PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ

94 481 1
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ

PHẦN MỞ ĐẦU Trong nhà trường hiện nay, việc dạy học không chỉ chủ yếu là dạy cái gì mà còn dạy học như thế nào. Trước những yêu cầu phát triển của đất nước, ngành giáo dục của nước ta hiện nay cũng đang bước vào thời kì mới với những thay đổi mang tính chiến lược đột phá nhằm cải thiện chất lượng và hiệu quả của giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách có tính chất đột phá để nâng cao chất lượng dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ đổi mới từ nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học cho đến kiểm tra đánh kết quả dạy học. Trước đây, chúng ta đã tiến hành đổi mới sách giáo khoa, mục tiêu dạy học, cơ sở vật chất nhưng hiệu quả thì chưa được bao nhiêu. Hiện nay, chúng ta lại quá chú trọng đi sâu đổi mới phương pháp dạy học mà chưa xem xét đến việc đổi mới các thành tố khác của quá trình dạy học, trong đó có kiểm tra, đánh giá. Nếu muốn đổi mới giáo dục có hiệu quả thì phải đổi mới đồng bộ ở tất cả các khâu của quá trình dạyhọc trong đó có đánh giáđánh giá có mối quan hệ mật thiết với các thành tố khác của quá trình dạy học : Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện. Kiểm tra đánh giá có vai trò rất to lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả của kiểm tra đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản giáo duc. Nếu kiểm tra đánh giá sai dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo gây tác hại to lơn trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Vậy đổi mới kiểm tra đánh giá trở thành nhu cầu bức thiết của ngành giáo dục và toàn xã hội ngày nay. Kiểm tra đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập. Hiện nay ở các nhà trường phổ thông cũng đã chú trọng đến vấn đề kiểm tra, đánh giá và đã có những thay đổi trong cách kiểm tra, đánh giá nhưng vẫn chưa toàn diện. Quá trình kiểm tra, đánh giá chỉ chú ý đến đánh giá tổng kết, tức là thiên về các bài kiểm tra cuối chương, giữa học kì, hết học kì hay cuối năm học và lấy kết quả kiểm tra đó để đánh giá học sinh, đánh giá cả quá trình học tập của học sinh. Việc chú trọng đánh giá tổng kết và sử dụng đánh giá tổng kết như là một hình thức chính để đánh giá năng lực của học sinh đã hạn chế thành quả của đổi mới giáo dục. Theo đó đánh giá tổng kết chỉ phục vụ cho việc xếp hạng học sinh, xem học sinh đó có được lên lớp không mà không giúp học sinh lấp được những lỗ hổng trong quá trình học. Nói cách khác, kiểm tra, đánh giá dường như chỉ quan tâm đến kết quả chứ không mấy quan tâm đến quá trình học tập của học sinh. Chính bởi những lí do trên mà chúng ta cần phải quan tâm đến vấn đề kiểm tra,đánh giá trong dạy học nói chung và dạy học Địa nói riêng, nhất là vấn đề đổi mới trong kiểm tra, đánh giá. CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC ĐỊA 1.1 Khái niệm kiểm tra – đánh giá 1.1.1 Khái niệm kiểm tra Kiểm tra là một quá trình mà các tiêu chí đã được định ra từ trước trong đó chúng ta kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với các tiêu chí đã định, không quan tâm đến quyết định cần đề ra. Vậy đây là một quá trình hẹp hơn đánh giá, người đánh giá phải định ra các mục tiêu và làm rõ các tiêu chí tương ứng với các mục tiêu. 1.1.2 Khái niệm đánh giá Đánh giá là thu thập thông tin đủ thích hợp giữa tập hợp thông tin này, với tập hợp các tiêu chí với mục tiêu định ra ban đầu nhằm đưa ra một quyết định. 1.1.3 Khái niệm đo lường Đánh giá cũng như kiểm tra thường bao gồm việc đo lường, mà chúng ta định ra bằng một công cụ thu thập thông tin: một trắc nghiệm, một hệ thống câu hỏi… Trắc nghiệm hoặc hệ thống câu hỏi chỉ là những hình thức thu thập thông tin trong số nhiều cách thức khác nhau. 1.2. Mục đích, ý nghĩa và nội dung đánh giá trong dạy học địa lí. 1.2.1. Mục đích của việc đánh giá Chúng ta hãy xuất phát từ định nghĩa về đánh giá do Jean Marie De Ketele phát biểu (1989). Đánh giá có nghĩa là: Thu thập thông tin đủ thích hợp có giá trị, đáng tin cậy và tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin nhằm đưa ra một quyết định” Như vậy, đánh giá là một quá trình bắt đầu khi chúng ta định ra một mục tiêu phải theo đuổi và kết thúc khi chúng ta đã đề ra một quyết định có liên quan đến mục tiêu đó. Điều đó không có nghĩa là quá trình tổng thể kết thúc khi ra quyết định. Ngược lại, quyết định đánh dấu sự khởi đầu một quá trình khác cũng quan trọng như đánh giá: đó Khái niệm “quyết định cần đề ra” là cốt yếu và cho phép phân biệt quá trình đánh giá với quá trình kiểm tra, quá trình thu thập thông tin đo lường là tập hợp con nằm trong đánh giá (J.M. De Kelete X.Roegiera) Tình huống 1: Đánh giá không có kiểm tra và đo lường Tình huống 2: Đánh giá có đo lường Tình huống 3: Đánh giá – kiểm tra Đánh giá (Evaluation) là quá trình hình thành những nhận định phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào những thông tin thu nhận đươc, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thiện thực trạng. Vì thế, đánh giá được xem là một khâu quan trọng trong khi xây dựng kế hoạch và trong suốt kiểm tra công việc. Có 3 loại đánh giá: - Đánh giá định hướng (có chức năng định hướng cho học sinh) Quá trình đánh giá Quá trình thu thập thông tin Quá trình đánh giá Quá trình thu thập thông tin Quá trình đo lường Quá trình đánh giá Quá trình kiểm tra Quá trình thu thập thông tin Quá trình đo lường - Đánh giá uốn nắn (có chức năng chuẩn đoán những điểm yếu của học sinh để khắc phục) - Đánh giá xác nhận (có chức năng quyết định sự thành công hay thất bại của học sinh). Trong giáo dục, việc đánh giá được tiến hành ở các cấp độ khác nhau, , đánh giá hệ thống giáo dục của quốc gia, đánh giá chương trình, đánh giá giáo viên, đánh giá học sinh. Đánh giá học sinh là trách nhiệm trực tiếp của giáo viên. Đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình dạy học, nhằm các mục tiêu sau: -Làm sáng tỏ mực độ đạt được và chưa đạt được về mục tiêu dạy học, phát triển nguyên nhân sai sót, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập. - Công khai hóa các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh và của tập thể lớp, tạo cơ hội cho học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá, giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên học sinh trong học tập. - Giúp giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra, những điểm mạnh, điểm yếu. Trên cơ sở đó tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học Như vậy, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận đích thực trạng mà còn định hướng hoạt động dạy học của giáo viên. Trong nhà trường, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh chủ yếu thông qua việc tổ chức kiểm tra đánh giá thường đi liền với nhau, mặc dù đánh giá không chỉ là kiểm tra. 1.2.2. Ý nghĩa của việc đánh giá Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên sẽ cung cấp kịp thời những thông tin “liên hệ ngược” đối với học sinh, giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục, trước hết là có ý nghĩa đối với học sinh. Đối với học sinh Việc kiểm tra, đánh giá sẽ cung cấp cho học sinh những thông tin “liên hệ ngược trong”, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động của mình. Về mặt giáo dục: Việc đánh giá có tác dụng uốn nắn, tạo dựng tính cách học sinh. Điều này được thực hiện qua sơ đồ sau đây: Về mặt giáo dưỡng Kiểm tra, đánh giá giúp cho mỗi học sinh tự thấy mình đã tiếp thu được những điều vừa học đến mức độ nào, có những khiếm khuyết nào cần bổ sung để đáp ứng được yêu cầu của chương trình học tập Lòng tự trọng Tự tin vào bản Sự tự lực Tác động đến học sinh Kết quả đánh giá Quá trình đánh giá Giáo viên cung cấp những tri thức cho học sinh (xác thực, logic, hiệu quả) Về mặt phát triển năng lực nhận thức: Thông qua việc kiểm tra đánh giá sẽ cung cấp cho giáo viên những thông tin “liên hệ ngược ngoài”, giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy cụ thể là: Đối với giáo viên Về kiểm tra, đánh giá được tiến hành một cách thường xuyên sẽ cung cấp cho giáo viên những thông tin không chỉ về trình độ chung của học sinh mà còn nắm được những học có tiến bộ rõ rệt, hay học sút kém đột ngột để động viên, giúp đỡ kịp thời. Kết quả kiểm tra, đánh giá sẽ thúc đẩy giáo viên xem lại phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của mình. Từ đó có nhu cầu cải tiến các phương pháp và hình thức dạy học hiện hành. Đối với cán bộ quản lí giáo dục Sự thất bại Hi vọng đạt kết quả Đánh giá Phân phối Ý thức về bản thân Điều chỉnh hoạt động dạy học Việc kiểm tra, đánh giá sẽ cung cấp cho cán bộ quản lí giáo dục các cấp những thông tin cơ bản về thực trạng dạyhọc trong một đơn vị giáo dục để có những quyết định chỉ đạo kịp thời, uốn nắn, động viên, khuyến khích giáo viên và học sinh thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. 1.3 Nội dung đánh giá trong dạy học địa lí. Có nhiều quan điểm khác nhau về lĩnh vực đánh giá nhưng về cơ bản nội dung của đánh giá trong lĩnh vực Địa lí gồm kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh (đối với những bài mà nội dung liên quan đến dân số, môi trường). Kiến thức địatrong chương trình gồm có các kiến thức thực tiễn (kinh nghiệm) và các kiến thức lí thuyết. Thuộc về các kiến thức thực tiễn có các sự kiện, số liệu, biểu tượng địa lí. Thuộc về các ý kiến lí thuyết có các khái niệm, các mối quan hệ nhân - quả, các thuyết, các quan điểm. Các kĩ năng địa lí cần rèn luyện cho học sinh là: kĩ năng đọc và sử dụng bản đồ, kĩ năng đo vẽ ngoài trời; kĩ năng sử dụng số liệu thống kê, lập biểu đồ, đồ thị; kĩ năng quan sát, điều tra, tìm hiểu ngoài thực địa, khảo sát địa phương. 1.3.1. Đánh giá kiến thức Cần xem học sinh lĩnh hội được ở mức độ nào, theo thang mức độ nhận thức của Bloom: Biết: Ở mức độ đơn giản của nhận thức, tức là biết những dấu hiệu cơ bản của đối tượng địa lí, ghi nhớ được một số địa danh, số liệu. Hiểu: So sánh được những nét giống và khác nhau giữa các đối tượng địa lí, giải thích được nguyên nhân giống và khác nhau đó. Áp dụng: Sử dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết những tình huống mới. Phân tích: Học sinh phân tích nguyên nhân hay kết quả của hiện tượng, tìm kiếm những bằng chứng cho một luận điểm…(những điều này chưa được cung cấp cho học sinh trước đó). Tổng hợp: Học sinh vận dụng phối hợp các kiến thức đã có để giải đáp một vấn đề khái quát hơn bằng sự suy nghĩ sáng tạo của bản thân. Đánh giá: Học sinh nhận định, phán đoán về ý nghĩa của một kiến thức, giá trị một tư tưởng, vai trò một học thuyết, giá trị cách giải quyết một vấn đề mới được đặt ra trong chương trình học tập. 1.3.2. Đánh giá kĩ năng: là mức độ hiểu và vận dụng được các kĩ năng, biết cách khai thác kiến thức qua các nguồn tri thức địa lí. 1.3.3. Đánh giá về thái độ, hành vi: Song song với việc đánh giá kiến thức và kĩ năng, cần xem xét mức độ vận dụng các thao tác tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp), cần xem xét thái độ (tôn trọng, cư xử đúng mực với môi trường…), quan tâm đến các vấn đề địa phương đất nước. Bloom đã đưa ra một cách phân loại các mức độ thuộc lĩnh vực thái độ, tình cảm như sau: Tiếp nhận: tiếp thu, chấp nhận một giá trị nào đó. Đáp ứng: thể hiện muốn tham gia một công việc hoặc một hành động. Định giá: xác nhận, định rõ giá trị của một công việc. Tổ chức: sắp xếp phối hợp hoạt động, chấp nhận và tích hợp giá trị mới vào hệ thống giá trị của bản thân. 1.4. Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học. Từ nội dung của đánh giá trong lĩnh vực địa lí là kiến thức, kĩ năng, thái độ chúng ta có thể kiểm tra, đánh giá học sinh theo hai chiều hướng đó là kiểm tra, đánh giá của giáo viên đối với học sinh và tự kiểm tra, đánh giá lẫn nhau của học sinh. 1.4.1. Kiểm tra, đánh giá của giáo viên. Kiểm tra, đánh giá là công việc thường xuyên của giáo viên, thông qua đó tạo điều kiện cho giáo viên nắm được cụ thể và khá chính xác năng lực và trình độ của học sinh. Thông qua các thông tin được phản hồi từ kiểm tra, đánh giá giáo viên có cơ sở để điều chỉnh hoạt động giảng dạy. Giáo viên phải có các phương pháp kĩ thuật, kiểm tra, đánh giá thích hợp sao cho khuyến khích tư duy năng động, sáng tạo, phát hiện sự chuyển biến thái độ, xu hướng hành vi của học sinh trước những vấn đề của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng, rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện sớm, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong các tình huống cụ thể. Giáo viên cần phải biết đánh giá chính xác, công bằng kết quả học tập của học sinh. Quan trọng hơn nữa là giáo viên còn phải có năng lực phát triển khả năng tự đánh giáđánh giá lẫn nhau trong học sinh, giúp đỡ các em tự điều chỉnh cách học. 1.4.2. Tự kiểm tra, đánh giá lẫn nhau của học sinh. Với tư cách là người học một cách độc lập, học sinh phải có khả năng suy nghĩ về công việc và sự tiến bộ của mình, biết được cái mình hiểu và có thể làm được, tin vào cái mình làm và có khả năng quyết định cái mình sẽ phải làm. Trong dạy học “lấy người học làm trung tâm”, người giáo viên phải giúp học sinh trở thành những người tham gia ngày càng tích cực hơn vào quá trình đánh giá. Chỉ khi đó học sinh mới học được cách suy nghĩ về việc học tập của chính mình để tự đánh giá một cách có phê phán so với những tiêu chuẩn phải đạt được, phê phán công việc của bạn mình và sử dụng có hiệu quả những lời nhận xét, đánh giá của người khác và từ đó trở thành những người học độc lập, có năng lực độc lập. Giáo viên cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là một năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh. Để tạo điều kiện cho học sinh được tham gia vào việc đánh giá kết quả học tập đòi hỏi giáo viên phải xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể cho từng hình thức đánh giá (bài kiểm tra, bài thực hành, bài tập) và công khai tiêu chí này khi đánh giá. Qua đó, học sinh có thể tự đánh giá được mức độ đạt được của mình so với mục tiêu bài học, thấy được điểm mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục của bản thân. Đồng thời học sinh cũng thấy được sự chính xác và khách quan của giáo viên khi đánh giá. . giữa học kì, hết học kì hay cuối năm học và lấy kết quả kiểm tra đó để đánh giá học sinh, đánh giá cả quá trình học tập của học sinh. Việc chú trọng đánh giá. đề đổi mới trong kiểm tra, đánh giá. CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ 1.1 Khái niệm kiểm tra – đánh giá 1.1.1 Khái

Ngày đăng: 31/12/2013, 13:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan