Một số giải pháp marketing trong kinh doanh thép không gỉ ( inox ) tại công ty cổ phần quốc tế sao việt

79 937 7
Một số giải pháp marketing trong kinh doanh thép không gỉ ( inox ) tại công ty cổ phần quốc tế sao việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG THÉP KHÔNG GỈ VIỆT NAM VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SAO VIỆT TRÊN THỊ TRƯỜNG 3 1.1. Sự hình thành và phát triển của thị trường 3 1.1.1. Lịch sử hình thành và khả năng sản xuất thép không gỉ của Việt Nam 3 1.1.1.1. Thép không gỉ là gì 3 1.1.1.2. Lịch sử hình thành thị trường thép không gỉ 5 1.1.1.3. Khả năng sản xuất thép không gỉ của Việt Nam 7 1.1.2. Sự hình thành của cầu 8 1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến cầu thị trường và xu hướng phát triển của cầu 9 1.1.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến cầu 9 1.1.3.2. Xu hướng phát triển của cầu 11 1.2.2. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau 14 1.2.3. Các công cụ mà các doanh nghiệp dùng để cạnh tranh 16 1.2.3.1. Sản phẩm 16 1.2.3.2. Giá 18 1.2.3.3. Kênh phân phối 19 1.2.3.4. Xúc tiến hỗn hợp 20 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh 21 1.2.4.1. Các yếu tố thuộc doanh nghiệp 21 1.2.4.2. Các yếu tố thuộc môi trường ngành 23 1.2.4.3. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 24 1.3. Công ty cổ phần quốc tế Sao Việt trên thị trường Việt Nam 28 1.3.1. Lịch sử hình thành, cơ cấu bộ máy tổ chức và phương hướng phát triển của công ty cổ phần quốc tế Sao Việt 28 1.3.1.1. Lịch sử hình thành và loại hình doanh nghiệp của công ty cổ phần quốc tế Sao Việt 28 1.3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức và chức năng của các phòng ban của công ty cổ phần quốc tế Sao Việt 28 1.3.1.3. Phương hướng phát triển của công ty cổ phần quốc tế Sao Việt 31 1.3.2. Lĩnh vực hoạt động, sản phẩm kinh doanh, các nguồn cung ứng sản phẩm của công ty cổ phần quốc tế Sao Việt. 31 1.3.2.1. Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm của công ty cổ phần quốc tế Sao Việt 31 1.3.2.2. Các nguồn cung ứng cho công ty cổ phần quốc tế Sao Việt 33 1.3.3. Nguồn lực của công ty cổ phần quốc tế Sao Việt 34 1.3.3.1. Nguồn lực tài chính 34 1.3.3.2. Nguồn nhân lực 34 1.3.3.3. Cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật 35 1.3.4. Thị phần của công ty cổ phầm quốc tế Sao Việt và của đối thủ cạnh tranh 36 1.3.4.1. Thị phần của công ty cổ phần quốc tế Sao Việt 36 1.3.4.2. Thị phần của các công ty khác 36 1.3.5. Vị thế của công ty cổ phần quốc tế Sao Việt 38 CHƯƠNG II: KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SAO VIỆT 39 2.1. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần quốc tế Sao Việt 39 2.1.1. Kết quả tiêu thụ hàng hóa và tài chính từ năm 2006 đến năm 2008 39 2.1.2. Kết quả tiêu thụ hàng hóa và tài chính theo dòng sản phẩm từ năm 2006 đến năm 2008 41 2.1.3. Kết quả tiêu thụ hàng hóa và tài chính theo thị trường và khách hàng từ năm 2006 đến năm 2008 43 2.2.1. Chiến lược marketing của công ty cổ phần quốc tế Sao Việt 45 2.2.2. Các yếu tố marketing hỗn hợp 46 2.2.2.1. Sản phẩm 46 2.2.2.2. Giá 47 2.2.2.4. Xúc tiến hỗn hợp 49 2.2.3. Bộ máy hoạt động marketing của công ty cổ phần quốc tế Sao Việt 50 2.2.4. Đánh giá tổng quát về tình hình hoạt động marketing của công ty cổ phần quốc tế Sao Việt 50 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP MARKETING TRONG KINH DOANH THÉP KHÔNG GỈ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SAO VIỆT 52 3.1. Những yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty cổ phần quốc tế Sao Việt 52 3.1.1. Phương hướng phát triển, mục tiêu chiến lược của công ty 52 3.1.1.1. Phương hướng phát triển của công ty 52 3.1.1.2. Mục tiêu chiến lược của công ty 53 3.1.2. Cơ hội và thách thức 53 3.1.2.1. Cơ hội 53 3.1.2.2. Thách thức 54 3.1.3.1. Điểm mạnh 54 3.1.3.2. Điểm yếu 55 3.2. Hoàn thiện việc lựa chọn thị trường mục tiêu, nghiên cứu thị trường và chiến lược marketing tại công ty cổ phần quốc tế Sao Việt 57 3.2.1. Hoàn thiện việc lựa chọn thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu 57 3.2.2. Hoàn thiện việc nghiên cứu thị trường 60 3.2.2.1. Xác định mục tiêu nghiên cứu 60 3.2.2.2. Xác định đối tượng nghiên cứu 61 3.2.2.3. Xác định phạm vi nghiên cứu 61 3.2.2.4. Xác định kinh phí cho cuộc nghiên cứu 61 3.2.2.5. Xác định phương pháp nghiên cứu 62 3.2.2.6. Tiến hành cuộc nghiên cứu 64 3.2.2.7. Phân tích dữ liệu 64 3.2.3. Hoàn thiện chiến lược marketing 65 3.3. Hoàn thiện các yếu tố của hệ thống marketing – mix 66 3.3.1. Chính sách sản phẩm 66 3.3.2. Chính sách giá 68 3.3.3. Chính sách phân phối 70 3.3.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp 71 3.4. Kiến nghị các giải pháp hỗ trợ 73 3.4.1. Giải pháp tài chính 73 3.4.2. Giải pháp nhân sự 74 3.4.3. Giải pháp công nghệ 74 3.4.4. Một số kiến nghị với các cơ quan hữu quan 74 KẾT LUẬN 76 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Kinh tế thị trường càng phát triển cạnh tranh càng trở nên gay gắt, quyết liệt hơn. Cạnh tranh vừa là công cụ để chọn lựa vừa là công cụ đào thải các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên thị trường. Các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh luôn biến động cùng nhiều hội và nguy tiềm ẩn với mức độ cạnh tranh khốc liệt nhất. Vì thế để giữ vững và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn biện pháp tiếp cận thị trường một cách chủ động, phù hợp và sẵn sàng đối phó với mọi nguy cơ, đe doạ cũng như áp lực cạnh tranh trên thị trường. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải thực hiện sản xuất kinh doanh theo định hướng thị trường, phải ứng dụng hoạt động marketing vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Đối với công ty cổ phần quốc tế Sao Việt, khách hàng của công ty là khách công nghiệp, nó là một thị trường rất đa dạng với nhiều công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khách nhau. Tuy nhiên, công ty lại chưa một chiến lược marketing cụ thể và khoa học. Từ nhận thức trên trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần quốc tế Sao Việt và được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo trong Khoa marketing mà trực tiếp là T.S. Nguyễn Hữu Lai cùng với sự giúp đỡ chỉ bảo, tạo điều kiện thực tập tốt của các chú, anh chị cán bộ công nhân viên trong công ty cổ phần quốc tế Sao Việt, tôi đã lựa chọn đề tài “một số giải pháp marketing trong kinh doanh thép không gỉ ( inox ) tại công ty cổ phần quốc tế Sao Việt” Mục đích của đề tài nhằm phân tích thực trạng thị trường các khách hàng công nghiệp tại công ty cổ phần quốc tế Sao Việt, để qua đó đề xuất các chiến lược, biện pháp marekting mix phù hợp cho công ty, góp phần Hoàng Lê Thành Lớp: Marketing 47A 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp giữ vững nâng cao vị thế của công ty cổ phần quốc tế Sao Việt trong quá trình sản kinh doanh. Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 phần: Chương I: Thị trường thép không gỉ Việt Nam và công ty cổ phần quốc tế Sao Việt trên thị trường. Chương II: Kết quả kinh doanh và thực trạng hoạt động marketing của công ty cổ phần quốc tế Sao Việt. Chương III: Phương hướng hoàn thiện các giải pháp marketing trong kinh doanh thép không gỉ tại công ty cổ phần quốc tế Sao Việt Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Khách hàng công nghiệp, thực trạng hoạt động marketing của công ty cổ phần quốc tế Sao Việt. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Khách hàng công nghiệp trong lĩnh vực thép không gỉ trên thị trường Miền Bắc từ năm 2006 đến năm 2008. Phương pháp nghiên cứu: Dùng 4 chiến lược bộ phận của marketing – mix để nghiên cứu đề tài. Hoàng Lê Thành Lớp: Marketing 47A 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I THỊ TRƯỜNG THÉP KHÔNG GỈ VIỆT NAM VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SAO VIỆT TRÊN THỊ TRƯỜNG 1.1. Sự hình thành và phát triển của thị trường 1.1.1. Lịch sử hình thành và khả năng sản xuất thép không gỉ của Việt Nam 1.1.1.1. Thép không gỉ Trong ngành luyện kim, thuật ngữ thép không gỉ (inox) được dùng để chỉ một dạng hợp kim sắt chứa khoảng 10.5% chrom (cr). Tên gọi là "thép không gỉ" nhưng thật ra nó chỉ là hợp kim thép không bị biến màu hay bị ăn mòn dễ dàng như là các loại thép thông thường khác. Vật liệu này cũng thể gọi là thép chống ăn mòn.Khả năng chống lại sự oxi hoá từ không khí xung quanh ở nhiệt độ thông thường của thép không gỉ được nhờ vào tỷ lệ chrom trong hợp kim (nhỏ nhất là 10.5% và thể lên đến 26% trong trường hợp làm việc trong môi trường làm việc khắc nghiệt). Trạng thái bị oxi hoá của chrom thường là chrom III oxit. Khi chrom trong hợp kim thép tiếp xúc với không khí thì một lớp chrom III oxit rất mỏng xuất hiện trên bề mặt vật liệu. Lớp này mỏng đến mức không thể thấy bằng mắt thường, nghĩa là bề mặt kim loại vẫn sáng bóng. Tuy nhiên, chúng lại hoàn toàn không tác dụng với nước và không khí nên bảo vệ được lớp thép bên dưới. Hiện tượng này gọi là sự oxi hoá chống gỉ bằng kỹ thuật vật liệu. Khi những vật thể làm bằng thép không gỉ được liên kết lại với nhau với lực tác dụng như bu-lông và đinh tán thì lớp oxit của chúng thể bị bay mất ngay tại các vị trí mà chúng liên kết với nhau. Khi tháo rời chúng ra thì thể thấy các vị trí đó bị ăn mòn. Hoàng Lê Thành Lớp: Marketing 47A 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bên cạnh Chrom, Nickel cũng như molybđen và nitrogen cũng tính năng oxi hoá chống gỉ tương tự. Nickel (Ni) là thành phần thông dụng để tăng cường độ mềm dẻo, dễ uốn, tính tạo hình của thép không gỉ. Molybđen (Mo) làm cho thép không gỉ khả năng chịu ăn mòn cao trong môi trường acid. Nitrogen (N) tạo ra sự ổn định cho thép không gỉ ở nhiệt độ âm (môi trường lạnh). Sự tham gia khác nhau của các thành phần Chrom, Nickel, Molypđen, Nitrogen dẫn đến các cấu trúc tinh thể khác nhau tạo ra tính chất lý khác nhau của thép không gỉ. Thép không gỉ khả năng chống sự oxi hoá và ăn mòn rất cao, tuy nhiên sự lựa chọn đúng chủng loại và các thông số kỹ thuật của chúng để phù hợp vào từng trường hợp cụ thể là rất quan trọng. bốn loại thép không gỉ chính: • Austenitic • Ferritic • Austenitic-Ferritic (Duplex) • Martensitic Austenitic là loại thép không gỉ thông dụng nhất. Thuộc dòng này thể kể ra các mác thép SUS 301, 304, 304L, 316, 316L, 321, 310s… Loại này chứa tối thiểu 7% nickel, 16% Chrom, C 0.08% max. Thành phần như vậy tạo ra cho loại thép này khả năng chịu ăn mòn cao trong phạm vi nhiệt độ khá rộng, không bị nhiễm từ, mềm dẻo, dễ uốn, dễ hàn. Loại thép này được sử dụng nhiều để làm đồ gia dụng, bình chứa, ống công nghiệp, tàu thuyền công nghiệp, vỏ ngoài kiến trúc, các công trình xây dựng khác… Ferritic là loại thép không gỉ tính chất lý tương tự thép mềm, nhưng khả năng chịu ăn mòn cao hơn thép mềm (thép đen). Thuộc Hoàng Lê Thành Lớp: Marketing 47A 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp dòng này thể kể ra các mác thép SUS 430, 410, 409,… Loại này chứa khoảng 12% - 17% Chrom. Loại chứa khoảng 12% Chrom thường được ứng dụng nhiều trong kiến trúc. Loại chứa khoảng 17% Chrom được sử dụng để làm đồ gia dụng, nồi hơi, máy giặt, các kiến trúc trong nhà … Austenitic-Ferritic (Duplex): Đây là loại thép tính chất “ở giữa” loại Ferritic và Austenitic tên gọi chung là DUPLEX. Thuộc dòng này thể kể ra LDX 2101, SAF 2304, 2205, 253MA. Loại thép duplex chứa thành phần Nickel ít hơn nhiều so với loại Austenitic. DUPLEX đặc tính tiêu biểu là độ bền chịu lực cao và độ mềm dẻo… được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp hoá dầu, sản xuất giấy, bột giấy, chế tạo tàu biển… Trong tình hình giá thép không gỉ leo thang do nickel khan hiếm thì dòng DUPLEX đang ngày càng được ứng dụng nhiều hơn để thay thế cho một số mác thép thuộc dòng thép Austenitic như SUS 304, 304L, 316, 316L, 310s… Martensitic: Loại này chứa khoảng 11% đến 13% Chrom, độ bền chịu lực và độ cứng tốt, chịu ăn mòn ở mức độ tương đối. Được sử dụng nhiều để chế tạo cánh tuabin, lưỡi dao. 1.1.1.2. Lịch sử hình thành thị trường thép không gỉ Lịch sử ra đời của thép không gỉ gắn liền với tên tuổi một chuyên gia ngành thép người Anh là ông Harry Brearley khi vào năm 1913, ông đã sáng chế ra một loại thép đặc biệt khả năng chịu mài mòn cao, bằng việc giảm hàm lượng các bon xuống và cho Crom vào trong thành phầnthép (0.24%C và 12.8%Cr). Sau đó hãng thép Krupp ở Đức tiếp tục cải tiến loại thép này bằng việc cho thêm thành phần Nickel vào thép để tăng khả năng chống ăn mòn Hoàng Lê Thành Lớp: Marketing 47A 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp axit và làm mềm hơn để dễ gia công. Trên sở hai phát minh này mà 2 loại mác thép 400 và 300 ra đời ngay trước Thế chiến lần thứ nhất. Sau chiến tranh của thế kỷ 20, một chuyên gia ngành thép người Anh là ông W. H Hatfield tiếp tục nghiên cứu, phát triển các ý tưởng về thép không gỉ. Bằng việc kết hợp các tỉ lệ khác nhau giữa Nikel và Crom trong thành phần thép, ông đã cho ra đời một loại thép không rỉ mới 18/8 với tỉ lệ 8% Ni và 18% Cr, chính là mác thép 304 quen thuộc ngày nay. Ông cũng là người phát minh ra loại thép 321 bằng cách cho thêm thành phần Titan vào thép tỉ lệ18/8 nói trên. Trải qua gần một thiên niên kỷ ra đời và phát triển, ngày nay thép không rỉ đã được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực dân dụng và công nghiệp với hơn 100 mác thép khác nhau. Ở Việt Nam, thép không gỉ (inox) mới bắt đầu xuất hiện từ năm 1990. Về xuất xứ, những năm 1990 đến 1995, chủ yếu inox Hàn Quốc trên thị trường Việt Nam, những năm 1996 đến 1 999, chủ yếu inox của Tây Ban Nha và Đài Loan trên thị trường Việt Nam, những năm 2000- 2004 chủ yếu hàng Thái Lan, Đài Loan, Nhật. Từ 2005 và dự kiến trong vài năm tới, inox Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc dự kiến sẽ thị phần lớn tại Việt Nam do giá thành cạnh tranh, chất lượng được nâng lên rõ rệt. Thị trường các nhà sản xuất và phân phối nguyên liệu inox Việt Nam cũng đang thay đổi nhanh chóng tại Việt Nam, đặc biệt sau khi Việt Nam vào WTO: Trước 1 995 chủ yếu là các cửa hàng và công ty phân phối nhỏ lẻ. Từ 1995 đến 2002, các công ty Việt Nam lớn bắt đầu tham gia phân phối toàn Việt Nam: Đông Á, Hòa Bình . Từ 2002 đến 2006, bắt đầu các nhà máy sản xuất nguyên liệu inox cuộn ( UGINOX Việt Nam… ) ống inox ( Tiến Đạt… ), cây dây inox ( Đông Bang . ) Hoàng Lê Thành Lớp: Marketing 47A 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Năm 2006 cũng bắt đầu đi vào sản xuất của nhà máy cán nguội Hàn Quốc ASC tại miền Nam. Nhu cầu thị trường Việt Nam ngày càng tăng, mỗi năm hàng chục nghìn doanh nghiệp sử dụng inox và nhu cầu lên đến hơn 150.000 tấn/năm, với tốc độ tăng trưởng trên 15%/năm. Mức tiêu thụ inox trên đầu người của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với trên thế giới và trong khu vực: 2kg/người/năm, tương đương mức tiêu thụ của mấy năm 1975. Hiện nay mức tiêu thụ của Đài Loan khoảng gần 30 kg/người/năm, của Nhật khoảng hơn 50 kg/người/năm.Tuy nhiên khả năng sản xuất và cung ứng cũng tăng đáng kể: Hàng trăm công ty kinh doanh, nhập khẩu inox ra đời để phục vụ các nhà máy xí nghiệp. 1.1.1.3. Khả năng sản xuất thép không gỉ của Việt Nam Ở Việt Nam, Tiến Đạt là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực sản xuất thép không gỉ. Được thành lập năm 1990, Tiến Đạt hoạt động trên hai lĩnh vực: nhập khẩu – phân phối nguyên vật liệu inox và sản xuất – phân phối sản phẩm inox. Năm 2004, nhà máy đầu tiên của Tập đoàn là công ty TNHH Sản xuất khí Tiến Đạt, đóng tại KCN Tiên Sơn, Bắc Ninh đi vào hoạt động. Năm 2007, nhà máy thứ hai - công ty TNHH Thép không gỉ Hà Anh tại Hưng Yên với quy mô lớn gấp 5 lần nhà máy trên đã chính thức đưa sản phẩm ra thị trường. Đến năm 2008, trước những biến động của thị trường tài chính, ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp nhưng Tiến Đạt lại một lần nữa chứng tỏ sự ổn định và phát triển khi bắt tay vào xây dựng nhà máy thứ ba – công ty TNHH một thành viên Thép Không Gỉ Long An, đặt tại KCN Đức Hòa 1 tỉnh Long An, đã cho ra sản phẩm vào những ngày cuối năm 2008. Hiện nay thị phần sản phẩm inox Tiến Đạt chiếm trên 30% thị trường và con số này dự kiến tăng nhanh trong những năm tới. Hoàng Lê Thành Lớp: Marketing 47A 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Năm 2006, Việt Nam mới chỉ hai dây chuyền cán thép không gỉ, với công suất 40.000 tấn/năm. Năm 2007, chúng ta đã tăng công suất sản xuất lên 50.000 tấn/năm. Năm 2008, khả năng cung cấp thép không gỉ của chúng ta đã tăng lên mức 75.000 tấn/năm, một sự tăng trưởng vượt bậc. Hiện chúng ta đã đảm bảo được khoảng 50% nhu cầu trong nước. 1.1.2. Sự hình thành của cầu Sản phẩm inoxSao Việt đang cung cấp là dạng inox công nghiệp, do đó nhu cầu về loại sản phẩm này là nhu cầu thứ phát. Con người hàng ngày rất nhiều nhu cầu khác nhau, như nhu cầu ăn uống, đi lại, hưởng thụ những tiện nghi… những nhu cầu này được xã hội đáp ứng bằng nhiều loại sản phẩm khác nhau. Cũng nhu cầu về ăn nhưng người chỉ cần ăn no, người lại nhu cầu ăn ngon, thưởng thức, cũng nhu cầu đi lại nhưng người thõa mãn với phương tiện thô như xe đạp, người thõa mãn với phương tiện cao hơn là xe máy, người chỉ đi lại khi đi bằng ô tô… Những nhu cầu đó thúc đẩy lao động của xã hội, thúc đẩy con người lao động trong nhiều lĩnh vực khác nhau để tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần thõa mãn con người. Để được những sản phẩm thõa mãn những nhu cầu đó cần những công cụ, máy móc, dây tryền công nghệ… trợ giúp con người, những công cụ, máy móc, dây truyền công nghệ này lại cần đến những sản phẩm inox mà nhiều doanh nghiệp đang cung ứng, trong đó Sao Việt. Nhu cầu về inox công nghiệp rất đa dạng và đến từ nhiều doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, từ những nhà sản xuất thực phẩm, đồ uống đến những dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện, thủy điện… Hiện nay, nhu cầu về thép không gỉ vẫn không ngừng gia tăng với tốc độ trung bình 15%/năm, nhu cầu về thép không gỉ của thị trường Việt Hoàng Lê Thành Lớp: Marketing 47A 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nam khoảng 150.000 tấn trong khi đó các doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng được một nửa số lượng đó. 1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến cầu thị trường và xu hướng phát triển của cầu 1.1.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến cầu Như đã phân tích ở trên, cầu inox công nghiệp là cầu thứ phát, nó xuất phát từ nhu cầu của những hàng hóa tiêu dùng hàng ngày của con người. Hàm cầu của những hàng hóa tiêu dùng là hàm của thu nhập, thị hiếu, giá hàng hóa thay thế, giá hàng hóa bổ sung… vì sự ảnh hưởng của cầu thép không gỉ phụ thuộc vào cầu của những hàng hóa tiêu dùng nên cầu của thép không gỉ chịu ảnh hưởng gián tiếp của những yếu tố trên. • Khi thu nhập bình quân của người dân một khu vực, một quốc gia cao thì nhu cầu tiêu dùng những hàng hóa như thực phẩm, đồ uống, điện, nước… cũng cao hơn những khu vực, những nước thu nhập bình quân thấp hơn. Điều đó đòi hỏi những ngành sản xuất vật chất của những nơi đó sản xuất ra nhiều hàng hóa hơn. Để làm được điều đó thì công nghệ chế biến, sản xuất ở những nơi đó phải phát triển cao hơn, do đó nhu cầu về thép không gỉ cũng tăng theo. Chúng ta thể dẫn chứng điều này bằng thực tế là mức tiêu thụ inox bình quân đầu người của Việt Nam là 2kg/người/năm, của Đài Loan là khoảng 30kg/người/năm, của Nhật là 50kg/người/năm. Đài Loan và Nhật Bản là những nước mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn rất nhiều so với Việt Nam và mức tiêu thụ inox bình quân đầu người những quốc gia trên cũng cao hơn rất nhiều so với Việt Nam. • Thị hiếu tiêu dùng của người dân ảnh hưởng nhiều đến cầu của hàng inox gia dụng, trang trí chứ không ảnh hưởng nhiều đến cầu về hàng inox công nghiệp. Tuy nhiên cũng không hoàn toàn là không ảnh Hoàng Lê Thành Lớp: Marketing 47A 9

Ngày đăng: 31/12/2013, 18:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan