Một số lưu ý về áp dụng luật giám định tư pháp trong hoạt động xét xử (kỳ 1)

3 415 0
Một số lưu ý về áp dụng luật giám định tư pháp trong hoạt động xét xử (kỳ 1)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một số lưu ý về áp dụng Luật Giám định pháp trong hoạt động xét xử (kỳ 1) Theo Điều 44 của Luật Giám định pháp thì TANDTC có trách nhiệm hướng dẫn áp dụng các quy định của pháp luật về trưng cầu giám định và đánh giá, sử dụng kết luận giám định pháp trong hệ thống cơ quan TAND. Để thống nhất áp dụng Luật Giám định pháp trong hoạt động xét xử, Báo Công lý xin giới thiệu bài viết của Luật gia Duy Kiên xung quanh vấn đề trên. Kỳ 1: Những nội dung mới của Luật Giám định pháp có liên quan đến hoạt động Tòa án Luật Giám định pháp năm 2012 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/6/2012 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2013. Trước khi ban hành Luật Giám định pháp, theo các quy định của pháp luật về tố tụng dân sự , tố tụng hình sự , tố tụng hành chính và Pháp lệnh Giám định pháp (có hiệu lực từ 1/1/20005) thì chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng mới có quyền trưng cầu giám định. Luật Giám định pháp vừa được ban hành có điểm mới quan trọng là đã mở rộng về chủ thể có quyền yêu cầu giám định. Cụ thể là khoản 3 Điều 2 Luật Giám định pháp quy định: đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền tự mình yêu cầu giám định pháp sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Để tạo điều kiện và bảo đảm cho người yêu cầu giám định thực hiện được quyền tự mình yêu cầu giám định - một phương thức chủ động tìm kiếm chứng cứ, Luật Giám định pháp đã quy định: “Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu, thì trong thời hạn 7 ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định” (khoản 1 Điều 22). Quy định này là sự thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về giám định pháp, thể hiện tại Nghị quyết số 49/NQ của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách pháp đến năm 2020, theo đó cần phải tăng cường “tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”, tăng cường dân chủ hoá hoạt động tố tụng, “tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa công dân và cơ quan công quyền trước Tòa án”. Với quy định này, Luật Giám định pháp đã góp phần hoàn thiện các thủ tục tố tụng pháp theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Đồng thời, với quy định “Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính về giám định pháp có nội dung khác với Luật này thì áp dụng quy định của Luật này”. Tại khoản 3 Điều 45 của Luật Giám định pháp đã đặt ra những yêu cầu nhiệm vụ mới cao hơn cho các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như việc hoàn thiện các quy định về pháp luật tố tụng để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ về giám định pháp và đáp ứng tốt yêu cầu của hoạt động tố tụng trong cải cách pháp trong thời gian tới. Việc các đương sự tự mình yêu cầu giám định chỉ được chấp nhận khi người yêu cầu giám định thực hiện quyền tự yêu cầu giám định trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử (khoản 4 Điều 23 Luật Giám định pháp). Bên cạnh đó, về mô hình tổ chức giám định pháp, theo Luật này đã có những đổi mới quan trọng, vừa bảo đảm sự tập trung, thống nhất trong một số lĩnh vực giám định, vừa xã hội hóa hoạt động giám định pháp tạo điều kiện cho công dân có điều kiện sử dụng hoạt động giám định để thu thập chứng cứ bảo vệ các quyền, lợi ích của mình. Đồng thời, Luật Giám định pháp đã có những quy định tạo cơ chế để bảo đảm đáp ứng được các yêu cầu về công tác giám định trong lĩnh vực không có tổ chức giám định pháp chuyên trách, và cơ chế khi có yêu cầu giám định lại. Các vấn đề nói trên là những quy định mới trong lĩnh vực giám định pháp mà các Thẩm phán phải nghiên cứu, nắm vững thì mới có thể thực hiện tốt nhiệm vụ xét xử. Về tổ chức giám định pháp công lập, tại Điều 12 Luật Giám định pháp quy định: “1. Tổ chức giám định pháp công lập được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự. Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập hoặc trình cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức giám định pháp công lập trong các lĩnh vực khác sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ pháp. 2. Tổ chức giám định pháp công lập về pháp y bao gồm: Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế; Trung tâm pháp y cấp tỉnh; Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng; Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an. 3. Tổ chức giám định pháp công lập về pháp y tâm thần bao gồm: Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế; Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế. Căn cứ yêu cầu giám định pháp y tâm thần của hoạt động tố tụng và điều kiện thực tế của các khu vực, vùng miền trong cả nước, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định thành lập Trung tâm pháp y tâm thần khu vực sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ pháp. 4. Tổ chức giám định pháp công lập về kỹ thuật hình sự bao gồm: Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an; Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh;Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng. 5. Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương, Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh có giám định viên pháp y thực hiện giám định pháp y tử thi.” Từ quy định tại Điều 12 nói trên, có thể thấy lĩnh vực giám định pháp y đã có sự thống nhất về mô hình tổ chức (trước đây có địa phương thành lập trung tâm pháp y, có địa phương thành lập phòng giám định pháp y thuộc bệnh viện đa khoa tỉnh) đó là ở địa phương mô hình tổ chức pháp y công lập chỉ có một tổ chức duy nhất là trung tâm pháp y. Giám định viên pháp y thuộc Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh chỉ thực hiện giám định pháp y tử thi, không thực hiện giám định pháp y thương tích. Đối với giám định pháp y tâm thần, nếu như trước đây mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều có trung tâm pháp y tâm thần, thì nay Nhà nước thành lập trung tâm pháp y tâm thần khu vực, nhằm tập trung được nguồn lực. Do đó, khi cần trưng cầu giám định pháp y tâm thần, các Tòa án sẽ trưng cầu ở các trung tâm khu vực này. Các bên đương sự có quyền lựa chọn các trung tâm pháp y tâm thần để yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định.

Ngày đăng: 31/12/2013, 16:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan