Tư tưởng giải thoát trong triết học phật giáo sơ kỳ

65 1.6K 13
Tư tưởng giải thoát trong triết học phật giáo sơ kỳ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

       !"# $% &'( Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: )*+&,! ./0)1-* 2*3*4 Khoa: Mác - Lênin Lớp: Triết K28 Huế, 5/2008 $5 6+7-*089 *": 0;<= !"# Con người sinh ra ở trên đời, ai cũng muốn có cuộc sống hạnh phúc, no đủ về vật chất, thoải mái về tinh thần. Tuy nhiên, trong thực tế con người gặp không ít khó khăn, đau khổ về thể xác hoặc tinh thần. Vậy làm sao để thoát khỏi khổ đau, làm sao để biến khổ đau thành niềm vui? Trong thâm tâm của mỗi người, ai cũng có khát vọng mong giải đáp được những thắc mắc đó. Trong thực tế có biết bao nhà tưởng nói chung và những nhà triết học nói riêng từ cổ đại đến nay đã khám phá và lý giải bằng nhiều cách khác nhau về con đường, biện pháp giúp cho con người thoát khỏi khổ đau của cuộc đời. Ấn Độ là một trong những cái nôi triết học cổ xưa nhất của nhân loại và mang một “hơi thở” riêng, độc đáo, thể hiện tính nhân văn, nhân bản sâu sắc. Đó là một nền Triết học hướng vào sự giải thoát khổ bằng con đường thực nhiệm tâm linh, tức là vén mở chính thế giới nội tâm của con người. “Ơ phương Đông, nhất là Ấn Độ, người ta vẫn tin rằng con người có thể nhận biết được tâm lý siêu hình bằng thực nghiệm trực tiếp, thực nghiệm bản thân’’[11, 15]. Có lẽ vậy mà “triết học Ấn Độ không muốn giải thích một cách khách quan các chân lý siêu hình. Nó cống hiến cho ta một con đường lớn suy tưởng nội hướng có thể giúp cho ta lý hội được cái thực tại do những bậc thánh trí đã tự giác và từ đó đưa đến chỗ thực hiện chân lý. Dưới ánh sáng ấy, triết học được coi như một nghệ thuật sống, hơn là một học thuyết về vũ trụ và đời người”[11, 13]. Tuy có nhiều khuynh hướng và hình thức khác nhau, nhưng giải thoát luận là khuynh hướng nổi trội của triết học Ấn Độ cổ trung đại. Lý tưởng, mục đích tối cao là giải thoát con người khỏi bể khổ của cuộc đời là đỉnh cao của triết học Phật giáo. Phật giáo đã hiện diện trong cộng đồng thế giới trên 2.500 năm và đã đem lại một ánh sáng mới trong tưởng Triết học Ấn Độ đương thời, đó là 2 ánh sáng của trí tuệ vô ngã và lòng từ bi mà tất cả các triết học, tôn giáo trước đó đều không thể tìm ra được. Trí tuệ vô ngã theo lời Phật dạy phải được trực nhận, phải được nghiệm lấy, phải tự mình chứng ngộ cho chính mình và “mỗi người hãy tự thắp đuốc lên mà đi”. Ánh sáng ấy đã dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi bể khổ và đi vào một cuộc sống hạnh phúc thực sự. Điều đó đã lý giải tại sao trãi qua bao thăng trầm của lịch sử, Phật giáo đã chinh phục hàng triệu trái tim con người và đã trở thành triết lý sống, hành động sống không chỉ của mỗi người dân Ấn Độ mà toả sáng đến nhiều quốc gia trên thế giới. Hàng ngàn năm qua, ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, tưởng Phật giáo đã được du nhập, truyền bá và ảnh hưởng khá sâu đậm tới đời sống tinh thần, đạo đức của nhân dân, nhất là triếtgiải thoát của Phật giáo. Vì vậy, việc nghiên cứu tưởng giải thoát trong Phật giáo kỳ là hết sức cần thiết. Trên cơ sở đó chúng ta hiểu rõ hơn, sâu săc hơn về đặc điểm triết học-tôn giáo Phật giáo, từ đó có cách nhìn, cách đánh giá đúng đắn khách quan về nó. Ngoài ra nó còn giúp chúng ta giải quyết những ý kiến khác nhau vẫn còn tồn tại đối với đạo Phật đó là: Đạo Phật là một triết học, một khoa học, một luân lý, hay một tôn giáo, và những vấn đề có giá trị thực tiễn như mối quan hệ Phật giáo với thời đại, Phật giáo với hạnh phúc con người, Phật giáo với tuổi trẻ. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã mạnh dạn chọn vấn đề “Tư tưởng giải thoát trong Triết học Phật giáo kỳ” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. >+30*?@ *"2-0A4= !"# tưởng giải thoát là nét nổi trội của triết học Ấn Độ cổ trung đại mà tưởng giải thoát của Phật giáo là nổi bật nhất. Nó mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống tinh thần, đạo đức không chỉ nhân dân Ấn Độ xưa và nay mà còn toả sáng ra nhiều nước trên thế giới, 3 trong đó có Việt Nam. Do đó, tưởng giải thoát trong triết học- tôn giáo Phật giáo đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cả phương Đông lẫn phương Tây quan tâm và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Trước hết phải kể đến các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài, đặc biệt là công trình nghiên cứu của hai nhà Phật học nổi tiếng; người Nhật (Ki mu ra Tai ken) và Trung Hoa (Tưởng Duy Kiều). Ơ Việt Nam, đã có sự nghiên cứu khá sâu rộng về triết học- tôn giáo Ấn Độ nói chung và tưởng giải thoát nói riêng, có thể kể ra những công trình tiêu biểu như: 1) Biện chứng giải thoát trong tưởng Ấn Độ của Nghiêm Xuân Hồng, Quan điểm, Sài Gòn xuất bản năm 1966. 2) tưởng giải thoát trong Triết học Ấn Độ của Phó Tiến sĩ Doãn Chính, nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội xuất bản năm 1999. Tại trường Đại học Khoa học Huế, đã có các đề tài khóa luận tốt nghiệp cử nhân triết học sau: 1) tưởng giải thoát trong Triết học Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với người dân Huế của nhóm tác giả: Trịnh Thị Liên, Lưu Thị Mai Thanh, Trương Thị Hồng Vân, Huế 4- 2001. 2) Sự khác nhau trong giải thoát luận của Triết học Ấn Độ cổ- trung đại của Nguyễn Văn Duy, khoá luận tốt nghiệp, Huế 5- 2006. 3) tưởng giải thoát của Triết học Phật giáo tưởng giải phóng con người của Triết học Mac- Lênin- Những nét tương đồng và khác biệt của Trương Thị Thanh Lan, khoá luận tốt nghiệp, Huế 5- 2006. 4) Bản chất con đường giác ngộ trong Triết học Phật giáo của Tôn Nữ Diễm Châu, khoá luận tốt nghiệp, Huế 5- 2006. 5) Giải thoát luận, tính tương đồng và sự khác biệt giữa Upanischad và Buddaha của Nguyễn Thị Hợi, khoá luận tốt nghiệp, Huế 5- 2007. 4 Hầu hết các công trình nghiên cứu trên đều đề cập đến tưởng giải thoát trong triết học Phật giáo. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể, hệ thống về vấn đề “Tư tưởng giải thoát trong Triết học Phật giáo kỳ”. Vì vậy, khoá luận này trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu của các học giả đi trước, tiếp cận vấn đề này một cách cụ thể và hệ thống. B+C0=70*D!-*"EFDC *"2-0A40;<= !" Mục đích của đề tài là làm rõ về hệ thống tưởng giải thoát, nội dung cốt lõi trong triết học Phật giáo kỳ, từ đó đứng trên lập trường chủ nghĩa Mác- Lênin đánh giá những đóng góp và hạn chế của nó. Nhiệm vụ: để đạt được mục tiêu của đề tài, đề tài cần nghiên cứu: bối cảnh ra đời, khái quát những nội dung cơ bản của triết học Phật giáo kỳ và hệ thống tưởng giải thoát trong triết học- tôn giáo Ấn Độ cổ- trung đại. G+H" IJ  *"2-0A40;<= !" Đề tài lấy hệ thống của những tưởng giải thoát của triết học Phật giáo kỳ làm đối tượng nghiên cứu trọng tâm. Ngoài ra còn có những nội dung cơ bản của tưởng giải thoát trong triết học- tôn giáo Ấn Độ cổ- trung đại để góp phần làm phong phú, sâu sắc hơn cho nội dung chính của đề tài. K+L?MNON4P-D!9*IL 9*Q9 *"2-0A40;<= !" Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể khác nhau như; phương pháp phân tích- tổng hợp, phương pháp lôgic- lịch sử, phương pháp khái quát hoá, trừu trượng hoá, phương pháp so sánh để làm rõ các vấn đề mà nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra. R+S .S90;<= !" 5 Khoá luận là một công trình nghiên cứu khoa học ở trình độ cử nhân. Vì vậy, tác giả chỉ mong rằng góp phần nhỏ bé của mình vào việc làm rõ nội dung tưởng giải thoát trong triết học Phật giáo kỳ, thấy được những hạn chế, đóng góp của nó để lý giải cho những vấn đề nhân sinh quan và giá trị của nó trong thời đại ngày nay. Từ đó thấy được đỉnh cao của triết học Mác- Lênin về giải phóng con người. Ngoài ra kết quả nghiên cứu của đề tài còn góp phần nhỏ bé làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này. T+: 0840;<= !" Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của khoá luận gồm có 3 chương. 6 *IL 6 U)V&'W 6+6+XH"0Y-*Z[*\"D! I IM *P *70*<+ 1.1.1. Bối cảnh xã hội khi Đức Phật ra đời Là một hình thái ý thức xã hội, sự hình thành, phát triển của triết học gắn liền với điều kiện kinh tế- xã hội, với cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội, với các thành tựu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, với sự thâm nhập và đấu tranh giữa các trường phái triết học với nhau. Sự hình thành và phát triển của tưởng triết học- tôn giáo Phật giáo tất nhiên không nằm ngoài quy luật. Phật giáo ra đời vào khoảng thế kỷ VII đến VI Tcn. Thời kỳ này lịch sử Ấn Độ có sự chuyển biến lớn. Các quan hệ chính trị văn hoá, học thuật dường như đang nằm trong một cuộc vận động mạnh mẽ. Đây là thời kỳ chế độ nô lệ mang tính chất gia trưởng, và chế độ công xã nông thôn ở Ấn Độ đã khá phát triển. Các quốc gia chiến hữu nô lệ nhỏ phân tán nay có xu hướng thống nhất lại. Trong đó hưng thịnh nhất là thời kỳ của các vương triều Magadha và vương triều Maurya. Sự thống nhất quốc gia đã tạo cho sự phát triển tri thức khoa học, lực lượng sản xuất và đô thị hoá xã hội. Về mặt kinh tế, thời kỳ này đã có những bước tiến bộ đáng kể. Việc sử dụng đồ sắt làm công cụ lao động đã trở thành phổ biến. Nông nghiệp đã phát triển cao. Người Ấn Độ cổ đã biết mở mang công trình thuỷ lợi, trên cơ sở đó tiến hành khai khẩn đất đai, mở rộng diện tích canh tác, trồng các loại ngũ cốc mới. Nghề thủ công cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể, nó tách ra khỏi nông nghiệp ở một số vùng kinh tế phát triển. Những người thợ thủ công đã tụ tập thành những tổ chức đặc biệt kiểu như phường hội. Những nghề thủ công phát đạt nhất thời đó là nghề dệt bông, đay, tơ lụa, nghề làm đồ gỗ và đồ trang sức. Mặc dù nền kinh tế tự nhiên chiếm ưu thế, 7 nhưng thương nghiệp cũng đã phát triển, do vậy trong cơ cấu giai cấp xã hội đã xuất hiện một tầng lớp mới - tầng lớp thương nhân quí tộc. Nhiều thành phố trở thành trung tâm thủ công nghiệp và thương nghiệp quan trọng như Varanisi (Benares), Snavaski (nay Savathi), Ratjagua (nay Radjia), Pataliputiry (nay Patha) Nhiều con đường giao thông thương mại thuỷ bộ nối liền các thành thị đó với nhau và thông từ Ấn Độ qua các nước khác như Trung Hoa, Ai Cập và miền Trung Á dần dần xuất hiện. Chế độ nô lệ Ấn Độ rất hà khắc. Nô lệ được coi là tài sản hữu của chủ nô như những tài sản khác. Nô lệ được coi như là “tài sản hai chân” có thể đem bán mua trao đổi như những “tài sản bốn chân” khác. Ấn Độ có 15 loại nô lệ: 1. Con của nô lệ là nô lệ. 2. Nô lệ mua về. 3. Nô lệ do người khác cho. 4. Nô lệ do thừa kế tài sản. 5. Quá bần cùng trở thành nô lệ. 6. Phạm tội bị xử làm nô lệ. 7. Con tin được coi là nô lệ. 8. binh trong các cuộc chiến là nô lệ. 9. Nô lệ được thưởng qua các cuộc thi. 10. Vì bội ước trở thành nô lệ. 11. Tự nguyện làm nô lệ. 12. Nô lệ tạm thời. 13. Vì được kẻ khác nuôi nấng xin làm nô lệ. 14. Lấy vợ là nô lệ thành nô lệ. 15. Bán mình làm nô lệ. 8 Quan hệ chủ nô - nô lệ Ấn Độ mang nét bóc lột gia trưởng là điển hình. Trong lao động nô lệ và chủ nô rất gầnn gũi. Nhưng những thành viên thường của gia đình chủ nô vẫn có uy thế tuyệt đối trong mọi mặt đối với nô lệ như phạt lao động khổ sai, kìm kẹp, đánh đập, thích vào mặt nô lệ Chủ nô cũng có thể tự do đánh đập, hành hạ hay đem bán con mình tuỳ thích. Chế độ nô lệ ở Ấn Độ có tính chất khá đặc biệt, đó là một chế độ xã hội chưa đạt tới trình độ phát triển thành thục như ở Hy Lạp - La Mã cổ đại, bị kìm hãm bởi sự kiên cố của chế độ công xã nông thôn vốn dựa trên mối liên hệ có tính chất gia trưởng giữa lao động nông nghiệp và lao động thủ công nghiệp đã làm cho nền kinh tế của công xã mang nặng tính chất tự nhiên, tự cấp tự túc, và do đó đời sống xã hội phát triển hết sức trì trệ và chậm chạp. Công xã nông thôn ở Ấn Độ cổ không chỉ là một đơn vị kinh tế độc lập mà còn là một đơn vị hành chính có quyền tự trị rất lớn. Nhà nước hầu như không hề can thiệp vào được nội bộ của công xã, và làng xã cũng không hề quan tâm đến vận mệnh của Nhà nước. Mọi nghĩa vụ của nhà nước đều bổ vào công xã nói chung chứ không bổ vào đầu cá nhân mỗi thành viên công xã. Trong mỗi công xã có cơ quan hành chính của nó, và những chức vụ hành chính của cơ quan này hoặc do công xã bầu ra hoặc do cha truyền con nối. Tính chất đặc biệt đó của chế độ nô lệ ở Ấn Độ cổ đã tác động mạnh mẽ không chỉ đến đời sống vật chất mà còn ghi dấu ấn sâu đậm trong đời sống tinh thần, tưởng, tôn giáo của người dân Ấn Độ cổ. Nó đã hạn chế lý trí con người, biến con người trở thành công cụ ngoan ngoãn của mê tín tôn giáo, cam chịu trước hoàn cảnh Điều đó, C.Mác đã viết "chúng ta không được quên rằng những công xã nông thôn thơ mộng ấy, dầu cho chúng có vẻ vô hại như thế nào chăng nữa, bao giờ cũng vẫn là cơ sở bền vững của chế độ chuyên chế phương Đông, rằng những công xã ấy đã hạn chế lý trí của con người trong một khuân khổ chật hẹp nhất, làm cho nó trở thành một công cụ ngoan ngoãn của mê tín, buộc nó bằng những xiềng xích nô lệ của các qui tắc cổ truyền, Chúng ta không quên rằng những công xã nhỏ bé ấy 9 mang dấu ấn của sự phân biệt đẳng cấp và của chế độ nô lệ, rằng những công xã ấy làm cho con người phục tùng những hoàn cảnh bên ngoài chứ không nâng con người lên địa vị làm chủ và những hoàn cảnh ấy, rằng những công xã ấy đã biến trạng thái tự động phát triển của xã hội thành một số phận không thay đổi do thiên nhiên quyết định trước, và do đó đã tạo ra sự thờ cúng thiên nhiên một cách thô lỗ, mà sự thoái hoá biểu hiện trong việc con người, kẻ làm chủ thiên nhiên, lại phải thành kính quì gối trước con khỉ Hanuman và trước con bò Sabbla" [1,177-178]. Xã hội Ấn Độ cổ không chỉ bị đè nặng bởi nổi khổ do quan hệ bất công và sự bóc lột hà khắc của giai cấp quí tộc chủ nô đối với giai cấp nô lệ và những kẻ tôi tớ, mà còn bị bóp nghẹt bởi chế độ phân biệt chủng tính, màu da, sắc tộc, còn gọi là chế độ đẳng cấp hết sức nghiệt ngã gây nên. Chế độ đẳng cấp không chỉ góp phần qui định cơ cấu, trật tự xã hội Ấn Độ mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nội dung và tính chất của các quan điểm triết lý tôn giáo Ấn Độ cổ đại. Theo thánh điển của Bà La Môn và theo bộ luật Manu, người ta đã phân chia xã hội Ấn Độ ra thành rất nhiều chủng tính. Nhưng có thể qui thành bốn chủng tính lớn và đó cũng là 4 đẳng cấp chính của xã hội Ấn Độ: a) Bàlamôn (Brahmana) gồm những giáo sĩ, những người giữ quyền thống trị tinh thần, phụ trách về lễ nghi, cúng bái. Họ tự nhận mình là hạng cao thượng, sinh từ lỗ miệng phạm thiên (Brahmana) hay phạm thiên cầm vương lãnh đạo tinh thần dân tộc, nên có quyền ưu tiên được tôn kính, và an hưởng cuộc đời sung sướng nhất. b) Sát đế lợi (Kshatriya) là hàng vua chúa quí phái, tự cho mình sinh ra từ cánh tay phạm thiên, thay mặt phạm thiên nắm giữ quyền hành thống trị dân chúng. c) Vệ xá (Vaishya) là những hàng thương gia chủ điền và dân tự do tin mình sinh ra từ bắp chân phạm thiên và phạm thiên có nhiệm vụ đảm đương về kinh tế trong nước (mua bán, trồng trọt, thu huệ lợi cho quốc gia). 10 [...]... của tưởng giải thoát trong triết học tôn giáo Ấn Độ cổ trung đại mà tiêu chí của nó là tưởng giải thoát trong kinh Upanishad tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ cổ trung đại luôn biến đổi và phát triển với đời sống xã hội tưởng này manh nha từ thời Rig Vêda (1000-1500 năm trCN) và phát triển trong triết học Upanishad (800-500 năm trCN) tưởng này, được các trường phái triết học thời kỳ. .. DUNG CƠ BẢN CỦA TƯỞNG GIẢI THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO KỲ 2.1 Những nét cơ bản về tưởng giải thoát trong các trường phái triết học Ấn Độ cổ trung đại 2.1.1 Khái niệm giải thoát trong triết học tôn giáo Ấn Độ Giải thoát tiếng phạm là Moksha, Mukti (mộc xoa, mộc đề), được giải nghĩa như sau: giải nghĩa là gỡ ra, cởi ra, chia tách ra hay giải thích cho rõ, còn chữ thoát nghĩa là vượt... Phật Tạng luật, tức giới điều mà giáo đoàn Phật giáo phải tuân theo Tạng luận, tức tác phẩm luận giải các vấn đề Phật giáo của thế hệ sau 16 Từ khi ra đời đế nay ,Phật giáo đã có những biến đổi sâu sắc làm phong phú thêm những tưởng triết học kỳ của Phật, nhưng tưởng cốt lõi vẫn không nằm ngoài ng kỳ Chúng ta có thể nghiên cứu tưởng triết học Phật giáo trên hai phương diện, về bản... buộc (giải thoát khỏi ngũ uẩn cũng gọi là Niết bàn) - Giải thoát là thiền định, vì nhờ thiền định mà thoát khỏi vòng trói buộc trở nên tự tại (chẳng hạn như tam giải thoát, bát giải thoát, bất nghị giải thoát) - Giải thoát là một phần trong Ngũ phần phán thân Chính vì vậy, Đạo Phật cũng gọi là giải thoát, giải thoát hạnh, giải thoát giới Aó cà sa cũng gọi là giải thoát phục, giải thoát y Giải thoát. .. ng giải thoát đặc điểm nổi trội trong triết học tôn giáo Ấn Độ cổ trung đại tưởng giải thoát không chỉ có ở triết học Ấn Độ cổ đại mà nó cũng xuất hiện ở những tưởng triết học và những giáo lý của tôn giáo của các nền văn minh khác của nhân loại thời cổ đại “Ơ phương Tây đó là tương giải thoát “Thanh tẩy” của phái Pythagore Còn ở Trung Quốc, đó là tưởng về “đạo”, về quan điểm “vạn vật... thống triết học chính thống gồm có 6 trường phái, gọi là sáu darshamas: 1 Trường phái triết học Samkhuya 2 Trường phái triết học Nyaya 3 Trường phái triết học Vaiseika 4 Trường phái triết học Mimansa 5 Trường phái triết học Yoga 6 Trường phái triết học Vendanta Các trường phái triết học không chính thống đó là các trường phái có tưởng phủ nhận uy thế tối cao của Veda và Upanishad, phê phán giáo lý... gây nên Đó chính là kiếp luân hồi (Samrama) tưởng nghiệp báo luân hồi đã hình thành rải rác trong những kinh sách cổ Ấn Độ từ xa xưa Khi các trường phái triết học tôn giáo Ấn Độ này sinh ra và phát triển thì tưởng nghiệp báo càng được tiếp thu và phát triển hoàn thiện Điều đó được biểu hiện trong triết giải thoát của Upanishad và triết học Phật giáo Chúng ta có thể làm rõ hơn cho những vấn... phá chế độ đẳng cấp xã hội Hệ thống triết học không chính thống gồm có 3 trường phái: 1 Phật giáo 2 Trường phái triết học Jaira 3 Các trường phái triết học duy vật vô phần trong phong trào mới về tự do tưởng ở Đông Ấn, gọi là "lục sư ngoại đạo" (Sattirthakarah), trong đó nổi bật nhất là trường phái triết học Lokayata hay còn gọi là Charvaka Các trường phái triết học không chính thống, tuy cùng có... phức tạp trong quá trình phát triển của tưởng triết học tôn giáo Ấn Độ cổ đại Phản ánh hiện thực xã hội, triết học tôn giáo Ấn Độ thời kỳ này còn diễn ra quá trình đấu tranh gay gắt giữa các trường phái triết học duy vật vô thần, hay "những người theo thuyết hư vô", "bọn hoài nghi" với môn phái triết học duy tâm tôn giáo, đặc biệt là triết lý Vêda, Upanishad, và giáo lý đạo Bàlamôn, nhằm phủ nhận quan... là càng tốt bấy nhiêu Trong hoàn cảnh ấy, Đức Phật Thích Ca đã xuất hiện đúng lúc để cứu vớt cõi đời sầu khổ 11 1.1.2 Bối cảnh tưởng khi Đức phật ra đời Về phương diện tưởng thì xã hội Ấn Độ thời bấy giờ cũng diễn ra một cảnh ng vô cùng hỗn tạp, nhiều trào lưu tưởng, tín ngưỡng vận động bên nhau, chống đối nhau không kém phần quyết liệt mạnh mẽ Bên cạnh trào lưu tưởng suy tôn thánh kinh . những tư tưởng giải thoát của triết học Phật giáo sơ kỳ làm đối tư ng nghiên cứu trọng tâm. Ngoài ra còn có những nội dung cơ bản của tư tưởng giải thoát trong. ,Phật giáo đã có những biến đổi sâu sắc làm phong phú thêm những tư tưởng triết học sơ kỳ của Phật, nhưng tư tưởng cốt lõi vẫn không nằm ngoài tư ng sơ

Ngày đăng: 06/01/2014, 15:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan