Vấn đề sở hữu trí tuệ trong hoạt động đầu tư nước ngoài những hạn chế và giải pháp cho doanh nghiệp việt nam

24 837 4
Vấn đề sở hữu trí tuệ trong hoạt động đầu tư nước ngoài  những hạn chế và giải pháp cho doanh nghiệp việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG MỤC LỤC MỤC LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 2 PHẦN NỘI DUNG 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 4 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TUE NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 10 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 19 PHẦN KẾT LUẬN 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 Nhóm học viên G9: 81- 90 CH QTKD K6.2 Trang 1 ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ PHẦN MỞ ĐẦU Sở hữu trí tuệ đang ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế của đất nước cũng như tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không còn là nội dung xa lạ với các doanh nghiệp và toàn xã hội Các đối tượng như sáng chế, kiểu dáng, nhãn hiệu, phần mềm máy tính, bản quyền tác phẩm văn học nghệ thuật đã trở thành tài sản trí tuệ rất có giá trị góp phần quan trọng làm tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ Mặc dù có sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng chúng ta đã thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế và đưa Việt Nam đạt mục tiêu là quốc gia có mức thu nhập trung bình trên thế giới Nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là từ khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO Cùng với đà phát triển chung của nền kinh tế là sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam Trong những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam đã gia tăng không ngừng và nhanh chóng phát triển cả về số lượng lẫn quy mô Một số doanh nghiệp nước ta đã thực hiện đầu tư ra nước ngoài để mở rộng thị trường và tìm kiếm các cơ hội kinh doanh tại các thị trường tiềm năng Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư cũng như thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, hệ thống văn bản và thực thi pháp luật của Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được hoàn thiện Tuy nhiên, vẫn còn có những tồn tại và hạn chế liên quan đến vấn đề quyền sở hữu trí tuệ mà chúng ta cần phải khắc phục, không chỉ từ các cơ quan ban hành và thực thi luật mà còn từ chính các doanh nghiệp Việt Nam Với những lý do đó, nhóm số 9 nghiên cứu đề tài tiểu luận “Vấn đề sở hữu trí tuệ trong hoạt động đầu tư nước ngoài Những hạn chế và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam” Mục tiêu của tiểu luận là đưa ra một số giải pháp chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Các giải pháp được đưa ra dựa trên việc tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay Nhóm học viên G9: 81- 90 CH QTKD K6.2 Trang 2 ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của Tiểu luận được chia thành ba phần như sau: - Phần I: Cơ sở pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - Phần II: Thực trạng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay - Phần III: Một số giải pháp chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm học viên G9: 81- 90 CH QTKD K6.2 Trang 3 ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 1 Một số khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ 1.1 Quyền sở hữu trí tuệ Điều 4, khoản 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: “Sở hữu trí tuệ (SHTT) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng” Điều 2 (8) của Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ký ngày 14-7-1967 quy định: “Sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền liên quan đến các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; các cuộc biểu diễn của nghệ sĩ biểu diễn, các bản ghi âm và các chương trình phát sóng; các sáng chế trong tất cả các lĩnh vực sáng tạo của con người; các khám phá khoa học; các kiểu dáng công nghiệp; các nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ và các tên thương mại; bảo hộ chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh; và tất cả các quyền khác nảy sinh từ kết quả của hoạt động trí tuệ thuộc các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học và công nghiệp” 1.2 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: Từ góc độ vật chất, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là nhằm đảm bảo cho người sáng tạo có thể khai thác giá trị kinh tế từ các sản phẩm sáng tạo của mình để bù đắp lại công lao sáng tạo Nhìn chung, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quy định, chính sách, biện pháp cho phép chủ thể quyền SHTT hoặc cơ quan có thẩm quyền sử dụng các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ Dưới góc độ chủ thể quyền, việc bảo vệ quyền SHTT sẽ bảo đảm việc xử lý, ngăn chặn và ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền; dưới góc độ xã hội, bảo vệ quyền SHTT có tác dụng kích thích, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn và lành mạnh; dưới góc độ quốc tế, bảo vệ Nhóm học viên G9: 81- 90 CH QTKD K6.2 Trang 4 ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ quyền SHTT luôn là mối quan tâm to lớn không chỉ ở từng quốc gia mà ở cả bình diện quốc tế 2 Cơ sở pháp lý 2.1 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005: Năm 2003, Luật Sở hữu Trí tuệ đã được đưa vào chương trình làm luật của Quốc hội Bản dự thảo đầu tiên được hai Cục SHTT thuộc Bộ Khoa học Công nghệ và Cục Bản Quyền tác giả thuộc Bộ Văn hoá Thông tin soạn thảo và được đưa ra xin ý kiến đóng góp của nhân dân Nhiều hội thảo đóng góp ý kiến xây dựng Luật Sở hữu Trí tuệ đã được tổ chức, thu hút đông đảo sự quan tâm của các chuyên gia pháp luật trong và ngoài nước Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau, và dự thảo cuối cùng trình Quốc hội cũng chưa thể hoàn chỉnh, việc ban hành một đạo luật thống nhất về Sở hữu Trí tuệ đã trở nên cấp thiết, và lộ trình làm luật của Việt Nam phục vụ cho việc gia nhập WTO là không thể trì hoãn Tại kỳ họp Quốc hội Khoá X, Kỳ họp thứ 10, vào ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật Sở hữu Trí tuệ (Luật SHTT – Luật Số 50/2005/QH10) đã được Quốc hội ban hành, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 Luật Sở hữu trí tuệ đã tiếp thu được các giá trị của nhiều quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ, đã được thẩm định trong thực tiễn Lợi ích của các chủ thể sáng tạo, khai thác sử dụng và công chúng hưởng thụ đã được điều chỉnh khá hài hoà Các quy phạm pháp luật đã tương thích với hầu hết các điều ước quốc tế có liên quan, các Hiệp định song phương đảm bảo thuận lợi cho việc hội nhập vào cộng đồng quốc tế.Tính minh bạch, rõ ràng và khả thi cũng đã thể hiện khá rõ tại các điều luật Lợi ích quốc gia thể hiện tại các điều luật đã được Ban soạn thảo, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội quan tâm trong suốt quá trình chuẩn bị, soạn thảo và thông qua luật sở hữu trí tuệ Như vậy đây là lần đầu tiên, Việt Nam có một đạo luật riêng về sở hữu trí tuệ được ban hành ở cấp cao nhất Luật SHTT được chia thành 6 phần , trong đó phần V có nội dung về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là phần được coi là đổi mới mạnh mẽ nhất trong các qui định về sở hữu trí tuệ từ trước đến nay, đi thẳng vào vấn đề mà Việt Nam còn bị các Nhóm học viên G9: 81- 90 CH QTKD K6.2 Trang 5 ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ nước coi là yếu kém: thực thi quyền sở hữu trí tuệ Tuân thủ các cam kết về thực thi quyền sở hữu trí tuệ qui định tại Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ và Thỏa ước TRIPS 2.2 Luật đầu tư: Luật Đầu tư được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 Luật có liệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006 Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động đầu tư nước ngoài cũng đã được quy định tại trong luật như sau: - Điều 3, khoản 12: “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư” - “Điều 7 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động đầu tư; bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.” 2.3 Bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ theo các công ước quốc tế: Hệ thống pháp luật quốc tế về quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT) được hình thành từ cuối thế kỷ 19 với sự ra đời của hai điều ước nền tảng là Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (năm 1883) và Công ước Bern về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật (năm 1886) Tiếp đó, hàng loạt các công ước quốc tế về các vấn đề khác liên quan đến quyền SHTT đã được ký kết như: Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu (năm 1891), Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát sóng (năm 1961), Công ước về bảo hộ giống cây trồng mới (năm 1961), Hiệp định hợp tác về bằng phát minh sáng chế (năm 1970), Công ước Brussels về việc phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh (năm 1974), Sự ra đời của các điều ước quốc tế nói trên ngày càng khẳng định vai trò của quyền SHTT đối với các hoạt động đầu tư, sản xuất và thương mại ở từng quốc gia cũng như trong quan hệ kinh tế quốc tế, đóng góp đáng Nhóm học viên G9: 81- 90 CH QTKD K6.2 Trang 6 ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ kể vào việc đặt nền tảng và sự phát triển của hệ thống bảo hộ quyền SHTT trên phạm vi toàn cầu Song, do đặc thù của các công ước là tính cưỡng chế yếu nên trên thực tế, các công ước đã được phê chuẩn vẫn không thể thực hiện có hiệu quả mục tiêu bảo hộ quyền SHTT Các công ước quốc tế phần lớn chỉ đề cập tới trình tự bảo hộ quyền SHTT quốc tế, còn yêu cầu pháp lý đối với các quốc gia lại hạn chến nên đã không đưa ra được một tiêu chuẩn quốc tế về bảo hộ quyền SHTT, đồng thời các công ước quốc tế phần lớn chỉ chế định quyền SHTT đối với một loại hình tài sản trí tuệ nhất định mà không có những quy định toàn diện phạm vi hiệu lực về quyền SHTT; và phần lớn các công ước quốc tế về quyền SHTT không hề đề cập đến các biện pháp giải quyết tranh chấp về quyền SHTT Những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thực thi quyền SHTT và là một trong những tiền đề dẫn tới sự hình thành Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPs) trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) 2.4 Hiệp định TRIPS Hiệp định TRIPS (Trade Related Aspects of Intellectual Property Rights) hay còn gọi là Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT của WTO được ký kết vào ngày 15/04/1994 và chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/1995 TRIPS ra đời nhằm giải quyết một cách toàn diện vấn đề bảo hộ quyền SHTT Với Hiệp định này, lần đầu tiên những quy định về quyền SHTT được đưa vào hệ thống thương mại đa biên và sẽ "góp phần thúc đẩy việc cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, mang lại lợi ích cho cả người sáng tạo và người sử dụng công nghệ cũng như lợi ích kinh tế - xã hội nói chung và đảm bảo sự cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ" (Điều 7, Hiệp định TRIPs) Nội dung Hiệp định TRIPS: Toàn bộ nội dung của Hiệp định TRIPS được chia thành 7 phần và là những nguyên tắc cơ bản và mức độ bảo hộ tối thiểu mà mỗi quốc gia thành viên WTO phải bảo đảm cho quyền SHTT của các quốc gia thành viên khác Phần I của hiệp định đưa ra các điều khoản chung và các nguyên tắc cơ bản, đặc biệt là cam kết đối xử quốc gia mà theo đó các công dân của các nước thành viên phải được đối xử không kém ưu đãi hơn so với công dân của các chính nước Nhóm học viên G9: 81- 90 CH QTKD K6.2 Trang 7 ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ thành viên đó về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ Phần này cũng đưa ra điều khoản đối xử tối huệ quốc, là một điều khoản mới trong thỏa thuận sở hữu hữu trí tuệ quốc tế, theo đó bất kỳ thuận lợi nào mà một thành viên dành cho các công dân của một thành viên khác cũng phải được ngay lập tức và vô điều kiện áp dụng cho công dân của tất cả các thành viên khác, ngay cả khi sự đối xử này ưu đãi hơn đối xử mà mà thành viên đó dành cho chính công dân của nước mình Phần II nêu rõ về nội dung từng quyền sở hữu trí tuệ, các tiêu chuẩn liên quan đến khả năng đạt được, phạm vi và việc sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ Các lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TRIPS bao gồm: Bản quyền và các quyền có liên quan, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, bằng sáng chế, sơ đồ bố trí mạch tích hợp và bảo hộ thông tin bí mật Phần III của Hiệp định đặt ra vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ Theo đó, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải áp dụng các thủ tục thực thi quyền SHTT một cách bình đẳng, công bằng, hiệu quả Các quyết định xử lý phải bảo đảm tính minh bạch và quyền kháng cáo, khiếu nại của đương sự và việc bồi thường thiệt hại phải mang tính chất đền bù đối với người bị thiệt hại và giáo dục đối với người xâm phạm Phần IV của Hiệp định đề cập đến các thủ tục để đạt được và duy trì các quyền SHTT và thủ tục liên quan theo yêu cầu của các bên liên quan Phần V của Hiệp định đề cập đến vấn đề ngăn ngừa và giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ Tranh chấp phát sinh liên quan đến Hiệp định TRIPs là quy định quan trọng nhất trong lĩnh vực này và sẽ được giải quyết theo quy định của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) Điều 63 yêu cầu các thành viên WTO phải công bố, hoặc ít nhất cho công chúng tiếp cận bằng ngôn ngữ quốc gia, tất cả các luật, quy định, quyết định xét xử cuối cùng và quyết định hành chính giải quyết vụ việc liên quan đến việc đăng ký, bảo hộ, thực thi, ngăn chặn lạm dụng quyền SHTT Ngoài ra, các thành viên phải công bố mọi thỏa thuận đã ký với các thành viên WTO khác trong lĩnh vực quyền SHTT Phần VI là các điều khoản chuyển tiếp Theo đó, Hiệp định nới rộng thời hạn áp dụng liên quan đến quyền SHTT cho các nước đang và kém phát triển Điều 66 của Hiệp định quy định: “Những Thành viên là nước phát triển phải tạo động lực để Nhóm học viên G9: 81- 90 CH QTKD K6.2 Trang 8 ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ khuyến khích các doanh nghiệp và các tổ chức trong lãnh thổ của mình chuyển giao công nghệ cho những Thành viên là nước kém phát triển để giúp họ tạo ra một nền tảng công nghệ bền vững và có khả năng phát triển Phần VII và các quy định về cơ chế; điều khoản cuối cùng Theo đó, hội đồng TRIPS sẽ được thành lập để điều hành việc thực thi hiệp định và sự tuân thủ của các thành viên đối với hiệp định Ngoài ra, phần này cũng quy định vấn đề bảo hộ các đối tượng đang tồn tại, điều khoản xem xét lại và sửa đổi, bảo lưu và những ngoại lệ về an ninh Trên đây là những cơ sở pháp lý quan trọng liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ Đó đều là những nguồn luật quan trọng để giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ đối với các tài sản trí tuệ của công ty mình Đồng thời, đó cũng là những nguồn luật cơ bản để điều chỉnh và là căn cứ để xử lý các hành vi vi phạm hoặc các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ Nhóm học viên G9: 81- 90 CH QTKD K6.2 Trang 9 ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TUE NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 1 Một số thành tựu: Hoạt động bảo hộ quyền SHTT ở nước ta được bắt đầu triển khai từ những năm 80, nhưng chỉ từ khi Quốc hội ban hành bộ Luật Dân sự (năm 1995) thì hoạt động này mới bắt đầu tiến triển Đặc biệt, từ khi Quốc hội ban hành Luật SHTT (năm 2005) và Việt Nam là thành viên chính thức của WTO thì hoạt động này trở nên sôi động với tất cả các dạng tài sản trí tuệ được bảo hộ, bao gồm: bản quyền tác giả và các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng mới Từ năm 2005 đến nay, việc đăng ký và cấp chứng nhận bảo hộ tăng bình quân hằng năm 20% Về quyền tác giả, nhiều cuốn sách hay của nước ngoài đã được mua bản quyền tác giả để dịch và xuất bản ở trong nước Về quyền sở hữu công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tăng 25% - 30%, đăng ký bảo hộ các sáng chế cũng tăng 10% - 15%, nhưng phần lớn (chiếm trên 65%) là của nước ngoài đăng ký ở Việt Nam Thời gian được cấp chứng nhận quyền SHTT sau khi hoàn tất thủ tục chỉ trong hai tháng (nếu không xảy ra tranh chấp), đây là những kết qủa khá ấn tượng Trong những nhận định đánh giá, nhất là đánh giá của một số đối tác quan trọng trong kinh tế (đầu tư, thương mại) trong quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam là EU, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Mỹ và Australia đều có chung nhận định rằng Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng các văn bản pháp luật về SHTT nhưng vấn đề thực thi là một điểm yếu cần phải khắc phục 2 Những hạn chế: 2.1 Vấn đề đăng ký bảo hộ quyền SHTT: Các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là đăng ký quyền SHTT: Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa chú trọng đến vấn đề bảo hộ quyền SHTT để bảo vệ cho tài sản trí tuệ và thành quả của doanh nghiệp mình như quyền tác giả, nhãn hiệu, bằng sáng chế, v.v Có một số doanh nghiệp đã thực hiện đăng Nhóm học viên G9: 81- 90 CH QTKD K6.2 Trang 10 ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ ký trong nước nhưng chưa chú trọng đến đăng ký quyền SHTT tại thị trường mục tiêu hoặc đăng ký với các tổ chức quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ Đã có một số doanh nghiệp Việt Nam phải trả những bài học đắt giá do nhận thức hạn chế về vấn đề bảo hộ quyền SHTT cho tài sản trí tuệ của doanh nghiệp mình Ví dụ điển hình là trường hợp của Võng xếp Duy Lợi Tháng 8/2002, doanh nghiệp tư nhân võng xếp Duy Lợi do ông Lâm Tấn Lợi làm giám đốc đã bị yêu cầu dừng sản xuất và xuất khẩu đối với sản phẩm võng xếp của công ty Mặc dù, ông Lợi đã làm đúng trình tự và đăng ký quyền SHTT đối với sản phẩm “Khung mắc võng” do ông sáng chế tại Việt Nam Tuy nhiên, một nhóm có tên Miki của Nhật Bản đã nhanh tay đăng ký với Cơ quan sáng chế của Nhật Bản bằng sáng chế giải pháp hữu ích “Khung võng tiện dụng” giống hệt với sáng chế của ông Lợi Vì vậy, nhóm Miki đã kiện công ty Duy Lợi vì “xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” và yêu cầu công ty ngừng sản xuất và xuất khẩu sản phẩm võng xếp của công ty, và nếu công ty vẫn tiếp tục sản xuất và xuất khẩu vào thị trường Nhật thì phải trả cho họ 4 USD/1 sản phẩm Ngoài ra, nhóm Miki còn đe dọa sản phẩm của Duy Lợi sẽ bị cấm xuất khẩu sang 112 quốc gia thành viên của Hiệp hội sáng chế Quốc tế Công ty Duy Lợi đã phải thuê luật sư và đấu tranh để đòi lại quyền SHTT đối với sản phẩm võng xếp của công ty Vào tháng 3 năm 2003, thương hiệu võng xếp Duy Lợi mới được trả lại tên và khai thông tại thị trường Nhật Bản, nhưng niềm vui chẳng bao lâu, một cuộc tranh chấp quyền sở hữu tương tự lại xảy ra với Duy Lợi, lần này cam go hơn, phức tạp hơn vì nó xảy ra tại Mỹ Tháng 9/2001, Doanh nghiệp tư nhân võng xếp Duy Lợi xuất một container hàng sang Mỹ, sau đó không thấy đơn đặt hàng nào từ Mỹ nữa Nhờ luật sư tra cứu trên mạng, ông Lâm Tấn Lợi, Giám đốc Công ty Duy Lợi, phát hiện doanh nhân người Đài Loan Chung Sen Wu (cư trú tại Đài Loan) đã đăng ký bằng sáng chế ở Mỹ cho chiếc võng xếp có kiểu dáng giống hệt võng xếp của Duy Lợi Chính bằng sáng chế này đã “khóa cánh cửa” thị trường Mỹ đối với Duy Lợi và nhiều doanh nghiệp khác Từ tháng 5/2004 ông Lợi đã gửi đơn sang Mỹ yêu cầu Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Mỹ (USPTO) huỷ hiệu lực bằng sáng chế mà cơ quan này đã cấp cho ông Chung Sen Wu với lý do là ông Lâm Tấn Lợi đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp từ ngày 23/3/2000 trong khi Nhóm học viên G9: 81- 90 CH QTKD K6.2 Trang 11 ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ ông Chung Sen Wu nộp đơn xin cấp bằng sáng chế tại Mỹ vào ngày 15/8/2001 Sau hơn 1 năm đấu tranh, năm 2005, USPTO đã hủy hiệu lực bằng sáng chế đã cấp cho ông Chung Sen Wu Ông Lợi cùng với luật sư của mình một lần nữa tìm lại được sự công bằng cho thương hiệu Võng xếp Duy Lợi nhưng đồng thời doanh nghiệp đã phải bỏ ra những chi phí và công sức rất lớn để theo đuổi hai vụ kiện Ngoài trường hợp của võng xếp Duy Lợi, các doanh nghiệp lớn như Công ty Cà phê Trung Nguyên, Tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba), Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty may Việt Tiến, v.v cũng đã phải trả những bài học đắt giá do nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề bảo hộ quyền SHTT đối với các tài sản trí tuệ của công ty như bằng sáng chế, nhãn hiệu, tên thương mại, v.v tại thị trường quốc tế Năm 2002, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) đã bị Công ty Sumatra (trụ sở chính tại Indonesia) kiện vì đã bán sản phẩm nhãn hiệu Vinataba tại thị trường Lào và Campuchia Sau một thời gian tìm hiểu, Vinataba mới biết rằng, nhãn hiệu của mình đã bị “đánh cắp”, vì Sumatra đã “nhanh chân” đăng ký tên sản phẩm mà chẳng có một bao thuốc lá nào bán ra thị trường Vì vậy, để thương hiệu được công nhận tại hai thị trường trên, Vinataba đã phải bỏ ra hàng tỷ đồng để tham gia “cuộc chiến pháp lý” Tuy nhiên, với những thị trường xa, Vinataba đành phải nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu (do chi phí cho việc giành lại thương hiệu quá tốn kém) Đối với trường hợp của Trung Nguyên, tháng 7/2000, Công ty Cà phê Trung Nguyên sang Mỹ để tiếp cận Rice Field với mục đích đưa sản phẩm của mình vào thị trường Mỹ Mặc dù vẫn đang trong quá trình thương thảo, nhưng nhãn hiệu Trung Nguyên đã bị phía Rice Field nhanh chân nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với các cơ quan chức năng Mỹ và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) Cuối cùng, sau 2 năm ròng rã thương thảo, Trung Nguyên mới đòi lại được quyền bảo hộ đối với nhãn hiệu Trung Nguyên, nhưng đổi lại công ty này phải chấp nhận để Rice Field làm nhà phân phối sản phẩm của Trung Nguyên tại Mỹ Không chỉ thương hiệu sản phẩm bị đe dọa, ngay cả tên miền của Trung Nguyên (trungnguyen.com) cũng bị một Việt kiều ở CH Séc đăng ký và rao bán Tương tự trường hợp của Trung Nguyên, các công ty Việt Nam khác như Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), công ty may Việt Tiến, May 10, Dệt Thành Công, v.v cũng đã phải giải quyết những vụ kiện tụng với đối tác nước ngoài trong Nhóm học viên G9: 81- 90 CH QTKD K6.2 Trang 12 ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ vấn đề bản quyền nhãn hiệu các sản phẩm của doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài Nguyên nhân của tình trạng này là do các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu nhiều kinh nghiệm kinh doanh quốc tế và ít am hiểu pháp luật kinh doanh quốc tế Các doanh nghiệp Việt Nam còn chậm tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hộ quyền SHTT cho tài sản trí tuệ của doanh nghiệp mình tại các cơ quan phụ trách trong nước và tại các tổ chức quốc tế về quyền SHTT cũng như tại các thị trường mục tiêu Theo báo cáo hàng năm của Cục sở hữu trí tuệ, chỉ tính riêng năm 2009, số đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế đã được nộp của người nước ngoài là 2632 đơn, chiếm 91%; trong khi số đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế của người Việt Nam chỉ có 258 đơn, chiếm 9% Tính trong cả giai đoạn từ 1981 đến 2009, tổng số đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế đã được nộp của người Việt Nam chỉ có 2239 đơn, trong khi số lượng đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế của người nước ngoài là 23617 đơn (nguồn: Báo cáo hàng năm của Cục sở hữu trí tuệ) Những con số đó phần nào cho thấy các doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ cho lợi ích và quyền sở hữu đối với các tài sản trí tuệ của doanh nghiệp và cá nhân đó Các khó khăn, hạn chế trong việc đăng ký quyền SHTT: Thông tin SHTT đang là một trong các khâu yếu nhất trong hoạt động SHTT ở nước ta Số lượt người khai thác thông tin sáng chế rất thấp, khoảng trên 1000 lượt người/năm ở cả 3 trung tâm tư liệu sáng chế tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng Phần lớn các yêu cầu tra cứu tin được tiến hành với nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp, chứ không phải là sáng chế Chính những điều này là một nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng phát triển hoạt động SHTT thời gian qua Nhiều doanh nghiệp tỏ ra lúng túng trong quá trình thực thi luật do các thông lệ quốc tế chặt chẽ hơn trước mà doanh nghiệp chưa kịp thích ứng Ví dụ như vấn đề chủng loại hàng hóa phải ghi nhãn theo quy định mới chặt chẽ hơn Chẳng hạn bia Tiger sản xuất tại Hà Nội và TP.HCM thì ghi nhãn là: Nhà máy Bia Hà Tây, Vân Tảo, Thường Tín, Hà Nội hoặc Thới An, Quận 12, TP.HCM Hay nước khoáng La Vie sản xuất tại Hưng yên và Long An thì trên nhãn ghi rõ địa chỉ cơ sở sản xuất ở Hưng Yên hay ở Long An Nhóm học viên G9: 81- 90 CH QTKD K6.2 Trang 13 ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ Mạng lưới dịch vụ về SHTT hiện còn rất mỏng Hoạt động chủ yếu của các đơn vị này chỉ là làm thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp Vai trò của các nhà cung cấp dịch vụ SHTT trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền SHTT, chống lại nạn hàng nhái, hàng sao chép lậu còn chưa cao Dịch vụ SHTT nói chung chưa được cung cấp rộng khắp, chỉ tập trung tại các thành phố lớn Chất lượng dịch vụ SHTT và trình độ của các nhà cung cấp dịch vụ này hiện đang ở mức thấp Đây sẽ là yếu tố hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dịch vụ SHTT của Việt Nam so với nước ngoài 2.2 Hệ thống pháp luật về SHTT và thực thi quyền SHTT còn nhiều hạn chế: Ngay sau khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ Hiệp định về các khía cạnh của quyền SHTT liên quan đến thương mại (TRIPS) của WTO Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực quan trọng trong suốt những năm qua để những quy định và luật pháp của Việt Nam về SHTTphù hợp với Hiệp định TRIPS Cho đến nay, Việt Nam đã triển khai một cách toàn diện các cam kết hội nhập trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đã đạt được nhiều tiến bộ, đáp ứng phần lớn các yêu cầu đặt ra Tuy nhiên, trên thực tế việc thực thi quyền SHTT còn nhiều hạn chế, hiệu lực của hệ thống các quy định về bảo hộ quyền SHTT còn thấp, tính minh bạch và sự nghiêm minh trong thực thi luật còn nhiều vấn đề cần xem xét dẫn đến tình trạng vi phạm, xâm phạm quyền SHTT đang diễn ra khá phổ biến Các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam đã tạo ra những cơ sở pháp lý cần thiết cho việc xử lý các hành vi vi phạm quyền SHTT Theo các quy định hiện hành, chủ thể bị vi phạm quyền SHTT có thể áp dụng hay đề nghị áp dụng các biện pháp dân sự, hình sự, hành chính hay biện pháp kiểm soát tại biên giới nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm Từ khi ra đời Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03/01/2000 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp, tiếp đến là sự ra đời của Luật cạnh tranh số 27/2004/QH11 ngày 03/12/2004 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2005, với các điều khoản có liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh nói Nhóm học viên G9: 81- 90 CH QTKD K6.2 Trang 14 ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ chung và cạnh tranh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHTT nói riêng (các điều 39, 40, 41 Luật Cạnh tranh), sau đó là sự ra đời của Luật SHTTsố 50/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2006; các chủ thể của quyền SHTT đã biết đến một “vũ khí” tự vệ mới, đó là các quy định về bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới SHTT Xem xét mối quan hệ giữa cạnh tranh không lành mạnh và SHTT là một vấn đề không hề đơn giản, ngay cả ở những nước có nền khoa học pháp lý phát triển, việc tồn tại song song hai phương thức kiện dựa trên cơ sở pháp luật cạnh tranh và pháp luật về SHTT đối với các hành vi phạm quyền SHTT ở Việt Nam lại càng khiến mối quan hệ này trở nên phức tạp hơn Luật cạnh tranh và luật SHTT là hai luật đặc thù của nền kinh tế thị trường có mục tiêu chung nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường Luật SHTT khuyến khích sáng tạo bằng cách trao cho người chủ sở hữu quyền bảo hộ độc quyền trong việc khai thác tài sản SHTT Trong khi đó, Luật cạnh tranh khuyến khích sáng tạo bằng cách tạo cơ hội cho công bằng cho các doanh nghiệp tham gia thị trường Mối quan hệ chặt chẽ giữa hai luật thể hiện qua một số mảng giao thoa: Luật cạnh tranh cân bằng các quyền liên quan đến SHTT, đảm bảo các chủ sở hữu không lợi dụng quyền SHTT đã được bảo hộ để gây hạn chế cạnh tranh Tuy nhiên, đối tượng có liên quan đến SHTT thuộc phạm vi áp dụng Luật cạnh tranh rộng hơn so với pháp luật về SHTT Các đối tượng như khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng, bao bì, chỉ dẫn thương mại, tên miền… nếu không được bảo hộ bằng các quy định riêng về SHTT thì hoàn toàn có thể tìm thấy cơ sở pháp lý để bảo vệ trong Luật cạnh tranh Các đối tượng này theo truyền thống không phải là đối tượng bảo hộ quyền SHTT Mặc dù có mối quan hệ giao thoa chặt chẽ, sự kết nối giữa hai luật này hiện nay là không rõ ràng Đặc biệt, sự phối hợp giữa các cơ quan chịu trách nhiệm thi hành hai luật cũng chưa có, dẫn đến nhiều vụ việc phát sinh chưa có cơ sở giải quyết Ngày 1/1/2010 là thời điểm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT năm 2005 có hiệu lực Tuy nhiên văn bản hướng dẫn chính thức của Luật sửa đổi, bổ sung của Luật SHTT năm 2005 lại ban hành chậm trễ Lý do của sự chậm trễ Nhóm học viên G9: 81- 90 CH QTKD K6.2 Trang 15 ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ này, là còn chờ sửa đổi Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 cũng như chờ hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao Bên cạnh đó, trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính, sự chậm trễ của Bộ Khoa học và Công nghệ trong công tác xây dựng Nghị định mới thay Nghị định 106/2006/ NĐ-CP ngày 22/9/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp để phù hợp với nội dung Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 2/4/2008 cũng có ảnh hưởng nhất định đến công tác của ngành Hải quan Theo quy định của Pháp lệnh 2008, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT là không quá 500 triệu đồng (Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Điều 1, khoản 2) Tuy nhiên, Nghị định 106/2006/NĐ-CP không có quy định giới hạn của mức tiền phạt và vẫn căn cứ vào giá trị của hàng hóa vi phạm để xác định khung hình phạt Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn là nếu cơ quan hải quan căn cứ Nghị định 106/2006/NĐ-CP để xử phạt thì mức phạt tiền có thể lên đến hàng tỷ đồng thì tuy đúng với Nghị định nhưng lại không phù hợp với Pháp lệnh Những quy định chồng chéo, không tương thích giữa các văn bản luật và hướng dẫn thi hành luật đã khiến cho việc thực thi quyền SHTT một cách hiệu quả gặp rất nhiều khó khăn Theo báo cáo của liên Bộ Khoa học và Công nghệ - Văn hóa - Thông tin về tình hình thực thi quyền SHTT ở Việt Nam, vi phạm về SHTT đang có dấu hiệu phổ biến, trong mọi lĩnh vực với mức độ nghiêm trọng và phức tạp gia tăng do cơ chế đảm bảo thực thi chưa hoàn thiện và chưa phát huy đúng mức Ngay cả với cơ chế hành chính, việc phân công cho nhiều cơ quan, nhiều tầng nấc xử phạt khiến cho hiệu lực thực thi bị phân tán và trở nên phức tạp Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì tại Việt Nam có 6 cơ quan là “Tòa án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT” (Điều 200, Luật SHTT 2005) Tình trạng quá nhiều đầu mối khiến cho các chủ thể cần sử dụng cơ chế này cũng lúng túng, không biết kêu ai Còn chính các cơ quan nói trên cũng dễ nảy sinh tâm lý đùn đẩy, chờ đợi, giẫm chân nhau hoặc mạnh ai nấy làm Nhóm học viên G9: 81- 90 CH QTKD K6.2 Trang 16 ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ 2.3 Về tình trạng vi phạm quyền SHTT tại Việt Nam: Vấn đề xâm phạm quyền SHTT ngày càng phức tạp và có dấu hiệu phổ biến Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, các vi phạm xảy ra phổ biến nhất là đối với nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp Tuy vậy, các dạng tài sản khác cũng đã có xâm phạm như: chỉ dẫn địa lý (do sự nổi tiếng của nước mắm Phú Quốc nên có nhiều hãng trong nước và nước ngoài đã gắn tên sản phẩm của họ bằng nhãn hiệu "Nước mắm Phú Quốc" để dễ dàng tiêu thụ sản phẩm); tên thương hiệu (điển hình là vụ khiếu kiện đặt tên "Vang đỏ Đà Lạt" gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng với sản phẩm có tiếng "Vang Đà Lạt" đã xin bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa); và gần đây xuất hiện các vụ việc xâm phạm sáng chế và giống cây trồng Cũng không kém phần nghiêm trọng là mọi chủng loại sản phẩm hàng hóa đều có hàng nhái, hàng giả từ hàng tiêu dùng thông thường như thực phẩm, đồ uống, quần áo, giày dép, đồ dùng vệ sinh cá nhân, đến đồ gia dụng, phương tiện máy móc hoặc các sản phẩm cao cấp, đặc dụng như mỹ phẩm, dược phẩm v.v Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng đã gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề vi phạm quyền SHTT Các công ty sản xuất hàng tiêu dùng như Unilever Việt Nam rơi vào tình trạng bị nhái nhãn mác, sao chép kiểu dáng, bao bì đối với các sản phẩm của công ty như P/S, Omo, Pond’s, v.v Hay trường hợp của công ty TNHH Piaggio Việt Nam có dòng sản phẩm xe máy Vespa đã bị rất nhiều công ty lắp ráp sản xuất có kiểu dáng tương tự với kiểu dáng xe Vespa với giá thấp hơn rất nhiều sản phẩm chính hãng của công ty Vụ việc xảy ra gần đây nhất là vấn đề tranh cãi xung quanh mẫu xe Diamond Blue do Công ty Lisohaka lắp ráp có kiểu dáng tương tự như xe Vespa LX của công ty Piaggio Vụ việc hiện vẫn đang được các cơ quan chức năng điều tra tìm hiểu Tuy nhiên, cả công ty TNHH Piaggio Việt Nam và cục Sở hữu trí tuệ đều khẳng định công ty TNHH Piaggio Việt Nam chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp của xe Vespa LX Đây sẽ là một khó khăn cho công ty trong các vụ kiện tụng liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ Tương tự trường hợp của công ty TNHH Piaggo, công ty Honda cũng bị các công ty tư nhân của Việt Nam sản xuất các sản phẩm xe máy có kiểu dáng và mẫu mã tương tự như các mẫu xe Honda Cục sở hữu công nghiệp, Chi cục quản lý thị Nhóm học viên G9: 81- 90 CH QTKD K6.2 Trang 17 ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ trường đã nhận được rất nhiều đơn xác nhận hành vi xâm phạm của công ty Honda kiện hành vi xâm phạm của hàng loạt các công ty tư nhân và cửa hàng kinh doanh xe máy trên địa bàn các tỉnh thành phố Theo thống kê của Cục sở hữu trí tuệ, khiếu nại về việc vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đã tăng từ 239 vụ (năm 1998) đến 601 vụ vào năm 2006 (nguồn: Báo cáo thường niên 2009, Cục sở hữu trí tuệ) Nhưng con số này có chiều hướng giảm dần sau khi Việt Nam gia nhập WTO và sự ra đời của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006, cụ thể năm 2007 chỉ còn 166 vụ, năm 2008 là 333 vụ và 2009 là 188 vụ Tóm lại, trong thời gian qua, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO và sự ra đời của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nước ta đã có nhiều biến chuyển tích cực trong hoạt động bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ Tuy nhiên, vẫn có những tồn tại và hạn chế mà các cơ quan ban hành và thực thi pháp luật cần phải hiểu rõ để có thể hạn chế những vi phạm xảy ra, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ Đồng thời, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cần phải thực thi và tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp mình bằng cách nắm rõ và thực thi đầy đủ các quy định về quyền sở hữu trí tuệ, tránh những tranh chấp xảy ra liên quan đến tài sản trí tuệ của doanh nghiệp mình Nội dung tiếp theo của tiểu luận sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm học viên G9: 81- 90 CH QTKD K6.2 Trang 18 ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1 Nhóm giải pháp đối với cơ quan nhà nước - Sớm hoàn thiện các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ và xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ cho phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu thực tế hiện nay Đặc biệt là xây dựng cơ chế “thông, thoáng” nhanh chóng, thuận tiện cho việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu của các doanh nghiệp - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên và phát huy sức mạnh toàn dân tích cực tham gia phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ, đưa nội dung giáo dục vào nhà trường, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về sở hữu trí tuệ trong các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể, đồng thời kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền Từ đó xây dựng ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và chủ sở hữu, thông qua các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện tội phạm, kiên quyết xử lý đúng pháp luật, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để toàn dân được biết - Tổ chức xây dựng lực lượng chuyên trách về sở hữu trí tuệ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường cơ sở vất chất kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ - Mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường phối hợp với các nước trong hoạt động chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ 2 Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp: - Cần chủ động tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của chính doanh nghiệp mình: o Ngay từ giai đoạn nghiên cứu, thiết kế các đối tượng sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp cần có các biện pháp công nghệ nhằm bảo vệ các đối tượng đó trước khi đăng ký Nhóm học viên G9: 81- 90 CH QTKD K6.2 Trang 19 ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG o TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ Nhanh chóng ngay các hoạt động đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với các cơ quan chức năng o Bên cạnh đó, sử dụng có hiệu quả các kênh tiếp cận người tiêu dùng như truyền hình, báo chí, internet, triển lãm, hội nghị khách hàng để qua đó hướng dẫn người tiêu dùng cách nhận biết hàng thật, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp để việc phòng và chống hành vi xâm phạm quyền được thực hiện ngay từ chính người tiêu dùng o Tùy thuộc vào khả năng tài chính và quy mô của doanh nghiệp, có thể xây dựng bộ phận riêng hoặc thuê các công ty thám tử tư để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình, qua đó chủ động theo dõi, phát hiện hành vi xâm phạm thông qua mạng lưới kiểm soát của doanh nghiệp hoặc dựa vào cộng đồng dân cư, người tiêu dùng - Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng, các tổ chức hiệp hội như Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam, Hội Sở hữu Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam trong quá trình đấu tranh chống các hoạt động xâm phạm sở hữu trí tuệ - Thường xuyên tham khảo các cơ sở dữ liệu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu nhằm phát hiện những giải pháp kỹ thuật hiện tại và các công nghệ mới, xác định đối tác mới cho việc chuyển giao quyền Sở hữu trí tuệ hoặc nhà cung ứng, các thị trường mới tiềm năng, theo dõi các hoạt động của đối thủ cạnh tranh, xác định những người có khả năng xâm phạm và tránh việc xâm phạm các quyền của đối thủ cạnh tranh Nhóm học viên G9: 81- 90 CH QTKD K6.2 Trang 20 ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ PHẦN KẾT LUẬN Đối với mỗi doanh nghiệp, ngoài tài sản hữu hình là cơ sở vật chất còn tồn tại song song tài sản vô hình đó là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp Tài sản vô hình ngày càng khẳng định vai trò là yếu tố cơ bản tạo nên giá trị của doanh nghiệp và tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Ngày nay tài sản vô hình chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp Khi đã thực sự là thành viên WTO và đang trong quá trình hội nhập sâu và rộng, khi hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có một chiến lược phát triển thương hiệu và bảo hộ sở hữu trí tuệ Có một thực tế cần nhận biết, SHTT chính là trò chơi do các nước phát triển đặt ra khi mà các sản phẩm của họ vốn là độc quyền thì với sự phát triển của khoa hoc hiện đại, các cơ sở sản xuất tại các nước đang phát triển dễ dàng bắt chước, phá vỡ thế độc quyền của các sản phẩm đó Như vậy SHTT chính là nhằm bảo vệ lợi ích của các nước phát triển- nơi sản sinh ra hầu hết những sáng chế của thế giới cả về văn học, nghệ thuật và khoa học, công nghệ Tuân thủ luật SHTT chính là một rào cản đối với sự phát triển kinh tế của các nước đang phát triển như Việt nam khi mà những sáng chế của chúng ta chưa nhiều và cũng chưa mang tính đột phá về kinh tế, ngoài ra rất nhiều những sáng chế trong số đó lại chưa được đăng ký bảo hộ Hiểu biết và vận dụng luật quốc tế của chúng ta còn rất yếu kém cũng như khả năng tài chính hạn chế để có thể theo đuổi các vụ kiện khi nó xảy ra Hiểu biết đầy đủ về luật SHTT cũng giúp các doanh nghiệp Việt nam bảo vệ được các lợi ích trí tuệ - kinh tế trên sân nhà cũng như khi đầu tư ra thị trường quốc tế Tuy nhiên, đó là quy luật và chúng ta phải tìm cách để thích nghi với quy luật chung ấy Như vậy, nghiên cứu về luật SHTT quốc tế giúp các doanh nghiệp Việt nam tránh được những vi phạm về SHTT trên phạm vi Thế giơi qua đó tránh được các vụ kiện mà hầu hết các doanh nghiệp Việt nam là người chịu thiệt, có khi là thiệt hại rất lớn Nghiên cứu luật SHTT Việt nam và các quy định SHTT khác sẽ giúp các doanh nghiệp Việt nam kịp thời có các biện pháp nhằm bảo vệ các giá trị mang tính sáng tạo của mình qua đó phát huy ưu thế của người có sáng chế Đồng thời hiểu biết đầy đủ về SHTT cũng thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có Nhóm học viên G9: 81- 90 CH QTKD K6.2 Trang 21 ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ một chiến lược phát triển thương hiệu và bảo hộ sở hữu trí tuệ một cách hợp lý để dần nâng hàm lượng trí tuệ trong các sản phẩm mang nhãn hiệu Việt nam Nhờ có sở hữu trí tuệ, các nhà sáng tạo mới tạo ra nhiều sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng mới thúc đẩy nhanh quá trình thương mại hóa các đối tượng sở hữu trí tuệ Hàm lượng trí tuệ trong chỉ số tăng trưởng GDP tăng nhanh, sẽ tạo ra một phong trào thi đua lao động sáng tạo, đẩy mạnh các hoạt động sáng kiến - sáng chế ở cơ sở, nâng cao dân trí bằng việc bảo hộ bản quyền các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, công nghệ Kinh nghiệm của các nước đã trải qua giai đoạn công nghiệp cho thấy nếu tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ lên 10% thì đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tăng 50% và các công nghệ cao sẽ tăng trưởng 40% Ðó là cơ hội vô cùng to lớn mà các nước đang phát triển phải nắm lấy Tiểu luận đã nêu bật được những thành tựu và hạn chế của việc bảo hộ SHTT ở Việt Nam dựa trên các số liệu thống kê, các kết quả nghiên cứu về thực trạng công tác bảo hộ SHTT ở Việt Nam Từ đó tiểu luận đã đưa ra được những đề xuất, giải pháp cho nhà nước đặc biệt là cho doanh nghiệp Việt Nam nhằm chống lại các hành vi vi phạm quyền SHTT Nhóm học viên G9: 81- 90 CH QTKD K6.2 Trang 22 ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ TÀI LIỆU THAM KHẢO - Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 - Hiệp định về các vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) của WTO - Luật Đầu tư 2005 - Cục Sở hữu trí tuệ (www.noip.gov.vn) - Cục Quản lý cạnh tranh (www.qlct.gov.vn) Nhóm học viên G9: 81- 90 CH QTKD K6.2 Trang 23 ... ? ?Vấn đề sở hữu trí tuệ hoạt động đầu tư nước Những hạn chế giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam? ?? Mục tiêu tiểu luận đưa số giải pháp chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt Nam, ... DOANH QUỐC TẾ PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Một số khái niệm quyền sở hữu trí tuệ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ 1.1 Quyền sở hữu trí. .. Cục sở hữu trí tuệ) Những số phần cho thấy doanh nghiệp cá nhân Việt Nam chưa thực quan tâm đến vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ cho lợi ích quyền sở hữu tài sản trí tuệ doanh nghiệp

Ngày đăng: 06/01/2014, 15:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • PHẦN NỘI DUNG

    • CHƯƠNG I: CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

      • 1. Một số khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

        • 1.1 Quyền sở hữu trí tuệ

        • 1.2 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ:

        • 2. Cơ sở pháp lý

          • 2.1 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005:

          • 2.2 Luật đầu tư:

          • 2.3 Bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ theo các công ước quốc tế:

          • 2.4 Hiệp định TRIPS

          • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TUE NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

            • 1. Một số thành tựu:

            • 2. Những hạn chế:

              • 2.1. Vấn đề đăng ký bảo hộ quyền SHTT:

              • 2.2 Hệ thống pháp luật về SHTT và thực thi quyền SHTT còn nhiều hạn chế:

              • 2.3. Về tình trạng vi phạm quyền SHTT tại Việt Nam:

              • CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

                • 1. Nhóm giải pháp đối với cơ quan nhà nước

                • 2. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp:

                • PHẦN KẾT LUẬN

                • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan