MÔT SỐ KIẾN THỨC BỔ TRỢ CHO PHẦN BÀI GIẢNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC LOẠI RỪNG

37 719 1
MÔT SỐ KIẾN THỨC BỔ TRỢ CHO PHẦN BÀI GIẢNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC LOẠI RỪNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA KỸ THUẬT XÂY DỰNG RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN 1. Quy định chung 1.1. Mục tiêu, nội dung Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định giải pháp kỹ thuật và những nguyên tắc, yêu cầu kỹ thuật của việc xây dựng, nuôi dưỡng, duy trì rừng phòng hộ đầu nguồn. 1.2. Đối tượng, phạm vi áp dụng - Đối tượng áp dụng: các chủ rừng (các ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình) thuộc mọi thành phần kinh tế đều được khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn này. - Phạm vi áp dụng: tiêu chuẩn được áp dụng cho rừng phòng hộ đầu nguồn ở nước ta, từ thiết kế kỹ thuật trồng rừng, phục hồi rừng, cải tạo rừng đến khai thác và lợi dụng rừng, nhằm phục vụ cho công tác quản lý, giám sát, nghiệm thu và đánh giá các hoạt động kỹ thuật trong xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn.

1 PHẦN PHỤ LỤC MÔT SỐ KIẾN THỨC BỔ TRỢ CHO PHẦN BÀI GIẢNG TCQLR Kiến thức bổ trợ cho bài 5 TIÊU CHUẨN QUỐC GIA KỸ THUẬT XÂY DỰNG RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN 1. Quy định chung 1.1. Mục tiêu, nội dung Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định giải pháp kỹ thuật và những nguyên tắc, yêu cầu kỹ thuật của việc xây dựng, nuôi dưỡng, duy trì rừng phòng hộ đầu nguồn. 1.2. Đối tượng, phạm vi áp dụng - Đối tượng áp dụng: các chủ rừng (các ban quản rừng phòng hộ đầu nguồn, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình) thuộc mọi thành phần kinh tế đều được khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn này. - Phạm vi áp dụng: tiêu chuẩn được áp dụng cho rừng phòng hộ đầu nguồn ở nước ta, từ thiết kế kỹ thuật trồng rừng, phục hồi rừng, cải tạo rừng đến khai thác và lợi dụng rừng, nhằm phục vụ cho công tác quản lý, giám sát, nghiệm thu và đánh giá các hoạt động kỹ thuật trong xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn. 1.3. Giải thích thuật ngữ a/ Rừng phòng hộ đầu nguồn: Rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng được quy hoạch nhằm nuôi dưỡng và điều tiết nguồn nước, điều hòa dòng chảy, hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp lòng sông, suối, hồ. b/ Cấp phòng hộ đầu nguồn: Cấp phòng hộ đầu nguồn là một chỉ tiêu phản ánh nguy cơ suy thoái tài nguyên nước và đất của một khoảnh đất nào nó, được biểu hiện bằng một trong ba mức độ từ thấp đến cao, gồm: ít xung yếu (IXY), xung yếu (XU) và rất xung yếu (RXY). Yêu cầu xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn cũng tăng dần theo ba cấp phòng hộ đầu nguồn này. c/ Lượng mưa bình quân năm (P, mm/năm): Lượng mưa bình quân năm là tổng lượng mưa các ngày trong năm, được tính bằng milimet của lớp nước mưa tạo nên trên mặt đáy của một thùng đo hình trụ có tiết diện miệng hứng nước là 200cm 2 , chưa bị mất đi vì bất kỳ một do nào như bốc hơi, ngấm, chảy, v.v Lượng mưa bình quân năm ở một địa phương được xác định trong 5 năm gần nhất. d/ Độ dốc mặt đất (S, độ): Độ dốc mặt đất là trị số của góc đo trong được tạo bởi mặt dốc và hình chiếu của mặt dốc trên mặt phẳng ngang và được tính bằng độ. e/ Chỉ số diện tích tán lá (C ai , %): Chỉ số diện tích tán lá được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng diện tích tán của tất cả cây cao trong lâm phần với diện tích đất mà nhóm cây cao ấy chiếm chỗ. Chỉ số diện tích tán lá có trị số từ 0% (đất không có rừng) đến khoảng 250 - 300% (rừng trồng cây lá rộng) và đến khoảng 450% (rừng tự nhiên lá rộng thường xanh). f/ Độ che phủ của cây bụi, thảm tươi (CP, %): Độ che phủ của cây bụi, thảm tươi được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa diện tích chiếm chỗ của cây bụi, thảm tươi và diện tích điều tra của đất rừng. Độ che phủ của cây bụi, thảm tươi biến động từ 0 - 100%. g/ Độ che phủ của vật rơi rụng (VRR, %): Độ che phủ của vật rơi rụng được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa diện tích che phủ bề mặt đất của vật rơi rụng và diện tích điều tra của bề mặt đất rừng. Độ che phủ của vật 2 rơi rụng biến động từ 0 - 100%. h/ Cấu trúc mong muốn của thảm thực vật rừng phòng hộ đầu nguồn: Cấu trúc mong muốn của thảm thực vật rừng phòng hộ đầu nguồn là cấu trúc cần đạt đến của nó trên từng khoảnh hoặc lô đất ở vùng phòng hộ để đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, điều tiết nguồn nước và bảo vệ đất, hạn chế xói mòn. Cấu trúc mong muốn được thể hiện qua ba chỉ tiêu của lớp thảm thực vật, gồm: chỉ số diện tích tán lá; độ che phủ của cây bụi, thảm tươi; độ che phủ của vật rơi rụng. i/ Chỉ tiêu cấu trúc tổng hợp của thảm thực vật rừng (Z, %): Chỉ tiêu cấu trúc tổng hợp của thảm thực vật rừng được cấu thành bởi tổng đại số của ba chỉ tiêu, gồm: chỉ số diện tích tán lá; độ che phủ của cây bụi, thảm tươi; độ che phủ của vật rơi rụng. Z (%) = C ai + CP + VRR (%). j/ Kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn: Kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn đề cập tới các phương pháp xác định giải pháp kỹ thuật và các nguyên tắc, yêu cầu kỹ thuật trong việc trồng rừng hoặc phục hồi, nuôi dưỡng và khai thác rừng nhằm định hướng rừng tiếp cận với cấu trúc mong muốn hoặc với chỉ tiêu cấu trúc tổng hợp. 2. Tiêu chí và phương pháp phân cấp phòng hộ đầu nguồn Tiêu chí và phương pháp phân cấp phòng hộ đầu nguồn được thực hiện theo hướng dẫn trong Quyết định số 61/2005-QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Có 5 tiêu chí được sử dụng, gồm: (1)- Lượng mưa bình quân năm: chia thành 3 cấp (2)- Độ dốc mặt đất: xác định cho 3 kiểu địa hình, gồm: kiểu A có độ chia cắt sâu trên 50 m; kiểu B có độ chia cắt sâu từ 25 - 50m; kiểu C có độ chia cắt dưới 25 m. Trên mỗi kiểu địa hình, độ dốc được chia thành 3 cấp. (3)- Độ cao tương đối: thực chất là vị trí tương đối của lô đất trên sườn dốc trong tổng thể khoảnh đất, được chia thành 3 cấp (sườn đỉnh, sườn giữa, sườn chân). (4)- Đất: gồm thành phần cơ giới đất và độ dày tầng đất, được chia thành 3 cấp. (5)- Quy mô diện tích: được xác định là khoảnh, có diện tích bình quân là 100 ha. Giá trị các trị số được tính cho khoảnh khi 70% diện tích khoảnh mang giá trị được tính toán trở lên. Phương pháp phân cấp phòng hộ đầu nguồn được dựa trên việc tính điểm. Cấp phòng hộ đầu nguồn được tra theo bảng 1.1, 1.2, 1.3 phần phụ lục trong Quyết định số 61/2005-QĐ-BNN ((gồm 3 cấp phòng hộ đầu nguồn: cấp 1 (rất xung yếu - RXY), cấp 2 (xung yếu - XY) và cấp 3 (ít xung yếu - IXY)). 3. Cấu trúc mong muốn của thảm thực vật phòng hộ đầu nguồn 3.1. Áp dụng ở nơi đã phân cấp phòng hộ đầu nguồn Bảng 1. Cấu trúc mong muốn của thảm thực vật ở nơi đã phân cấp phòng hộ đầu nguồn Kiểu địahình Cấp phòng hộ đầu nguồn Cấu trúc mong muốn của thảm thực vật Z, (%) C ai , (%) CP, (%) VRR, (%) A RXY > 360 > 80 > 80 > 520 XY > 180 > 60 > 60 > 300 IXY > 30 > 30 > 30 > 90 B RXY > 260 > 70 > 70 400 XY > 120 > 50 > 50 220 IXY > 10 > 30 > 30 70 C RXY > 120 > 50 > 50 > 220 XY > 10 > 30 > 30 > 100 3 IXY - > 30 > 20 > 50 3.2. Áp dụng ở nơi chưa phân cấp phòng hộ đầu nguồn Nơi chưa phân cấp phòng hộ đầu nguồn, cấu trúc mong muốn của thảm thực vật được xác định cho từng lô đất (bảng 2). Bảng 2. Cấu trúc mong muốn của thảm thực vật ở nơi chưa phân cấp phòng hộ đầu nguồn P (mm) S (độ) Cấu trúc mong muốn của thảm thực vật Z, (%) C ai , (%) CP, (%) VRR, (%) < 1500 < 8 - > 30 - 30 8 - 15 > 10 > 30 > 30 70 15 - 20 > 25 > 50 > 50 125 20 - 25 > 55 > 60 > 60 175 25 - 30 > 85 > 70 > 70 225 30 - 35 > 115 > 80 > 80 275 > 35 > 165 > 80 > 80 325 1500 - 2000 < 8 - >30 > 20 50 8 - 15 > 60 > 50 > 50 160 15 - 20 > 80 > 70 > 70 220 20 - 25 > 130 > 80 > 80 290 25 - 30 > 200 > 80 > 80 360 30 - 35 > 270 > 80 > 80 430 > 35 >360 > 80 > 80 520 2000 - 2500 < 8 - >35 >30 65 8 - 15 >65 >70 >70 205 15 - 20 > 125 > 80 > 80 285 20 - 25 > 215 > 80 > 80 375 25 - 30 > 315 > 80 > 80 465 30 - 35 > 395 > 80 > 80 555 > 35 > 510 > 80 > 80 670 > 2500 < 8 > 10 > 40 >30 80 8 - 15 > 115 > 70 > 70 255 15 - 20 > 190 > 80 > 80 350 20 - 25 > 305 > 80 > 80 465 25 - 30 > 320 > 80 > 80 580 30 - 35 > 430 > 80 > 80 690 > 35 > 670 > 80 > 80 830 4. Nguyên tắc, yêu cầu kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn 4.1. Xác định kiểu sử dụng đất và loại rừng thích hợp ở vùng phòng hộ đầu nguồn Việc xác định kiểu sử dụng đất và loại rừng thích hợp ở vùng phòng hộ đầu nguồn được căn cứ vào trị số C ai hoặc trị số Z và được tra theo bảng 3. Trong đó, việc phát triển rừng tự nhiên ở mọi trường hợp đều được khuyến khích và có thể căn cứ vào từng chỉ tiêu hoặc vào đồng thời cả hai chỉ tiêu C ai và Z để lựa chọn. Bảng 3. Xác định kiểu sử dụng đất và loại rừng thích hợp ở vùng phòng hộ đầu nguồn C ai , (%) Z, (%) Kiểu sử dụng đất và loại rừng thích hợp ≤ 30 < 80 - Trảng cỏ, trảng cây bụi - Canh tác cây nông nghiệp, nương rẫy ≤ 60 80 - 150 - Rừng trồng nông lâm kết hợp - Rừng trồng hỗn giao 60 - 250 150 - 450- Rừng trồng hỗn giao - Rừng tự nhiên 4 250 - 450 ≥ 450 Rừng tự nhiên ≥ 450 ≥ 600 Rừng tự nhiên kết hợp với các biện pháp công trình (làm kè, hào chứa nước, rãnh chứa nước, dốc bậc thang). 4.2. Kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn a) Phương pháp xác định giải pháp kỹ thuật lâm sinh Sử dụng phương pháp so sánh chênh lệch về trị số giữa cấu trúc hiện có và cấu trúc mong muốn để xác định giải pháp kỹ thuật lâm sinh. - Nếu trị số cấu trúc hiện có của rừng (khoảnh rừng hoặc lô rừng) nhỏ hơn trị số cấu trúc mong muốn, thì áp dụng giải pháp phục hồi rừng (bằng trồng rừng mới, khoanh nuôi rừng) hoặc nuôi dưỡng rừng, theo các Quy phạm và Tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Nếu trị số cấu trúc hiện có của rừng lớn hơn trị số cấu trúc mong muốn không quá 15%, thì áp dụng giải pháp khoanh nuôi bảo vệ, theo các Quy phạm và Tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Nếu trị số cấu trúc hiện có của rừng lớn hơn trị số cấu trúc mong muốn từ 15% trở lên và trong điều kiện thuận lợi về kinh tế, kỹ thuật và vận chuyển, thì có thể áp dụng giải pháp khai thác gỗ theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thông tư số 87/2009/TT-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Trường hợp không khai thác gỗ, cần đưa rừng vào khoanh nuôi bảo vệ lâu dài. b) Nguyên tắc, yêu cầu kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn - Trảng cỏ, trảng cây bụi + Trảng cỏ, trảng cây bụi được duy trì khi chúng sẵn có và đáp ứng được yêu cầu phòng hộ với các trị số CP, VRR (hoặc trị số Z) từ mức mong muốn trở lên. + Duy trì trảng cỏ, trảng cây bụi khi chưa có điều kiện đầu tư phát triển rừng phòng hộ; chưa có điều kiện chuyển hóa trảng cỏ, trảng cây bụi thành hệ canh tác. - Canh tác cây nông nghiệp, nương rẫy + Đảm bảo các trị số CP, VRR (hoặc trị số Z) từ mức mong muốn trở lên. + Đảm bảo độ phì đất được bảo tồn, tăng dần theo thời canh tác. + Giảm thiểu xói mòn và sạt lở đất xuống lòng sông, suối, hồ nhờ có các biện pháp làm đất, chăm sóc và thu hoạch hợp lý. - Rừng trồng nông lâm kết hợp + Đảm bảo các trị số C ai , CP, VRR từ mức mong muốn trở lên, cho phép bù trừ giữa các trị số để duy trì trị số Z ở mức hợp lý. + Đảm bảo hệ thống tồn tại ổn định, có giá trị kinh tế, có thể xen canh, luân canh cây nông nghiệp dưới tán cây gỗ trong khoảng thời gian dài. + Ưu tiên phát triển rừng nông lâm kết hợp theo hướng cung cấp nông sản và lâm sản ngoài gỗ, cho thu hoạch vào cuối mùa mưa. + Đảm bảo cấu trúc hợp trong mùa mưa. - Rừng trồng hỗn giao + Trong rừng không có khoảng đất trống với diện tích từ 200 m 2 trở lên, tổng lỗ trống có diện tích từ 50 5 m 2 trở lên ở trong rừng không quá 500 m 2 /ha. + Loài cây trồng cần thỏa mãn 5 điều kiện sau đây: * Kháng hạn: ở nơi có hạn hán cần chọn loài có tính kháng hạn cao để sinh trưởng ổn định, dễ sống thành rừng. * Tiêu tốn ít nước: tuyển chọn loài cây có tỷ lệ tiêu hao nước do sinh trưởng, thoát hơi nước và bốc hơi nước trên một đơn vị thể tích của cây tương đối nhỏ, để giảm bớt tiêu hao nước cho khu vực nguồn nước. * Cải tạo đất: ở nơi đất xấu, tầng đất nông, cần tuyển chọn loài cây có thể cải tạo đất, như loài cây có khả năng cố định đạm. * Ưu tiên loài cây địa phương và loài cây có phiến lá nhỏ, cây lá kim. Loài cây địa phương tương đối thích ứng với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương, nên sinh trưởng tương đối ổn định. Cây có phiến lá nhỏ, cây lá kim có tác dụng giảm thiểu kích thước giọt nước, làm giảm động năng của giọt nước, nên hạn chế xói mòn đất. * Giá trị kinh tế: loài cây có sức sản xuất nhất định, có thể mang lại lợi ích về mặt kinh tế, cung cấp các lâm sản ngoài gỗ, tạo thuận lợi cho canh tác, nuôi ong, được người dân và cộng đồng địa phương quan tâm phát triển. + Mật độ trồng được xác định theo nguyên tắc: * Nơi có lượng mưa thấp: trồng thưa để sử dụng tiết kiệm nước, đồng thời phát huy được vai trò của cây bụi, thảm tươi trong bảo vệ đất. * Nơi có lượng mưa lớn: có thể trồng dày. + Cây trồng được phối trí theo hàng hoặc theo đám; hỗn giao theo hàng, theo dải hoặc theo đám. + Ở cấp phòng hộ rất xung yếu nên làm đất theo hố dạng vảy cá để giảm thiểu lượng đất bị cuốn trôi xuống phía dưới. Ở cấp phòng hộ xung yếu và ít xung yếu có thể làm đất theo đám hoặc làm đất theo từng dải. Nên làm đất sớm cho đến trước mùa mưa để ngăn giữ nước mưa và nâng cao lượng nước giữ lại trong đất, đồng thời tạo thuận lợi cho việc thi công do đất mềm xốp và tạo tiền đề cho trồng rừng vào mùa mưa. + Ở đỉnh dông, ven khe suối, bờ sông, bờ hồ, khi trồng rừng phải tận dụng chừa lại đai cây xanh tự nhiên, đồng thời giữ lại tối đa cây cỏ, cây bụi. + Ưu tiên trồng rừng tại vùng bán ngập, vùng ven bờ. + Các yếu tố kỹ thuật khác được thực hiện theo các quy phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành của Nhà nước. - Rừng tự nhiên + Xây dựng rừng hỗn loài, số lượng cây bản địa chiếm đa số (từ 50% trở lên), khép tán liên tục theo mặt thẳng đứng và không có khoảng đất trống với diện tích từ 200m 2 trở lên, tổng lỗ trống có diện tích từ 50m 2 trở lên ở trong rừng không quá 500m 2 /ha. Trừ nơi có nguy cơ sạt lở đất, cần ưu tiên phát triển những loài cây có bộ rễ bàng lan rộng, rễ cọc nông. Ưu tiên phát triển các loài cây có cường độ thoát hơi nước nhỏ nhằm làm tăng lượng nước tích trữ trong đất để phát huy chức năng điều tiết nước vào mùa khô của rừng. + Việc xây dựng, duy trì rừng tự nhiên có thể được thực hiện bằng một trong các giải pháp: phục hồi rừng bằng khoanh nuôi, nuôi dưỡng rừng hoặc khai thác rừng tự nhiên. + Phục hồi rừng bằng khoanh nuôi: triệt để lợi dụng tái sinh và quy luật diễn thế tự nhiên trong phục hồi rừng và đất rừng thứ sinh thành rừng tự nhiên. + Chặt nuôi dưỡng rừng tự nhiên: nguyên tắc chung của chặt nuôi dưỡng rừng tự nhiên là: 3 chặt bỏ - 3 giữ lại, cụ thể là: * Chặt cây xấu giữ lại cây tốt. Cây “tốt” gồm những cây: (i)- thuộc nhóm loài cây mục đích (có khả năng 6 phòng hộ tốt). Trong rừng hỗn loài, chọn giữ lại loài cây mục đích là nguyên tắc số một. (ii)- thích hợp nhất với điều kiện lập địa ở nơi mọc. (iii)- Sinh trưởng phát triển tốt, thân cây đầy đặn không thót ngọn, ít mắt và không bị lây nhiễm sâu bệnh hại. Cây “xấu” là những cây rừng bị chèn ép, bị sâu bệnh hại, bị tổn thương cơ giới, bị đè gẫy, bị gió đổ và những cây rừng sinh trưởng kém. * Chặt chỗ dày giữ lại chỗ thưa. Chặt rất ít hoặc không chặt ở chỗ cây rừng thưa thớt. Chặt bỏ những cây phi mục đích, cây bị chèn ép, cây có khả năng phòng hộ kém ở chỗ cây rừng mọc dày. * Chặt cây nhỏ giữ lại cây to, giữ lại những cây rừng ở tầng dưới và cây bụi, thảm tươi. + Khai thác rừng tự nhiên: chỉ khai thác chọn tỷ mỷ khi rừng hiện có vượt tiêu chuẩn cấu trúc mong muốn và khi việc khai thác mang lại lợi ích kinh tế cho chủ rừng. Nguyên tắc của khai thác rừng là không được hạ thấp trị số cấu trúc của rừng xuống còn dưới 90% trị số cấu trúc mong muốn. Kỹ thuật khai thác rừng được thực hiện theo Thông tư số 87/2009/TT-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 5. Điều khoản thi hành: - Khuyến khích mọi tổ chức, tập thể, hộ gia đình, cá nhân, áp dụng tiêu chuẩn này vào việc xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn - Căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật này và tình hình cụ thể từng nơi, các địa phương phải xây dựng những quy trình cụ thể nhưng không được trái với những quy định trong tiêu chuẩn này. Dự thảo quy trình cụ thể của các địa phương trước khi ban hành phải có ý kiến của Tổng cục Lâm nghiệp và phải đăng ký tại Tổng cục Lâm nghiệp sau khi ban hành - Những quy định trong các văn bản hướng dẫn về xây dựng phòng hộ đầu nguồn đã ban hành trước đây trái với tiêu chuẩn này đều bãi bỏ - Những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt quy phạm này đều được khen thưởng thích đáng. Những đơn vị, cá nhân vi phạm những điều khoản quy định trong tieu chuẩn này tùy theo mức độ thiệt hại bị truy cứu trách nhiệm và xử theo pháp luật hiện hành . Kiến thức bổ trợ cho bài 8 GIỚI THIỆU NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA THÔNG TƯ SỐ 20/2005/TT-B XD NG ÀY 20 THÁ NG 12 NĂM 200 5CỦ A BỘ XÂY D ỰNG HƯỚNG DẪ N QUẢ N CÂY X ANH ĐÔ THỊ PHẦN I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG I. MỤC ĐÍC H Thông tư này hướng dẫn công tác quản cây xanh đô thị nhằm: - Nâng cao hiệu quả quản Nhà nước đồng thời khuyến khích toàn xã hội tham gia quản lý, bảo vệ, phát triển cây xanh đô thị trên toàn quốc phù hợp với Định hướng phát triển đô thị Việt Nam và qui hoạch xây dựng đô thị. - Đáp ứng mục tiêu tăng tỷ lệ diện tích cây xanh, góp phần cải thiện và bảo vệ môi trường đô thị của vùng nhiệt đới, phù hợp và góp phần tạo nên bản sắc riêng của mỗi đô thị. II. ĐỐI TƯỢ NG ÁP DỤ NG Thông tư này áp dụng đối với mọi tổ chức và cá nhân có liên quan tới các hoạt động về quản lý, tư vấn, đầu tư phát triển, sử dụng và khai thác cây xanh tại các đô thị trên toàn quốc. II I. GIẢI T HÍ CH MỘT SỐ T Ừ NGỮ 1. Cây xanh đô thị bao gồm: a) Cây xanh sử dụng công cộng là tất cả các loại cây xanh được trồng trên đường phố và ở khu vực sở hữu công cộng (công viên, vườn thú, vườn hoa, vườn dạo, thảm cỏ tại dải phân làn, các đài tưởng niệm, quảng trường). b) Cây xanh sử dụng hạn chế là tất cả các loại cây xanh trong các khu ở, các công sở, trường học, đình chùa, 7 bệnh viện, nghĩa trang, công nghiệp, kho tàng, biệt thự, nhà vườn của các tổ chức, cá nhân. c) Cây xanh chuyên dụng là các loại cây trong vườn ươm, cách ly, phòng hộ hoặc phục vụ nghiên cứu. 2. Cây xanh trên đường phố bao gồm: cây bóng mát được trồng hoặc có thể là cây mọc tự nhiên, cây trang trí, dây leo trồng trên hè phố, giải phân cách, đảo giao thông. 3. Cây cổ thụ là cây thân gỗ lâu năm được trồng hoặc tự nhiên, có độ tuổi trên 50 năm. 4. Cây được bảo tồn là cây thuộc danh mục loài cây quý hiếm cần bảo tồn để duy trì tính đa dạng di truyền của chúng (nguồn gen) hoặc cây được công nhận có giá trị lịch sử văn hoá. 5. Cây xanh thuộc danh mục cây cấm trồng là những cây có độc tố, có khả năng gây nguy hiểm tới người, phương tiện và công trình. 6. Cây xanh thuộc danh mục cây trồng hạn chế là những cây ăn quả, cây tạo ra mùi gây ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường hạn chế trồng tại những nơi công cộng, chỉ được phép trồng theo quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch chuyên ngành cây xanh hoặc dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 7. Cây nguy hiểm là cây có khuyết tật trong quá trình phát triển có khả năng xảy ra rủi ro khi cây hoặc một phần của cây gẫy, đổ vào người, phương tiện và công trình. 8. Vườn ươm cây là vườn gieo, ươm tập trung các loài cây giống theo một quy trình kỹ thuật để nhân giống cây và đảm bảo các tiêu chuẩn cây trồng trước khi xuất vườn. 9. Đường kính thân cây tại chiều cao tiêu chuẩn là đường kính được tính bằng 1/3 chu vi thân cây tại chiều cao 1,3m. 10. Cắt tỉa quá mức quy định: là hành động cắt tỉa lớn hơn 25% chức năng của lá và cành cây gây tổn thương tới sự sống của cây xanh trừ một số loại cây như: cây phát triển chiều cao là chính, ít phát triển tán; cây Bonsai; cây cảnh tạo tán hoặc cây trong trường hợp phải dịch chuyển. 11. Tỉa ngọn cây không đúng kỹ thuật có nghĩa là hành động cắt tỉa bớt những cành có đường kính lớn hoặc chặt cụt thân cây. IV. N GUY ÊN TẮC CHU NG QU ẢN CÂ Y XAN H ĐÔ THỊ 1. Tất cả các loại cây xanh đô thị đều được xác định chủ sở hữu, do tổ chức, cá nhân quản hoặc được giao quản lý. 2. Việc trồng cây xanh đô thị phải thực hiện theo quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch chuyên ngành cây xanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 3. Việc lựa chọn chủng loại và trồng cây xanh phải mang bản sắc địa phương, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, đồng thời đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về sử dụng, mỹ quan, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường đô thị; hạn chế làm hư hỏng các công trình cơ sở hạ tầng trên mặt đất, dưới mặt đất cũng như trên không. 4. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, chăm sóc cây xanh trước mặt nhà, trong khuôn viên; đồng thời thông báo kịp thời cho cácquan chức năng quản để giải quyết khi phát hiện cây nguy hiểm và các hành vi gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh đô thị. V. CÁC H ÀNH VI BỊ NG HI ÊM CẤ M ĐỐ I V ỚI CÂ Y XAN H ĐÔ T HỊ 1. Trồng các loại cây trong danh mục cây cấm trồng; trồng các loại cây trong danh mục cây trồng hạn chế khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. 2. Các hành vi xâm hại cây xanh đô thị như: - Tự ý chặt hạ, đánh chuyển di dời, ngắt hoa, bẻ cành, chặt rễ, cắt ngọn, khoanh vỏ, đốt lửa đặt bếp, đổ rác, chất độc hại, vật liệu xây dựng vào gốc cây. - Tự ý xây bục bệ bao quanh gốc cây, giăng dây, giăng đèn trang trí, đóng đinh, treo biển quảng cáo trái phép. 3. Các tổ chức, cá nhân quản hoặc được giao quản không thực hiện đúng các quy định về duy trì, chăm sóc và phát triển cây xanh đô thị. PHẦN II - CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN CÂY XANH ĐÔ THỊ I. CÔ NG TÁC QUY HO ẠCH 1. Các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị phải tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn về quỹ đất cây xanh đô thị theo các quy định trong quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng hiện hành. 2. Căn cứ tính chất và quy mô, đặc điểm về điều kiện tự nhiên, định hướng phát triển đô thị trong quy hoạch xây dựng cần phải xác định quỹ đất tối thiểu dành cho vườn ươm cây. Diện tích vườn ươm cây được tính theo quy mô dân số đô thị như sau: - Đối với đô thị loại đặc biệt, loại 1 diện tích đất tối thiểu cho vườn ươm cây khoảng 1m 2 /người. 8 - Đối với các đô thị còn lại, diện tích đất tối thiểu cho vườn ươm cây khoảng 0,5m 2 /người. Diện tích vườn ươm cây được tính chung theo dân số đô thị của toàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Quy mô, vị trí các vườn ươm cây được xác định trong quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, có thể bố trí tập trung hoặc phân tán tại các đô thị hoặc ngoài đô thị tuỳ theo điều kiện tự nhiên, khả năng khai thác quỹ đất của từng địa phương. 3. Thiết kế quy hoạch cây xanh trong các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị ngoài việc tuân thủ các quy định tại Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ và Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19/8/2005 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng cần được bổ sung và làm rõ một số nội dung sau: - Quy hoạch chung xây dựng đô thị: Xác định diện tích đất cây xanh; tỷ lệ diện tích đất cây xanh trên đầu người; diện tích đất cây xanh của từng khu vực đô thị (khu vực mới, khu vực cải tạo ); tỷ lệ che phủ; các nguyên tắc lựa chọn loại cây trồng cho đô thị. - Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị: xác định vị trí, tỷ lệ diện tích đất cây xanh trên đầu người; phân loại, lựa chọn cây xanh thích hợp (bao gồm: chủng loại, hình dáng, màu sắc, chiều cao, đường kính tán, hình thức tán, dạng lá, màu lá; hoa, tuổi thọ cây); các hình thức bố cục cây xanh trong các khu chức năng, trên đường phố, tại công viên, vườn hoa, vườn dạo, sân vườn. 4. Trên cơ sở quy hoạch xây dựng đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt, khuyến khích các đô thị lập quy hoạch chuyên ngành cây xanh. II. TRỒ NG C ÂY XA NH ĐÔ T HỊ 1. Các yêu cầu chung a) Trồng cây xanh đúng chủng loại quy định, đúng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc. Cây mới trồng phải được bảo vệ, chống giữ thân cây chắc chắn, ngay thẳng đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt. b) Cây xanh đưa ra trồng phải đảm bảo tiêu chuẩn: - Cây bóng mát có chiều cao tối thiểu 3,0m và đường kính thân cây tại chiều cao tiêu chuẩn tối thiểu 6 cm. - Tán cây cân đối, không sâu bệnh, thân cây thẳng. 2. Các loại cây bóng mát trong đô thị - Loại 1 (cây tiểu mộc): là những cây có chiều cao trưởng thành nhỏ. - Loại 2 (cây trung mộc): là những cây có chiều cao trưởng thành trung bình. - Loại 3 (cây đại mộc): là những cây có chiều cao trưởng thành lớn. Căn cứ vào cách phân loại này, các địa phương quy định việc phân loại cây xanh phù hợp với địa phương mình hoặc có thể tham khảo quy định phân loại cây trong Phụ lục 1. Danh mục cây bóng mát tham khảo Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này. 3. Trồng cây xanh đường phố a) Đối với các tuyến đường lớn có chiều rộng hè phố trên 5m nên trồng các cây loại 2 hoặc loại 3 theo quy định phân loại cây đô thị tại địa phương. b) Đối với các tuyến đường trung bình có chiều rộng hè phố từ 3m đến 5m nên trồng các cây loại 1 hoặc loại 2 theo quy định phân loại cây đô thị tại địa phương. c) Đối với các tuyến đường nhỏ có chiều rộng hè phố hẹp dưới 3m, đường cải tạo, bị khống chế về mặt bằng và không gian thì cần tận dụng những cây hiện có hoặc trồng tại những vị trí thưa công trình, ít vướng đường dây trên không và không gây hư hại các công trình sẵn có, có thể trồng dây leo theo trụ hoặc đặt chậu cây. d) Khoảng cách giữa các cây trồng được quy định tuỳ thuộc vào việc phân loại cây (tham khảo Phụ lục 1) hoặc theo từng vị trí cụ thể của quy hoạch trên khu vực, đoạn đường. Chú ý trồng cây ở khoảng trước tường ngăn giữa hai nhà phố, tránh trồng giữa cổng hoặc trước chính diện nhà dân đối với những nơi có chiều rộng hè phố dưới 5m. e) Khoảng cách các cây được trồng tính từ mép lề đường từ 0,6m đến 1,0m căn cứ theo tiêu chuẩn phân loại cây (tham khảo Phụ lục 1); f) Cây xanh đường phố và các dải cây phải hình thành một hệ thống cây xanh liên tục và hoàn chỉnh, không trồng quá nhiều loại cây trên một tuyến phố. Trồng từ một đến hai loại cây xanh đối với các tuyến đường, phố có chiều dài dưới 2km. Trồng từ một đến ba loại cây đối với các tuyến đường, phố có chiều dài từ 2km trở lên hoặc theo từng cung, đoạn đường. g) Đối với các dải phân cách có bề rộng dưới 2m chỉ trồng cỏ, các loại cây bụi thấp, cây cảnh. Các dải phân cách có bề rộng từ 2m trở lên có thể trồng các loại cây thân thẳng có chiều cao và bề rộng tán lá không gây ảnh hưởng 9 đến an toàn giao thông, trồng cách điểm đầu giải phân cách, đoạn qua lại giữa hai giải phân cách khoảng 3m - 5m để đảm bảo an toàn giao thông. h) Tại các trụ cầu, cầu vượt, bờ tường nghiên cứu thiết kế bố trí trồng dây leo để tạo thêm nhiều mảng xanh cho đô thị, có khung với chất liệu phù hợp cho dây leo để bảo vệ công trình. Tại các nút giao thông quan trọng ngoài việc phải tuân thủ các quy định về bảo vệ an toàn giao thông tổ chức trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo thành mảng xanh tăng vẻ mỹ quan đô thị. i) Cây xanh được trồng cách các góc phố 5m - 8m tính từ điểm lề đường giao nhau gần nhất, không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn giao thông. k) Cây xanh được trồng cách các họng cứu hoả trên đường 2m - 3m; cách cột đèn chiếu sáng và miệng hố ga 1m - 2m. l) Cây xanh được trồng cách mạng lưới đường dây, đường ống kỹ thuật (cấp nước, thoát nước, cáp ngầm) từ 1m - 2m. m) Cây xanh được trồng dọc mạng lưới đường dây dẫn điện phải đảm bảo hành lang an toàn lưới điện theo quy định của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp. 4. Ô đất trồng cây xanh đường phố a) Kích thước và loại hình ô đất trồng cây được sử dụng thống nhất đối với cùng một loại cây trên cùng một tuyến phố, trên từng cung hay đoạn đường. b) Xung quanh ô đất trồng cây trên đường phố hoặc khu vực sở hữu công cộng (có hè đường) phải được xây vỉa có cao độ cùng với cao độ của hè phố nhằm giữ đất tránh làm bẩn hè phố hoặc các hình thức thiết kế khác để bảo vệ cây và tạo hình thức trang trí. c) Tận dụng các ô đất trồng cây bố trí trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo thành khóm xung quanh gốc cây hoặc thành dải xanh để tăng vẻ đẹp cảnh quan đô thị. 5. Nghiệm thu cây xanh trong các dự án đầu tư xây dựng công trình Các dự án đầu tư xây dựng công trình trong đô thị có hạng mục cây xanh phải thực hiện trồng cây phù hợp với tiến độ xây dựng công trình. Khi nghiệm thu công trình phải bao gồm hạng mục cây xanh theo thiết kế đã được phê duyệt. II I. DU Y T RÌ V À B ẢO V Ệ C ÂY XA NH ĐÔ THỊ 1. Cắt tỉa cây trưởng thành a) Các dạng cắt tỉa cây: Hàng năm cây xanh phải được cắt tỉa đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm tạo dáng cây và làm cho phát triển nhanh hơn và đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão. Thông thường có các loại cắt tỉa cây như sau: - Làm quang vòm (đỉnh, ngọn, chóp) lá: loại bỏ các cành lá khô và gẫy, những cành to bị bệnh hoặc nguy hiểm; - Làm mỏng vòm lá: loại bỏ bớt tán lá để giảm cản trở sự đi qua của gió trong mùa mưa bão; - Nâng cao vòm lá: loại bỏ những tán lá thấp nhất tạo thông thoáng tầm nhìn trên đường, các nơi có biển báo, đèn tín hiệu giao thông; - Giảm bớt ngọn: khống chế chiều cao, làm thấp đỉnh ngọn cây bằng cách cắt tỉa tự nhiên ít nhất là 1/3 độ lớn của các cành cây to bị loại bỏ; - Phục hồi ngọn: thực hiện việc cắt tỉa để lấy lại cấu trúc tự nhiên của cây sau khi cây bị cắt tỉa hoặc xén ngọn không đúng cách. b) Thời gian cắt tỉa: Để giảm khả năng có thể xảy ra bệnh tật do sâu bệnh, vi khuẩn, thời gian cắt tỉa được thực hiện theo đặc điểm khí hậu của từng vùng trung bình 2 lần/năm, đặc biệt trước mùa mưa bão (trừ trường hợp vì do an toàn) như sau: - Đối với tất cả các loại cây: không được cắt tỉa vào thời gian cành con đang đâm trồi; - Đối với những cây vỏ mỏng: không được cắt tỉa vào mùa hè có thể gây tổn thương cho cây do ánh nắng mặt trời; - Đối với những cây rụng lá vào thời kỳ nhất định (cây không có lá vào mùa đông): thời gian cắt tỉa tốt nhất vào tháng 10 đến tháng 1 năm sau; - Đối với những cây nguy hiểm có thể được cắt tỉa vào bất cứ thời gian nào trong năm. Sau khi cắt tỉa bôi thuốc để thân cây khỏi bị nấm, sâu bệnh xâm nhập. 2. Cắt tỉa cây chưa trưởng thành (cây non) Cắt tỉa cây sớm sẽ tăng tuổi thọ cây và hiệu quả chi phí, cây sẽ được an toàn hơn và ít cành bị gẫy. Cây 10 non nên được cắt tỉa vào năm thứ 2 sau khi trồng để tăng cấu trúc của cây và cắt tỉa đều đặn những năm sau đó. 3. Chăm sóc cây xanh đô thị Kiểm tra định kỳ cắt mé cành và nhánh nặng tán, lấy nhánh khô, khống chế chiều cao, chống sửa cây nghiêng, tạo dáng, bón phân, xử sâu bệnh và xử cây ký sinh bám trên cây chủ để tăng tuổi thọ của cây, đồng thời làm cỏ gốc, phá vỡ lớp đất mặt để khi tưới cây dễ thấm vào đất. 4. Cây nguy hiểm và xác định mức độ nguy hiểm của cây Cây nguy hiểm phải được xác định mức độ nguy hiểm có thể tác động tới người, phương tiện và công trình, trên cơ sở đó có biện pháp khắc phục hoặc lập kế hoạch chặt hạ, dịch chuyển cây. Đối với các cây xanh đã đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn, mục đích sử dụng phải lập kế hoạch từng bước đốn hạ thay thế dần. Cây thay thế, trồng mới phải có hình dáng, đường kính, chiều cao phù hợp với cảnh quan. 5. Giảm sự nguy hiểm và bảo tồn cây xanh a) Xem xét, kiểm tra cây thường xuyên ít nhất một lần mỗi mùa trong năm; b) Tránh trồng những cây rễ nổi dễ đổ và những cây ăn quả, cây có gai nhọn, mũ độc, cây có tán lớn nằm sát nhà dân và những cây giòn dễ gẫy trên đường phố có thể làm mất an toàn cho người, phương tiện và công trình; c) Sử dụng đúng biện pháp cắt tỉa; d) Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên phát hiện cây nguy hiểm để có biện pháp xử kịp thời. Hạn chế những rủi ro của cây nguy hiểm bằng cách loại bỏ cành chết, gẫy. 6. Lập hồ quản a) Thống kê về số lượng, chất lượng, đánh số cây, lập hồ cho từng tuyến phố, khu vực công cộng. b) Đối với cây cổ thụ, cây cần bảo tồn ngoài việc thực hiện việc thống kê, phân loại, đánh số, cần phải treo biển tên và lập hồ cho từng cây để phục vụ công tác bảo tồn, quản bảo đảm về mỹ thuật, an toàn khi chăm sóc. 7. Bảo vệ cây xanh trong quá trình xây dựng a) Khi thi công các công trình ngầm và trên mặt đất, đơn vị thi công có trách nhiệm bảo vệ hệ thống cây xanh đã có trong và xung quanh khu vực công trường. Không được lấy thân cây làm chỗ tựa, đỡ để kéo sắt, thép, cấu kiện vật liệu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây. Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh tại khu vực thi công phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo hướng dẫn tại mục IV phần II Thông tư này. b) Cây xanh giữ lại trong công trường xây dựng cần được bảo vệ bằng hàng rào tạm xung quanh cây để giữ cho ngọn, tán lá và cấu trúc cành cây không bị tiếp xúc với thiết bị, vật liệu và các hoạt động khác; bảo vệ rễ cây và điều kiện đất không bị thay đổi. c) Phạm vi an toàn bảo vệ cây và rễ cây được xác định tối thiểu như sau: Bán kính vùng an toàn bảo vệ cây bằng 10 lần đường kính tại chiều cao tiêu chuẩn. IV. C HẶT HẠ V À D ỊC H C HUY ỂN CÂ Y XAN H ĐÔ T HỊ 1. Các trường hợp cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh Các tổ chức và cá nhân khi muốn chặt hạ, dịch chuyển các loại cây xanh sau đây phải có giấy phép: - Cây xanh thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần bảo tồn; - Cây xanh trồng trên đường phố, công viên thuộc sở hữu công cộng; - Cây xanh có chiều cao từ 10m và có đường kính từ 30cm trở lên trồng trong khuôn viên của các tổ chức, cá nhân. 2. Các trường hợp được miễn giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh - Chặt hạ, dịch chuyển cây xanh do các tổ chức, cá nhân chuyên ngành được giao quản cây xanh đô thị thực hiện trong phạm vi quản của mình, trừ trường hợp cây cổ thụ, cây cần bảo tồn. - Cây xanh cần chặt hạ ngay do tình thế khẩn cấp thiên tai hoặc đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gẫy đổ gây nguy hiểm. Trước khi chặt hạ, dịch chuyển phải có biên bản và ảnh chụp hiện trạng. - Cây xanh nằm trong khu vực có dự án xây dựng công trình đã có ý kiến chấp thuận cho phép chặt hạ, dịch chuyển của cơ quanchức năng quản cây xanh đô thị. 3. Xây dựng công trình trên đất có trồng cây xanh a) Đối với công trình không phải xin phép xây dựng: Chủ đầu tư xây dựng công trình chỉ được chặt hạ hoặc dịch chuyển các loại cây xanh quy định phải có giấy phép sau khi được cấp giấy phép theo quy định. b) Đối với công trình phải xin phép xây dựng: Cơ quan cấp phép xây dựng công trình phải có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của cơ quan quản chuyên ngành cây xanh đô thị về việc chặt hạ, dịch chuyển cây trước khi cấp phép xây dựng. Trong trường hợp không thống nhất ý kiến giữa các bên thì trình cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định. [...]... mục các khu rừng đặc dụng; phân định các loại rừng đặc dụng; quy mô (diện tích, ranh giới, vị trí …) từng khu rừng đặc dụng d) Tổ chức quản các khu rừng đặc dụng đ) Xác định các chương trình, dự án, giải pháp để đạt được mục tiêu tổ chức, quản lý, bảo tồn, sử dụng bền vững các khu rừng đặc dụng 3 Lập, thẩm định quy hoạch 18 a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lập quy hoạch các khu rừng. .. hóa, danh thắng, các tổ chức khoa học, đào tạo về lâm nghiệp được Nhà nước giao quản các khu rừng cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học có trách nhiệm tổ chức quản khu rừng đó, không thành lập Ban quản khu rừng đặc dụng Điều 25 Thành lập Ban quản khu rừng đặc dụng 1 Ban quản rừng đặc dụng được thành lập theo quy định tại Điều 50 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Điều 44... 1 Quản hệ thống các khu rừng đặc dụng trên địa bàn; tổ chức thực hiện các quy định tại Nghị định này; đảm bảo kinh phí đầu tư cho các khu rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này 2 Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức, quản hệ thống rừng đặc dụng ở địa phương theo quy định của pháp luật 3 Tổ chức rà soát, phân loại hệ thống các. .. chúng; tổng số từ 7 - 9 thành viên Ban Phát triển rừng thôn có nhiệm vụ giúp chủ rừng quản bảo vệ rừng, giám sát việc thực hiện trồng rừng của các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trong thôn Điều 17 Quyền hạn và trách nhiệm của Ban Quản dự án hỗ trợ trồng rừng các cấp 1 Ban Quản dự án cấp tỉnh: a) Ban Quản dự án cấp tỉnh là cơ quan quản và giám sát, không làm chủ đầu tư dự án Ban Quản lý. .. rừng đặc dụng; d) Các chương trình hoạt động, giải pháp thực hiện, tổ chức quản lý; 20 đ) Khái toán vốn đầu tư; nguồn vốn đầu tư; danh mục các dự án ưu tiên; e) Tổ chức thực hiện Điều 14 Quản nhà nước về rừng đặc dụng 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản nhà nước đối với hệ thống rừng đặc dụng trong phạm vi cả nước; trực tiếp tổ chức quản các khu rừng. .. và các quy định về chủng loại cây được duyệt PHẦN III - TRÁCH NHIỆM QUẢN CÂY XANH ĐÔ THỊ I UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH 1 Quản thống nhất cây xanh trên địa bàn tỉnh Ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản cho chính quyền các cấp và cácquan chuyên trách quản cây xanh 2 Ban hành các văn bản quy định về quản cây xanh, xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích các. .. hoặc Ban quản khu bảo tồn vùng đất ngập nước nội địa mới 3 Thẩm quyền thành lập Ban quản khu rừng đặc dụng a) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập Ban quản khu rừng đặc dụng do Bộ trực tiếp tổ chức quản b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập BQL khu rừng đặc dụng do địa phương quản Điều 26 Cơ cấu tổ chức của Ban quản khu rừng đặc... các đảm bảo cho bảo vệ, bảo tồn rừng đặc dụng 1 Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách đầu tư và cơ chế tài chính cho hệ thống rừng đặc dụng 2 Nguồn vốn đảm bảo a) Ngân sách trung ương đầu tư và đảm bảo tài chính cho các hoạt động của các khu rừng đặc dụng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; đầu tư cho các hoạt động của các vườn quốc gia do địa phương quản lý; hỗ trợ đầu tư cho các. .. được duyệt c) Phối hợp với Ban quản khu rừng đặc dụng tổ chức triển khai thực hiện dự án đầu tư vùng đệm 2 Ban quản khu rừng đặc dụng có trách nhiệm a) Tổ chức các biện pháp thu hút cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia quản khu rừng đặc dụng và thực hiện dự án đầu tư vùng đệm b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã lập và tổ chức thực hiện dự án đầu tư vùng đệm 3 Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng... triệu ha rừng, nay quy hoạch là rừng sản xuất thì quyền và nghĩa vụ của chủ rừng được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều này Điều 7 Hỗ trợ đầu tư trồng và quản rừng giống, vườn giống 1 Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng và duy trì việc quản lý, bảo vệ rừng giống, vườn giống Trong đó Nhà nước (gồm doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức do Nhà nước thành lập) chỉ trực tiếp quản rừng giống, . Sarcocephalus cordatus 18 8-10 tự do bản vàng nhạt - 4-5 vàng nhạt Gội trắng Aphanamixis grandifolia 40 15 trứng bản vàng nhạt - 3-4 xanh Hoàng lan Michelia. não Cinnamomum camphora 15-20 8-15 tròn bản nhạt - 3-5 vàng Lai Aleurites moluccana 8-10 6-8 trứng bản nhạt - 5-6 vàng Lai tua Cananga odorata 15-20

Ngày đăng: 07/01/2014, 15:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nghị định 117/2010/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày ngày 24 tháng 12 năm 2010

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan