Hoàn thiện quá trình mua nguyên liệu gỗ tại công ty TNHH cường thịnh

54 1.3K 22
Hoàn thiện quá trình mua nguyên liệu gỗ tại công ty TNHH cường thịnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MôC LôC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài 1 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.4. Phạm vi nghiên cứu 3 1.5. Kết cấu luận văn 4 CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUÁ TRÌNH MUA HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP 5 2.1 . Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản về quá trình mua hàng trong doanh nghiệp. 5 2.2 . Một số lý thuyết liên quan đến quá trình mua hàng trong doanh nghiệp 7 2.3 . Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước 8 2.4 . Phân định nội dung quá trình mua hàng trong DN 9 2.4.1 .Quá trình mua hàng trong DN 9 2.4.1.1 .Xác định nhu cầu mua hàng 9 2.4.1.2 .Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp 10 2.4.1.2.1 .Tìm kiếm nhà cung cấp 10 2.4.1.2.2 .Lựa chọn nhà cung cấp 10 2.4.1.3 .Thương lượng và đặt hàng 11 2.4.1.4 .Triển khai thực hiện và đánh giá kết quả 11 2.4.1.4.1 .Triển khai thực hiện 11 2.4.1.4.2 .Đánh giá kết quả quá trình mua hàng 12 2.4.2. Mua hàng và các nguyên tắc đảm bảo mua hàng có hiệu quả. 12 2.4.2.1. Mua hàng . 12 2.4.2.2. Các nguyên tắc đảm bảo mua hàng có hiệu quả 12 2.4.3. Mục tiêu và các hình thức mua hàng 14 2.4.4 . Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình mua hàng của doanh nghiệp 15 2.4.4.1 .Các nhân tố chủ quan 15 2.4.4.2 .Các nhân tố khách quan 16 2.4.5 . Sự cần thiết của việc hoàn thiện quá trình mua hàng của DN 17 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH MUA NGUYÊN LIỆU GỖ CỦA CÔNG TY TNHH CƯỜNG THỊNH 18 3.1.Phương pháp nghiên cứu 18 3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 18 3.1.1.1. Phương pháp điều tra trắc nghiệm 18 3.1.1.2. Phương pháp phỏng vấn 19 3.1.1.3. Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp 20 3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu 20 3.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến quá trình mua nguyên liệu gỗ tại Công ty TNHH Cường Thịnh 20 3.2.1. Đánh giá tổng quan tình hình mua nguyên liệu gỗ của Công ty TNHH Cường Thịnh 20 3.2.1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Cường Thịnh và kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gần đây của công ty. 20 3.2.1.2. Đánh giá tổng quan tình hình mua nguyên liệu gỗ của Công ty TNHH Cường Thịnh 25 3.2.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường kinh doanh tới quá trình mua nguyên liệu gỗ tại Công ty TNHH Cường Thịnh . 26 3.2.2.1. Môi trường kinh doanh bên ngoài công ty. 26 3.2.2.2. Môi trường nội tại của công ty. 26 3.3. Kết quả điều tra trắc nghiệm và kết quả tổng hợp đánh giá của các chuyên gia về quá trình mua nguyên liệu gỗ của Công ty TNHH Cường Thịnh 27 3.3.1. Kết quả điều tra trắc nghiệm về quá trình mua nguyên liệu gỗ của Công ty TNHH Cường Thịnh 27 3.3.2. Kết quả tổng hợp đánh giá của các chuyên gia về quá trình mua nguyên liệu gỗ của Công ty TNHH Cường Thịnh 30 3.4. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp về quá trình mua nguyên liệu gỗ tại Công ty TNHH Cường Thịnh 32 3.4.1. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp theo quá trình mua nguyên liệu gỗ của Công ty TNHH Cường Thịnh 32 3.4.1.1. Xác định nhu cầu mua nguyên liệu 32 3.4.1.2. Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp 33 3.4.1.3. Thương lượng và đặt mua nguyên liệu 34 3.4.1.4. Triển khai thực hiện và đánh giá kết quả mua nguyên liệu 34 3.4.2. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp về mua nguyên liệu gỗ tại Công ty TNHH Cường Thịnh. 35 3.4.2.1. Tình hình mua nguyên liệu gỗ theo mặt hàng 35 3.4.2.2. Tình hình mua nguyên liệu gỗ theo nhà cung cấp 37 3.4.2.3. Tình hình mua nguyên liệu gỗ theo thị trường 38 3.4.2.4. Tình hình mua nguyên liệu gỗ theo thời gian 38 CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH MUA NGUYÊN LIỆU GỖ TẠI CÔNG TY TNHH CƯỜNG THỊNH 39 4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu quá trình mua nguyên liệu gỗ của Công ty TNHH Cường Thịnh 39 4.1.1. Các kết luận về quá trình mua nguyên liệu gỗ của Công ty TNHH Cường Thịnh 39 4.1.1.1. Những thành công trong quá trình mua nguyên liệu gỗ của Công ty và nguyên nhân thành công 39 4.1.1.2. Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình mua nguyên liệu gỗ của Công ty và nguyên nhân tồn tại 40 4.1.2. Các phát hiện qua nghiên cứu quá trình mua nguyên liệu gỗ của Công ty TNHH Cường Thịnh. 43 4.2. Dự báo triển vọng và quan điểm hoàn thiện quá trình mua nguyên liệu gỗ tại Công ty TNHH Cường Thịnh. 44 4.2.1. Dự báo triển vọng về quá trình mua nguyên liệu gỗ của Công ty TNHH Cường Thịnh từ nay tới năm 2015. 44 4.2.2. Quan điểm hoàn thiện quá trình mua nguyên liệu gỗ của Công ty TNHH Cường Thịnh trong giai đoạn tới. 45 4.3. Các đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện quá trình mua nguyên liệu gỗ tại Công ty TNHH Cường Thịnh. 46 4.3.1. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình mua nguyên liệu gỗ tại Công ty TNHH Cường Thịnh. 46 4.3.1.1. Tổ chức công tác xác định nhu cầu mua nguyên liệu phải khoa học và gắn liền với kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. 46 4.3.1.2. Chú trọng hơn nữa đến công tác tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp, đặc biệt là những nhà cung cấp mới. 48 4.3.1.3. Cải tiến công tác thương lượng đặt hàng và triển khai thực hiện mua nguyên liệu. 50 4.3.1.4. Hoàn thiện công tác đánh giá kết quả mua nguyên liệu. 51 4.3.2. Một số kiến nghị với Nhà nước. 52

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Như ta đã biết doanh nghiệp thương mại là doanh nghiệp chủ yếu thực hiện các hoạt động thương mại ví dụ như là mua bán hàng hóa, dịch vụ thương mại, xúc tiến thương mại …Bên cạnh đó doanh nghiệp thương mại còn có thể thực hiện các hoạt động khác như sản xuất, cung ứng dịch vụ , đầu tư tài chính .Hoạt động của các doanh nghiệp bao gồm nhiều khâu cơ bản, nhưng trong đó mua hàng luôn là khâu đầu tiên, mang ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh cũng như doanh thu của doanh nghiệp thương mại. Do đó việc tổ chức thực hiện tốt công tác mua hàng sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thành được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận . Trong các doanh nghiệp thương mại sản xuất thì công tác mua hàng lại càng mang ý nghĩa quan trọng. Bởi vì hàng hóa đầu vào của doanh nghiệp lúc này chính là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Nguồn cung cấp nguyên liệu có đảm bảo thì doanh nghiệp mới có thể đảm bảo sản xuất được liên tục, quá trình sản xuất kinh doanh mới không bị gián đoạn. Hơn nữa nguyên vật liệu là đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, do đó muốn đảm bảo được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì doanh nghiệp phải đảm bảo giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí nguyên liệu đầu vào. Chính vì thế việc tổ chức tốt công tác thu mua nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp thương mại sản xuất là rất quan trọng . Trong những năm gần đây, môi trường kinh doanh tại nước ta đã có những thay đổi lớn lao, tạo điều kiện nhiều hơn cho các doanh nghiệp tự do phát triển, cùng với đó là hành lang pháp lý rộng mở giúp các doanh nghiệp có thể tự do cạnh tranh lành mạnh. Song song với đó là sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự phát triển trong công nghệ sản xuất lại càng làm cho tình hình cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt. Muốn tồn tại và đứng vững được trước môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khó khăn thì đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện, đổi mới công tác tổ chức cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, và trong đó công tác mua hàng là công việc đầu tiên trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự chú trọng đúng mức đến công tác này qua đó nhằm giảm chi phí đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh . Công ty TNHH Cường Thịnh là một công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và buôn bán đồ gỗ nội thất do đó công tác mua nguyên liệu gỗ chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động của công ty. Việc thực hiện tốt công tác thu mua nguyên liệu đầu vào mới đảm bảo cho hoạt động sản xuất của Công ty được ổn định, không gián đoạn.Việc nâng cao hiệu quả mua nguyên liệu cũng tác động trực tiếp đến chi phí đầu vào sản xuất của Công ty, qua đó ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty. Hiện nay Công ty đã có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác mua nguyên liệu, thế nhưng việc hoàn thiện quá trình mua nguyên liệu tại Công ty vẫn đang là một vấn đề cấp thiết. Do đó với đề tài mà em nghiên cứu, em mong rằng sẽ giúp Công ty có thêm những giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác mua nguyên liệu . 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Từ việc phân tích những ảnh hưởng quan trọng của công tác mua hàng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và ảnh hưởng của công tác mua nguyên liệu gỗ tại Công ty TNHH Cường Thịnh tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nói riêng, em thấy rằng việc nâng cao hiệu quả công tác mua hàng là rất quan trọng đối với Công ty . Trong quá trình học tập tại trường Đại học Thương Mại em đã được trang bị các kiến thức về mua hàng và quản trị mua hàng. Bên cạnh đó trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Cường Thịnh, thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, cũng như qua việc phân tích các thông tin thu thập được từ phiếu điều tra và các câu hỏi phỏng vấn, em nhận thấy rằng Công ty đang gặp một số vướng mắc nhất định trong công tác mua hàng, cụ thể là trong việc thực hiện quá trình mua nguyên liệu gỗ. Do đó em xin lựa chọn đề tài luận văn của mình là về một trong những vấn đề chủ yếu trong công tác mua hàng đó là quá trình mua hàng . Tên đề tài cụ thể là: “Hoàn thiện quá trình mua nguyên liệu gỗ tại Công ty TNHH Cường Thịnh”. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của việc nghiên cứu đề tài này là từ việc nghiên cứu các lý luận cơ bản về mua hàng và quản trị mua hàng cũng như từ việc phân tích các dữ liệu thu thập được thông qua công tác điều tra trắc nhiệm và câu hỏi phỏng vấn nhằm rút ra thực trạng tại Công ty TNHH Cường Thịnh về công tác mua hàng và quá trình mua hàng của công ty, từ đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hơn nữa quá trình mua hàng tại Công ty TNHH Cường Thịnh . Ngoài ra ,đề tài cũng cần phải làm rõ một số mục tiêu cụ thể sau : • Làm rõ được các khái niệm, lý thuyết cơ bản về mua hàng và quá trình mua hàng trong doanh nghiệp thương mại. • Tìm hiểu rõ các vấn đề còn tồn tại trong quá trình mua nguyên liệu tại Công ty TNHH Cường Thịnh. • Thông qua việc phân tích các kết quả có được từ công tác điều tra trắc nhiệm và câu hỏi phỏng vấn để đưa ra những đánh giá khái quát về quá trình mua nguyên liệu gỗ tại Công ty TNHH Cường Thịnh. • Từ các kết quả có được đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình mua nguyên liệu gỗ tại Công ty TNHH Cường Thịnh. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu là ở phòng kinh doanh của Công ty TNHH Cường Thịnh. Ngoài ra cũng có nghiên cứu một số thông tin về tình hình kinh doanh của Công ty, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại phòng kế toán của Công ty và các phiếu điều tra trắc nhiệm, các bảng trả lời các câu hỏi phỏng vấn một số nhà quản trị và nhân viên chủ chốt của Công ty. Về mặt thời gian, đề tài sẽ nghiên cứu về quá trình mua hàng của Công ty TNHH Cường Thịnh trong 3 năm từ năm 2007 đến năm 2009. 1.5. Kết cấu luận văn Luận văn gồm 4 chương : Chương 1 : Tổng quan nghiên cứu đề tài. Chương 2 : Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về quá trình mua hàng trong doanh nghiệp. Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng quá trình mua nguyên liệu gỗ tại Công ty TNHH Cường Thịnh. Chương 4 : Các kết luận và đề xuất giải pháp hoàn thiện quá trình mua nguyên liệu gỗ tại Công ty TNHH Cường Thịnh. CHƯƠNG 2 TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUÁ TRÌNH MUA HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP 2.1 . Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản về quá trình mua hàng trong doanh nghiệp. Quá trình mua hàng là quá trình phân tích, lựa chọn và đi đến quyết định mua, mua cái gì? mua bao nhiêu? mua của ai? giá cả và các điều kiện thanh toán như thế nào? Quá trình mua hàng bao gồm các bước xác định nhu cầu ,tìm kiếm và lựa chọn người cung ứng, thương lượng và đặt hàng, theo dõi kiểm tra giao nhận hàng hóa, đánh giá kết quả. Xác định nhu cầu là bước đầu tiên của quá trình mua hàng, để đáp ứng cho kế hoạch bán hàng và dự trữ thì việc đầu tiên là phải xác định nhu cầu, cơ cấu nhu cầu. Kế hoạch mua được tính toán nhờ công thức: MUA VÀO = BÁN RA + DỰ TRỮ CUỐI KỲ - DỰ TRỮ ĐẦU KỲ Tìm kiếm và lựa chọn người cung ứng thông qua các bạn hàng, hội chợ, triển lãm, các tạp chí, các phương tiện truyền thông, catalogue…Sau khi đã tìm kiếm được người cung ứng, doanh nghiệp cần phân tích, đánh giá cẩn thận từng người cung ứng về các mặt sau : + Sự tín nhiệm của nhà cung ứng trên thị trường . + Khả năng cung ứng hàng hóa của nhà cung ứng cho các khách hàng và cho doanh nghiệp . + Chất lượng hàng hóa ,mẫu mã sản phẩm . + Khả năng kỹ thuật . + Giá cả hàng hóa . + Khả năng thích ứng với thị trường của nhà cung ứng và các lợi thể khác về địa lý , mối quan hệ … Thương lượng và đặt hàng Thương lượng giữ vai trò quan trọng trong quá trình quyết định mua hàng hóa . Trong thương lượng cần đạt được những mục tiêu sau : + Xác định tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm ( ở đây chú ý về mặt mẫu mã chất lượng hàng hóa bên trong hoặc bên ngoài ) + Xác định giá cả và những điều khoản được xem xét lại khi thị trường có biến động. + Xác định những hình thức trả tiền như trả ngay, trả chậm, trả bằng tiền mặt, chuyển khoản. + Điều kiện giao hàng : giao hàng tại kho của người cung ứng, hay giao hàng tại nơi mua hàng, thời hạn nên ghi rõ ràng. + Chịu trách nhiệm vật chất khi giao hàng không theo đúng những điều ký kết trong hợp đồng. Sau khi đã thỏa thuận được các điều khoản trong thương lượng, doanh nghiệp cần phải tiến hành ký hợp đồng. Hợp đồng là cơ sở pháp lý ràng buộc người mua và người bán. Hợp đồng được in thành nhiều bản để bên mua và bên bán cùng theo dõi và thực hiện các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng. Theo dõi và kiểm tra việc giao hàng , theo dõi thời hạn giao hàng của người cung ứng Hàng hóa nhập kho phải nghiệm thu cẩn thận, làm tốt khâu này hay không sẽ ảnh hưởng đến kinh doanh sau này của doanh nghiệp, ngăn ngừa thất thoát tài sản, ngăn chặn các hàng hóa kém phẩm chất vào tay người tiêu dùng nhằm nâng cao uy tín doanh nghiệp. Kiểm tra số lượng : căn cứ vào hợp đồng thu mua, đối chiếu chứng từ, kiểm tra kiện hàng, kiểm kê số lượng. Nếu không có gì sai sót thì ký biên bản nhận hàng. Kiểm tra chất lượng : căn cứ vào hợp đồng mua hàng và đơn hàng, kiểm tra tên hàng hóa, mẫu mã chất lượng. Nếu phát hiện hàng hóa và đơn hàng không phù hợp như hàng bị hỏng, bao bì bị thủng, từ chối nhận hàng đồng thời lập biên bản và báo cáo ngay cho người cung ứng . Sau khi làm các thủ tục nhập hàng hóa xong, người quản lý kho hàng ký vào biên bản nhập hàng, kho giữ một bản, kế toán giữ một bản và gửi một bản cho người cung ứng. Đến đây là kết thúc quá trình mua hàng . 2.2 . Một số lý thuyết liên quan đến quá trình mua hàng trong doanh nghiệp Từ việc nghiên cứu một số tài liệu về thương mại và kinh doanh thương mại có thể đưa ra một số lý thuyết về quá trình mua hàng trong doanh nghiệp như sau : Xây dựng kế hoạch mua hàng: Xây dựng kế hoạch mua hàng giải quyết bài toán doanh nghiệp cần mua gì, số lượng bao nhiêu, mua khi nào, dự tính mua ở đâu, mua với giá bao nhiêu…dựa trên cơ sở tính toán đến các yếu tố thuộc về khách hàng, nhà cung cấp, các đối tác và các đối thủ cạnh tranh. Xây dựng kế hoạch mua hàng bao gồm các hoạt động như xác định nhu cầu mua hàng, xác định các chính sách mua hàng và xây dựng các phương án mua hàng. Xác định nhu cầu mua hàng là công việc quan trọng nhất trong xây dựng kế hoạch mua hàng. Tổ chức triển khai mua hàng: Tổ chức triển khai mua hàng là quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp, tiến hành thương lượng và đặt hàng, triển khai giao nhận và thanh toán hợp đồng mua hàng. Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, nhà cung cấp của doanh nghiệp thường bao gồm cả các nhà cung cấp địa phương, trong và ngoài nước. Hoạt động tìm kiếm nhà cung cấp cũng trở nên dễ dàng hơn với sự hỗ trợ của internet và hệ thống thư điện tử. Trong giai đoạn trước, khi các doanh nghiệp có nhu cầu mua hàng sẽ tiến hành tìm và lựa chọn nhà cung cấp. Quá trình mua hàng do vậy thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Ngày nay công tác này được tiến hành liên tục và các doanh nghiệp tiến hành mở hồ sơ quản lý nhà cung cấp tiềm năng và hiện tại. Hồ sơ quản lý nhà cung cấp chứa đựng đầy đủ các thông tin, nhận xét đánh giá về năng lực cung ứng của từng nhà cung cấp. Khi doanh nghiệp có nhu cầu mua hàng, căn cứ trên hồ sơ nhà cung cấp, bộ phận mua hàng sẽ triển khai mua hàng. Đánh giá công tác mua hàng: Đánh giá công tác mua hàng bao gồm hai nội dung chính: đánh giá kết quả mua hàng và đánh giá đội ngũ mua hàng. Đánh giá kết quả mua hàng tiến hành phân tích các kết quả đạt được trong quá trình mua hàng như hiệu quả hàng mua, chất lượng nhà cung cấp, các vấn đề phát sinh trong quá trình mua hàng…Từ kết quả đánh giá này, doanh nghiệp sẽ tiến hành điều chỉnh hoạt động mua hàng. Sau mỗi lần mua hàng, doanh nghiệp sẽ tiến hành đánh giá nhà cung cấp, từ đó lập hồ sơ nhà cung cấp phục vụ cho các lần mua hàng tiếp theo. Với đội ngũ mua hàng, đánh giá thành tích chú trọng vào hiệu quả của lần mua hàng, đánh giá năng lực người mua. Thông qua việc đánh giá này, doanh nghiệp sẽ tiến hành điều chỉnh thông qua các hoạt động điều chỉnh chính sách và quy trình mua hàng, chế độ đãi ngộ thưởng phạt, đào tạo… 2.3 . Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước Trong những năm qua cũng đã có một số các đề tài nghiên cứu, luận văn chuyên đề tốt nghiệp viết về vấn đề mua hàng và quản trị mua hàng trong DNTM, thế nhưng đề tài viết về quá trình mua hàng lại chưa có nhiều . Một số đề tài luận văn tốt nghiệp tiêu biểu từ năm 2007 - 2009 : - Hoàng Vũ Luận (LVTN khoa KDTM): Hoàn thiện công tác quản trị hoạt động mua hàng tại công ty vật tư bao bì. Giáo viên hướng dẫn: T.S Hoàng Văn Hải. - Đoàn Thị Chi (LVTN khoa QTDN): Cải tiến quy trình mua hàng tại Công ty thương mại Tài chính Hải Âu. Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Quang Trung. - Nguyễn Thị Liệu (LVTN khoa QTDN) : Cải tiến quy trình mua hàng tại công ty TNHH Hải Dương. Giáo viên hướng dẫn: Thầy giáo Bùi Minh Lý. Nhìn chung các đề tài năm trước đã nêu rõ được lý thuyết về quá trình mua hàng như tầm quan trọng của quá trình mua hàng, vai trò và mục tiêu của quá trình mua hàng trong doanh nghiệp. Các đề tài trước cũng đã nghiên cứu việc thực hiện quá trình mua hàng tại một doanh nghiệp cụ thể, từ đó tìm ra những thiếu sót và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa quá trình mua hàng tại các doanh nghiệp này. Tuy vậy các đề tài trước chỉ tập trung nghiên cứu việc thực hiện các bước như là xác định nhu cầu mua hàng, tìm kiếm lựa chọn nhà cung cấp và tổ chức thực hiện của quá trình mua hàng mà chưa đi sâu nghiên cứu công tác đánh giá kết quả mua hàng và đặc biệt là đánh giá thành tích đội ngũ mua hàng. Các đề tài trên vẫn chưa tìm hiểu về công tác đánh giá kết quả mua hàng tại các doanh nghiệp nghiên cứu nhằm phát hiện và đưa ra các giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại. Những đề tài về hoàn thiện quy trình mua hàng trước đây chỉ tập trung vào quy trình mua hàng hóa nói chung mà chưa đi vào phân tích những mặt hàng cụ thể, đặc biệt là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Để có thể đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bị gián đoạn cũng như đảm bảo cho các mặt hàng sản xuất ra của doanh nghiệp đạt chất lượng tốt nhất với chi phí tối ưu thì việc hoàn thiện công tác mua nguyên liệu đầu vào là rất quan trọng. Do đó cần phải có những đề tài nghiên cứu về quá trình mua nguyên liệu trong các doanh nghiệp. 2.4 . Phân định nội dung quá trình mua hàng trong DN 2.4.1 .Quá trình mua hàng trong DN 2.4.1.1 .Xác định nhu cầu mua hàng Xác định nhu cầu mua hàng là nội dung quan trọng, nhằm xác định danh mục các hàng hóa và dịch vụ cần mua đáp ứng chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, nhu cầu mua hàng của doanh nghiệp thuộc hai nhóm chính: - Nhóm đáp ứng nhu cầu hoạt động hành chính và vận hành của doanh nghiệp. - Nhóm phục vụ nhu cầu của khách hàng của doanh nghiệp. Nhu cầu mua hàng này phụ thuộc lớn vào nhu cầu thị trường dựa trên quan điểm mua cái gì mà thị trường cần. Nhu cầu mua hàng của doanh nghiệp được dựa trên một số căn cứ cơ bản - Kế hoạch kinh doanh và nhu cầu thị trường. Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là căn cứ quan trọng nhất để xác định nhu cầu mua hàng. - Khả năng tài chính của doanh nghiệp.Yếu tố này ảnh hưởng đến công tác mua hàng trên một số phương diện: Số lượng hàng mua và số lượng hàng dự trữ, chủng loại mẫu mã hàng hóa và dịch vụ, thời điểm mua hàng . - Khả năng cung ứng của thị trường. Doanh nghiệp phải xem xét khả năng cung ứng của thị trường để tránh tình trạng nhu cầu không thể được đáp ứng hay công tác mua hàng gặp nhiều khó khăn khi triển khai. - Đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ. Một số đặc điểm của sản phẩm cần lưu ý như tính thời vụ của sản phẩm, tính thời trang của sản phẩm, sản phẩm mang tính kỹ thuật cao hay sản phẩm mới mẻ với doanh nghiệp. - Khả năng dự trữ của doanh nghiệp. Khả năng dự trữ của doanh nghiệp ảnh hưởng tới số lượng hàng hóa định mua. - Các căn cứ khác khi mua hàng. Khi xác định nhu cầu mua hàng, doanh nghiệp cần căn cứ các điều kiện đến từ bên ngoài doanh nghiệp như các điều kiện pháp lý, tiêu chuẩn hiện hành, những điều kiện về môi trường, điều kiện về an toàn, những điều kiện phù hợp với bối cảnh chung. 2.4.1.2 .Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp 2.4.1.2.1 .Tìm kiếm nhà cung cấp Bước đầu tiên của việc lựa chọn nhà cung cấp đó là tìm kiếm các thông tin về nhà cung cấp. Nguồn thông tin tìm kiếm nhà cung cấp bao gồm: nguồn thông tin nội bộ doanh nghiệp, nguồn thông tin đại chúng, nguồn thông tin từ các nhà cung cấp như thư chào hàng, catalog quảng cáo, hội chợ ,triển lãm…Khi tìm kiếm thông tin về nhà cung cấp cần phải chú ý tới việc phân loại nhà cung cấp như nhà cung cấp chính, nhà cung cấp phụ, nhà cung cấp mới hay truyền thống, nhà cung cấp trong hay ngoài nước… Sau khi đã có các thông tin về các nhà cung cấp doanh nghiệp cần tiến hành lập hồ sơ nhà cung cấp, rút ra những nhận xét, đánh giá, kết luận về từng nhà cung cấp theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn đã đề ra. 2.4.1.2.2 .Lựa chọn nhà cung cấp Một số tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp như là chất lượng của nhà cung cấp, thời hạn giao hàng, giá thành hàng mua bao gồm giá mua và chi phí mua hàng, điều kiện thanh toán …Ngoài ra còn một số tiêu chuẩn khác như là khả năng kỹ thuật của nhà cung cấp, dịch vụ sau bán và bảo trì, khả năng sản xuất của nhà cung ứng , khả năng tài chính của nhà cung cấp. Trên cơ sở các tiêu chuẩn lựa chọn, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp để lựa chọn nhà cung cấp sau : . yếu trong công tác mua hàng đó là quá trình mua hàng . Tên đề tài cụ thể là: Hoàn thiện quá trình mua nguyên liệu gỗ tại Công ty TNHH Cường Thịnh . 1.3 đến quá trình mua nguyên liệu gỗ tại Công ty TNHH Cường Thịnh 3.2.1. Đánh giá tổng quan tình hình mua nguyên liệu gỗ của Công ty TNHH Cường Thịnh 3.2.1.1.

Ngày đăng: 31/12/2013, 11:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan