TRỒNG RỪNG

61 467 2
TRỒNG RỪNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rừng là tài nguyên phong phú và vô cùng quý giá của đất nước. Nói đến tác dụng của rừng thì ai cũng biết nhưng ít người nhận thức đúng giá trị của rừng. Nói đến giá trị của rừng người ta hay nghĩ đến giá trị về gỗ với sản phẩm theo thói quen là gỗ có đường kính lớn, chu kỳ dài. Các lâm sản khác bị coi nhẹ và gọi là lâm sản phụ. Các loại hoa rừng, cây làm cảnh, cây dược liệu, động vật rừng, thức ăn và nguồn năng lượng từ rừng. Tác dụng thanh lọc không khí, sản xuất dưỡng khí, tác dụng giữ đất giữ nước, cảnh quan môi trường .v. v... và rất nhiều lợi ích có thể sử dụng nhiều lần lại bị coi nhẹ hiện chưa được sử dụng đúng mức. Tác dụng của rừng nước ta đối với kinh tế xã, hội rất đa dạng, tóm tắt như sau: 1. Tác dụng cung cấp sản phẩm và nguyên liệu: Rừng, thực vật rừng là tài nguyên cung cấp gỗ, củi, sợi, ta nanh, hương liệu, dược liệu, thực phẩm .v.v... Theo cách tính của các nhà khoa học nước ngoài thì ở một số nước có nền công nghiệp phát triển trung bình cần 0,5m3 gỗ mỗi năm, mỗi người. Hiệ nay chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu về gỗ, củi cho xây dựng và sinh hoạt nhất là khu vực nông thôn, chưa đáp ứng được nguyên liệu cho các khu công nghiệp và các nhà máy lớn. Để thoả mãn yêu cầu phải đẩy nhanh tốc độ trồng rừng. Tuy vây, giá trị về gỗ của rừng chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Người ta tính toán thấy rằng giá trị về gỗ của rừng chỉ chiếm từ 10-20% giá trị của rừng (tuỳ theo loài cây, từng vùng địa lý), còn lại 80-90% giá trị của rừng là giá trị phòng hộ, nuôi dưỡng nguồn nước, bảo vệ đất và bảo vệ môi trường sống cho con người và động vật hoang dã. 2. Tác dụng sinh thái của rừng: là tác dụng to lớn không thể tính được giá trị bằng tiền. Rừng giữ vai trò điều tiết chủ yếu trong cân bằng thành phần đại khí quyển trên địa cầu. Những năm gần đâu, nhiều hiện tượng thời tiết thay đổi thất thường, tầng ôzôn bị phá huỷ, người ta cho rằng trong nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân quan trọng là do rừng bị thu hẹp, diện tích đồi núi trọc quá lớn trên lục địa. - Rừng có tác dụng cung cấp dưỡng khí, hấp thụ khí thải độc hại đặc biệt là CO2. - Rừng và cây rừng có tác dụng chắn bụi, diệt khuẩn, làm sạch không khí. - Rừng có tác dụng làm giảm tiếng ồn ở thành phố và các khu công nghiệp. Người ta đã đo cho kết quả là với đai rừng rộng 40m có thể làm giảm tiếng ồn từ 10-15 đề xi ben. 3. Tác dụng nuôi dưỡng nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn. Tác dụng này vừa là tác dụng sinh thái nhưng trên khía cạnh kinh tế thì nó phục vụ đắc lực cho các ngành nông nghiệp, thuỷ lợi, giao thông. Với các phương pháp khả thi, hợp lý, các nhà khoa học ở nhiều nước đã tính được giá trị từng tác dụng của rừng. Ngoài tác dụng sinh thái của rừng thì tác dụng giữ đất, giữ nước của rừng bao giờ cũng có giá trị lớn nhất, giữ địa vị chủ yếu. ở những nước có nhiều đồi núi, mưa nhiều thì giá trị tác dụng này lại càng lớn.

Ngô Quang Đê (Chủ biên) Nguyễn Xuân Quát, Nguyễn Hữu Vĩnh TRỒNG RỪNG Năm 2001 1 MỞ ĐẦU Rừng là tài nguyên phong phú và vô cùng quý giá của đất nước. Nói đến tác dụng của rừng thì ai cũng biết nhưng ít người nhận thức đúng giá trị của rừng. Nói đến giá trị của rừng người ta hay nghĩ đến giá trị về gỗ với sản phẩm theo thói quen là gỗ có đường kính lớn, chu kỳ dài. Các lâm sản khác bị coi nhẹ và gọi là lâm sản phụ. Các loại hoa rừng, cây làm cảnh, cây dược liệu, động vật rừng, thức ăn và nguồn năng lượng từ rừng. Tác dụng thanh lọc không khí, sản xuất dưỡng khí, tác dụng giữ đất giữ nước, cảnh quan môi trường .v. v và rất nhiều lợi ích có thể sử dụng nhiều lần lại bị coi nhẹ hiện chưa được sử dụng đúng mức. Tác dụng của rừng nước ta đối với kinh tế xã, hội rất đa dạng, tóm tắt như sau: 1. Tác dụng cung cấp sản phẩm và nguyên liệu: Rừng, thực vật rừng là tài nguyên cung cấp gỗ, củi, sợi, ta nanh, hương liệu, dược liệu, thực phẩm .v.v Theo cách tính của các nhà khoa học nước ngoài thì ở một số nước có nền công nghiệp phát triển trung bình cần 0,5m 3 gỗ mỗi năm, mỗi người. Hiệ nay chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu về gỗ, củi cho xây dựng và sinh hoạt nhất là khu vực nông thôn, chưa đáp ứng được nguyên liệu cho các khu công nghiệp và các nhà máy lớn. Để thoả mãn yêu cầu phải đẩy nhanh tốc độ trồng rừng. Tuy vây, giá trị về gỗ của rừng chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Người ta tính toán thấy rằng giá trị về gỗ của rừng chỉ chiếm từ 10-20% giá trị của rừng (tuỳ theo loài cây, từng vùng địa lý), còn lại 80-90% giá trị của rừng là giá trị phòng hộ, nuôi dưỡng nguồn nước, bảo vệ đất và bảo vệ môi trường sống cho con người và động vật hoang dã. 2. Tác dụng sinh thái của rừng: là tác dụng to lớn không thể tính được giá trị bằng tiền. Rừng giữ vai trò điều tiết chủ yếu trong cân bằng thành phần đại khí quyển trên địa cầu. Những năm gần đâu, nhiều hiện tượng thời tiết thay đổi thất thường, tầng ôzôn bị phá huỷ, người ta cho rằng trong nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân quan trọng là do rừng bị thu hẹp, diện tích đồi núi trọc quá lớn trên lục địa. - Rừng có tác dụng cung cấp dưỡng khí, hấp thụ khí thải độc hại đặc biệt là CO 2 . - Rừng và cây rừng có tác dụng chắn bụi, diệt khuẩn, làm sạch không khí. - Rừng có tác dụng làm giảm tiếng ồn ở thành phố và các khu công nghiệp. Người ta đã đo cho kết quả là với đai rừng rộng 40m có thể làm giảm tiếng ồn từ 10-15 đề xi ben. 3. Tác dụng nuôi dưỡng nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn. Tác dụng này vừa là tác dụng sinh thái nhưng trên khía cạnh kinh tế thì nó phục vụ đắc lực cho các ngành nông nghiệp, thuỷ lợi, giao thông. Với các phương pháp khả thi, hợp lý, các nhà khoa học ở nhiều nước đã tính được giá trị từng tác dụng của rừng. Ngoài tác dụng sinh thái của rừng thì tác dụng giữ đất, giữ nước của rừng bao giờ cũng có giá trị lớn nhất, giữ địa vị chủ yếu. ở những nước có nhiều đồi núi, mưa nhiều thì giá trị tác dụng này lại càng lớn. Chúng ta chưa có những nghiên cứu, tính toán cụ thể. Song điều kiện nhiệt đới, mưa mùa, diện tích đồi núi chiếm chủ yếu thì giá trị giữ đất giữ nước của rừng không phải nhỏ. Do mất rừng mà gây ra xói mòi, lũ lụt, cây trồng giảm năng suất, phù sa bồi lấp các hồ nước, lòng sông, cửa biển đã gây khó khăn và thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Một thực tế ai cũng thấy là hàng năm ta đều phải đắp đê cao lên, gia cố chắc chắn hơn, không phải vì năm sau mưa nhiều hơn năm trước mà là vì lòng sông ngày càng đầy lên do phù sa lắng đọng; do diện tích rừng ngày càng bị mất đi, tác dụng giữ nước kém, hễ mưa là nước chảy xuống gây ra lũ lụt. Rừng là kho tàng dược liệu vô giá. Tân dược rất tiện lợi, có nhiều loại tác dụng nhanh, nhưng tân dược thường có tác dụng phụ. Ngày nay, nhiều nước công nghiệp tiên tiến cũng chú trọng thảo dược. Nhiều cây rừng và cây dưới tán rừng có tác dụng làm thuốc chữa bệnh, thuốc kháng sinh và thuốc bổ rất quí và hiệu nghiệm. Các loài cây dùng làm thuốc ai cũng biết như Hoài sơn, Đỗ trọng, Quế, Hồi, Sâm, Qui, 2 Tam thất, Sinh địa, Ba kích, Sa nhân .v.v Ngoài ra còn rất nhiều bài thuốc gia truyền khác đang được các dân tộc sử dụng. Các bài thuốc chữa cảm sốt, ho gà, cầm máu, tiêu chảy .v.v. rất hiệu nghiệm đã được sử dụng phổ biến. Phấn hoa là nguồn dinh dưỡng tốt chống suy nhược. Các nhà khoa học xác định cho thấy phấn hoa chứa 20-35% Protein, 14 loại khoáng, rất nhiều Vitamin nhóm B và các Vitamin A, C, D, E, K .v.v 4. Rừng còn có tác dụng với quốc phòng; là chướng ngại vật tự nhiên đặc sắc. Tác dụng với quốc phòng được nhà thơ Tố Hữu tổng kết rất đầy đủ, sâu sắc: "Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù". Tài nguyên rừng và thực vật rừng có những đặc điểm riêng, đó là: - Tính khu vực: Do hoàn cảnh địa lý khác nhau dẫn đến sự phân bố của rừng và thực vật rừng khác nhau. Phân bố rừng và qui luật sinh trưởng của rừng khác nhau theo vĩ độ địa lý, theo độ cao. Cần nhận rõ để lựa chọn cây trồng cho đúng. - Tính tái tạo: Rừng là nguồn tài nguyên có thể tái sinh, nếu con người biết sử dụng hợp lý, canh tác hợp lý thì rừng và thực vật rừng tái sinh, có thể sử dụng nhiều lần, dùng không hết. - Tính đa dạng: Rừng có rất nhiều tác dụng như đã nói ở trên. Khi lợi dụng cần có cái nhìn toàn diện, không nên chạy theo lợi ích nhỏ trước mắt, lợi ích cục bộ mà làm tổn thất đến lợi ích chung, lợi ích lâu dài. Từ góc độ lợi ích xã hội, lợi ích kinh tế, lợi ích sinh thái của rừng, thống nhất trên cái nhìn tổng thể, phân tích có hệ thống để chọn ra phương án trồng rừng, khoanh nuôi rừng và sử dụng rừng hợp lý nhất. Nguyên liệu cho công nghiệp, gỗ, củi, dầu nhựa và các thứ khác, thực phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp cho người và động vật. Điều tiết và bảo vệ và môi trường. Nuôi dưỡng nguồn nước, bảo vệ đất, chắn gió, thanh lọc không khí, giảm tiếng ồn, lưu giữ nguồn gen. Chuyển hoá năng lượng chung và năng lượng mặt trời thành năng lượng hoá học. Rừng và thực vật rừng Nơi cư trú của các loài động vật hoang dã. Làm đẹp cảnh quan, thư giãn nghỉ ngơi, dã ngoại, du lịch. Lợi dụng đất nông nghiệp, chăn nuôi, kiến trúc và các mặt khác. Sơ đồ tóm tắt tính đa dạng của rừng (Tính biến đổi theo Liu sheng Yang 1994) Nhìn từ tác dụng trực tiếp và gián tiếp của rừng thì rừng giữ vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế xã hội miền núi. Năm 1994 nhân kỷ niệm ngày sinh thứ 2545 năm Khổng Tử, một cuộc hội thảo quốc tế về nho học đã được tổ chức tại Bắc Kinh Trung Quốc. Hội thảo tập trung thảo luận 4 vấn đề lớn, trong đó có vấn đề từ tưởng nho gia và hiện đại hoá. Điều đầu tiên trong tư tưởng đó là thế giới quan "Thiên nhân hợp nhất" của Khổng Tử, có lợi cho việc điều tiết mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Con người cần sống hài hoà với thiên nhiên, mà hiện nay chúng ta gọi là môi trường. 3 Rừng là môi trường thiên nhiên chủ yếu bậc nhất nhưng con người đã khai thác quá mức làm cho diện tích rừng thu hẹp dẫn đến tác hại nghiêm trọng mà chúng ta đã thấy. Nhiệm vụ trồng rừng, bảo vệ rừng là nhiệm vụ cấp bách không những của nước ta mà trên phạm vi toàn cầu. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 8 chỉ rõ: "Phát triển nghề rừng gần với việc ổn định và cải thiện đời sống của cư dân miền núi, tăng tốc độ phủ xanh đất trống đồi núi trọc, khoanh nuôi tái sinh bảo vệ rừng, tạo điều kiện cho miền núi phát huy thế mạnh về lâm nghiệp" Chính phủ đã có chương trình trồng 5 triệu ha rừng cải thiện điều kiện sống cho hàng chục triệu cư dân miền núi, đặc biệt là hàng triệu người còn du canh. Công tác tạo rừng của chúng ta đã đạt được nhưng thành tựu to lớn rất đáng tự hào. Tuy vậy, cũng đang đặt ra những yêu cầu mới ngày càng cao, càng phải nỗ nực hơn nữa nhất là tăng cường đầu tư khoa học kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý để tạo ra những khu rừng trồng có năng suất cao, phẩm chất tốt, tác dụng phòng hộ lớn, để phủ xanh đất trống đồi núi trọc và để góp phần thúc đẩy kinh tế miền núi. Những vấn đề khoa học kỹ thuật của công tác tạo rừng cần làm trong giai đoạn hiện nay là: - Chọn giống và sản xuất giống tốt đã chọn lọc, lĩnh vực này có tính trước mắt và lâu dài, đòi hỏi đầu tư cao, nội dung đa dang bởi mục tiêu của ta cũng đa dạng như cây lấy gỗ, cây đặc sản, cây phòng hộ.v.v - Tạo rừng để sản xuất cây gỗ lớn, ngoài việc chọn giống ra còn cần các khâu kỹ thuật giải quyết đúng theo yêu cầu sinh thái của cây rừng. - Chọn loài cây trồng theo hướng nghiên cứu mở rộng các loài cây bản địa bằng cách thuần hoá, di thực để đáp ứng yêu cầu đa dạng của con người; lại phù hợp khí hậu từng địa phương - Nghiên cứu phương thức và phương pháp tạo rừng cho công nghiệp. - Nghiên cứu mở rộng và đẩy mạnh công tác tạo rừng hỗn loài, nhiều tầng để tăng giá trị phòng hộ và môi sinh . - Nghiên cứu trồng rừng trên núi đá. - Nghiên cứu trồng rừng và xây dựng hệ canh tác nông, lâm, ngư kết hợp ở rừng ngập mặn ven biển, đồng thời với tác dụng chắn sóng, hướng dẫn dòng chảy, lắng đọng phù sa. Về mặt công nghiệp cần nghiên cứu sử dụng gỗ rừng trồng, mở ra hướng đa dạng hoá sản phẩm cũng là biện pháp thúc đẩy trồng rừng. Môn học tạo rừng (Trồng rừng) là môn khoa học ứng dụng, gắn liền với thực tiễn sản xuất và liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác. Khi học tập môn tạo rừng, cần có kiến thức rộng rãi như thực vật, khí hậu, đất đai, sinh lý, sinh hoá, di truyền chọn giống, sinh thái rừng .v.v. Đi sâu vào sinh hoá thực vật sẽ là cơ sở cho nhiều biện pháp canh tác như bón phân, tưới nước, sử dụng chất điều tiết sinh trưởng và các biện pháp khác. Muốn học tốt môn tạo rừng cần vừa học, vừa hành, liên hệ thực tiễn, từ thực tiễn sẽ minh hoạ và bổ sung cho lý luận, rồi lại từ lý luận chỉ đạo thực tiễn./. 4 Chương 1 NGUỒN GIỐNG VÀ KỸ THUẬT GIỐNG CÂY RỪNG Trong Lâm nghiệp, trước đây nguồn giống thường được lấy từ rừng tự nhiên. Việc lấy giống từ rừng tự nhiên ngoài các ưu điểm ra, cũng còn một số mặt hạn chế như: không chủ động được nguồn hạt giống, phẩm chất hạt giống (nhất là phẩm chất di truyền) không đảm bảo chắc chắn. Vì vậy, từ sau thế chiến lần thứ 2 người ta đã chú ý đến công tác chọn giống trong lâm nghiệp và xây dựng các rừng giống vườn giống để có thể chủ động trong công tác khoa học kỹ thuật về giống, chủ động nguồn giống đảm bảo về số lượng và chất lượng theo yêu cầu. Trong bước quá độ khi các rừng giống, vườn giống chưa thoả mãn yêu cầu thì người ta tuyển chọn từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng sẵn có để thành khu rừng giống. Nguồn giống cung cấp cho lâm nghiệp hiện nay chủ yếu bằng hai con đường là sản xuất giống theo con đường hữu tính ( cây mọc từ hạt) và sản xuất giống theo con đường vô tính ( cây mọc từ hom hoặc từ mô). Trong con đường vô tính thì giâm hom vẫn là chủ yếu hiện nay. Trong chương này chủ yếu nói tới việc xây dựng, quản lý rừng giống vườn giống và ký thuật nhân giống. 1.1. Xây dựng quản lý rừng giống, vườn giống 1.1.1. Ý nghĩa Công tác trồng rừng ngày càng phát triển đòi hỏi số lượng hạt giống ngày càng nhiều, phẩm chất hạt càng cao. Nếu chỉ dựa vào tự nhiên để thu hái giống thì không những không đảm bảo yêu cầu về số lượng để phục vụ cho kế hoạch trồng rừng ( vì cây rừng có năm được mùa, có năm mất mùa hạt giống) mà còn không đảm bảo phẩm chất. Phẩm chất hạt giống không tốt sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của rừng trồng, rừng trồng phát triển không đều gây khó khăn cho việc quản lý chănm sóc và năng suất của rừng sẽ không cao vì thế mà giá thành sản phẩm sẽ đắt. Năng suất rừng trồng cây mọc nhanh của ta mới đạt 8-10m 3 /năm, như vậy là thấp. Thông qua việc chọn giống, xây dựng các khu rừng giống, vườn giống cố định để khắc phục tình trạng bất hợp lý nêu trên. Qua việc chọn giống và bồi dưỡng giống tốt nhằm nâng cao năng suất rừng trồng, bồi dưỡng định hướng cho rừng trồng phát triển sau này. Ưu điểm của việc xây dựng các khu rừng giống vườn giống như sau: - Đảm bảo phẩm chất di truyền được nâng cao, đảm bảo cho chất lượng rừng trồng tốt hơn; có điều kiện nâng cao và ổn định sản lượng hạt giống bằng các biện pháp xúc tiến cây giống ra hoa kết quả, đồng thời qua việc thâm canh trong rừng giống, vườn giống mà không ngừng cải thiện và nâng cao phẩm chất gieo ươm của hạt giống. - Trong các rừng giống, vườn giống cố định ta có thể xác định chính xác hơn thời vụ hạt chín. Điều này sẽ giúp cho việc dự báo sản lượng hạt giống được tốt hơn và chủ động trong việc tổ chức thu hái hạt giống. - Có điều kiện tập trung kinh doanh có điều kiện cơ giới hoá một số khâu công việc như làm đất, bón phân, chăm sóc .v.v. và áp dụng các biện pháp khác nhằm không ngừng nâng sản lượng, chất lượng hạt giống qua đó mà hạ giá thành. 1.1.2. Xây dựng rừng giống, vườn giống. 1.1.2.1. Nguyên tắc chung - Rừng giống, vườn giống nên lập ở những nơi lập địa tốt, phù hợp với sự phát triển của loài cây đó, chọn lập địa thích hợp là biện pháp kinh tế nhất. Nơi điều kiện lập địa phù hợp với đặc tính loài cây thì không những sẽ thu được sản lượng hạt giống cao mà phẩm chất hạt giống cũng tốt, giá thành hạ. - Giao thông thuận tiện - Độ dốc không quá 10% để tiện cho cơ giới hoá và cho thao tác. - Có khả năng bảo vệ tốt, không có nguy cơ cháy rừng đe doạ. 5 - Nơi chưa xảy dịch bệnh và không có nguy cơ sâu bệnh hại phát triển thành dịch. - Phải cách ly với rừng trồng kinh tế cùng loài cây ít nhất 150m (qui phạm ngành 1993) - Với rừng giống chọn từ vùng có sẵn thì thì tuổi rừng nên ở giai đoạn còn non, tuổi rừng sào để có lợi cho kinh doanh hạt giống sau này. 1.1.2.2. Xây dựng rừng giống Việc xây dựng rừng giống có thể tiến hành theo 2 cách là gây trồng từ đầu hoặc tuyển chọn từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng có sẵn để làm rừng giống. 1.1.2.2.1. Trồng mới Việc gây trồng rừng giống cần chú ý từ khâu chọn cây mẹ lấy giống cần có hình thái phù hợp yêu cầu. Sau khi gieo ươm có thể tiến hành chọn sớm ở vườn ươm bằng cách chọn những cây con mọc tốt nhất trong vườn ươm để trồng rừng giống. Kỹ thuật gieo ươm và kỹ thuật trồng cụ thể không khác gì việc trồng rừng. Có điều trồng rừng giống thì cần làm đất kỹ, bón lót bằng phân hữu cơ. Khi trồng cần trồng mỗi cụm ba cây (qui phạm ngành) sau này tỉa thưa để lại một cây. Trồng thưa ngay từ đầu, sau khi rừng trưởng thành thì giữa các cây không bị giao tán. Tuỳ theo loài cây cụ thể mà trồng 200-500 cụm (cây)/ha. Sau khi trồng cần chăm sóc tỉ mỉ như làm cỏ xới đất, bón phân vun gốc, phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời. Các cây trong cụm cần được tỉa bỏ bớt sau khi trồng 2-3 năm, chỉ giữ lại những cây hợp yêu cầu nhất. Cũng có thể làm nông lâm kết hợp trong những năm đầu để tăng thu nhập, triệt để sử dụng đất. 1.1.2.2.2. Tuyển chọn từ rừng có sẵn a. Yêu cầu với một lâm phần tuyển chọn: - Những lâm phần được dự tuyển (rừng tự nhiên hoặc rừng trồng) phải nằm trong vùng phân bố tự nhiên của loài cây đó. - Lâm phần dự tuyển phải có các đặc điểm sau: + Có sức sinh trưởng tốt, các cây mọc đều khoẻ mạnh, có sức đề kháng cao, có hình tán cân đối. Số cây xấu (cong queo,, nhiều cành, cành nhánh to .v.v ) chiếm tỷ lệ rất ít trong lâm phần, số cây đạt yêu cầu lấy giống phải chiếm 60% trở lên và phân bố đều trong lâm phần. + Có thể chọn từ lâm phần thuần loài hoặc hỗn loài. Nếu là rừng hỗn loài thì số cây lấy giống chiếm trên 60% và phân bố đều. + Lâm phần dự tuyển phải ở nơi đất tốt nhất (qui phạm ngành). Song cũng có thể lấy từ nơi đất trung bình trở lên, sau này ta có thể bón phân (nếu nơi không có đất tốt nhất) + Có tuổi gần đồng nhất. Nếu khác tuổi thì cần làm hồ sơ báo cáo bộ. Rừng đang ở tuổi non hoặc giai đoạn rừng sào. + Lâm phần dự tuyển không nằm trong vùng có ổ sâu bệnh hại lớn. Nếu là rừng là thông thì chưa qua chích nhựa. + Diện tích không quá nhỏ, tối thiểu có diện tích 1ha trở lên để tiện quản lý. Tổng diện tích các lâm phầm giống cần căn cứ vào yêu cầu trồng rừng (yêu cầu lấy giống) sản lượng quả và tỉ lệ hạt/quả của từng loài cây mà xác định cho hợp lý. Có thể dựa vào công thức dưới đây để tình diện tích rừng giống cần dùng cho một loài cây ở một vùng nhất định. S: Diện tích rừng giống s: Diện tích trồng rừng năm cao nhất f: Lượng hạt cần dùng cho 1ha trồng rừng. 6 EQ Dfs S . ).( + = D: Lượng hạt dự trữ Q: Sản lượng quả trên 1ha E: Tỷ lệ hạt/quả b. Xây dựng nhiệm vụ thiết kế và thứ tự các bước điều tra lâm phần dự tuyển. _ Thu thập tài liệu: Cần thu thập các tài liệu cơ bản về tình hình rừng, điều kiện dân sinh kinh tế, giao thông trong khu vực. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn, địa chất, thổ nhưỡng, những văn bản về qui hoạch hoặc thiết kế kinh doanh rừng, bản đồ phân bố rừng .v.v. Căn cứ vào các tài liệu thu thập được và căn cứ vào yêu cầu của lâm phần lấy giống để chọn ra những lâm phần phù hợp nhất trên bản đồ. - Điều tra thực địa. + Khảo sát sơ bộ thực địa để nắm được tình hình địa hình, đất đai, tình hình sinh trưởng phát triển của rừng, nguồn gốc, mật độ hiện tại .v.v đối chiếu với các tài liệu thu thập được để chọn ra những lâm phần tương đối thích hợp cho mục đích lấy giống. Khi thám sát sơ bộ đi theo đường chéo góc (nếu lâm phần có diện tích nhỏ) hoặc đi theo đường song song cách nhau 50m (nếu lâm phần có diện tích lớn) + Điều tra chi tiết: Lập ô tiêu chuẩn 500m 2 hoặc 1000m 2 . Tuỳ theo diện tích rừng rộng hẹp mà tổng diện tích ô tiêu chuẩn phải phân bố đều trong rừng. Trong mỗi ô tiêu chuẩn cần đo đếm từng cây (chiều cao, đường kính ngang ngực, chiều cao dưới cành, đường kính tán, chiều cao dài tán, tình hình sinh trưởng phát triển v.v ), so sánh với tiêu chuẩn cây trong rừng giống mà đánh dấu cây chặn, cây chừa. Số liệu điều tra ngoại nghiệp được chỉnh lý để chọn ra những lâm phần thích hợp cho kinh doanh rừng giống. Các lâm phần được chọn thì cần phát dọn quanh lâm phần, đóng mốc., làm đường phòng lửa (nếu không có điều kiện làm băng xanh thì làm băng trắng), hoạch định đường vận chuyển. Mỗi lâm phần tuyển chọn cần đóng bảng ghi rõ tên lâm phần giống., diện tích, thời gian tuyển chọn .v.v + Đề xuất các biện pháp kinh doanh cho từng lâm phần, các biện pháp nâng cao sản lượng hạt giống. + Dự trù trang thiết bị, công cụ, nhà xưởng .v.v phục vụ cho việc kinh doanh của toàn khu vực rừng giống. + Lập hồ sơ cho từng lâm phần và cho cả khu rừng giống nằm trong khu vực hành chính bao gồm: các tài liệu điều tra; đánh giá lâm phần giống và các biện pháp nhằm nâng cao và ổn định sản lượng hạt giống, bản đồ định vị trí từng lâm phầm giống và toàn khu rừng giống, hệ thống đường giao thông, đường ranh cản lửa .v.v - Chặt tỉa để chuyển hoá rừng giống: Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, đặc điểm sinh trưởng, phát triển của từng loài cây ở mỗi khu vực cụ thể mà tiến hành chặt tỉa thưa từng bước cho hợp lý. Qua chặt tỉa mà chọn giữ lại những cá thể tốt, phù hợp yêu cầu lấy giống và qua đó mà điều chỉnh mật độ cho hợp lý. Nguyên tắc chung là chặt cây xấu (không phù hợp yêu cầu lấy giống), giữ cây tốt và không gây ra khoảng trống trong rừng. Thông thường, trong khu vực chọn ra nhưng lâm phần tốt nhất, phù hợp nhất theo yêu cầu lấy giống. Từ những lâm phần này lại chọn ra những cá thể thích hợp. Các cây giống phải phân bố đều trong lâm phần. Cây được chọn phải là cây sinh trưởng tốt, thân thẳng, ít cành nhánh, không có cành to, cây khoẻ mạnh, không cong queo sâu bệnh, cây có tán đều. Nhìn chung những cây được chọn là những cây cấp I (cấp Kráp), cấp II về sinh trưởng. Loại bỏ những cây cấp III, cấp IV và những cây cấp I, II nhưng mọc quá dày. 7 Trước khi chặt cần tiến hành bài cây. Tuỳ theo tình hình sinh trưởng của rừng, mật độ hiện có mà có thể tiến hành tỉa thưa 1-2 lần hoặc nhiều lần để chuyển thành rừng giống. Khi chặt tỉa không được gây khoảng trống trong rừng. Nếu phải chặt tỉa thừa nhiều lần thì cường độ chặt lần đầu có thể lớn hơn những lần sau. Lần đầu tiên tiến hành phát dọn cây bụi, dây leo, cành nhánh khô, những cây bị chèn ép dưới tán rừng, những cây làm hại đất và làm hại cây giống. Lần chặt này còn gọi là chặt vi sinh. Từ lần chặt thứ 2 trở đi thì chặt bỏ những cây cong queo, già cỗi, nhiều chạc ba, cây bị tổn thương cơ giới và những cây không đủ tiêu chuẩn chọn làm cây giống. Tuỳ theo mật độ của rừng và tình hình sinh trưởng mà có thể chặt tỉa thưa từ 2-4 lần, cuối cùng để lại mật độ phù hợp với việc kinh doanh rừng giống. Độ tàn che cuối cùng giữ lại 0,4-0,5 với rừng giống thông nhựa có thể giữ lại 400-500 cây/ha với các cây lá rộng thể giữ lại ít hơn (qui phạm ngành chung cho các loài cây là 200-600 cây/ha.). Nên tiến hành chặt tỉa thưa vào thời gian cây sinh trưởng yếu hoặc ngừng sinh trưởng. Ở các tỉnh miền Bắc có thể tiến hành vào mùa đông, có thể kết hợp chặt tỉa vào mùa quả chín để tận dụng thu hái quả khi cần thiết. Trong quá trình tác động để chuyển thành khu rừng giống vẫn có thể tiến hành thu hoạch quả hạt bình thường. Còn chặt tỉa thì tiến hành vào sau lúc thu hoạch qủa đến trước mùa sinh trưởng. 1.1.2.3. Xây dựng vườn giống 1.1.2.3.1. Khái niệm Công việc chọn giống trong lâm nghiệp còn tương đối mới mẻ. Việc xây dựng các vườn giống trên thế giới được tiến hành sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Khái niệm vườn giống dần dần được định nghĩa đầy đủ. Năm 1956 C. Syrach Lacsen định nghĩa như sau: "Thuật ngữ vườn giống chỉ nên dùng cho những cơ sở được xây dựng cơ sở được xây dựng với mục đích cải tiến sản xuất hạt giống. Nói rộng ra nghĩa là những nơi trồng cây sinh sản vô tính hoặc cây thực sinh mà những cây đó qua chọn lọc và thụ phấn có kiểm soát". Như vậy, khái niệm này không bao gồm những rừng giống tạm thời vì nó không qua chọn lọc và thụ phấn có kiểm soát. Năm 1958 Bruce Zebel định nghĩa như sau: "Vườn giống là vườn trồng toàn cây có tính di truyền tốt, được cách ly để tránh sự thụ phấn của các cây bên ngoài, được quản lý chăm sóc chu đáo nhằm thu được nhiều hạt giống thường xuyên và sớm. Nó được xây dựng bằng cách ghép hoặc bằng cây con thực sinh đã được lựa chọn". Định nghĩa này cho đến nay vẫn được sử dụng. Điều quan trọng của định nghĩa này là sản phẩm cuối cùng lấy ra từ vườn giống có tính di truyền tốt. Năm 1970 Sarvas đã nhấn mạnh tác dụng của vườn giống là nơi cung cấp hạt giống không có sẵn. Từ khái niệm trên ta có thể nói như sau: Vườn giống là nơi tập hợp kết quả chọn lọc những cá thể hoặc quần thể ưu trội để sản xuất hàng loạt những hạt giống hoặc hom giống theo yêu cầu mong muốn. 1.1.2.3.2. Các loại vườn giống: Nhìn chung các bước từ khi chọn giống đến xây dựng vườn giống có thể tóm tắt như sau: Quần xã ban đầu 8 Chọn cây trội nhất chiếm tầng cao của lâm phần Xây dựng vườn giữ giống (bảo vệ nguồn gen) Chọn cây có kiểu hình ưu trội Vườn giống ưu đẳng Tổ hợp ưu trội của các dòng thuần Kiểm tra hậu thế các dòng ưu trội Xây dựng vườn cây trội Tuỳ theo việc phân chia theo mục đích hoặc phân chia theo tính chất xây dựng mà có tên gọi khác nhau. Có thể có các loại (kiểu) vườn giống dưới đây. - Vườn sản xuất giống theo dòng vô tính: Ở loại vườn này, các cây giống được trồng thưa ngay từ đầu, theo khoảng cách cuối cùng, không tỉa thưa. Vườn này có thể xây dựng bằng cách ghép hay giâm hom. Sau một thời gian nếu có cá thể nào chết cần trồng dặm kịp thời. Với thông có thể trồng từ 400-500cây/ha. Loại vườn giống này tương đối phổ biến, cách thành lập không khó khăn, đáp ứng được yêu cầu cấp bách về hạt giống. Song song với việc sản xuất hạt giống cần thử nghiệm đánh giá giá trị kiểu hình và kiểu gen, loại trừ những kiểu hình không thực sự phản ánh kiểu gen. Việc chọn cây trội cần chọn những cây cùng tuổi, cùng hoàn cảnh mà có tính trạng tốt nhất. Việc chọn cây trội không phải làm một lần là xong, mà có thể tiến hành theo hai cách dưới đây: + Lấy con cái ở một số cây ưu trội, thử nghiệm về dòng giống rồi giữ lại những dòng con cái tốt nhất, tập hợp chúng vào vườn giống. + Tuyển chọn các cá thể ở trong các thử nghiệm về con cái để đánh giá kiểu gen, sử dụng thông tin về các số bình quân các giai đoạn và mức biến động bình quân giữa các giai đoạn, tiến hành tuyển chọn phối hợp các đặc tính nhằm rút ra những cá thể tốt, tập hợp lại thành vườn giống. Theo qui phạm ngành, "cây trội là cây có chỉ tiêu chọn giống trực tiếp theo mục đích kinh tế vượt trị số trung bình của đám rừng hoặc lâm phần ít nhất là 1.5 - 2 lần độ lệch chuẩn (tức là X + 2 hoặc X + 1.5Sx đến X + 2Sx)". Ở các nước ôn đới thực vật sinh trưởng rất chậm, theo kinh nghiệm của họ phải đợi sau 15 -20 năm mới có kết luận về con cái . Do đó cân không gian rộng và phải đợi cho các cá thể này tương đối lớn, lại phải đợi cho có thể đó ra quả ( vân sam câu 25 năm), rồi chọn cây tốt đem ghép và trồng vào vườn giống phải mất 10-15 năm sau mới ra quả. ( ở Pháp đã thất bại khi chọn cây vân sam non (2 tuổi) vào vườn giống, chúng không cho hạt về cành ghép lấy ở những cây quá non (Nepven, 1980)). - Vườn giống theo giai đoạn: Là vườn thử nghiệm con cái để đánh giá giá trị di truyền, sau đó tiến hành tuyển chọn, loại trừ những cá thể có những đặc tính không phù hợp bằng cách tỉa thưa 2-3 lần ( còn gọi là tỉa thưa di truyền). Tỷ suất tuyển chọn ở loại vườn này không cao lắm vì không thể tỉa thưa quá mạnh sẽ dẫn đến khoảng trống trong vườn giống. Thu lợi ở loại vườn này không lớn cho phép những thử nghiệm con cái để đánh giá cá tham số di truyền. Qua thử nghiệm rút ra những cá thể tốt nhất của con cái để tạo ra vườn giống bằng dòng vô tính. Cũng có thể dùng để đánh giá giá trị di truyền của cây mẹ. Ở các nước ôn đới thường phải mất nhiều thời gian khá dài (khoảng trên dưới 30 năm). Cái lợi của tỉa thưa di truyền trong vườn giống giai đoạn không lớn lắm, song có thể sản xuất được hạt giống sớm, vì lấy giống đồng thời ô chính cây được tuyển chọn, không phải chỗ từ cây ghép. Qua thử nghiệm về con cái có thể ước tính giá trị di truyền của cây mẹ, rồi lập vườn giống. Từ dòng vô tính cây mẹ tuyển chọn những cá thể tốt nhất của thử nghiệm để làm vườn vô tính. Loại vườn ươm này vừa có thể thử nghiệm để thu thập các tài liệu khoa học, vừa sản xuất được hạt giống. 9 Với những cây đã tuyển chọn ta có thể tiến hành lập vườn giống (như trên đã nói ) hoặc có thể tiếp tục tuyển chọn ở các thế hệ sau ta sẽ được hạt siêu tuyển chọn và có thể tiếp tục mãi mãi. Vườn giống giai đoạn được trồng bình thường với mật độ 2500-4000 cây/ha, càng dày thì càng có cường độ tuyển chọn cao. - Vườn giống cây lai Là vườn giống sản xuất ra những cây lai thế hệ F1, có thể lai giữa các cá thể bố mẹ khác nhau hoặc giữa các xuất xứ. Loại vườn chỉ có thể thực hiện được ở một số loài cây thích hợp. Chúng ta biết rằng cá thể lai có nhiều ưu điểm. Song để sản xuất đại trà hạt giống lai thì bị hạn chế bởi điều kiện tự nhiên và nhân lực nếu làm theo phương pháp thụ phấn nhân tạo. Vì vậy với một số loài cây có thể thử nghiệm ta lập vườn giống sản xuất hạt lai. Trước hết phải tiến hành nhân vô tính (ghép hoặc hom) để có các cây bố mẹ đã chọn rồi đem trồng các cây bố mẹ đó vào vườn giống, tiến hành thụ phấn có kiểm soát bằng cách khử đực, cách ly .v.v ta sẽ được hạt lai. Song phương pháp dùng túi cách lý vẫn còn có nhiều phiền phức, tốn công. Để khắc phục điều này, người ta lập vườn giống bằng cách trồng các cây có nguồn gốc khác nhau, các chủng khác nhau theo cách bố trí xen kẽ để qua việc thụ phấn nhờ gió hoặc nhờ côn trùng ta sẽ có hạt giống lai. Tuy vậy, trong thực tế vẫn xảy ra hiện tượng tự thụ phấn hoặc hạt phấn cùng dòng với nhau. Hoặc như đối với thông và thông rụng lá Châu Âu còn có hiện tượng hoa đực hoa cái chín không đều nhau, sự khác nhau về mức độ phát triển hoa đực, hoa cái giữa các dòng các chủng có khi thay đổi theo thời tiết, mùa. Vì vậy, cần bố trí các chủng, các dòng trong vườn giống có sự phát triển hoa của cây bố, cây mẹ phù hợp để cho việc thụ phấn và lai một cách dễ dàng, thuận lợi. Trong vườn giống này nên bố trí nhiều dòng của một loài hoặc một chủng và phân bố đều cá thể từng dòng trên toàn bộ diện tích để đạt mục đích. Tuy vậy, vẫn không tránh khỏi sự kết đôi giữa các dòng của cùng một loài. Song cây lai có thể nhận biết dễ dàng qua màu sắc, hình dạng .v.v. so với cây thuần chủng và ta có thể tách riêng ra trên luống gieo ở vườn ươm. Ở một số loài cây có thể nhân giống vô tính với kỹ thuật không phức tạp lắm như tre trúc, một số loài bạch đàn, keo và thông .v.v. thì có thể nhân giống cây lai bằng hom. Do vậy, sau khi có kết quả lai thì đem trồng các cây đó vào một khu nhất định, tăng cường chăm sóc quản lý để có thể cắt hom hàng năm. Với vườn giống lấy hom chỉ hạn chế ở những loài cây có khả năng đâm chồi mạnh, có khả năng phục hồi vết thương nhanh và sinh trưởng cung nhanh thì mới đảm bảo cho việc lấy hom hàng năm. Hiện nay, ta đang sản xuất keo lai bằng con đường vô tính (hom). Về mặt biện pháp tác dụng có thể chia ra 3 loại sau đây: - Vườn giống không chọn tỉa, không kiểm tra tối thiểu có 25 dòng thuần, cự ly trồng đều nhau và trồng với mật độ cuối cùng, không có tỉa thưa. - Vườn giống có chọn tỉa thưa, tối thiểu có 100 dòng để khảo nghiệm, mật độ trồng dày hơn. Cường độ chặt lần đầu 50%, lần 2 là 25%, còn giữ lại 25%. Loại vườn nàycó điều kiện chọn lọc nên hiệu quả tốt hơn. Vườn giống có kiểm tra dòng dõi. Trong vườn này gây trồng nhiều gia đình, có điều kiện chọn tuyển giữa các gia đình với nhau và giữa các cá thể trong một gia đình. Loại vườn này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn. 1.1.2.3.3. Chọn cây trội lấy cành ghép Xác định chính xác cây trội là việc làm hết sức quan trọng, nó quyết định sự thành bại của công tác xây dựng vườn giống. Tiêu chuẩn chung của cây trội là ở tuổi thành thục công nghệ, khoẻ mạnh, tán lá phát triển cân đối không bị sâu bệnh, có sản phẩm theo mục đích kinh tế cao. Tuỳ theo mục tiêu chọn giống mà có tiêu chuẩn cụ thể khác nhau. Với cây lấy gỗ có thể chia ra như sau: 10 [...]... 2.4 PHƯƠNG THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỒNG RỪNG Phương thức trồng là cách thức trồng rừng trước hoặc sau khi khai thác, có hoặc không có kết hợp vơ tái sinh tự nhiên Để tạo rừng, ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, hiện chỉ có 3 phương thức trồng rừng: Trồng rừng dưới tán rừng, trồng rừng cục bộ và trồng rừng toàn diện - Trồng rừng dưới tán rừng: trước khi khai thác rừng từ 1-3 năm, phát chặt hết... khí hậu và đất 2.3 TỔ THÀNH RỪNG TRỒNG Tổ thành rừng trồng là thành phần các loài cây tham gia trong rừng trồng Rừng trồng nếu chỉ có một loài cây gọi là rừng thuần loài, nếu có trên hai loài cây, sống với nhau trong một thời gian dài, hình thành một quần thể sinh vật, giữa các loài có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau gọi là rừng hỗn loài So với rừng trồng thuần loài, rừng trồng hỗn loài có các ưu điểm... gieo trồng, phương thức phương pháp trồng rừng chăm sóc bảo vệ rừng trồng 2.2 CHỌN LOẠI CÂY TRỒNG Rừng trồng thành công hay thất bại là do 4 yếu tố sau đây quyết định: mức độ thoả mãn của rừng đối với mục đích kinh doanh, với yêu cầu của thị trường, tình hình sinh trưởng phát triển, đến xã hội và giá thành của rừng trồng, vì vậy sự thành bại của rừng trồng là do xác định loại hình biện pháp kỹ thuật trồng. .. điểm cơ bản của công tác trồng rừng là có mục tiêu kinh tế rõ ràng, rừng gây trồng nên nhằm đáp ứng yêu cầu gì của thị trường, của nền kinh tế, đồng thời đối tượng của công tác trồng rừng lại là công tác trồng Muốn rừng trồng đạt hiệu quả kinh tế cao, trước tiên phải chọn loại cây trồng phù hợp với mục đích kinh tế và điều kiện hoàn cảnh Chọn cây trồng phù hợp với kinh doanh, rừng trồng có giá trị kinh... muộn lúc này bắt đầu mưa Chương 2 NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT TẠO RỪNG 2.1 PHÂN CHIA NƠI TRỒNG RỪNG Nơi trồng rừng là nơi hiện nay hoặc sau này được qui hoạch để trồng rừng Nơi trồng rừng đứng trên quan điểm kinh tế là tư liệu sản xuất của lâm nghiệp, trên quan điểm sinh vật học là điều kiện hoàn cảnh kinh tế cây trồng sinh trưởng và phát triển Nơi trồng rừng do tổng hợp nhiều nhân tố hình thành như khí hậu,... còn tính chất đất rừng để trồng mỡ, quế, trám, giẻ v.v Trên đất đồi núi nghèo xấu, đã mất tính chất đất rừng để gây trồng thông, bạch đàn, keo v.v Trên đất chưa hề có rừng như các bãi cát, đất ngập mặn, đất phèn, nước lợ để trồng phi lao, đước, sú vẹt, tràm, bần chua v.v Phương pháp trồng rừng: Phương pháp trồng rừng là phương pháp thi công cụ thể, tuỳ theo nguyên liệu để trồng rừng là cây con, hạt... trên một đơn vị diện tích thường thấp hơn, khai thác khó hơn rừng thuần loài Qua phân tích trên cho thấy ưu điểm của rừng trồng hỗn loài là khuyết điểm của rừng trồng thuần loài và ngược lại Rừng trồng hỗn loài hay thuần loài đều có ưu và nhược điểm, hiện nay xu thế nói chung muốn phát triển rừng trồng hỗn loài, song cần nhận rõ không phải rừng trồng hỗn loài nào cũng có đầy đủ các ưu điểm trên, thực tiễn... hoàn Loại nơi hình trồng Loại hình biện pháp kỹ thuật Loại hình biện pháp kỹ thuật trồng rừng là tổng hợp các biện pháp kỹ thuật trồng rừng áp dụng cho một loại hình nơi trồng rừng Nội dung của một loại hình biện pháp kỹ thuật trồng rừng bao gồm các biện pháp kỹ thuật thứ yếu như sau: chọn loại cây trồng, phương thức phương pháp làm đất, phương thức phương pháp hỗn loài, mật độ trồng và phương thức... giới hoá trong trồng rừng và chăm sóc Phương thức này được áp dụng ở nơi sau khai thác cỏ dại mọc nhiều, tái sinh tự nhiên không đều, nơi khoanh núi nuôi rừng, cây chủ yếu tái sinh ít - Phương thức trồng rừng toàn diện: Trồng rừng được tiến hành đều khắp trên đất trồng, không có sự tham gia của cây tái sinh tự nhiên Ở nước ta phương thức trồng rừng toàn diện được áp dụng rộng rãi trên đất rừng thứ sinh... của nơi trồng rừng: 24 Trạng thái hoàn cảnh của nơi trồng rừng là hiện trạng thực vật ( rừng, cây bui, cỏ) tình hình rừng sau khai thác (có hay không có tái sinh tự nhiên, tình hình gốc cây và dọn vệ sinh rừng) , quá trình lợi dụng đất và tình hình địa hình (độ dốc) Nghiên cứu trạng thái hoàn cảnh nơi trồng rừng là nghiên cứu mối quan hệ giữa các biện pháp kỹ thuật, các biện pháp thi công trồng rừng với . 9 27 24 8 20 29 6 2 4 12 1 3 10 30 16 17 18 23 6 16 20 28 25 9 21 30 7 4 5 13 2 4 11 31 17 18 19 24 7 17 11 29 26 10 22 31 8 5 6 14 3 5 12 1 18 19 20 25 . Ngô Quang Đê (Chủ biên) Nguyễn Xuân Quát, Nguyễn Hữu Vĩnh TRỒNG RỪNG Năm 20 01 1 MỞ ĐẦU Rừng là tài nguyên phong phú và

Ngày đăng: 07/01/2014, 15:39

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan