Tài khoản vãng lai, tỷ giá thực tại mỹ

18 313 0
Tài khoản vãng lai, tỷ giá thực tại mỹ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Chương 1: Giới thiệu Bài viết này bằng quan sát thực nghiệm, nghiên cứu hiệu ứng của chính sách tài khóa (cú sốc thâm hụt ngân sách) lên tài khoản vãng lai và tỷ giá thực trong suốt thời kỳ chế độ tỷ giá linh hoạt. Dựa trên mô hình VAR (tự hồi quy vector), chúng tôi đã nhận ra được những yếu tố ngoại sinh gây ra cú sốc chính sách tài khóa sau khi kiểm soát những tác động của chu kỳ kinh tế lên cân đối ngân sách. Trái ngược với hầu hết mô hình lý thuyết, hậu quả từ nước Mỹ đã chỉ ra rằng một cú sốc trong việc mở rộng chính sách tài khóa, hay một cú sốc thâm hụt ngân sách, đã làm tăng tài khoản vãng lai và làm giảm giá trị đồng nội tệ trong tỷ giá thực. Những câu hỏi về mối quan hệ giữa chính sách tài khoá, tài khoản vãng lai và tỷ giá thực là mối quan tâm lớn để phân tích và kiểm định. Theo lý thuyết, nhiều mô hình đã chỉ ra rằng một chính sách tài khoá mở rộng sẽ dẫn đến sự sụt giảm tài khoản vãng lai và tăng giá trị đồng đô la trong tỷ giá thực. Để đánh giá những vấn đề này, bài viết trình bày một phân tích thực nghiệm mối quan hệ giữa cân đối ngân sách, tài khoản vãng lai và tỷ giá thực ở Mỹ, trong thời kỳ hậu Bretton Wood khi tỷ giá trở nên linh hoạt. Chúng tôi đã kiểm định những ảnh hưởng của cú sốc thâm hụt ngân sách đối với tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực, và cũng tìm ra được mối liên hệ chính giữa những biến số đó. Để xác định được những cú sốc thâm hụt ngân sách nhằm kiểm soát những tác động của chu kỳ kinh tế, chúng tôi đã sử dụng những mô hình VAR (vectơ tự hồi quy). Một kết quả thực nghiệm mà chúng tôi mới tìm ra được có vẻ nghịch lý nếu so với hầu hết các mô hình kinh tế khác, đó là chính sách tài khóa mở rộng hay thâm hụt ngân sách được kết hợp với một sự cải thiện tài khoản vãng lai và sự giảm giá trị đồng nội tệ trong tỷ giá thực. Điều này đặc biệt thú vị bởi vì sự tương quan nghịch này xảy ra ngay cả khi chúng ta kiểm soát được những tác động của chu kỳ kinh tế hay những cú sốc đầu ra, cái mà có vẻ tạo ra một “bộ đôi đối nghịch”. Nghĩa là, ngay cả sự thâm hụt ngân sách từ yếu tố ngoại sinh dường như cũng góp phần cải thiện tài khoản vãng lai. Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác về lĩnh vực này. Đầu tiên có những cuộc mô phỏng dùng mô hình cấu trúc tỷ lệ lớn dựa trên những phiên bản khác nhau của mô hình Mundell-Fleming-Dornbusch (ví dụ những nghiên cứu của Bryant et al , 1988; và Taylor, 1993) hoặc sử dụng hình cân bằng động ngẫu nhiên điều chỉnh (Baxter, 1995; Kollmann, 1998; Betts và Devereux, 2000b; McKibbin và Sachs, 1991). Tuy nhiên hầu hết những mô hình này trong các bài nghiên cứu này đều dựa trên số lượng lớn các giả định có tính hạn chế trong lý thuyết; do đó, bằng chứng thu được không thể trở thành một bằng chứng dựa trên dữ liệu thực nghiệm. Thứ hai, một vài nghiên cứu như của Ahmed, 1986, 1987 đã kiểm định trong dài hạn mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tài khoản vãng lai. Họ đã sử dụng đẳng thức cân bằng tĩnh bằng cách sử dụng chuỗi dữ liệu theo chiều ngang với tần suất hằng năm bao gồm SVTH: Nhóm 8 Trang 1 Lớp: CH ngày2 K21 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo nhiều chế độ tỷ giá. Tuy nhiên, kết quả của họ có những giới hạn bởi vì mối tương tác động giữa các biến số không được xem xét và những nghiên cứu như vậy không sử dụng một thời kỳ mẫu với một chế độ tỷ giá không đổi. Thứ ba, một vài nghiên cứu mới đây sử dụng mô hình VAR - trong đó tối thiểu hóa các giả định có tính hạn chế của lý thuyết, và không phụ thuộc vào mô hình lý thuyết cụ thể nào (Clarida và Prendergast,1999; và Rogers, 1999). Tuy nhiên, những nghiên cứu này đã kiểm định những hiệu ứng tác động lên tỷ giá thực chỉ với dữ liệu có tần suất thấp. Một số mô hình NOEM (New Open Economy Macroeconomics), như là trong nghiên cứu của Obstfeld và Rogoff (1995), cũng xem xét những tác động của chính sách tài khóa lên tài khoản vãng lai và tỷ giá thực. Một mô hình thực tế hơn, đó là phiên bản được điều chỉnh từ NOEM, phân tích chính sách tài khóa và tài khoản vãng lai, chỉ mới được nghiên cứu rất gần đây (ví dụ, Müller, 2005 và Corsetti and Müller, 2006). Có một số nghiên cứu gần đây sử dụng mô hình VAR để phân tích tác động của chính sách tài khóa trong nền kinh tế đóng, ví dụ Fatas và Mihov (2001), Blanchard và Perotti (2002), Mountford và Uhlig, 2002; Edelberg et al., 1999, và Burnside et al. (2000). Một vài nghiên cứu rất gần đây, như là Corsetti và Müller (2006) và Monacelli và Perotti (2006), đã kiểm định lại những kết quả thực nghiệm trong bài nghiên cứ này về tác động của cú sốc chính sách tài khóa lên tỷ giá thựctài khoản vãng lai (hoặc cán cân mậu dịch) bằng cách sử dụng mô hình VAR Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 3.1. Mô hình nghiên cứu: Ta dùng mô hình VAR để giải thích mối quan hệ giữa cân đối ngân sách, tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thật, cụ thể hơn là chúng ta sẽ kiểm định những ảnh hưởng của cú sốc thâm hụt ngân sách đối với tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực, và cũng tìm ra được mối liên hệ chính giữa những biến số đó. Lý do chọn mô hình cấu trúc tự hồi quy vecto VAR : - Sử dụng bằng chứng thiên về dữ liệu thực nghiệm theo quý được cập nhật thường xuyên trong những nghiên cứu chu kỳ kinh tế về những tác động của chính sách tài khoá lên tài khoản vãng lai và tỷ giá thực. - Mô hình này cho phép những tương tác động trong các biến số và sử dụng tối thiểu các giả định có tính hạn chế, cái mà sẽ không phụ thuộc vào một mô hình lý thuyết cụ thể nào. - Mô hình VAR rất hữu dụng trong việc kiểm soát những yếu tố nội sinh và tách những yếu tố ngoại sinh của chúng, nó phù hợp với mục tiêu của bài nghiên cứu là kiểm soát đặc tính tương tác nội sinh này của ngân sách chính phủ và tài khoản vãng lai, và để nhận ra những thành phần ngoại sinh của cân đối ngân sách. SVTH: Nhóm 8 Trang 2 Lớp: CH ngày2 K21 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo 3.2. Dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp về đầu ra, tài khoản vãng lai, cân đối ngân sách Chính phủ, và những thành phần của chúng được lấy từ các bảng National Income và Product Accounts (NIPA) tại trang web của Cục Phân tích Kinh tế của Mỹ (http://www.bea.gov) Dữ liệu về tỷ giá hối đoái có hiệu lực được thu thập từ hai nguồn, International Financial Statistic từ IMF và Federal Reserve Statistical Release từ trang web của Cục Dự trữ Liên bang. Chỉ số tỷ giá thực và danh nghĩa tính theo trọng số thương mại so với những đồng tiền chính ("Major currencies") và so với một nhóm lớn các đối tác thương mại ("Broad") được thu thập từ Federal Reserve Statistical Release. Dữ liệu khác như lãi suất, CPI, GDP tiềm năng, và nợ công được thu thập từ FRED. Số liệu chi tiêu quốc phòng được lấy từ CITIBASE. Tỷ số của cân đối ngân sách sơ cấp với GDP được lấy từ OECD Economic Outlook. Số liệu GDP được tính theo đồng nội tệ hiện tại và cố định, số liệu xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ được tính theo đồng nội tệ hiện tại, và chỉ số giảm phát GDP được lấy từ OECD Quarterly National Account đối với Mỹ, Đức, Anh, và từ International Financial Statistic đối với Pháp và Nhật. Lãi suất trái phiếu Kho bạc 3 tháng và tỷ giá hối đoái được thu thập từ International Financial Statistic. Ở Nhật, do không có lãi suất trái phiếu Kho bạc 3 tháng nên lãi suất thị trường được sử dụng để thay thế. Đối với những biến khác của những quốc gia này (như là tỷ số thâm hụt ngân sách sơ cấp với GDP, lãi suất thực, và log của GDP thực), số trung bình gia quyền được sử dụng. Trọng số được tính toán dựa trên GDP trung bình (dựa trên PPP) trong suốt giai đoạn này, dữ liệu được lấy từ World Development Indicators. Chương 4: Nội dung và các kết quả nghiên cứu: 4.1 Phân tích thực nghiệm 4.1.1 Những thống kê và vấn đề sơ bộ Tài khoản vãng lai thường được gọi là đầu tư nước ngoài ròng. Nó bằng với khoản chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư Tài khoản vãng lai = Tiết kiệm – Đầu tư + Sai số thống kê = Tiết kiệm cá nhân – Thâm hụt ngân sách sơ cấp + Lãi ròng nhận được - Đầu tư + Sai số thống kê (1) Hệ số tương quan với CUR Hệ số tương quan với RER Tiết kiệm Chính phủ/GDP - 0.11 - 0.08 Tiết kiệm Chính phủ sơ cấp/GDP - 0.16 0.03 Bảng 1: Mối tương quan cơ bản. “CUR” biểu thị tài khoản vãng lai (% của GDP) trong khi “RER” biểu thị tỷ giá thực có hiệu lực SVTH: Nhóm 8 Trang 3 Lớp: CH ngày2 K21 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Bảng 1 cho thấy hệ số tương quan giữa tài khoản vãng lai và tiết kiệm chính phủ trong suốt một thời kỳ mẫu. Quả thật hệ số tương quan này âm và yếu, -0.11. Hệ số tương quan giữa tài khoản vãng lai và cân đối ngân sách sơ cấp thì âm nhiều hơn, -0.16. Điều này xác nhận rằng ngân sách chính phủ và tài khoản vãng lai nhìn chung không biến động theo cùng một hướng. Nghĩa là, “Bộ đôi đối nghịch”, đúng hơn là “Bộ đôi thâm hụt”, đã trở thành mẫu hình xuất hiện thường xuyên hơn trong dữ liệu suốt thời kỳ mẫu. Biểu đồ 2. Tỷ giá và Tiết kiệm Chính phủ, 1973-2004:1. Biểu đồ này thể hiện tỷ giá thực có hiệu lực ("Real Exc Rate"), tỷ giá danh nghĩa có hiệu lực ("Nom Exc Rate"), cân đối ngân sách sơ cấp tính theo % GDP ("Gov Prim Bal/GDP") và tiết kiệm Chính phủ tính theo % GDP ("Gov Sav/GDP"). Biểu đồ 2 thể hiện đồ thị log của tỷ giá hối đoái thực và danh nghĩa có hiệu lực của Mỹ so với những nước công nghiệp lớn khác (lưu ý rằng một sự gia tăng tỷ giá là một sự giảm giá trị đồng nội tệ), tiết kiệm chính phủ sơ cấp và tổng tiết kiệm chính phủ. Tỷ giá danh nghĩa và thực có hiệu lực có mối tương quan rất chặt. Tiết kiệm chính phủ sơ cấp và tổng tiết kiệm chính phủ cũng vậy. Tuy nhiên, không dễ dàng quan sát được rõ ràng mẫu hình cùng biến động giữa tỷ giá hối đoái thực và ngân sách chính phủ. Theo bảng 1, hệ số tương quan giữa tỷ giá thực và ngân sách chính phủ (ngân sách chính phủ sơ cấp) là -0.08 (0.03). 4.1.2 Mô hình nhận dạng cơ bản Mô hình cơ bản bao gồm năm biến : RGDP, GOV, CUR, RIR, RER. Trong đó: RGDP: log của GDP thực GOV: ngân sách chính phủ tính theo % của GDP CUR: tài khoản vãng lai (% của GDP) RIR: lãi suất thực ba tháng RER: log của tỷ giá hối đoái thực Mô hình nhận dạng cơ bản của chúng tôi sử dụng là mô hình VAR đệ quy (được đề ra bởi Sims, 1980). Danh sách của những biến là {RGDP, GOV, CUR, RIR, RER} trong đó những biến ngoại sinh cùng thời được đặt đầu tiên. SVTH: Nhóm 8 Trang 4 Lớp: CH ngày2 K21 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Biểu đồ 3. Mô hình nhận dạng cơ bản, 1973 – 2004:1. Biểu đồ thể hiện những đáp ứng xung đối với những cú sốc có một độ lệch chuẩn với những dải có một sai số chuẩn qua 4 năm trong mô hình 5 biến cơ bản. Tên của những cú sốc được ghi ở đầu mỗi cột và những biến phản ứng được ghi ở bên trái mỗi dòng, “RGDP”, “GOV”, “CUR”, “RIR” và “RER” lần lược là:GDP thực (%), thâm hụt ngân sách sơ cấp (% GDP), tài khoản vãng lai (% GDP), lãi suất thực (% điểm) và tỷ gíá thực có hiệu lực (%). 4.1.3 Những kết quả cơ bản Biểu đồ 3 cho thấy những đáp ứng xung của từng biến đến từng cú sốc cấu trúc qua 4 năm với một dải sai số chuẩn (dải xác suất 68%) . Tên của những cú sốc được đặt tại đầu mỗi cột và những biến phản ứng được đặt bên trái của mỗi dòng. Chúng tôi chia bản đồ theo cùng tỷ lệ trên mỗi dòng để dễ dàng so sánh mức độ phản ứng của từng biến dưới những cú sốc cấu trúc khác nhau Những đáp ứng xung của thâm hụt ngân sách đến từng cú sốc cấu trúc (trong dòng 2) thể hiện rằng toàn bộ biến động của thâm hụt ngân sách gây ra bởi những cú sốc không phải từ thâm hụt ngân sách, đặc biệt là những cú sốc đầu ra, thì lớn hơn nhiều so với từ những cú sốc thâm hụt ngân sách gây ra, không kể những chuỗi ngắn hạn.Phân tích phương sai sai số dự báo của thâm hụt ngân sách trong bảng 2 (những số trong dấu ngoặc đơn là dải sai số 68%) cung cấp những bằng chứng rõ hơn cho kết quả này. Sự đóng góp của những cú sốc thâm hụt ngân sách (ngoại sinh) đaến những biến động của chính nó là 42.8% trong chuỗi 4 quý và ít hơn nhiều trong những chuỗi thời gian dài hơn. Nghĩa là, những yếu tố ngoại sinh đóng góp ít hơn nhiều ½ của tổng biến động thâm hụt ngân sách. Mặt khác, đóng góp của SVTH: Nhóm 8 Trang 5 Lớp: CH ngày2 K21 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo những cú sốc sản lượng đầu ra thì nhiều hơn 50% tại mọi chuỗi thời gian được thể hiện trong bảng 2. Điều này cho thấy rằng mô hình thực tiễn cần tính đến những yếu tố nội sinh quan trọng của thâm hụt ngân sách, đặc biệt là những yếu tố nội sinh đối với những cú sốc đầu ra của cân đối ngân sách. Bảng 2 Phân tích phương sai sai số dự báo của GOV Thời gian\Cú sốc RGDP GOV CUR RIR RER 4 quý 53.1(42.4,60.6) 42.8(33.0,49.7) 0.8(0.6,3.1) 0.5(0.4,2.3) 2.7(0.8,6.6) 8 quý 62.9(48.1,69.3) 28.2(19.3,36.7) 0.6(0.6,4.1) 1.8(0.7,5.7) 6.5(1.7,14.6) 12 quý 61.2(44.0,68.3) 24.2(15.2,32.3) 0.6(0.8,5.1) 2.5(0.9,8.3) 11.6(3.2,22.7) 16 quý 57.9(39.0,66.0) 22.6(13.5,30.2) 0.7(1.0,6.2) 3.1(1.2,11.0) 15.7(5.1,28.2) Bảng 2 thể hiện kết quả phân tích phương sai sai số dự báo của thâm hụt ngân sách sơ cấp với dải xác suất 68%. Cột đầu tiên thể hiện chuỗi thời gian dự báo. "RGDP", "GOV", "CUR", "RIR" và "RER" lần lượt là GDP thực, thâm hụt ngân sách sơ cấp (% GDP), tài khoản vãng lai (% GDP), lãi suất thựctỷ giá thực có hiệu lực. Những tác động của cú sốc thâm hụt ngân sách: Khi thâm hụt ngân sách tăng, sản lượng đầu ra tăng liên tục và lãi suất thực tăng. Những tác động này phù hợp với lý thuyết chuẩn. Mặt khác, những tác động lên tài khoản vãng lai và tỷ giá thực thì hơi bất ngờ. Tài khoản vãng lai đã cải thiện trong khoảng một năm. Sự thay đồi này có ý nghĩa với mức xác suất 95%. Giá trị đồng nội tệ giảm liên tục. Sự thay đổi này có ý nghĩa tại mức xác suất lớn hơn 68% ở hầu hết chuỗi thời gian dự báo. Những tác động này lên tài khoản vãng lai và tỷ giá thực thì khác với những dự báo chuẩn của hầu hết mô hình lý thuyết. . Khoảng 50% phần tăng lên ban đầu trong thâm hụt ngân sách được nền kinh tế hấp thụ trong khoảng 4 quý (nghĩa là, nửa chu kỳ kéo dài khoảng 4 quý). Khoảng 75% được hấp thụ trong 6 hay 7 quý. Điều này gần như là tính bền của một mô hình AR-1 với hệ số tương quan 0.8. Vì vậy, những cú sốc tài khóa có vẻ như hơi bền vững mặc dù trong kiểm định nghiệm đơn vị, rõ ràng là nó ít bền vững hơn. 4.1.4 Những tác động đối với các thành phần của Tài khoản vãng lai và Tỷ giá thực Bổ sung vào mô hình 5 biến số cơ bản một biến số mới, CURA - một thành phần của tài khoản vãng lai. Bây giờ chúng ta có một mô hình 6 biến {RGDP, GOV, CUR, CURA, RIR, RER}. Bằng cách chia đầu tư thành đầu tư chính phủ và đầu tư tư nhân, công thức (1) trở thành: Tài khoản vãng lai = Tiết kiệm cá nhân - Thâm hụt ngân sách sơ cấp + Thu lãi ròng của Chính phủ - Đầu tư tư nhân - Đầu tư Chính phủ + Sai số thống kê (2) SVTH: Nhóm 8 Trang 6 Lớp: CH ngày2 K21 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Biểu đồ 4. Tác động của cú sốc thâm hụt ngân sách sơ cấp. Biểu đồ thể hiện những đáp ứng xung đối với những cú sốc thâm hụt ngân sách sơ cấp có cùng một độ lệch chuẩn với dải sai số chuẩn qua 4 năm trong mô hình 6 biến mở rộng. "PRIV SAV", "STAT DISC", "NET INT REC", "GOV INV", "PRI INV", "CONS" và "NER" lần lượt là tiết kiệm cá nhân, sai số thống kê, thu lãi ròng của Chính phủ, đầu tư Chính phủ, đầu tư cá nhân, chi tiêu cá nhân (tất cả tính theo % GDP) và tỷ giá danh nghĩa có hiệu lực (%). Biểu đồ 4 cho thấy kết quả. Đáp lại sự gia tăng thâm hụt ngân sách sơ cấp (tiết kiệm Chính phủ giảm), tiết kiệm cá nhân tăng vọt để bù đắp cho mức giảm tiết kiệm Chính phủ. Nghĩa là, một hiệu ứng "Ricardo" rõ rệt đã xuất hiện. Nhưng sự tăng này cũng chỉ là cục bộ. Mức tăng tiết kiệm cá nhân nhỏ hơn mức tăng thâm hụt ngân sách. Chi tiêu tăng không đáng kể trong ngắn hạn. Thêm vào đó, sự tăng thâm hụt ngân sách gây ra sự rút vốn đầu tư tư nhân hàng loạt trong ngắn hạn, đây có thể là kết quả của việc lãi suất thực tăng. Nhưng trên hết, mức tăng tiết kiệm cá nhân và mức giảm đầu tư tư nhân lớn hơn mức tăng thâm hụt ngân sách trong ngắn hạn. Do đó, tài khoản vãng lai được cải thiện trong ngắn hạn. Những thành phần khác như chi trả lãi vay ròng của Chính phủ, sai số thống kê thay đổi không đáng kể. Sử dụng mô hình cơ bản, chúng ta kiểm định tác động của cú sốc thâm hụt ngân sách. Tuy vậy, từng thành phần của ngân sách, cụ thể là mặt thu và mặt chi, có thể có những tác động khác nhau, mặc dù cả hai đều có thể làm tăng thâm hụt ngân sách. Đầu tiên, chúng ta xem xét tác động của chi tiêu Chính phủ hay sự mua hàng hóa của Chính phủ. Thứ hai, chúng ta kiểm định tác động của cú sốc chuyển nhượng. Trong mô hình cơ bản, chúng ta giả định rằng chuyển nhượng ròng đồng thời bị tác động bởi RGDP, cụ thể là {RGDP, GOV, CUR, RIR, RER}. Chúng ta dùng tỷ số của chuyển nhượng ròng đối với GDP. Kết quả tác động của chuyển nhượng ròng được thể hiện trong 2 cột đầu tiên của bảng 5. Tác động của cú sốc chuyển nhượng ròng cũng tương tự, chỉ yếu hơn không đáng SVTH: Nhóm 8 Trang 7 Lớp: CH ngày2 K21 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo kể, so với tác động của cú sốc thâm hụt ngân sách. Một sự tăng chuyển nhượng ròng sẽ cải thiện tạm thời tài khoản vãng lai và làm giảm giá trị đồng nội tệ trong tỷ giá thực. Chúng ta xem xét thêm những thành phần của tài khoản vãng lai để tìm hiểu tại sao tài khoản vãng lai được cải thiện. Kết quả lại một lần nữa tương tự với mô hình cơ bản. Chi tiêu tăng nhẹ, nhưng chỉ tạm thời. Tiết kiệm cá nhân tăng để bù đắp hầu hết thâm hụt ngân sách khi đầu tư sụt giảm. Biểu đồ 5. Tác động của cú sốc chi tiêu Chính phủ và chuyển nhượng ròng. Tiếp theo, như 2 cột đầu trong biểu đồ 5, hướng tác động của chi tiêu Chính phủ đến tỷ giá thựctài khoản vãng lai cũng tương tự như tác động của thâm hụt ngân sách, nhưng tác động này mạnh mẽ hơn, đặc biệt là trong dài hạn. Một sự tăng chi tiêu Chính phủ sẽ cài thiện tài khoản vãng lai và giảm đáng kể, lâu dài giá trị đồng nội tệ trong tỷ giá thực. Chúng tôi cũng xem xét các thành phần của tài khoản vãng lai để tìm hiểu vì sao khi chi tiêu Chính phủ tăng thì tài khoản vãng lai được cải thiện. Tiết kiệm tư nhân tăng vừa phải trong khi đầu tư giảm đáng kể và lâu dài. Tất cả những tác động này đã góp phần vào việc cải thiện tài khoản vãng lai. 4.1.5. Những thành phần của ngân sách Chính phủ SVTH: Nhóm 8 Trang 8 Lớp: CH ngày2 K21 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Sử dụng mô hình cơ bản, chúng ta kiểm định tác động của cú sốc thâm hụt ngân sách. Tuy vậy, từng thành phần của ngân sách, cụ thể là mặt thu và mặt chi, có thể có những tác động khác nhau, mặc dù cả hai đều có thể làm tăng thâm hụt ngân sách. Đầu tiên, chúng ta xem xét tác động của chi tiêu Chính phủ hay sự mua hàng hóa của Chính phủ. Thứ hai, chúng ta kiểm định tác động của cú sốc chuyển nhượng. Trong mô hình cơ bản, chúng ta giả định rằng chuyển nhượng ròng đồng thời bị tác động bởi RGDP, cụ thể là {RGDP, GOV, CUR, RIR, RER}. Chúng ta dùng tỷ số của chuyển nhượng ròng đối với GDP. Kết quả tác động của chuyển nhượng ròng được thể hiện trong 2 cột đầu tiên của bảng 5. Tác động của cú sốc chuyển nhượng ròng cũng tương tự, chỉ yếu hơn không đáng kể, so với tác động của cú sốc thâm hụt ngân sách. Một sự tăng chuyển nhượng ròng sẽ cải thiện tạm thời tài khoản vãng lai và làm giảm giá trị đồng nội tệ trong tỷ giá thực. Chúng ta xem xét thêm những thành phần của tài khoản vãng lai để tìm hiểu tại sao tài khoản vãng lai được cải thiện. KQ lại một lần nữa tương tự với mô hình cơ bản. Chi tiêu tăng nhẹ, nhưng chỉ tạm thời. TK cá nhân tăng để bù đắp hầu hết thâm hụt ngân sách khi đầu tư sụt giảm. Biểu đồ 5. Tác động của cú sốc chi tiêu Chính phủ và chuyển nhượng ròng. Tiếp theo, như 2 cột đầu trong biểu đồ 5, hướng tác động của chi tiêu Chính phủ đến tỷ giá thựctài khoản vãng lai cũng tương tự như tác động của thâm hụt ngân sách, nhưng tác động này mạnh mẽ hơn, đặc biệt là trong dài hạn. Một sự tăng chi tiêu Chính phủ sẽ cài thiện tài khoản vãng lai và giảm đáng kể, lâu dài giá trị đồng nội tệ trong tỷ giá thực. Chúng SVTH: Nhóm 8 Trang 9 Lớp: CH ngày2 K21 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo tôi cũng xem xét các thành phần của tài khoản vãng lai để tìm hiểu vì sao khi chi tiêu Chính phủ tăng thì tài khoản vãng lai được cải thiện. Tiết kiệm tư nhân tăng vừa phải trong khi đầu tư giảm đáng kể và lâu dài. Tất cả những tác động này đã góp phần vào việc cải thiện tài khoản vãng lai. 4.1.6 Phân tích sự cùng biến động Trong phần này, chúng ta sẽ nghiên cứu một cách có hệ thống đặc điểm cùng biến động của ngân sách Chính phủ, tài khoản vãng lai và tỷ giá thực, được sinh ra bởi từng cú sốc cấu trúc. Chúng ta sẽ phân tích, ví dụ, loại sốc nào có thể dẫn đến "bộ đôi thâm hụt" hoặc "bộ đôi đối nghịch" và từng cú sốc đóng góp bao nhiêu vào đặc tính cùng biến động này. Mặc dù những hàm đáp ứng xung cung cấp một số thông tin về đặc tính cùng biến động, chúng ta áp dụng thêm phương pháp phân tích phương sai sai số dự báo tổng quát ược phát triển bởi Kim (2006) để tìm ra vai trò chính xác của từng cú sốc cấu trúc trong việc giải thích đặc tính cùng biến động. Bảng 3 Phân tích sự cùng biến động Thời gian Tương quan không điều kiện Cú sốc Tương quan có điều kiện Phân tích tương quan Phân tích hiệp phương sai (1) CUR và GOV 4 quý 0.42 (0.31,0.51) RGDP 0.97 (0.90,0.98) 0.33 (0.23,0.39) 78.0 (60.2,95.1) GOV 0.70 (0.27,0.83) 0.10 (0.16,0.03) 22.7 (7.4,36.1) CUR 0.25 (− 0.14,0.58) 0.02 (− 0.01, 0.06) 4.4 (− 3.4, 15.8) RIR 0.52 (− 0.46,0.89) 0.01 (− 0.01, 0.03) 1.6 (− 1.5, 6.2) RER − 0.98 (− 0.47,− 0.97) − 0.03 (− 0.04,− 0.01) − 6.8 (− 13.0,− 1.2) 8 quý 0.34 (0.48,0.18) RGDP 0.98 (0.92,0.98) 0.40 (0.27,0.45) 117.5(83.6,167.0) GOV 0.63 (0.01,0.79) 0.06 (0.00,0.10) 16.4 (0.4,34.2) CUR 0.05 (− 0.24,0.55) 0.00 (− 0.02, 0.04) 0.7 (− 8.9, 16.0) RIR 0.30 (− 0.39,0.72) 0.01 (− 0.01, 0.03) 1.8 (−2.9, 9.9) RER − 0.97 (− 0.97,− 0.73) − 0.12 (−0.17,−0.05) − 36.4 (− 76.5,−10.0) (2) RER và GOV 4 quý 0.09 (− 0.05,0.22) RGDP 0.99 (0.79,0.99) 0.14 (0.04,0.21) 153.5(− 75.4,195.6) GOV 0.93 (0.20,0.94) 0.14 (0.09,0.25) 97.5 (− 31.4,139.9) CUR 0.11 (− 0.69,0.69) 0.00 (− 0.01, 0.01) 1.1 (− 10.1,12.7) RIR − 0.36 (− 0.81,0.62) − 0.01 (− 0.03, 0.01) − 9.6 (− 32.3,27.8) RER − 0.85 (− 0.87,− 0.72) − 0.13 (− 0.18,− 0.05) − 142.6 (− 202,185) 8 quý 0.05 (− 0.14,0.25) RGDP 0.93 (0.78,0.96) 0.22 (0.09,0.31) 404.8(− 195,259) GOV 0.84 (0.10,0.87) 0.07 (0.00,0.11) 120.5(− 44.8,102.4) CUR 0.41 (− 0.65,0.73) 0.00 (− 0.01, 0.02) 9.0 (− 9.3, 16.5) RIR − 0.82 (− 0.90,− 0.03) − 0.01 (− 0.03, 0.01) − 73.9(− 49.7,59.1) RER − 0.90(− 0.91,− 0.75) − 0.20 (− 0.26,− 0.08) − 260.4 (− 219,252 Bảng 3 cho thấy phân tích sự cùng biến động của CUR (tài khoản vãng lai, % GDP) và GOV (thâm hụt ngân sách sơ cấp, % GDP) và của RER (tỷ giá thực có hiệu lực) và GOV, tại dải xác suất 68%. Cột 1 là khoảng thời gian dự báo, cột 2 là hệ số tương quan không điều kiện của sai số dự báo, cột 3 là tên cú sốc, cột 4 làhệ số tương quan có điều kiện, cột 5 là phân tích tương quan - kết quả này cho thấy vai trò của từng cú sốc cấu trúc trong việc giải thích hệ số tương quan không điều kiện, và cột cuối cùng là phân tích hiệp phương sai - kết quả này cho thấy tỷ lệ % đóng góp của từng cú sốc cấu trúc trong việc giải thích hiệp phương sai không điều kiện. "RIR" và "RGDP" lần lượt là lãi suất thực và GDP thực. Bảng 3 cho thấy kết quả phân tích đặc tính cùng biến động của tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách Chính phủ với dải xác suất 68%. Cột 1 cho thấy khoảng thời gian dự báo, cột 2 là hệ số tương quan không điều kiện của sai số dự báo (nghĩa là tính đến tác động của tất cả các cú sốc), cột 3 là tên từng cú sốc, cột 4 là hệ số tương quan có điều kiện (nghĩa là chỉ tính đến tác động của 1 cú sốc), cột 5 là phân tích hệ số tương quan - thể hiện vai trò của từng cú sốc cấu trúc trong việc giải thích hệ số tương quan không điều kiện (vai trò của SVTH: Nhóm 8 Trang 10 Lớp: CH ngày2 K21 [...]... suất thực tăng Những tác động này phù hợp với lý thuyết chuẩn Mặt khác, những tác động lên tài khoản vãng lai và tỷ giá thực thì hơi bất ngờ Tài khoản vãng lai đã cải thiện trong khoảng một năm Sự thay đồi này có ý nghĩa với mức xác suất 95% Giá trị đồng nội tệ giảm liên tục Sự thay đổi này có ý nghĩa tại mức xác suất lớn hơn 68% ở hầu hết chuỗi thời gian dự báo Những tác động này lên tài khoản vãng. .. trừ Mỹ ("Deviations") Mô hình bao gồm những biến sau đây, {RGDP- RGDP*, GOV-GOV*, TB5, RIR- RIR*, RER5}, với RGDP* là log của GDP thực của các nước G5 trừ Mỹ GOV * là tỷ lệ của thâm hụt ngân sách trên GDP của các nước G5 trừ Mỹ TB5 là tỷ số cán cân thương mại của Mỹ đối với các nước G5 trừ Mỹ trên GDP của Mỹ (ở đây cán cân thương mại được sử dụng thay cho tài khoản vãng lai ); RER5 là tỷ giá thực. .. mua sắm chính phủ sẽ cải thiện tài khoản vãng lai một cách mạnh mẽ và liên tục Chương 5: Kết luận SVTH: Nhóm 8 Lớp: CH ngày2 K21 Trang 15 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo Trong bài nghiên cứu này chúng tôi đã kiểm định những tác động của cú sốc thâm hụt ngân sách lên tài khoản vãng lai và tỷ giá thực tại Mỹ, dựa trên mô hình VAR, trong thời kỳ chế độ tỷ giá linh hoạt Mô hình thực nghiệm đã nhận dạng những... định nghĩa thay thế của tỷ giá thực có hiệu lực Thứ ba, chúng tôi xem xét thay thế các giả thuyết xác định bằng cách thay đổi cách sắp xếp những biến trong mô hình Thứ tư, chúng tôi xem xét các phương pháp khác để tính lãi suất thực Thứ năm, chúng tôi thử nghiệm các cách đo lường khác của tài khoản vãng lai Trong mọi trường hợp, tài khoản vãng lai được cải thiện, đồng nội tệ giảm giá trị, các tác động... vãng lai trong khi các đồ thị trong hai cột cột cuối SVTH: Nhóm 8 Lớp: CH ngày2 K21 Trang 13 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo thể hiện phản ứng của tỷ giá thực Trong hầu hết trường hợp, tài khoản vãng lai được cải thiện và tỷ giá thực giảm (đồng nội tệ tăng giá trị) Trong ngắn hạn những hiệu ứng này có ý nghĩa ở mức xác suất 68% trong hầu hết các trường hợp 4.2.2 Những thử nghiệm sâu về các thành phần... những mô hình thực nghiệm thay thế Những phân tích chi tiết hơn đã chỉ ra rằng sự cải thiện tài khoản vãng lai là kết quả từ hành vi tăng tiết kiệm cá nhân cục bộ theo hiệu ứng Ricardo (nghĩa là, tiết kiệm cá nhân tăng), và sự suy giảm trong đầu tư (hiệu ứng rút vốn hàng loạt do lãi suất thực tăng), trong khi đó sự giảm giá trị đồng nội tệ trong tỷ giá thực chủ yếu là kết quả của sự giảm giá trị đồng... hình phi đệ quy Tại đầu mỗi đồ thị là tên của những cú sốc (hoặc chi tiêu của chính phủ ( "GOVS"), hoặc chuyển nhượng ròng ("TRANS")) và tên biến phản ứng lại Cột thứ hai cho thấy những tác động của những biến giả tài khóa từ mô hình mở rộng EEF Tên của biến phản ứng được ghi trên đầu mỗi đồ thị Trong mọi trường hợp, sự cải thiện tài khoản vãng lai và sự mất giá đồng nội tệ trong tỷ giá thực được tìm... sốc chi tiêu chính phủ lên tài khoản vãng lai có xu hướng ổn định hơn tác động của cú sốc chuyển nhượng ròng Trong mô hình EEF, tài khoản vãng lai xấu đi trong giai đoạn đầu tiên Nó dường như là kết quả từ sự giảm xuống ban đầu trong chi tiêu mua sắm chính phủ (biểu thị trong hàng đầu tiên) Từ giai đoạn kế tiếp trở đi, chi tiêu mua sắm chính phủ bắt đầu tăng và tài khoản vãng lai cũng bắt đầu cải thiện... trong khi đó sự giảm giá trị đồng nội tệ trong tỷ giá thực chủ yếu là kết quả của sự giảm giá trị đồng nội tệ trong tỷ giá danh nghĩa Mặc dù một vài mô hình phân tích chỉ ra rằng thâm hụt ngân sách sẽ dẫn đến một sự cải thiện tài khoản vãng lai và làm giảm giá trị đồng nội tệ trong tỷ giá thực, nhưng chúng không hoàn toàn phù hợp với những chi tiết trong bằng chứng được trình bày trong bài nghiên cứu... những cú sốc thâm hụt ngân sách sau khi kiểm soát những nguồn gây ra biến động nội sinh trong ngân sách, như là những cú sốc đầu ra Những kết quả thực nghiệm đã chỉ ra rằng thâm hụt ngân sách làm tăng tài khoản vãng lai và làm giảm giá trị đồng nội tệ trong tỷ giá thực trong ngắn hạn Những kết quả này đi ngược lại với những dự báo của hầu hết các mô hình lý thuyết Phát hiện này thì vững chắc dưới nhiều . thời tài khoản vãng lai và làm giảm giá trị đồng nội tệ trong tỷ giá thực. Chúng ta xem xét thêm những thành phần của tài khoản vãng lai để tìm hiểu tại. thời tài khoản vãng lai và làm giảm giá trị đồng nội tệ trong tỷ giá thực. Chúng ta xem xét thêm những thành phần của tài khoản vãng lai để tìm hiểu tại

Ngày đăng: 07/01/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan