Ý tưởng điên rồ hay nhìn xa thấy trước

9 314 2
Ý tưởng điên rồ hay nhìn xa thấy trước

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ý tưởng điên rồ hay nhìn xa thấy trước

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công Ý tưởng điên ro à hay nhìn xa Niên khoá 2005-2006 Bài đọc thấy trước: lư ïa chọn chiến lươ ï c cho chính sách ngân sách ở Đông Timor Ý TƯỞNG ĐIÊN RỒ HAY NHÌN XA THẤY TRƯỚC: LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC CHO CHÍNH SÁCH NGÂN SÁCH Ở ĐƠNG TIMOR Jay K. Rosengard Phượng hồng, dt. một lồi chim đẹp trong truyện thần thoại có thể sống hàng trăm năm, tắm mình trong lửa và vươn lên tái sinh từ tro tàn: một biểu tượng của sự bất tử (theo tự điển Pocket Webster School & Office Dictionary) PHƯỢNG HỒNG TRỖI DẬY Đơng Timor đang trỗi dậy. Rất giống phượng hồng trong truyền thuyết, Đơng Timor đang vươn lên từ đống tro tàn của sự hủy diệt gần đây để trở thành thành viên mới nhất trong đại gia đình thế giới. Phần lớn cơ sở hạ tầng vật chất của Đơng Timor đã bị tiêu hủy. Mạng lưới cung cấp dịch vụ và tiếp thị khơng thể hoạt động, gia đình và cộng đồng mất đi nhiều thành viên do chiến tranh ly tán và người tị nạn khơng thể hồi hương, và phần lớn lao động có kỹ năng khơng phải người gốc Đơng Timor đã ra đi. Nhưng tai họa cũng mở ra cơ hội. Sau khi sống lưu vong kéo dài cả thế hệ, những người Đơng Timor tha phương đang trở về q nhà giúp xây dựng đất nước, những người chưa bao giờ ra đi giờ đây có thể nhận thấy tất cả tiềm năng của mình, và thế giới đang hỗ trợ với mức độ chưa từng thấy nhằm ổn định hóa và tái thiết Đơng Timor. Đơng Timor đang phải đối mặt với những thách thức lớn của sự phát triển mà một trong những thách thức này – trong q trình xây dựng quốc gia – là phải thiết lập và thực hiện một chính sách ngân sách phù hợp. Đất nước này đang đứng trước những chọn lựa chiến lược q khác biệt nhau. Các nhà lãnh đạo Đơng Timor sẽ phải khó nhọc để chọn lựa, mà dù có sự cố vấn của các nhà thơng thái và sự dìu dắt của huấn luyện viên bóng chày Yogi Berra, thì “khi đến ngã ba đường, buộc lòng phải chọn một nhánh thơi”. Thật may mắn, Đơng Timor có lợi từ việc là “người đi sau” – họ có thể học hỏi từ sai lầm của những nước khác khi đánh giá được sự đánh đổi giữa các chọn lựa chính sách chiến lược, và có thể tiên liệu tốt hơn kết quả của chính sách ngân sách đã chọn. Những tình trạng tiến thối lưỡng nan thường gặp trong chính sách ngân sách bao gồm: vai trò và qui mơ của khu vực cơng, cán cân ngân sách; huy động nguồn lực, bao gồm cả sự phụ thuộc vào nguồn thu trên hàng hóa và nguồn viện trợ nước ngồi; hiệu quả chi tiêu; và mối quan hệ ngân sách giữa các cấp chính quyền. Bài này sẽ xem xét các lựa chọn chiến lược đối với các bộ phận cấu phần thiết yếu của chính sách ngân sách và đánh giá ưu, nhược điểm của mỗi lựa chọn. Các trình bày đều mang tính chẩn đốn - khơng phải điều trị – với mục tiêu là nhằm tạo thơng tin cho những tranh luận giữa các nhà lãnh đạo Đơng Timor, chứ khơng nhằm cổ súy một chiến lược ngân Jay K. Rosengard 1 Biên dòch: Từ Nguyên Vũ Hiệu đính: Phan Hiển Minh Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công Bài đọc Ý tưởng điên ro à hay nhìn xa thấy trước: lư ïa chọn chiến lươ ï c cho chính sách ngân sách ở Đông Timor Jay K. Roseng ard 2 Biên dòch: Từ Nguyên Vũ Hiệu đính: Phan Hiển Minh sách cụ thể nào. Bởi vì cuối cùng thì chính họ – các nhà lãnh đạo Đơng Timor – và cử tri là những người phải chọn lựa chính sách ngân sách nào đáp ứng tốt nhất nhu cầu của đất nước. VAI TRỊ VÀ QUI MƠ CỦA KHU VỰC CƠNG Vấn đề có tính chất nền tảng, cung cấp các thơng số chung cho việc thiết lập chính sách ngân sách ở Đơng Timor chính là những mong ước về vai trò và qui mơ của khu vực cơng trong nền kinh tế. Nhận thức của chính phủ về một vai trò và qui mơ thích hợp có ý nghĩa ảnh hưởng đáng kể đối với những quyết định chính sách ngân sách, và các kỳ vọng của khu vực cơng sẽ tác động dẫn dắt các doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức phi lợi nhuận và các thiết chế cộng đồng lãnh nhận các nhiệm vụ một cách tương ứng với tư cách là những thực thể chung phần vào sự phát triển. Vai trò của Khu vực cơng Có hai phương án chính cho vai trò của khu vực cơng: (i) vai trò lãnh đạo trong việc lập và thực thi những kế hoạch phát triển và giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế; hoặc (ii) vai trò tạo điều kiện và bổ sung cho những khởi xướng phát triển phát triển kinh tế của các khu vực khác. Trong ngắn hạn, ràng là khu vực cơng, với những trợ giúp của các nguồn lực nước ngồi, sẽ giữ vai trò chủ đạo trong cơng cuộc tái thiết nền kinh tế Đơng Timor, đơn giản là bởi vì khơng có phương án khả thi nào khác. Tuy nhiên, một khi cơ sở hạ tầng hiện hữu đã được sửa chữa và các dịch vụ cơ bản trước đây đã được phục hồi, rất có khả năng trong vòng từ ba đến năm năm tới, chính sách kinh tế sẽ chuyển đổi từ mục tiêu tái thiết sang mục tiêu tạo đà cho tăng trưởng bền vững. Khu vực cơng có thể hoặc duy trì vai trò tác nhân chính của sự phát triển ở Đơng Timor, hoặc trở thành người hỗ trợ và chất xúc tác cho phát triển kinh tế. Dựa vào phân tích các tài liệu của Cơ quan Ngân sách Trung ương thuộc Ủy ban Hành chính Lâm thời do Liên hiệp Quốc điều hành ở Đơng Timor (UNTAET) và của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), và sau những cuộc thảo luận với các lãnh đạo chủ chốt của Đơng Timor, chính phủ đã chọn đi theo con đường thứ hai (Cơ quan Ngân sách Trung ương/UNTAET 2000; IMF 2000). Nghĩa là, Đơng Timor đang nỗ lực xây dựng nền móng cho chiến lược phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, theo xu thế tồn cầu trong thập niên qua mặc dù một số người có xu hướng thiên về phát triển kinh tế theo mơ hình kế hoạch hóa tập trung trung ương do nhà nước chỉ đạo. Điều này đáng khuyến khích, bởi vì trong 50 năm qua, một sự thật hiển nhiên là các chính phủ đã tỏ ra rằng họ khơng có đủ cả nguồn lực lẫn năng lực để thay thế cho thị trường cạnh tranh. Thế mạnh của các chính phủ là tạo ra mơi trường thúc đẩy, tạo thuận lợi cho sáng kiến của các khu vực khác, và bổ trợ thêm cho các sáng kiến này bằng cách cung cấp hàng hóa và dịch vụ cơng trong trường hợp thị trường thất bại, làm cho việc cung cấp này là phương án hợp lý duy nhất. Jay K. Roseng ard 3 Biên dòch: Từ Nguyên Vũ Hiệu đính: Phan Hiển Minh Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công Bài đọc Ý tưởng điên ro à hay nhìn xa thấy trước: lư ïa chọn chiến lươ ï c cho chính sách ngân sách ở Đông Timor Qui mơ của Khu vực cơng Nếu vai trò kỳ vọng của khu vực cơng là ràng, ít nhất là ở trung và dài hạn, thì câu “hỏi bao nhiêu là đủ?” lại phát sinh. Có ba cách để xác định qui mơ phù hợp của khu vực cơng ở Đơng Timor: thơng lệ quốc tế; chi tiêu hiện hành và dự kiến của chính phủ; và chi tiêu của chính phủ dưới thời Indonesia cai quản. Theo kinh nghiệm, tổng chi tiêu của chính phủ nằm trong khoảng từ 20 đến 30 phần trăm GDP là mức hợp lý. Có thể khẳng định điều này bằng số liệu quan sát các quốc gia trong bảng 1. Bảng này so sánh tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm từ 1990 đến 1997 với tổng chi tiêu của chính quyền trung ương tính bằng phần trăm của GDP năm 1996. Bảng 1: Chi tiêu cơng và tăng trưởng, 1980-97 Tổng chi tiêu (% GDP) GDP (% tăng trưởng Quốc gia hà n g nă m) 1980 1996 1980-90 1990-97 1 Trung Quốc n.a 8.0 10.2 11.6 2 Cộng Hòa DCND Congo 12.4 8.3 1.6 -6.0 3 Myanmar 15.8 10.1 0.6 6.3 4 Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) 12.1 11.8 -3.5 n.a 5 Cameroon 15.7 12.7 3.4 -0.1 6 Argentina 18.2 14.0 -0.4 5.4 7 Indonesia 22.1 14.6 6.1 7.5 8 Sierra Leone 26.5 14.8 0.3 -4.4 9 Mexico 15.7 15.5 0.7 2.2 10 Cộng Hòa Dominican 16.9 15.6 3.1 5.1 11 Ecuador 14.2 15.7 2.0 3.1 12 An Độ 13.3 15.8 5.8 6.0 13 Peru 19.5 16.5 -0.3 6.2 14 Thailand 18.8 16.5 7.6 7.4 15 Venezuela 18.7 16.9 1.1 2.2 16 Madagascar n.a 17.3 1.1 0.9 17 Nepal 14.3 17.5 4.6 5.1 18 Philippines 13.4 18.5 1.0 3.3 19 Korea 17.2 18.6 9.4 7.2 20 Chile 28.0 21.0 4.2 8.3 21 Singapore 20.0 21.0 6.6 8.5 22 Zambia 37.1 21.4 1.0 1.0 23 Mongolia n.a 21.6 5.4 -0.6 24 Malaysia 28.5 21.9 5.3 8.6 25 United States 22.0 22.2 3.0 3.0 26 Mauritius 27.2 22.4 6.2 5.0 27 Bilivia n.a 22.8 -0.2 4.1 28 Iran 35.7 23.2 1.7 4.0 29 Pakistan 17.5 23.8 6.3 4.2 30 Syrian, Arab Republic 48.2 23.8 1.5 6.3 31 Canada 21.1 24.2 3.3 2.2 32 Liên bang Nga n.a 24.7 n.a -7.7 33 Lithuania n.a 25.0 n.a -7.1 34 Australia 22.7 26.3 3.4 3.6 35 Thụy Sĩ 19.2 26.3 2.0 0.2 36 Thổ Nhĩ Kỳ 21.3 26.9 5.4 4.1 37 Panama 30.5 27.4 0.5 4.8 38 Burundi 21.5 27.7 4.4 -3.6 39 Sri Lanka 41.4 27.7 4.0 5.3 40 Trinidad and Tobago 30.9 28.3 -0.8 1.2 41 Kenya 25.3 28.9 4.2 2.1 42 Papua New Guinea 34.4 29.4 1.9 5.7 43 Algeria n.a 29.7 2.7 0.8 44 Costa Rica 25.0 30.6 3.0 3.8 45 Albania n.a 31.0 1.5 1.8 46 Latvia n.a 31.0 3.5 -8.5 47 Romania 44.8 31.4 0.5 -0.3 48 Uruguay 21.8 31.4 0.4 4.0 49 New Zealand 38.3 31.9 1.8 3.4 50 Tunisia 36.1 32.6 3.3 4.3 51 Hy Lạp 29.3 32.8 1.8 1.6 52 Yêmen n.a 32.8 n.a 3.7 53 Nicaragua 30.4 33.2 -2.0 4.1 54 Ma Rốc 33.1 33.3 4.2 1.9 55 Đức n.a 33.7 2.2 1.4 56 Brazil 20.2 33.8 2.7 3.4 57 Estonia n.a 33.8 2.2 -3.8 58 Belarus n.a 33.9 n.a -6.1 59 Ai Cập 50.3 34.3 5.4 4.0 60 Nam Phi 22.1 34.7 1.2 1.5 61 Jordan 41.3 35.0 2.5 6.3 62 Cộng Hòa Czech n.a 36.4 1.7 -0.2 63 Nauy 34.4 36.8 2.8 4.0 64 Tây Ban Nha 26.5 36.8 3.0 1.6 65 Lebanon n.a 37.9 n.a 8.3 66 Ireland 45.1 38.1 3.2 7.0 67 Botswana 31.8 39.4 10.3 4.5 68 Phần Lan 28.1 40.1 3.3 1.4 69 Đan Mạch 38.6 41.4 2.3 2.5 70 Bồ Đào Nha 33.1 41.6 3.1 2.1 71 Austria 36.6 41.7 2.2 2.0 72 Anh 38.3 41.7 3.2 2.0 73 Ba Lan n.a 42.2 1.8 4.1 74 Oman 38.5 42.4 8.4 5.9 75 Hungary 56.2 43.2 1.3 -0.2 76 Kuwait 27.7 45.2 1.3 n.a 77 Thụy Điển 39.3 46.1 2.3 0.9 78 Croatia n.a 46.7 n.a -1.0 79 Pháp 39.5 46.9 2.3 1.3 80 Hà Lan 52.9 48.0 2.3 2.4 81 Bulgaria n.a 48.1 3.4 -3.3 82 Bỉ 50.1 48.2 2.0 1.4 83 Israel 72.8 48.7 3.5 5.8 84 Ý 41.3 49.5 2.4 1.1 85 Lesotho 45.3 55.2 4.4 7.8 149 Thế giới 25.4 29.8 3.2 2.4 150 Các nước thu nhập thấp 14.8 17.4 4.4 3.9 151 Các nước thu nhập trung bình n.a 19.9 2.9 2.8 152 Các nước thu nhập trung bình thấp n.a 17.1 4.9 2.3 153 Các nước thu nhập trung bình cao 20.1 27.9 1.8 3.4 154 Các nước thu nhập trung bình và thấp n.a 19.5 3.1 3.0 155 Đông Á và Thái Bình Dương n.a 11.6 7.5 9.4 156 Châu Âu và Trung Á n.a 29.9 n.a -4.3 157 Mỹ Latin và vùng Caribean 19.1 25.6 1.6 3.8 158 Trung Đông và Bắc Phi n.a n.a 2.1 2.9 159 Nam Á 14.3 17.4 5.6 5.6 160 Châu Phi tiểu Sahara 22.5 n.a 1.8 2.0 161 Các nước thu nhập cao 26.2 32.1 3.2 2.2 162 Liên minh Tiền tệ Châu Âu n.a 41.7 n.a 1.6 N162guồn: World Bank, 1999 World Development Indicators. • Mức trung bình thế giới của tổng chi tiêu của chính quyền trung ương là 29.8% của GDP, trong khi mức trung bình của các nước thu nhập thấp là 17.4% của GDP – tốc độ tăng trưởng trung bình toàn thế giới là 2.4%, trong khi tăng trưởng của các nước thu nhập thấp đạt trung bình 3.9%. • Các nước láng giềng ASEAN (the Philippines, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia) của Đông Timor có tổng chi tiêu trong khoảng từ 14.6% đến 21.9% trên GDP, và tất cả ngoại trừ một nước (Philippines) có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 7.4% hay cao hơn. • Nước láng giềng - có cơ sở tài nguyên tự nhiên tương tự - của Đông Timor, Papua New Guinea, có chi tiêu bằng 29.4% GDP và tốc độ tăng trưởng 5.7%. • Những quốc gia khác với nền kinh tế tương tự – nhỏ, dựa vào tài nguyên thiên nhiên như Ecuador (dầu mỏ) và Chilê (mỏ đồng) – tương ứng chi tiêu 15.7% và 21.0% GDP, trong khi đạt tốc độ tăng trưởng là 3.1% và 8.3%. Trong khi qui tắc 20 phần trăm là hợp lý trong dài hạn, ngay cả đối với trường hợp đặc biệt của Đông Timor, nó lại tỏ ra chẳng hợp lý tí nào trong ngắn và trung hạn, và mức này không thể đạt được, trừ khi có sự ép buộc, đối với Đông Timor trong tình huống tồi tệ nhất. Như được lưu ý dưới đây, điều này được chứng tỏ một cách ràng khi xem xét xuất phát điểm của Đông Timor, chi tiêu của chính phủ hiện nay và dự kiến sắp tới, cũng như chi tiêu của chính quyền tiền nhiệm dưới thời Indonesia cai quản. Mục tiêu của UNTAET cho tổng chi tiêu chính phủ thông qua Ngân sách Hợp nhất cho Đông Timor (CFET) là 20 phần trăm của GDP, hoặc xấp xỉ 60 triệu USD - GDP được ước tính khoảng 300 triệu USD. CFET được tài trợ bởi những nguồn trong nước và hải ngoại do Đông Timor huy động, bổ sung bởi các nguồn quỹ tài trợ không giới hạn. Khoảng ba phần tư ngân sách của CFET trang trải cho các chi tiêu thường xuyên, trong khi phần còn lại dành cho chi tiêu đầu tư. Tuy nhiên, số liệu này báo cáo quá thấp chi tiêu hiện nay của khu vực công ở Đông Timor (Bảng 2). Thêm 159 triệu USD tiền trợ giúp phát triển được nhập vào ngân sách 2000/01, bao gồm 63 triệu USD tài trợ đa phương cho các dự án phát triển từ Quỹ Tín thác cho Đông Timor (TFET), và 96 triệu USD trợ giúp phát triển của các nhà tài trợ song phương. Khi gộp chung với ngân sách của CFET, tổng số lên tới gần ba phần tư của GDP ( Cơ quan Ngân sách Trung ương/UNTAET: 1). Con số này cũng chưa bao gồm Đóng góp Ngân sách của Liên hiệp Quốc, ước tính xấp xỉ 600 triệu USD. Đóng góp Ngân sách của liên hiệp Quốc tài trợ cho lực lượng gìn giữ hòa bình, Cảnh sát dân sự (Civpol), nhân viên quốc tế của Liên hiệp Quốc và một loạt các hoạt động linh tinh khác. Bảng 2: Ngân sách nhất của Đông Timor, năm tài khóa 2000-01 (triệu USD) Thu/chi Số tiền Chi tiêu theo kế hoạch Quỹ Hợp nhất cho Đông Timor 60.80 Chi tiêu thường xuyên 45.55 Chi tiêu đầu tư 15.25 Nguồn tài trợ khác 158.84 Quỹ Tín thác cho Đông Timor 63.15 Tài trợ song phương 95.69 Đóng góp của LHQ (ước tính) 600.00 Tổng cộng 819.64 Ước tính nguồn thu của UB Hành chính lâm thời Đông Timor Nguồn thu trong nước 19.00 Nguồn thu hải ngoại 6.00 Tổng cộng 25.00 Nguồn: Cơ quan Ngân sách Trung ương/UNTAET (2000), và thông qua phỏng vấn. Mặc dù một lượng lớn tiền tài trợ được chi tiêu ở hải ngoại, nhưng chỉ cần một phần nhỏ trong tổng số lớn gấp đôi GDP của Đông Timor chắc chắn sẽ có tác động lên nền kinh tế trong nước. Điều này được minh chứng mạnh mẽ bằng việc ra đời của nhiều loại hình doanh nghiệp nhỏ nhằm phục vụ cộng đồng người nước ngoài ở Đông Timor. Ví dụ, nếu chỉ có 10% tiền tài trợ đa phương, song phương và Đóng góp Ngân sách của LHQ được chi tiêu tại Đông Timor (76 triệu USD trong số 759 triệu USD), khi gộp chung với chi tiêu của CFET (60 triệu USD), thì tổng số (136 triệu USD) lên đến 45% của GDP. Những con số này chưa bao gồm chi phí của hầu hết các dịch vụ do các cơ quan thuộc LHQ cung cấp, chúng cũng chưa bao gồm chi phí của các dịch vụ do các tổ chức phi chính phủ (NGOs) cung cấp. Hơn nữa, trong khi phần lớn các dịch vụ này mang tính tạm thời, ít nhất một phần của trợ giúp phát triển dài hạn sẽ mang hình thức vốn vay ưu đãi khi Đông Timor trở thành độc lập hoàn toàn, và việc trả nợ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến qui mô và bản chất của chi tiêu của khu vực công ở Đông Timor. 45% của GDP so sánh như thế nào với vai trò của khu vực công dưới thời Indonesia cai quản? Nếu ta phải lập ngân sách quốc gia cho Đông Timor trong tài khóa 1994/95, năm cuối cùng có sẵn đầy đủ số liệu, nó sẽ lên đến tổng số 168.9 triệu USD, hay 68.0% GDP của tỉnh này - được ước tính là 248.5 triệu USD, (xem Bảng 3). Bảng 3: Các nguồn thu nhập của Đông Timor, năm tài khóa 1994/95 Nguồn Thu nhập Rupiah (triệu) USD (Rp2,161=$1) % của Tổng Thu nhập I Thuế trung ương có nguồn gốc Đông Timor Thuế thu nhập doanh nghiệp và cá nhân (PPh) 15,277.0 7,069,412 4.2 Thuế giá trị gia tăng (PPN) 17,387.0 8,045,812 4.8 Thuế tài sản (PBB) 8,377.8 3,876,816 2.3 Thuế khác (PLL) 719.3 332,885 0.2 Tổng 41,761.1 19,324,896 11.4 II Nguồn thu tự có ở Đông Timor (PAD) Thuế địa phương 2,662.6 1,232,115 0.7 Lệ phí địa phương 513.9 237,807 0.1 Lợi nhuận từ xí nghiệp quốc doanh địa phương 538.4 249,144 0.1 Thu nhập từ các ngành dịch vụ kỹ thuật 730.2 337,899 0.2 Thu nhập khác 1,153.2 533,642 0.3 Tổng 5,598.3 2,590,606 1.5 Tổng (I + II) 47,359.4 21,915,502 13.0 III Chuyển giao từ chính quyền trung ương Ngân sách cấp SDO Dati I (tỉnh) 17,900.0 8,283,202 4.9 Dati II (huyện/thị trấn) 54,400.0 25,173,531 14.9 Tổng 72,300.0 33,456,733 19.8 Ngân sách cấp Inpres Dati I (tỉnh) 25,900.0 11,985,192 7.1 Dati II (huyện/thị trấn) 14,500.0 6,709,857 4.0 Desa (xã) 3,300.0 1,527,071 0.9 Sekolah dasar (trường cơ sở) 19,200.0 8,884,776 5.3 Kesehatan (y tế) 4,800.0 2,221,194 1.3 Jalan propinsi (tỉnh lộ) 26,900.0 12,447,941 7.4 Jalan kabupaten (hương lộ) 17,300.0 8,005,553 4.7 Perhijauan (trồng cây) 1,500.0 694,123 0.4 Desa tertinggal (xã nghèo) 3,400.0 1,573,346 0.9 Tổng 116,800.0 54,049051 32.0 Ngân sách cấp cho dự án ngành (DIP) 128,600.0 59,509,486 35.2 Tổng cộng 317,700.0 147,015,271 87.0 IV Tổng dân số (số người) 827,219 827,219 V Ngân sách cấp/chuyển giao trên đầu người 0.4 178 VI Ước tính GDP của tỉnh (không tính dầu khí) 537,000.0 248,496,067 (không tính dầu khí) 0.6 300 g thu nhập 365,059.4 168,930,773 100.0 VII Ước tính GDP đầu người của tỉnh Tổn Nguồn: Số liệu không chính thức được cung cấp bởi Cơ quan Phân tích Tài chính và Tiền tệ và Tổng Cục Thuế, Bộ Tài chính, Chính phủ Indonesia. • 2.6 triệu USD (1.5%) là ngân sách tùy nghi sử dụng từ nguồn thu tự có (thuế và lệ phí địa phương, lợi nhuận từ xí nghiệp quốc doanh địa phương và thu nhập linh tinh); • 19.3 triệu USD (11.4%) là thuế của trung ương (thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng, thuế tài sản, và thuế khác) có nguồn gốc ở Đông Timor; • 33.5 triệu USD (19.8%) là ngân sách cấp cho vùng tự trị (SDO) để trả lương công chức; • 54.0 triệu USD (32.0%) là ngân sách cấp trọn gói Inpres dành cho chi tiêu về phát triển; và • 59.5 triệu USD (35.2%) là ngân sách cấp cho dự án ngành (DIP). Trong khi ngân sách phát triển Inpres của chính quyền trung ương Indonesia cấp cho Đông Timor được chi trả cho các nhà thầu từ những nơi khác ở Indonesia, giống hệt viện trợ nước ngoài thường được chi tiêu ở hải ngoại, và ngân sách trả lương SDO được chi cho bộ máy công chức địa phương cồng kềnh, những con số này vẫn cho ta một so sánh hữu ích để ước tính qui mô hợp lý cho chi tiêu công trong tương lai ở Đông Timor. Như thế, dựa vào đánh giá tổng chi tiêu hiện hành và chi tiêu dự kiến ở Đông Timor, kết hợp với đánh giá chi tiêu ở Đông Timor dưới thời Indonesia cai quản, mặc dầu 20 phần trăm của GDP là một mục tiêu hợp lý trong dài hạn để phù hợp với thông lệ quốc tế, 30-40 phần trăm của GDP lại có vẻ là mục tiêu thực tế hơn trong trung hạn. Phần tiếp theo sẽ bàn về làm thế nào tài trợ cho khoản này. CÁN CÂN NGÂN SÁCH Vấn đề cán cân ngân sách xoay quanh hai câu hỏi chính yếu: nên chăng Đông Timor áp dụng chiến lược ngân sách cân bằng; và, nếu cho phép một mức độ thâm hụt, thì có nên tài trợ thâm hụt bằng vay nợ không? Ngân sách Cân bằng Có những nguyên nhân bức bách để Đông Timor phải giữ cân bằng ngân sách. Quan trọng nhất là, cân bằng ngân sách là một phương pháp khách quan thiết lập các quyết định ngân sách cứng trong việc phân bổ các nguồn lực khan hiếm. Thay vì bị cám dỗ để chi tiêu vượt mức và cuối cùng là tạo tạo ra khủng hoảng ngân sách, cân bằng ngân sách buộc các nhà lãnh đạo phải ấn định mức trần chung cho chi tiêu ngân sách, và vì thế buộc phải áp dụng qui trình nội bộ để phân phối các nguồn lực công cho các mục đích sử dụng khác nhau. Điều này không những chỉ tạo ra hiệu quả kinh tế, mà còn áp đặt kỷ cương ngân sách nhờ đó nó hỗ trợ cho chính sách tiền tệ thận trọng. Cuối cùng, ngân sách cân bằng còn làm gia tăng tính nhất quán và khả năng tiên liệu của chi tiêu công. Tuy nhiên, cũng có những lý do thuyết phục khác để không áp dụng chiến lược ngân sách cân bằng. Nếu nguồn thu trong nước được dự đoán sẽ tăng rất nhanh trong trung và dài hạn, như trường hợp thu nhập kỳ vọng của Đông Timor, có khi các ràng buộc hiện hành của nguồn thu lại áp đặt một mức trần giả tạo lên chi tiêu khi đem so với nhu cầu thực. Điều này có thể gây ra hậu quả nhiều dự án đầu tư thiết yếu bị đình hoãn, gây trì trệ cho phát triển kinh tế và kích động bất ổn hội và chính trị. Phải áp dụng một cách sáng suốt hai nhân tố có thể giúp Đông Timor giải quyết tình trạng tiến thoái lưỡng nan này: cấu thành ngân sách và khung thời gian. Thông thường sẽ hữu ích để phân biệt ràng giữa chi thường xuyên và chi đầu tư khi quyết định cân đối ngân sách. Ví dụ, cho đến trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính Đông Á, Indonesia hoạt động theo một hệ thống được mô tả là “ngân sách cân bằng động”. Tất cả chi thường xuyên (“thường nhật”) và một phần của chi đầu tư (“phát triển”) được tài trợ bởi nguồn thu trong nước; ngân sách đầu tư được “cân bằng” bởi trợ giúp nước ngoài. Mặc dù tổng chi tiêu chính phủ vượt quá tổng nguồn thu trong nước, chi thường xuyên vẫn cân bằng và chi đầu tư tăng thêm cũng không cần phải tài trợ bằng cách phát hành nợ trong nước. Đây là một mô hình thành công đáng để Đông Timor nghiên cứu thêm. . Ý tưởng điên ro à hay nhìn xa Niên khoá 2005-2006 Bài đọc thấy trước: lư ïa chọn chiến lươ ï c cho chính sách ngân sách ở Đông Timor Ý TƯỞNG. Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công Bài đọc Ý tưởng điên ro à hay nhìn xa thấy trước: lư ïa chọn chiến lươ ï c cho chính sách ngân

Ngày đăng: 10/01/2014, 14:28

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan