BÁN PHÁ GIÁ AFTA và NGUY cơ bán PHÁ GIÁ

19 267 0
BÁN PHÁ GIÁ AFTA và NGUY cơ bán PHÁ GIÁ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁN PHÁ GIÁ AFTA NGUY BÁN PHÁ GIÁ 1. Lý thuyết bán phá giá 1.1 Khái niệm bán phá giá 1.1.1 Bán phá giá Bán phá giá trong thương mại quốc tế thể được hiểu là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hoá xuất khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hoá đó tại thị trường nước xuất khẩu. Vd: nếu 1 sản phẩm của nước A bán tại thị trường nước A với giá X nhưng lại được xuất khẩu sang nước B với giá Y ( Y<X ) thì sản phẩm đó được xem là bán phá giá từ nước A sang nước B. 1.1.2 Thuế chống bán phá giá Thuế chống bán phá giá là biện pháp chống bán phá giá được sử dụng phổ biến nhất, được áp dụng đối với sản phẩm bị điều tra bị kết luận là bán phá giá vào nước nhập khẩu gây thiệt hại cho ngành sản xuất nước đó. Về bản chất đây là khoản thuế bổ sung (ngoài khoản thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào sản phẩm nước ngoài nhập khẩu là đối tượng của quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá. 1.2 Cách tính Biên độ phá giá (BĐPG) = giá trị thông thường (GTTT) - giá xuất khẩu (GXK) Nếu BĐPG > 0 là phá giá BĐPG thể tính bằng trị giá tuyệt đối hoặc theo phần trăm theo công thức: BĐPG = (GTTT-GXK)/GXK 1.2.1 Giá trị thông thường giá bán sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất khẩu (hoặc giá bán của sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu sang nước thứ 3). * Sản phẩm tương tự (sản phẩm tương tự với sản phẩm bị điều tra) gồm: 1 - Sản phẩm giống hệt (có tất cả các đặc tính giống sản phẩm đang bị điều tra) - Sản phẩm gần giống (có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm đang bị điều tra) , trong trường hợp không sản phẩm giống hệt. * Trường hợp không giá nội địa của SPTT ở nước xuất khẩu do: - SPTT không được nước xuất khẩu bán trong điều kiện thương mại thông thường - bán ở nước xuất khẩu nhưng trong điều kiện đặc biệt. - Số lượng bán ra không đáng kể (< 5% số lượng SPTT bán ở nước nhập khẩu) GTTT = giá xuất khẩu SPTT sang nước thứ ba. GTTT = giá thành sản xuất + chi phí (hành chính, bán hàng, quản lý chung,…) + lợi nhuận * Trường hợp SPTT được xuất khẩu từ một nước nền kinh tế phi thị trường (giá bán hàng giá nguyên liệu đầu vào do chính phủ ấn định) thì các qui tắc trên không được áp dụng để xác định GTTT. 1.2.2 Giá trị xuất khẩu là giá trên hợp đồng giữa nhà xuất khẩu nước ngoài với nhà nhập khẩu (hoặc giá bán cho người mua độc lập đầu tiên). GXK = giá mà nhà sản xuất nước ngoài bán SPTT cho nhà nhập khẩu đầu tiên. Trường hợp giá bán SPTT không tin cậy được do: - Giao dịch xuất khẩu được thực hiện trong nội bộ công ty hoặc - Theo một thỏa thuận đền bù nào đó thì: GXK = giá mà sản phẩm nhập khẩu được bán lần đầu tiên cho một người mua độc lập ở nước nhập khẩu. * SO SÁNH GXK SPTT Hiệp định qui định nguyên tắc so sánh như sau: - So sánh hai giá này trong cùng điều kiện thương mại (cùng xuất xưởng/ bán buôn/ bán lẻ), thường lấy giá ở khâu xuất xưởng. - Tại cùng một thời điểm hoặc thời điểm càng gần nhau càng tốt. 1. 3 Mục đích bán phá giá 2 (80% nhằm tối đa hoá lợi nhuận,còn lại là nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh,chiếm lĩnh thị trường,thâm nhập thị trường mới) 1.3.1 Tối đa hoá lợi nhuận: Khi doanh nghiệp bán cao hơn chi phí biến đổi là lãi, bán thấp hơn giá trong nước ra nước ngoài để tối đa hoá lợi nhuận. Ví dụ, một công ty sản xuất một triệu bật lửa một năm bằng một nhà máy duy nhất với chỉ làm ca ban ngày. Giả sử nó định ra giá bật lửa này trong thị trường nội địa 1 đồng một chiếc lãi được 0,1 đồng/chiếc. Các biến phí (bao gồm nguyên vật liệu, lương công nhân, ) là 0,7 đồng/ chiếc các định phí (khấu hao nhà máy, trang thiết bị, ) là 0,2 đồng/chiếc. Nếu nhà máy bán hết 1 triệu bật lửa mỗi năm, lãi 0,1 đồng/chiếc thì rõ ràng đã bù đắp xong mọi định phí từ doanh thu bán hàng tại thị trường nội địa. Bây giờ, công ty nảy ra ý tưởng thể bán thêm bật lửa sang thị trường nước láng giềng với bất cứ giá nào cao hơn biến phí 0,7 đồng/chiếc thấp hơn 1 đồng 1/chiếc để kiếm thêm tiền lời. Bây giờ nhà máy thể làm thêm ca đêm sản xuất 0,5 triệu chiếc bật lửa nữa. Các định phí, theo giả định, đã được trang trải xong từ việc bán 1 triệu chiếc bật lửa đầu tiên. Nếu bán 0,5 triệu bật lửa này sang thị trường nước láng giềng với giá 0,9 đồng/chiếc thì cũng làm tăng lợi nhuận của công ty thêm 100.000 đồng. Dĩ nhiên, việc bán sản phẩm ca đêm không ảnh hưởng tới giá bán của một triệu bật lửa ban đầu. Điều này ít nhiều dẫn đến việc phân khúc thị trường, nghĩa là phải tìm kiếm một thị trường khác hẳn với thị trường ca ngày. Mặt khác, công ty phải đảm bảo rằng người mua ở thị trường mới không dễ gì chuyển hàng ngược lại thị trường thứ nhất (ví dụ định giá ở thị trường mới sao cho chênh lệch giá không đủ bù đắp chi phí vận chuyển theo chiều ngược lại). Nếu không, giá bán của thị trướng thứ nhất sẽ bị ảnh hướng theo chiều hướng giảm giá. Như vậy, cùng một mặt hàng nhưng doanh nghiệp lại bán ra ở thị trường nội địa với giá cao hơn khi bán ra thị trường ngoài nước. Điều này đã gây ra hiện tượng bán phá giá. Nếu việc bán phá giá này không làm giá ở thị trường nước nhập khẩu thay đổi (do cạnh tranh hoàn hảo) sẽ không làm ảnh hưởng đến lợi ích của nước nhập khẩu, vì thế sẽ không cần thiết biện pháp chống lại. Tuy nhiên, nếu việc bán phá giá này xảy ra với một lượng lớn trong thời gian dài, làm giảm giá ở thị trường nước nhập khẩu, sẽ gây tác động đến lợi ích của nước nhập khẩu. Người tiêu dùng ở nước nhập khẩu sẽ được hưởng lợi từ giá thấp, nhưng ngược lại các nhà sản xuất công nhân trong 3 ngành công nghiệp đó bị thiệt hại vì lợi nhuận lương bị giảm. Lợi ích cuối cùng của nước nhập khẩu phụ thuộc vào việc lợi ích của người tiêu dùng lớn hơn lợi ích của người sản xuất công nhân làm việc trong ngành đó hay không, thì điều này ít được các nhà hoạch định chính sách nhắc đến bởi vì việc xác định lợi ích của toàn xã hội rất phức tạp rất tốn kém. Do đó, các nhà hoạch định chính sách trong thương mại quốc tế chỉ quan tâm đến hay không việc bán phá giá để biện pháp đối phó mà thôi. 1.3.2 Chiếm lĩnh thị trường: Thông thường, chi phí sản xuất được chia làm 2 loại: (chi phí bình quân chi phí biên_ marginal cost) Chi phí bình quân được tính bằng tổng tất cả các chi phí của một doanh nghiệp phải chịu chia cho lượng sản phẩm sản xuất ra. Chi phí cận biên là chi phí phải bỏ ra để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Sự phân biệt này ý nghĩa quan trọng trong ngắn hạn khi nhiều loại chi phí sản xuất là cố định, không phụ thuộc vào số lượng sản xuất, chỉ một phần nhỏ chi phí sản xuất là thay đổi khi lượng sản xuất thay đổi. Chính chi phí biên là nhân tố quyết định trong việc định giá của một doanh nghiệp trong thời gian ngắn hạn khi doanh nghiệp đó phải gánh chịu chi phí nhất định để thâm nhập một thị trường mới. Khi nhu cầu thị trường bị giảm, kéo theo giá cả của hàng hóa trên thị trường giảm theo khi đó, các doanh nghiệp phải giảm giá bán. Nếu giá bán thấp hơn chi phí bình quân thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Tuy nhiên, một phần chi phí là cố định (chi phí cố định) không phụ thuộc vào mức chi phí biên. Nếu giá bán vẫn cao hơn chi phí biên, thì doanh nghiệp vẫn tiếp tục bán với hy vọng sau một thời gian ngắn thì thị trường sẽ phục hồi, hoặc chỉ để giảm thiệt hại trước khi rút lui khỏi thị trường đó. Đây là sự phản ứng rất bình thường của các doanh nghiệp đối với sự thay đổi của thị trường, kể các các doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài. Trong trường hợp này, việc áp dụng một biện pháp chống hàng nhập khẩu là bất hợp lý vì như vậy sẽ đối xử không công bằng giữa doanh nghiệp trong nước doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, một nước vẫn thể áp dụng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước để giúp cho các doanh nghiệp này giảm nhẹ thiệt hại. Tuy nhiên, nếu một doanh nghiệp nước ngoài muốn thiết lập vị thế độc quyền ở thị trường của một nước nào đó, đã thực hiện chính sách bán sản phẩm của mình với giá thấp hơn chi phí biên cho đến khi đẩy hết các đối thủ 4 cạnh tranh ra khỏi thị trường đối với một mặt hàng nào đó. Sau khi chiếm được thị trường, doanh nghiệp đó lại nâng giá để khai thác lợi thế độc quyền. Ngoài tác động làm cho các nhà sản xuất trong nước bị phá sản, hành động này còn làm giảm lợi ích của toàn xã hội như trong trường hợp độc quyền khác. Hành động này được xem là bán phá giá cần phải những biện pháp ngăn chặn. 1.3.3 Một số mục đích khác: - Nhằm mục đích tranh thủ tối đa nguồn ngoại tệ bằng mọi cách hạ giá bán xuất khẩu - Mục đích chính trị, loại trừ những đối thủ sản xuất cạnh tranh trong nước nhập khẩu hay những đối thủ nước ngoài để đi đến chiếm độc quyền kiểm soát nền kinh tế từ đó chi phối nền chính trị của nước khác. 1.4 Ảnh hưởng của bán phá giá - Năng suất: khi hàng hóa tràn vào, với việc bán phá giá thì sản phẩm của nước nội địa sẽ rất khó cạnh tranh với những sản phẩm tương tự như vậy nhưng giá lại rẻ hơn nên năng suất sản xuất sẽ giảm xuống. - Giá nội địa ở nước nhập khẩu: sẽ phải cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu. Nếu giảm giá xuống mà không bù đắp được chi phí thì sẽ bị phá sản. - Suy giảm thực tế nguy suy giảm doanh số bán hàng - Số lượng hàng tồn kho - Sản lượng - Tình trạng thất nghiệp - Lương - Tác động tiêu cực đến luồng tiền - Huy động năng lực - Lợi nhuận - Tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư - Đầu tư - Khả năng huy động vốn - Tốc độ tăng trưởng 1.5 Mục đích của thuế chống phá giá 5 - Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế trong nước điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại. - Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường. - Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại. - Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế. Chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ. 2 Hội nhập AFTA nguy bán phá giá: 2.1 Sơ lược về AFTA: AFTA là tên viết tắt tiếng Anh của Khu vực thương mại tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area). Quyết định thành lập Khu vực thương mại tự do này được đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4, tổ chức vào tháng 1/1992 tại Singapore. Theo kế hoạch ban đầu, AFTA được hoàn thành vào năm 2008 với mục đích bản là "tăng cường khả năng cạnh tranh của ASEAN như một sở quốc tế nhằm cung cấp hàng hóa ra thị trường thế giới". Tuy nhiên, trước sự phát triển cạnh tranh mạnh mẽ của các liên kết kinh tế toàn cầu khác, cũng như do sự tiến bộ của chính các quốc gia ASEAN, năm 1994, khối này quyết định đẩy nhanh thời hạn lên năm 2003. Sau đó, từ năm 1995 đến 1998, ASEAN kết nạp thêm 4 nước thành viên mới là Việt Nam, Lào, Campuchia Myanmar. 2.1.1 CEPT: chế chính để thực hiện AFTA là Hiệp định thuế quan ưu đãi hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariff - CEPT). Về thực chất, CEPT là một thỏa thuận giữa các nước thành viên ASEAN về việc giảm thuế quan trong nội bộ khối xuống còn 0-5% thông qua những kế hoạch giảm thuế khác nhau. Trong vòng 5 năm sau khi đạt mức thuế ưu đãi cuối cùng, các nước thành viên sẽ tiến hành xóa bỏ các hạn ngạch nhập khẩu những hàng rào phi quan thuế khác. 6 Thời hạn thực hiện CEPT của các nước khác nhau. Cụ thể là: Với Brunei, Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan: từ 1993 đến 2003. Với Việt Nam: từ 1996 đến 2006 Với Lào, Myanmar Campuchia: từ 1998 đến 2008. Để thực hiện dần dần việc cắt giảm thuế quan, mỗi nước sẽ phải phân loại tất cả hàng hóa của mình vào một trong các danh mục sau: - Danh mục sản phẩm cắt giảm thuế ngay (IL – Inclusion List): bao gồm những mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế quan để đến khi hoàn thành CEPT sẽ thuế suất 0-5%. Các sản phẩm được cắt giảm thuế quan với lịch trình thống nhất phân bổ theo hai lộ trình: lộ trình cắt giảm bình thường (normal track) lộ trình cắt giảm nhanh (fast track). + Lộ trình cắt giảm bình thường được thực hiện như sau: Đối với các sản phẩm thuế suất trên 20% sẽ được giảm xuống 20% vào thời điểm 1/1/98 tiếp tục giảm xuống 0-5% vào thời điểm 1/1/2003. Đối với các sản phẩm thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% sẽ được giảm xuống mức 0-5% vào thời điểm 1/1/2000. + Lộ trình cắt giảm nhanh thực hiện như sau: Đối với các sản phẩm thuế suất trên 20% sẽ được giảm xuống 0-5% vào thời điểm 1/1/2000. Đối với các sản phẩm thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% sẽ được giảm xuống mức 0-5% vào thời điểm 1/1/1998. - Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) bao gồm những mặt hàng chưa đưa vào giảm thuế quan ngay, do các nước thành viên ASEAN phải dành thêm thời gian để điều chỉnh sản xuất trong nước thích nghi với môi trường cạnh tranh quốc tế gia tăng. Sau ba năm kể từ khi tham gia CEPT, các nước ASEAN phải bắt đầu chuyển dần các mặt hàng từ TEL sang IL, tức là bắt đầu giảm thuế quan đối với những mặt hàng này. Quá trình chuyển từ TEL sang IL được phép kéo dài trong 5 năm, mỗi năm phải chuyển được 20% số mặt hàng. Điều đó nghĩa là đến hết năm thứ tám thì IL đã mở rộng bao trùm toàn bộ TEL, TEL không còn tồn tại. Khi đưa mỗi mặt hàng vào IL, các nước đồng thời phải chỉ ra lịch trình giảm thuế quan của mặt hàng đó cho đến khi hoàn thành CEPT. - Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL) bao gồm những mặt hàng không nghĩa vụ phải giảm thuế quan. Các nước thành viên ASEAN quyền đưa ra danh mục các mặt hàng này nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật; bảo tồn các giá trị văn hóa, 7 lịch sử, khảo cổ GEL không phải là Danh mục các mặt hàng Chính phủ cấm nhập khẩu (NK). Một số mặt hàng trong GEL vẫn được NK bình thường, nhưng không hưởng thuế suất ưu đãi như các mặt hàng trong danh mục giảm thuế. - Danh mục sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm (Sensitive List) Các quy định cụ thể về lịch trình cắt giảm thuế quan cho các sản phẩm nhạy cảm cho đến nay vẫn đang trong quá trình thoả thuận. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm trong danh mục nhạy cảm, thời điểm bắt đầu thực hiện cắt giảm đã được xác định là 1/1/2001 kết thúc vào năm 2010 với mức thuế suất phải đạt 0-5%. Đối với các sản phẩm trong danh mục nhạy cảm cao, thời hạn kết thúc đã được xác định là năm 2010, tuy nhiên sẽ một số linh hoạt nhất định sẽ được áp dụng liên quan đến mức thuế suất kết thúc, các biện pháp tự vệ phòng ngừa bất trắc…. 2.1.2 chế trao đổi nhượng bộ của kế hoạch CEPT Một sản phẩm khi xuất khẩu sang các nước trong nội bộ ASEAN, muốn được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi theo chương trình CEPT, thì phải đồng thời thoả mãn các điều kiện sau: - Sản phẩm đó phải nằm trong Danh mục cắt giảm thuế của các nước xuất khẩu nhập khẩu. - Sản phẩm đó phải chương trình giảm thuế được Hội đồng AFTA thông qua. - Sản phẩm đó phải là một sản phẩm của khối ASEAN, tức là phải thoả mãn yêu cầu hàm lượng xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN (hàm lượng nội địa) ít nhất là 40%. Để xây dựng thành công khu mậu dịch tự do Chương trình CEPT còn đề cập đến việc loại bỏ hạn chế về số lượng nhập khẩu các hàng rào phi thuế quan khác. Về vấn đề này Hiệp định CEPT đã quy định: - Các nước thành viên sẽ xoá bỏ tất cả các hạn chế về số lượng đối với các sản phẩm trong CEPT ngay khi sản phẩm đó được hưởng thuế suất ưu đãi ở mức 0-5%. - Các hàng rào phi thuế quan khác sẽ được xoá bỏ dần dần trong vòng 5 năm sau khi sản phẩm được hưởng ưu đãi. - Trong trường hợp khẩn cấp (số lượng hàng nhập khẩu gia tăng đột ngột hay phương hại đến sản xuất trong nước hoặc đe dọa cán cân thanh toán), các nước thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để hạn chế hoặc dừng việc nhập khẩu. 8 Ngoài chế này, các nước ASEAN còn ký kết hàng loạt các thỏa thuận về thống nhất công nhận tiêu chuẩn hàng hóa giữa các nước thành viên, công nhận việc cấp giấy xác nhận xuất xứ hàng hóa của nhau, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hải quan, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, phát triển công nghiệp xây dựng Khu vực đầu tư ASEAN (ASEAN Investment Area - AIA). 2.2 Quá trình tham gia của Việt Nam Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN cam kết tham gia AFTA. Thời hạn hoàn thành AFTA của Việt Nam năm 2006. Việt Nam bắt đầu thực hiện lộ trình giảm thuế quan tham gia AFTA từ ngày 1/1/1996, khi đưa 875 mặt hàng đầu tiên vào thực hiện CEPT. Tất cả những mặt hàng này đều đã nằm ở khung thuế suất 0-5%. Đầu năm 1998, Việt Nam công bố lịch trình giảm thuế để thực hiện AFTA vào năm 2006. Trên thực tế thì đến cuối năm 2002, 5.500 mặt hàng (chiếm khoảng 86% tổng số mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu) đã được vào chương trình cắt giảm. Toàn bộ các mặt hàng này đã ở thuế suất dưới 20% lộ trình cắt giảm trong thời kỳ 2002-2006. Trong số đó, 65% đã ở mức thuế 0-5%. Chương trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam được xây dựng dựa trên những nguyên tắc chính sau: - Không gây ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách. - Bảo hộ hợp lý cho nền sản xuất trong nước. - Tạo điều kiện khuyến khích việc chuyển giao kỹ thuật, đổi mới công nghệ cho nền sản xuất trong nước. - Hợp tác với các nước ASEAN trên sở các quy định của Hiệp định CEPT để tranh thủ ưu đãi, mở rộng thị trường cho xuất khẩu thu hút đầu tư nước ngoài. 2.2.1 Xây dựng chương trình cắt giảm thuế quan Dựa theo 4 nguyên tắc nêu trên, tại thời điểm gia nhập, Việt Nam đã đệ trình 4 danh mục hàng hoá theo quy định của Hiệp định CEPT như sau: - Danh mục cắt giảm thuế (IL): Danh mục này chủ yếu bao gồm các mặt hàng hiện đang thuế suất dưới 20%, tức là các mặt hàng thuộc diện thể áp dụng ưu đãi ngay theo Hiệp định CEPT. Ngoài ra trong danh mục này còn bao gồm một số mặt hàng hiện thuế suất cao nhưng Việt Nam đang 9 thế mạnh xuất khẩu, do vậy việc đưa các mặt hàng này vào danh mục giảm thuế sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến nguồn thu ngân sách, ngược lại nó sẽ kích thích đẩy mạnh xuất khẩu thông qua việc được hưởng thuế ưu đãi theo CEPT, khi hàng Việt Nam xuất qua các nước thành viên. - Danh mục loại trừ tạm thời (TEL): Danh mục này được xây dựng theo quy định của CEPT quy hoạch phát triển đến năm 2010 của các ngành kinh tế trong nước, nhằm bảo hộ một số ngành đang tiềm năng phát triển, đồng thời không gây ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách. Danh mục này chủ yếu gồm các mặt hàng thuế suất trên 20% một số mặt hàng thuế suất thấp hơn 20% song cần được bảo hộ như: các loại xe máy, ô tô (trừ loại ô tô dưới 16 chỗ ngồi đã nằm trong danh mục loại trừ hoàn toàn), các loại sắt thép, sản phẩm khí thông dụng, các loại mỹ phẩm đồ dùng không thiết yếu… - Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL): bao gồm những mặt hàng ảnh hưởng đến: an ninh quốc gia, sức khỏe con người, giá trị đạo đức, lịch sử, nghệ thuật, khảo cổ… theo như quy định của Hội đồng AFTA. Ngoài ra Việt Nam còn đưa vào danh mục loại trừ hoàn toàn một số mặt hàng mà hiện Việt Nam đang phải nhập từ các nước ASEAN song lại không khả năng xuất khẩu, hoặc một số mặt hàng hiện đang thuế suất cao trong biểu thuế nhập khẩu như: ô tô dưới 16 chỗ ngồi, ô tô tay lái nghịch, chất phế thải, các loại xăng dầu (trừ dầu thô Việt Nam đang xuất khẩu), đồ dùng đã qua sử dụng… - Danh mục nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SL): bao gồm các mặt hàng nông sản chưa chế biến yêu cầu bảo hộ cao như: các loại thịt, trứng, gia cầm, động vật sống, thóc, gạo lức, đường, mía… các mặt hàng này hiện đang được áp dụng các biện pháp phi thuế quan như quản lý theo hạn ngạch, quản lý của Bộ chuyên ngành…. 2.2.2 Thực hiện giảm thuế Dựa theo sự phân loại danh mục hàng hoá như trên, tiến trình cắt giảm thuế của Việt Nam đã được tiến hành như sau: Trong hai năm đầu 1996, 1997 Việt Nam chưa thực hiện việc cắt giảm thuế mà chỉ đưa 875 danh mục các mặt hàng đã thuế nhập khẩu từ 0-5% vào danh sách giảm thuế, đáp ứng một cách tự nhiên yêu cầu giảm thuế nhanh của Hiệp định CEPT, còn chương trình giảm thuế bình thường chỉ được bắt đầu thực hiện kể từ 1/1/1998. Các bước đi thận trọng này giúp cho Việt Nam thêm thời gian cải tiến hệ thống thuế nội địa nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách góp phần bảo hộ các nền kinh tế còn non trẻ của chúng ta. Như vậy, từ năm 1998 Việt Nam mới thực hiện những bước cắt giảm thuế đầu tiên theo Nghị định 15/1998/NĐ-CP ngày 12/3/1998. Theo Nghị 10 [...]... bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước - Xác định hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam + Biên độ bán phá giá ( khoảng chênh lệch giữa giá thông thường của hàng hóa đó so với giá xuất khẩu vào Việt Nam) vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam + Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào... dụng thuế chống bán phá giá + Thuế suất không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận cuối cùng + Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không quá năm năm, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá thể gia hạn thêm 17 3.2.4 Rà soát việc áp dụng thuế chống bán phá giá giải quyết khiếu nại: -Rà soát: Sau 1 năm áp dụng biện pháp chống bán phá giá, việc rà soát có... định điều tra Sau 60 ngày thể đưa ra biện pháp chống bán phá giá tạm thời Sau muộn nhất 90 ngày quan điều tra phải đưa ra kết quả sơ bộ, kết thúc điều tra phải đưa ra kết luận cuối cùng biện pháp xử lý 3.2.3 Áp dụng biện pháp chống bán phá giá: - Biện pháp áp thuế chống bán phá giá tạm thời Sau sáu mươi ngày kể từ ngày quyết định điều tra, căn cứ vào kết luận sơ bộ, Bộ trưởng Bộ Thương mại... giá bán + Tự nguy n điều chỉnh lại khối lượng hàng bán phá giá vào Việt Nam Bộ trưởng bộ Thương mại thể chấp thuận hoặc không chấp thuận nội dung cam kết - Biện pháp áp dụng thuế chống bán phá giá: Trường hợp không đạt được cam kết, căn cứ vào kết luận cuối cùng kiến nghị của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng hay không áp dụng thuế chống bán. .. cũng qui định việc xây dựng nguy n tắc áp dụng thuế chống bán phá giá trong năm 2001 Năm 2002, Quốc hội ban hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam Tháng 4/2004 là Pháp lệnh chống bán phá giá hàng nhập khẩu vào Việt Nam, Pháp lệnh về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam tháng 8/2004 3.2.1 Các quy định chung: - Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung... nhanh chóng xây dựng ban hành văn bản pháp lý về thuế chống bán phá giá dựa trên Hiệp định tương ứng của WTO Để thể triển khai được công cụ này trên thực tế, văn bản pháp lý cần phải những qui định rất cụ thể về các quan thực thi, đặc biệt là các quan điều tra phá giá quan đánh giá thiệt hại Thứ ba, song song với việc ban hành văn bản pháp lý về thuế chống bán phá giá, Việt nam cần... còn 15,3% Một mức cắt giảm khá mạnh Như vậy nguy bị bán phá giá hàng hóa vào trong nước là một nguy hiện hữu trước mắt 3.2 Pháp lệnh thuế chống bán phá giá: Từ 1998, trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 04/1998/QH10 ngày 20/5/1998 điều 9 cho phép áp dụng thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu bị bán phá giá vào Việt Nam 15 Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg... của biện pháp chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ thương mại ra quyết định rà soát Việc rà soát tiến hành trong không quá 12 tháng Khi kết thúc, Bộ trưởng Bộ thương mại thể ra các một trong các quyết định sau: + Tiếp tục áp dụng hoặc gia hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá; + Điều chỉnh mức thuế chống bán phá giá tương ứng với kết quả rà soát; + Chấm dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá - Khiếu... trường hợp đó không nhất thiết phải áp dụng thuế chống bán phá giá với thịt cừu nhập khẩu từ New Zealand Thứ hai, hiện nay văn bản pháp lý cao nhất của Việt nam về bán phá giá mới chỉ là pháp lệnh, chỉ tính pháp lý, chưa được áp dụng lần nào 18 Trong bối cảnh nhiều ngành sản xuất hàng hoá đang phát triển khá nhanh, việc áp dụng thuế chống bán phá giá thể là cần thiết để bảo hộ một số nhà sản xuất... cho ngành sản xuất trong nước nhưng quan điều tra đầy đủ bằng chứng về việc bán phá giá, thiệt hại mối liên hệ giữa hai yếu tố này - Sau khi thẩm định hồ sơ đầy đủ, trước khi quan điều tra phải thông báo cho quan thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng 16 hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá về các quy định chống bán phá giá của Việt Nam - Trong thời hạn . BÁN PHÁ GIÁ AFTA VÀ NGUY CƠ BÁN PHÁ GIÁ 1. Lý thuyết bán phá giá 1.1 Khái niệm bán phá giá 1.1.1 Bán phá giá Bán phá giá trong thương. B với giá Y ( Y<X ) thì sản phẩm đó được xem là bán phá giá từ nước A sang nước B. 1.1.2 Thuế chống bán phá giá Thuế chống bán phá giá là biện pháp chống

Ngày đăng: 08/01/2014, 20:55

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan