Một số lưu ý về áp dụng luật giám định tư pháp trong hoạt động xét xử (kỳ 4)

2 438 1
Một số lưu ý về áp dụng luật giám định tư pháp trong hoạt động xét xử (kỳ 4)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một số lưu ý về áp dụng Luật Giám định pháp trong hoạt động xét xử (kỳ 4) Với việc cho phép đương sự được quyền tự mình yêu cầu giám định, thì việc có nhiều bản kết luận giám định trong một vụ án sẽ nhiều hơn. Vì thế thì việc xem xét, đánh giá, so sánh và lựa chọn kết luận giám định nào có chất lượng, chính xác hơn sẽ diễn ra phổ biến, thường xuyên hơn cũng như đòi hỏi đội ngũ người tiến hành tố tụng phải được nâng cao kiến thức pháp lý chuyên sâu cũng như những kiến thức chung về giám định pháp… Bài 4: Cần nâng cao trách nhiệm từ đội ngũ người tiến hành tố tụng Thông thường chất lượng của một bản kết luận giám định pháp phụ thuộc vào các yếu tố sau: con người (trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ, kinh nghiệm nghề nghiệp và sự vô tư, khách quan của người làm giám định), phương pháp, quy trình thực hiện giám định (có phù hợp, có tuân thủ chặt chẽ không), máy móc, phương tiện, công nghệ giám định có hiện đại, tiên tiến không, xác xuất, khả năng tiệm cận đến độ chính xác đến mức nào; đối tượng giám định có được thu thập, bảo quản đúng cách không, có bị biến đổi qua thời gian không? vv . Đây chính là các căn cứ giúp cho người tiến hành tố tụng có thể xem xét, so sánh, đánh giá chất lượng giữa các bản kết luận giám định về cùng một đối tượng hoặc vấn đề cần xem xét, làm sáng tỏ để dùng làm căn cứ xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không, cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự, vụ án hành hỉnh, vụ án hình sự. Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lược cải cách pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ: phải xác định rõ cơ chế đánh giá kết luận giám định, bảo đảm đúng đắn khách quan để làm căn cứ giải quyết vụ việc trong quá trình hoàn thiện chế định về giám định pháp. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thì thấy, cho đến nay, các căn cứ nêu trên chưa luật hóa trong Luật Giám định pháp và các văn bản có liên quan, nên các cơ quan tiến hành tố tụng gặp khó khăn nhất định trong việc xem xét, đánh giá kết luận giám định, nhất là khi có xung đột giữa các kết luận giám định pháp. Với việc cho phép đương sự được quyền tự mình yêu cầu giám định, thì việc có nhiều bản kết luận giám định trong một vụ án sẽ nhiều hơn và vì thế thì việc xem xét, đánh giá, so sánh và lựa chọn kết luận giám định nào có chất lượng, chính xác hơn sẽ diễn ra phổ biến, thường xuyên hơn cũng như đòi hỏi người tiến hành tố tụng phải xem xét toàn diện các tài liệu, chứng cứ có trong hồ và quyết đoán hơn trong việc đánh giá và sử dụng kết luận giám định. Điều này đòi hỏi đội ngũ người tiến hành tố tụng phải được nâng cao kiến thức pháp lý chuyên sâu cũng như những kiến thức chung về giám định pháp. Để Luật Giám định pháp có sức sống mạnh mẽ, phát huy tác dụng hỗ trợ hoạt động pháp, nhằm góp phần nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử , cần thực hiện một số công việc như sau: Một là, trước mắt cần tổ chức phổ biến, quán triệt đến đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử về nội dung cơ bản của Luật Giám định pháp, nhất là những quy định mới có liên quan đến hoạt động của Tòa án như quyền tự mình yêu cầu giám định của đương sự, đánh giá, sử dụng kết luận giám định; thống kê tình hình trưng cầu, yêu cầu, đánh giá, sử dụng kết luận giám định . Hai là, ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn áp dụng các quy định của Luật Giám định pháp về trưng cầu, yêu cầu giám định, đánh giá và sử dụng kết luận giám định trong hoạt động xét xử. Ba là, bổ sung nội dung, cung cấp tài liệu trong đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các chức danh tiến hành tố tụng theo hướng tăng cường thời lượng giảng dạy về giám định pháp cho đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử. Bên cạnh đó mỗi Thẩm phán, Thư ký tòa án cần phải chủ động tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về giám định pháp. Hơn nữa, trước một vụ việc cụ thể, Thẩm phán cần phải tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu về lĩnh vực, vấn đề có yêu câu giám định, cần thiết thì có thể mời chuyên gia đầu ngành để tham vấn chuyên môn, nhằm có những thông tin, liệu và sự hiểu biết cần thiết để có thể hiểu cặn kẽ bản kết luận giám định, cũng như có khả năng xem xét, so sánh, đối chiếu giữa các bản kết luận giám định, từ đó có những đánh giá, lựa chọn và sử dụng kết luận giám định đúng đắn, nhất là khi có mâu thuẫn, xung đột giữa các kết luận giám định; khắc phục tình trạng lại vào bản kết luận giám định hoặc không cố gắng phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình trong đánh giá kết luận giám định, cứ trưng cầu giám định nhiều lần, tốn kém tiền bạc và kéo dài thời gian tố tụng không cần thiết. Bốn là, các bộ, ngành chủ quản của các lĩnh vực giám định cần sớm ban hành quy định hoặc hướng dẫn về quy trình giám định, quy chuẩn chuyên môn trong hoạt động giám định pháp thuộc thẩm quyền quản lý của bộ, ngành mình, làm cơ sở pháp lý thống nhất cho hoạt động giám định pháp được thực hiện trên một hành lang pháp lý chung, tạo mặt bằng về trình tự, thủ tục, công nghệ, phương pháp giám định, con người làm giám định, nhằm giảm thiểu những nguy cơ đưa đến các kết luận giám định khác nhau về cùng một đối tượng giám định, từ đó hạn chế sự phức tạp do xung đột kết luận giám định; đồng thời là cơ sở để các cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào đó mà đánh giá, so sánh giữa các bản kết luận giám định, quyết định sử dụng kết luận giám định nào. Năm là, Bộ pháp cũng như các bộ, ngành có liên quan nên tiến hành việc nghiên cứu, hướng dẫn, tập huấn cho đội ngũ người giám định pháp về kỹ thuật xây dựng, trình bày kết luận giám định sao cho đầy đủ những thông tin, nhận xét, đánh giá về đối tượng giám định, về kết quả giám định, nhưng súc tích, dễ hiểu và diễn đạt bằng những ngôn từ phổ thông, tránh tình trạng quá vắn tắt, không đi vào trả lời yêu cầu giám định hoặc dùng những thuật ngữ chuyên môn rất sâu, khiến cho người tiến hành tố tụng không thể hiểu nổi, thậm chí ngay cả người trong cùng lĩnh vực nhưng không phải chuyên ngành đó thì cũng không biết. Sáu là, ngoài bản kết luận giám định, đề nghị các tổ chức, cá nhân thực hiện giám định cung cấp thêm các văn bản, tài liệu ghi nhận quá trình thực hiện giám định để cơ quan tiến hành tố tụng nghiên cứu, xem xét, tìm sự luận giải cho cả quá trình hình thành kết quả giám định. Bảy là, cần có cơ chế tố tụng, và các điều kiện về kinh phí khi giám định viên pháp tham gia phiên tòa trong các vụ án, nhất là trong trường hợp có các kết luận giám định khác nhau về cùng một vấn đề, cần có sự trình bày, bảo vệ kết luận giám định của người giám định trước các bên tố tụng, giúp cho việc tranh tụng, đánh giá kết luận giám định pháp thuận lợi hơn, làm cho các bên “tâm phục, khẩu phục”, giảm việc khiếu nại, kháng cáo. Hiện nay, mức bồi dưỡng tham gia phiên tòa của người giám định chỉ ở mức 40.000 đồng/người/ngày là quá thấp, bất cập với tình hình thực tế và đặc biệt là các cơ quan chức năng phải bảo đảm thanh toán chi trả các chi phí đi lại, lưu trú cho người giám định pháp khi phải di chuyển xa để tham dự phiên tòa, vì lâu nay việc thực hiện quy định này chưa đầy đủ và chưa kịp thời, nên nhiều trường hợp người giám định được mời không muốn tham dự. Tám là, cần có cơ chế để cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp các tài liệu, mẫu so sánh cho đương sự (khi cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ tài liệu) để bảo đảm quyền tự mình yêu cầu giám định của đương sự.

Ngày đăng: 31/12/2013, 16:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan