một nội dung vô cùng quan trọng là đổi mới cơ chế quản lý đang diễn ra các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế. Cơ chế quản lý theo tiêu chuẩn kế hoạch hoá tập trung bao cấp đã bị xoá bỏ, cơ chế thị trường từng bước được xác lập với xác lập của Nhà nước. Nó đã mở ra triển vọng phát triển cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cho dù doanh nghiệp với thành phần sở hữu nào cũng đều có quyền bình đẳng như nhau, đều có sự tồn tại và phát triển. Chung quy lại nếy biết giải quyết tốt 3 vấn đề kinh tế cơ bản: - Sản xuất cái gì? - Sản xuất cho ai? - Sản xuất như thế nào? Triển vọng trước mặt, những nguy cơ thất bại cũng nhãn tiền nếu không giải quyết tốt, còn để tồn tại, khúc mắc một mặt nào đó. Chẳng hạn vấn đề “Sản xuất cho ai?” nếu không sản xuất được, tức là cái mà doanh nghiệp sản xuất ra không phục vụ cho đối tượng tiêu dùng nào, không phù hợp với nhu cầu, không được thị trường chấp nhận Thì sớm hay muộn doanh nghiệp cũng đi đến chỗ lụi bại và phá sản. Công ty xi măng Hải Phòngmột doanh nghiệp Nhà nước, cũng như các doanh nghiệp khác khi chuyển sang cơ chế mới được dành nhiều quyền chủ động song cũng phải đối phó với không ít những khó khăn mới, nếu không xử lý tốt sẽ dẫn đến thất bại. Công ty được quền tự chủ, xác định lấy nhiệm vụ sản xuất kinh doanh là chính và tất nhiên là phải lo đủ vật tư, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và tổ chức tiêu thụ sản phẩm để thu hồi vốn, bù đắp cho chi phí, đạt hiệu quả cao có lãi. Để không bị đào thải trong cạnh tranh, được nằm trong danh sách Chuyên đề tốt nghiệp 2 Bùi Xuân Hải-TH47A các doanh nghiệp phát triển luôn là vấn đề trăn trở chra các lãnh đạo và cán bộ công nhân viên công ty. Với cố gắng tìm tòi lời giải đáp cho sự tồn tại và phát triển dần được tháo gỡ, các sản phẩm của công ty sản xuất ra rồi, nhưng làm thế nào để tiêu thụ được, đẩy mạnh tiêu thụ hơn nữa và sớm thu hồi được vốn, phcụ vụ mở rộng sản xuất chu kỳ sau luôn là vấn đề thời sự. Được đăng ký thực tập tại công ty xi măng Hải Phòng, qua khảo sát và tìm hiểu thực tế, tôi thấy vấn đề tiêu thụ đang có rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Vì vậy tôi đã quan tâm nghiên cứu vấn đề tiêu thụ sản phẩm của công ty với đề tài: “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm công ty xi măng Hải Phòng”. Chuyên đề tốt nghiệp 3 Bùi Xuân Hải-TH47A Chương 1- Giới thiệu chung về công ty Xi măng Hải Phòng. 1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty xi măng Hải Phòng. Tên doanh nghiệp : Công ty Xi măng Hải Phòng. Tên giao dịch tiếng anh : Hai Phong Cenment Company. Địa chỉ : Tràng Kênh – Minh Đức – Thủy Nguyên. số thuế : 020015521. Diện tích : 3.161.000 m2. Tổng cán bộ công nhân viên hiện nay là hơn 1200 người. Công ty Xi măng Hải Phòng là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam. Được thành lập theo Quyết định số 353/BXD-TCLĐ, ngày 09/8/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Tiền thân của Công ty là nhà máy Xi măng Hải Phòng, được Đế quốc Pháp xây dựng ngày 25/12/1899 trên vùng đất ngã ba Sông Cấm và Kênh đào Hạ Lý. Xi măng Hải Phòng được ra đời sớm nhất Việt Nam và Đông Dương, từ lâu được coi là những trọng điểm kinh tế của đất nước và là cái “Nôi” của ngành Công nghiệp Xi măng Việt Nam. Từ năm 1899 – 1925 : Đâygiai đoạn khởi công xây dựng và đi vào sản xuất, toàn bộ nhà máy có 04 lò đứng theo phương pháp khô ( nửa thủ công) năm 1925 phát triển thêm thành 25 lò đứng theo kiểu Vertical Candlot sản xuất Xi măng theo phương pháp khô, hoạt động nửa thủ công, nửa cơ khí. Công suất thiết kế có khả năng sản xuất 150.000 tấn/năm. Ngày 8/1/1930 dưới sự lãnh đạo và tổ chức của Chi bộ Đảng đã phát động cuộc đình công lớn thu hút gần 2000 công nhân tham gia đấu tranh với giới chủ, đòi tăng lương, giảm giờ làm Ngày 8/1/1930 đã trở thành ngày truyền thống cách mạng của Công nhân xi măng Hải Phòng và nay trở thành Chuyên đề tốt nghiệp 4 Bùi Xuân Hải-TH47A ngày truyền thống của công nhân viên chức ngành Công nghiệp Xi măng Việt Nam. Trong thời kỳ giành chính quyền (1941-1945) cũng như trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) Đảng bộ Xi măng Hải Phòng luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường, sáng tạo để đóng góp sức người, sức của cho chiến tranh giải phóng dân tộc. Sau Hiệp định Giơ - Ne - Vơ về Đông Dương (1954), địch âm mưu phá hoại nhà máy, di chuyển máy móc thiết bị vào Nam, Cấp uỷ đảng đã lãnh đạo cán bộ đảng viên, công nhân Xi măng Hải Phòng mưu trí, dũng cảm phân tán cất giấu máy móc. Đến năm 1955 Chính quyền ta tiếp quản, hàng nghìn công nhân đã trở lại làm việc và mang máy móc đã cất giấu về lắp đặt, sửa chữa khôi phục nhà máy. Từ năm 1925 - 1954 Công ty sản xuất theo phương pháp ướt lò hiện đại ( 3 lò nung ) tổ chức theo giây truyền khép kín sản lượng đạt trên 305.000 tấn xi măng đen / năm. - Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, Xi măng Hải Phòng là những mục tiêu trọng điểm của đế quốc Mỹ ném bom phá hoại, nhà máy đã bị Mỹ phá hoại năng nề, nhiều lò nung không hoạt động được. Nhưng Cán bộ đảng viên công nhân viên chức Công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vẻ vang của mình tiếp tục tiếp quản và khôi phục lại hoàn toàn dây truyền sản xuất xi măng đen của thực dân Pháp để lại. Được sựu giúp đỡ và đầu tư của nhà nước Rumani, 2 dây truyền lò Nung số 6 và số 7 ra đời.tiếp tục tiếp quản và khôi phục lại hoàn toàn dây truyền sản xuất xi măng đen của thực dân Pháp để lại. Được sự giúp đỡ và đầu tư của nhà nước Rumani, 2 dây truyền lò Nung số 6 và số 7 ra đời .Với những khẩu hiệu “ Trái tim còn đập, Lò còn quay”; “ Hãy sản xuất nhiều xi măng cho Tổ quốc” thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) và kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1966 -1970). Công ty nghiên cứu sản xuất thành công xi măng mác P600 để dự xây Chuyên đề tốt nghiệp 5 Bùi Xuân Hải-TH47A dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo Tàng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cầu Thăng Long, Thuỷ điện Hoà Bình một số công trình trọng điểm của đất nước. - Sau năm 1975 đất nước thống nhất, cán bộ công nhân viên nhà máy đã nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình là nhà máy duy nhất miền bắc lúc đó nên phải gồng mình lên vượt qua mọi thử thách với khẩu hiệu “Hãy sản xuất nhiều Xi măng cho Tổ quốc” để mau chóng hàn gắn vết thương chiến tranh. Chính những năm tháng này nhà máy đã sản xuất được Xi măng P400, P500, P600 và nhiều chủng loại Xi măng khác đáp ứng kịp thời những nhu cầu cấp bách đặt ra. Mười năm đổi mới cũng là thời kì thử thách khốc liệt nhất. Trước đây Việt Nam chỉ có duy nhất một nhà máy Xi măng Hải Phòng đến nay đã có thêm rất nhiều nhà máy mới như Xi măng Chinh phong, Thủ Đức, Bỉm Sơn, Thanh Hoá và hàng chục nhà máy địa phương khác, nhà máy Xi măng Hải Phòng lại đứng trước sự lựa chọn và thách thức mới. Với truyền thống sẵn nên toàn bộ nhà máy đã từng bước vượt lên chính mình, vượt lên trên hết khó khăn để tồn tại và phát triển như ngày nay. Chất lượng Xi măng không ngừng được nâng cao, công suất các thiết bị chính đến nay đã vượt xa công suất thiết kế, sản lượng hàng năm đều vượt kế hoạch đề ra. Chính vì vậy đời sống công nhân viên được đảm bảo, trật tự, kỉ cương an ninh được giữ vững. - Năm 1993 thực hiện Quyết định số 353/BXD, ngày 9/8/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, nhà máy xi măng Hải phòng được sát nhập với Công ty kinh doanh xi măng thành Công ty xi măng Hải Phòng vừa sản xuất, vừa kinh doanh đã đáp ứng được với cơ chế thị trường. - Thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá, Đảng bộ Xi măng Hải Phòng đã ý thức được vấn đề cần phải đổi mới công nghệ sản xuất để cạnh tranh và tồn tại trong điều kiện kinh Chuyên đề tốt nghiệp 6 Bùi Xuân Hải-TH47A tế thị trường. Mặt khác vấn đề quy hoạch đô thị, vấn đề trả lại môi trường trong sạch cho nhân dân thành phố, càng đòi hỏi phải di dời chuyển đổi một nhà máy đã quá cũ và lạc hậu về công nghệ sản xuất. - Năm 1997 thực hiện Quyết định số 1019/TTg, ngày 29/11/1997 của Thủ Tướng Chính phủ cho phép Công ty Xi măng Hải Phòng xây dựng nhà máy mới, trên mảnh đất Tràng Kênh, bên cạnh dòng Sông Bạch Đằng lịch sử, với dây chuyền công nghệ của hãng F.l.S.Midth Vương quốc Đan Mạch, tiên tiến, hiện đại bậc nhất Việt Nam hiện nay, đạt trình độ tự động hoá cao, công suất 1,4 triệu tấn sản phẩm năm. - Năm 1998 nhà máy chính thức đổi tên thành Công ty Xi măng Hải Phòng. - Ngày 30/11/2005 mẻ clinker đầu tiên của nhà máy đã được ra lò đạt chất lượng tốt, đánh dấu một bước ngoặt mới, một sự phát triển mới của Xi măng Hải Phòng. - Năm 2006, năm đầu tiên sản xuất đồng bộ tại Nhà máy mới, Công ty xi măng Hải Phòng sản xuất và tiêu thụ vượt kế hoạch đề ra, không ngừng mở rộng thị phận, giữ chữ tín về Chất lượng, hiệu quả với khách hàng. Đặc biệt trong quý 1/2007, Công ty đã tiêu thụ được hơn 210.000 tấn xi măng tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước - Đó là 1 tín hiệu vui. 1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Xi Măng Hải Phòng. Trên cơ sở những nguyên tắc, quan điểm trên Công ty Xi măng Hải Phòng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh theo mô hình phân xưởng, bộ máy của Công ty được tổ chức sản xuất theo kiểu trực tuyến, chức năng nhiệm vụ bao gồm : Ban lãnh đạo Công ty và các phòng ban trực thuộc sự quản lý sản xuất và phục vụ sản xuất. Chuyên đề tốt nghiệp 7 Bùi Xuân Hải-TH47A Hiện tại công ty có 2 nghiệp trực thuộc là nghiệp Đá Tràng Kênh nghiệp vận tải và tiêu thụ sản phẩm 4 và có 5 phân xưởng sản xuất chính. Trong đó: + nghiệp Đá Tràng kênh chịu trách nhiệm khai thác đá vôi, phục vụ cho sản xuất xi măng. + nghiệp vận tải và tiêu thụ sản phẩm: chịu trách nhiệm vận chuyển xi măng tới các địa bàn tiêu thụ. + Các phân xưởng sản xuất chính tạo thành 2 hệ thống sản xuất xi măng đen và trắng. (Phân xưởng máy đá nghiền nguyên liệu; xưởng lò nung; xưởng nghiền than mịn; nghiền đóng bao xi măng; phân xưởng xi măng trắng). + Ngoài ra còn có 3 đơn vị phụ trách đầu vào: phòng vật tư, tổng kho, đoàn vận tải thuỷ . Hiện tại công ty có 29 đầu mối đơn vị; Đảng uỷ Công ty; Ban Giám đốc; Công đoàn Công ty; Đoàn thanh niên; 2 Ban quản lý dự án (Ban quản lý nhà máy Xi măng Hải Phòng mới và Khu đô thị Xi măng Hải Phòng; 12 Phòng ban; 5 Xưởng sản xuất chính; 4 đơn vị hỗ trợ và 2 Trung tâm tiêu thụ sản phẩm tại nội thành, thành phố Hải Phòng và tỉnh Thái Bình. Cụ thể Công ty gồm có phòng tham mưu, các phòng chức năng và các đơn vị hỗ trợ sản xuất : Phòng kế hoạch; Phòng kỹ thuật cơ điện;Phòng kỹ thuật sản xuất; Phòng xây dựng cơ bản; Phòng tiếp thị; Phòng KCS; Văn phòng hành chính quản trị; Phòng bảo vệ quân sự; Phòng an toàn vệ sinh môi trường; Phòng y tế; Cơ quan Đảng, đoàn thể; Ban giám đốc; Phân xưởng động học; Phân xưởng cơ khí; Phân xưởng bao giấy; Phân xưởng sửa chữa công trình; Phân xưởng lắp ráp; Phân xưởng sửa chữa và vận tải cơ giới. ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TY XI MĂMG HẢI PHÒNG ĐẢNG ỦY GIÁM ĐỐC CÔNG ĐOÀN PGĐ BAN QLDA Đ. THỊ PGĐ CƠ ĐIỆN PGĐ CÔNG NGHỆ ĐOÀN TN PGĐ KINH DOANH PGĐ BAN QLDA XMHP MỚI THỦ KHO P. VẬT TƯ P. ATLĐ P. CƠ P. ĐIỆN P. BVQS X. CƠ KHÍ X. ĐIỆN X. NƯỚC P. TCLĐ P. KTTC V. P CLB - BĐ P. KH P. GNSP TTTT P. KTCN P. KCS P. ĐHTT X. MỎ X. LIỆU X. LÒ X. NĐB P. KH P. GS Chuyên đề tốt nghiệp 9 Bùi Xuân Hải-TH47A 1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xi măng Hải Phòng. 1.2.1 Đặc điểm về cơ sở vật chất, kĩ thuật. Với dây chuyền sản xuất xi măng hiện đại nhất Việt Nam hiện nay được xây dựng tại Mỏ đá Tràng Kênh - Thị trấn Minh Đức - Huyện Thuỷ Nguyên - Hải Phòng công suất 1,4 triệu tấn xi măng một năm theo phương pháp khô (lò quay) do hãng F.L.Smith (Đan Mạch) chế tạo, cung cấp. Dây chuyền này có rất nhiều ưu điểm như tiêu hao nhiệt năng và điện năng thấp. Đặc biệt, trong quá trình sản xuất, năng suất thiết bị có khả năng vượt từ 10-15% so với công suất thiết kế. Đây là thành công lớn trong quá trình đầu tư và lắp đặt thiết bị. Mặt khác, dự án xây dựng nhà máy xi măng Hải Phòng mới đã thực hiện tổng vốn đầu tư đạt 2.900 tỷ VND - tương đương 208,68 triệu USD, giảm 18 triệu USD so với dự toán. Không chỉ thế, việc xây dựng nhà máy đã vượt trước thời hạn 1 tháng. Nhờ vậy, hàng chục nghìn tấn clinker đã được sản xuất, đem lại giá trị hàng chục tỷ VND. [...]... việc tiêu thụ diễn ra được thường xuyên liên tục Nhà quản trị giỏi là phải biết dự đoán tốt những nhu cầu của thị trường, của người tiêu dùng để từ đó có những quyết định đúng đắn về mặt hàng kinh doanh, về tiêu thụ 2.2 Thực trạng công tác tiêu thụ của công ty xi măng Hải Phòng 2.2.1 Kết quả tiêu thụ của công ty 2.2.1.1 Mặt hàng tiêu thụ chủ yếu của công ty Về mặt hàng kinh doanh của công ty xi măng Hải. .. Nam, UBND Thành phố Hải Phòng và Tổng công ty xi măng Việt Nam - Đảng bộ, Công đoàn, Thanh niên Công ty nhiều năm được công nhận đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh, xuất sắc Chuyên đề tốt nghiệp 17 Bùi Xuân Hải- TH47A Chương 2- Thực trạng về tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty xi măng Hải Phòng 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ xi măng của Công ty 2.1.1 Các nhân tố khách quan 2.1.1.1... trình sản xuất để nâng cao uy tín của công ty đối với người tiêu dùng Theo các chuyên gia lĩnh vực xây dựng thì sản phẩm xi măng Hải Phòng hiện có chất lượng tốt nhất trong các nhà máy sản xuất xi măng trong cả nước .Sản phẩm xi măng Pooc lăng hỗn hợp PCB30, PCB40 và các loại xi măng đặc biệt khác mang thương hiệu Con Rồng do nhà máy xi măng Hải Chuyên đề tốt nghiệp 24 Bùi Xuân Hải- TH47A Phòng sản xuất... 139,53 Công ty xi măng Hải Phòng Công ty đầu tiên trong ngành xi măng Việt Nam sau hai năm đầu tư xây dựng đưa vào sản xuất phải trả vốn vay đầu tư đã sản xuất có lãi 30,1 tỷ đồng Đây là thành tích đặc biệt xuất sắc của Cán bộ đảng viên công nhân viên chức công ty. Năm 2007 là năm thứ 2 đưa nhà máy xi măng Hải Phòng mới vào sản xuất trên công nghệ hiện đại vào bậc nhất Châu âu, người thợ xi măng Hải Phòng. .. Xuân Hải- TH47A 2.2.1.2 Kết quả tiêu thụ của công ty xi măng Hải Phòng trong 3 năm 2006, 2007, 2008 * Phân tích tổng mức tiêu thụ của công ty xi măng Hải Phòng qua các năm Kết quả SXKD Năm 2006 Chỉ tiêu Kế hoạch Sản xuất clinker Tiêu thụ sản phẩm 800.000 tấn 800.000 tấn Thực hiện 1.001.411 tấn 1.079.240 tấn % so KH 125,18 134,91 % so với năm trước 225,53 239,81 Chuyên đề tốt nghiệp 34 Bùi Xuân Hải- TH47A... đen PCB 30 Nhiều năm nay chất lượng sản phẩm của công ty đã có uy tín rất cao trên thị trường, các công trình trọng điểm của Nhà nước đều sử dụng sản phẩm của công ty Về mặt chất lượng sản phẩm, công ty xi măng Hải Phòng đang có nhiều lợi thế cạnh tranh và công ty nhận thức rằng chất lượng sản phẩm là vấn đề mấu chốt quyết định năng lực cạnh tranh của mỗi loại sản phẩm hàng hoá trên thương trường, nên... đà cho hoạt động tiêu thụ diễn ra thuận lợi Những năm gần đây toàn bộ sản phẩm của tổng công ty xi măng Hải Phòng đều được hợp chuẩn, được sản xuất theo công nghệ hiện đại Tất cả các dây chuyền sản xuất của các nhà máy đều được quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9000 và ISO 14000 Chất lượng sản phẩm của công ty rất ổn định, thị trường các tỉnh phía Bắc chủ yếu tiêu thụ xi măng đen PCB 30... sử dụng giá cả như một công cụ hết sức sắc bén để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Nếu doanh nghiệp đưa ra một mức giá phù hợp với chất lượng sản phẩm được đa số người tiêu dùng chấp nhận, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiêu thụ sản phẩm của mình Và ngược lại, nếu định giá quá cao, người tiêu dùng không chấp nhận thì doanh nghiệp chỉ có thể ngồi nhìn sản phẩm chất đống trong kho mà không tiêu thụ được Mặt khác,... năng động sáng tạo, lãnh đạo Công ty hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu và đạt tốc độ tăng trưởng khá cao so với năm 2007 Trong tháng 1/2009, Cty đã sản xuất được 95.177 tấn clinker và tiêu thụ gần 60.000 tấn xi măng Sáng mùng 2 tết, Cty đã tổ chức bán lô hàng xi măng đầu tiên năm Kỷ Sửu Nhận xét : Qua 3 năm thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty xi măng Hải Phòng từ năm 2006 đến năm 1998... sự tăng mạnh tiêu thụ của công ty xi măng Hải Phòng trong năm 2006 Sản xuất Clinker trong năm 2006 đạt 1.001.411 tấn tăng 557.385 tấn đạt 225.53% so với năm 2005 Cũng như trong sản xuất Clinker tiêu thụ sản phẩm năm 2006 là 1.079.240 tấn tăng 629.200 tấn đạt gần gấp 2,4 lần so với năm 2005 Sự tăng mạnh trong năm 2006 có thể dễ giải thích đó là bởi năm 2006 là năm nhà máy xi măng Hải Phòng mới đi vào . thụ sản phẩm của Công ty xi măng Hải Phòng 17 Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty xi măng Hải Phòng 56 Kết luận. nghiên cứu vấn đề tiêu thụ sản phẩm của công ty với đề tài: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty xi măng Hải Phòng . Chuyên

Ngày đăng: 11/01/2014, 11:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • Lời Mở Đầu

  • Chương 1- Giới thiệu chung về công ty Xi măng Hải Phòng.

    • 1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty xi măng Hải Phòng.

    • 1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Xi Măng Hải Phòng.

    • 1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xi măng Hải Phòng.

      • 1.2.1 Đặc điểm về cơ sở vật chất, kĩ thuật.

      • 1.2.2 Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu và tình hình vốn kinh doanh của Công ty xi măng Hải Phòng.

      • 1.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

      • Chương 2- Thực trạng về tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty xi măng Hải Phòng .

        • 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ xi măng của Công ty.

          • 2.1.1 Các nhân tố khách quan.

            • 2.1.1.1 Sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.

            • 2.1.1.2 Đặc thù riêng của sản phẩm.

            • 2.1.1.3 Khách hàng.

            • 2.1.1.4. Đối thủ cạnh tranh.

            • 2.1.2 Các nhân tố chủ quan.

              • 2.1.2.1 Chất lượng sản phẩm.

              • 2.1.2.2 Giá cả sản phẩm.

              • 2.1.2.3 Nguồn lực của doanh nghiệp.

              • 2.1.2.4 Chính sách quảng cáo.

              • 2.1.2.5 Chính sách phân phối.

              • 2.1.2.6 Tổ chức bán hàng, hoạt động của những người bán và đại lý.

              • 2.2. Thực trạng công tác tiêu thụ của công ty xi măng Hải Phòng.

                • 2.2.1. Kết quả tiêu thụ của công ty.

                  • 2.2.1.1 Mặt hàng tiêu thụ chủ yếu của công ty.

                  • 2.2.1.2 Kết quả tiêu thụ của công ty xi măng Hải Phòng trong 3 năm 2006, 2007, 2008.

                  • 2.2.2. Thực trạng công tác tiêu thụ của công ty xi măng Hải Phòng.

                    • 2.2.2.1 Nghiên cứu và dự báo thị trường doanh nghiệp.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan