PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ về PHONG CÁCH LÃNH đạo của một NHÀ LÃNH đạo DOANH NGHIỆP mà bạn NGƯỠNG mộ

12 5.6K 30
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ về PHONG CÁCH LÃNH đạo của một NHÀ LÃNH đạo DOANH NGHIỆP mà bạn NGƯỠNG mộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo LỜI MỞ ĐẦU Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp Đại Học Kiến trúc Hà nội năm 2001. Kể từ khi tốt nghiệp tới nay là gần 10 năm, tôi đã từng thay đổi công việc 3 lần, sau mỗi lần chuyển công tác tôi vẫn có thói quen nhìn nhận lại những công việc của mình đã qua, nó đem đến cho mình những gì và đặc biệt là phong cách lãnh đạo của mỗi doanh nghiệp đó, tôi luôn coi đó là cách thức để tôi học hỏi và tích lũy nhiều hơn kinh nghiệm cho bản thân. Với tôi, vai trò của người lãnh đạo là quan trọng nhất và quyết định tới sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Với những kinh thực tế trong các công việc đã trải qua, Tôi chọn đề tài “PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP BẠN NGƯỠNG MỘ” cho bài tiểu luận của mình. Trong điều kiện thời gian có hạn, kiến thức và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp của Cô giáo TS Lê Thị Thu Thủy và những ai quan tâm tới đề tài. Học viên: Lê Quang Lâm STT 53 - Lớp Cao học QTKD 6.2 (Trang 1/12) Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN Định nghĩa nhà lãnh đạo Dù nhìn nhận theo cách nào, thì một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng. Hiểu một cách đơn giản, nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó. Tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu các nhà nghiên cứu có các định nghĩa khác nhau về nhà lãnh đạo. Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự ràng buộc của tính cách , cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các chuỗi hoạt động tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác về tính hợp pháp của quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng. House (2004) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc. Theo Maxwell thì định nghĩa nhà lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh hưởng. Trong bất cứ tình huống nào, một nhóm từ hai người trở lên luôn luôn có một người có ảnh hưởng nổi bật, người đó là lãnh đạo. Vì vậy, mỗi chúng ta đều gây ảnh hưởng và bị ảnh hưởng từ người khác. Điều này có nghĩa là: tất cả chúng ta lãnh đạo người khác trong một vài lĩnh vực; ngược lại, ở một số lĩnh vực khác chúng ta được người khác dẫn dắt. Không ai nằm ngoài quy luật này: hoặc là nhà lãnh đạo hoặc là người bị lãnh đạo. Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi vị trí, từ những người có chức vụ quan trọng đến những người có vị trí bình thường như chủ tịch nước, tổng thống, vua, các bộ Học viên: Lê Quang Lâm STT 53 - Lớp Cao học QTKD 6.2 (Trang 2/12) Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo trưởng, chủ tịch các tập đoàn đa quốc gia, giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng, nhân viên, thuyền trưởng, cha xứ, giáo chủ một giáo phái, hay thậm chí là đội trưởng đội bóng, cha mẹ trong gia đình, trưởng nhóm trong một nhóm bạn học . Có thể thấy lãnh đạo luôn xuất hiện trong các nhóm hoặc tổ chức với tư cách là người đại diện, dẫn đầu, có khả năng đề xướng hướn đi cho mọi người, và quyết định cho các hoạt động nội bộ. Chúng ta nên chú ý tới hai cụm từ: “lãnh đạo” và “Nhà lãnh đạo”. Lãnh đạo là động từ, chỉ hoạt động, còn nhà lãnh đạodanh từ chỉ chủ thể thực hiện hành động. Nhưng lãnh đạonhà lãnh đạo không phải bao giờ cũng gắn với nhau. Đôi khi người được mệnh danhnhà lãnh đạo thì không thực hiện được công việc lãnh đạo. Vì vậy, trong thực tế, thường có hai kiểu nhà lãnh đạo: nhà lãnh đạo chức vị và nhà lãnh đạo thật sự. Nhà lãnh đạo chức vị có quyền hành do vị trí, nghi thức, truyền thống và các cơ cấu tổ chức đem lại. Nhà lãnh đạo này sử dụng chức vụ để gây ảnh hưởng lên người khác khi mất chức rồi thì không còn gây ảnh hưởng lên người khác được nữa. Mọi người sẽ không phục tùng nhà lãnh đạo này nếu sự việc nằm ngoài thẩm quyền của ông ta. Nhà lãnh đạo thât sự là nhà lãnh đạo dùng tài năng, phẩm chất của mình để gây ảnh hưởng tới mọi người, lôi cuối mọi người đi theo con đường của họ. Đây mới là những nhà lãnh đạogiá trị bền vững, sức mạnh của họ đến tự nhiên xuất phát từ con người họ chứ không phải từ cái gì bên ngoài họ. Định nghĩa nhà lãnh đạo doanh nghiệp Trong doanh nghiệp, nhà lãnh đạo được xác định từ vị trí, nhiệm vụ và hoạt động của họ đối với doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi cấp trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, như lãnh đạo toàn bộ doanh nghiệp có tổng giám đốc, giám đốc, lãnh đạo phòng có trưởng phòng, lãnh đạo nhóm làm việc có trưởng nhóm .Càng ở vị trí cao, nhà lãnh đạo càng có quyền lực chức vị và trách nhiệm công việc càng lớn. Học viên: Lê Quang Lâm STT 53 - Lớp Cao học QTKD 6.2 (Trang 3/12) Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo Nhà lãnh đạo thường là người có vị trí dẫn đầu tại cấp độ lãnh đạo họ đảm nhiệm trong doanh nghiệp. Lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp là tổng giám đốc hoặc giám đốc. Họ là người đại diện cho doanh nghiệp trước pháp lý, trước lợi ích chung của doanh nghiệp và kết quả cuối cùng doanh nghiệp đạt được. Họ duy trì và phát triển doanh nghiệp trong môi trường kinh tế cạnh tranh, ảnh hưởng đến tính hiệu quả của tài chính, cách phát sinh tiền lời cho đơn vị, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, sự hài lòng của nhân viên và khách hàng… Khi lãnh đạo một doanh nghiệp cụ thể, nhà lãnh đạo doanh nghiêp thường thực hiện những hoạt động sau: - Xác định tầm nhìn rõ ràng, chính xác cho doanh nghiệp và lịch trình để đạt được mục tiêu đó. - Huy động và thúc đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu. Nhà lãnh đạo tập trung vào yếu tố con người. Họ kêu gọi, lôi kéo những người dưới quyền đi theo mình, hướng tới thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. - Liên kết giữa các bộ phận trong doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với hệ thống bên ngoài. - Thực hiện công việc của một nhà quản lý cấp cao: Xây dựng, thực thi chiến lược, Lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực, lực của công ty. Kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Học viên: Lê Quang Lâm STT 53 - Lớp Cao học QTKD 6.2 (Trang 4/12) Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo CHƯƠNG II: NGƯỜI LÃNH ĐẠO TÔI NGƯỠNG MỘ Trong công việc hiện tại của mình, tôi là Giám đốc ban quản lý dự án với nhiệm vụ tổ trức triển khai các công việc thi công của công ty. Đặc điểm của Công ty tôi là một công ty có nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, Mảng Xây dựng tôi đang tham giamột lĩnh vực hoạt động mới. Tập Đoàn Đại Dương – OCEAN GROUP là một Tập đoàn kinh tế non trẻ, được hình thành trong giai đoạn nền kinh tế mở cửa theo chủ trương nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động đóng góp cho nền kinh tế quốc dân. Thành lập vào những năm 1994 – 1994 với nòng cốt ban đầu là Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Hải Hưng sau đó chuyển đổi thành Ngân Hàng Cổ phần Thương mại Đại Dương – OCEAN BANK. Qua quá trình phát triển, đến nay Tập đoàn Đại Dương đã định hình và dần đi vào ổn định trong các lĩnh vực hoạt động chính của mình: Ngân hàng, Tài chính, Chứng khoáng, Truyền thông, Dịch vụ, Đầu tư xây dựng. Chủ tịch tập đoàn là một người lãnh đạo trẻ tuổi (Anh sinh năm 1972), có phong cách lãnh đạo năng động, có sự am hiểu sâu sắc lĩnh vực kinh tế, tài chính – Anh đã tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Hoa kỳ. Trước khi nhận lời làm việc cho công ty thời điểm cuối năm 2007. Thông qua sự giới thiệu một người đang làm việc trong công ty. Tôi được Chủ tịch tập đoàn mời tới nói chuyện, anh đã nêu ra những dự định phát triển trong lĩnh vực Xây dựng của Tập đoàn, những cơ sở hiện nay anh đang có để có thể thực hiện được kế hoạch đó và mong muốn tôi cùng tham gia phát triển kế hoạch đó cùng anh. Ấn tượng đầu tiên với tôi là tại Phòng làm việc của mình, Anh treo ảnh của 1 học giả kinh tế nổi tiếng người Mỹ ông Robert Merton Solow. Mặc dù bản thân tôi khi đó cũng chưa có nhiều kiến thức về lĩnh vực kinh tế để có thể hiểu được ý nghĩa của việc treo bức ảnh trên, tuy nhiên đấy thực sự là một sự khác biết cơ bản với các vị Học viên: Lê Quang Lâm STT 53 - Lớp Cao học QTKD 6.2 (Trang 5/12) Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo lãnh đạo trước đây của tôi – Tôi vẫn thường thấy trong phòng hoặc các công ty trước đây thường treo ảnh chụp chung của các vị lãnh đạo với các Chính trị gia có tiếng đương thời tại Việt nam. Tôi đã đi thăm quan toàn bộ các dự án, tiếp xúc tìm hiểu và làm quen thêm các thành viên của công ty. Và đã quyết định về làm việc cho Tập đoàn Đại Dương. Qua hơn ba năm công tác tại đây, có thể nói phong các lãnh đạo của Chủ tịch Tập đoàn không chỉ đơn thuần là một trong các phong cách: - Phong cách lãnh đạo chuyên quyền. - Phong cách lãnh đạo bàn giấy. - Phong cách lãnh đạo dân chủ. - Phong cách lãnh đạo tự do. Rõ ràng với một doanh nghiệp rất đa dạng trong nhiều lĩnh vực hoạt động thì người lãnh đạo đôi khi phải có sự linh hoạt trong việc sử dụng các tác phong lãnh đạo với từng lĩnh vực hoạt động cụ thể. Đôi khi, phong cách của Chủ tịch mang tính chuyên quyền:  Ra quyêt định đơn phương, hạn chế sự tham gia của cấp dưới  Tập trung quyền hạn tối đa  Không tham vấn nhân viên, không cho phép có ý kiến  Giao nhiệm vụ bằng mệnh lệnh và chờ đợi sự phục tùng  Giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện các quyết định  Quản lý bằng thưởng, phạt. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đây là lĩnh vực ngay từ khi thành lập, Tất cả thành viên Hội đồng quản trị và cá nhân Chủ tịch Tập đoàn đã xác định là lĩnh vực mũi nhọn của cả tập đoàn. Với sự tăng trưởng hàng năm đều trên 15%. Chúng tôi thực sự đã có được sự quan tâm nhiều hơn từ phía khách hàng và các đối tác kinh doanh. Chúng tôi đã tiến hành hợp tác, ký kết với các đối tác lớn như Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt nam – Đối tác chiếm 30% Cổ phần của Ngân hàng OCEAN và nhiều Học viên: Lê Quang Lâm STT 53 - Lớp Cao học QTKD 6.2 (Trang 6/12) Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo đối tác khác, hình thành nên được mạng lưới các chi nhánh tại các thành phố lớn như Hà nội, thành phố HCM, Đà nẵng . Ngoài ra, trong nền kinh tế theo xu thế toàn cầu hóa, Chủ tịch cũng rất mạnh dạn hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, tín dụng với nhiều tổ chức có kinh nghiệm, uy tín và tiềm lực tài chính tốt trên thế giới, nhất là Hoa kỳ. Với hướng đi này, chắc chắn chúng tôi sẽ tiếp tục được bổ sung nguồn lực con người và tài chính từ các đối tác tại các nước tiên tiến khi hợp tác kinh doanh cùng. Trong các liên doanh này, Chủ tịch đã định hướng và hình thành bộ phận những thành viên suất sắc, có đủ năng lực trình độ để tham gia vào các hoạt động của liên doanh. Đây sẽ là nguồn lao động quý giá của Tập đoàn sau này. Trong lĩnh vực này, phong cách quản lý của Chủ tịch là sự kết hợp của 3 phong cách quản lý Hướng dẫn, Ông bầu và Hỗ trợ. Đôi khi, phong cách quản lý của Chủ tịch mang tính dân chủ:  Khuyến khích cấp dưới tham gia vào việc ra quyết định  Thông tin đến cấp dưới mọi vấn đề có ảnh hưởng đến công việc của họ và chia sẽ quá trình ra quyết định và trách nhiệm  Phân quyền  Khuyến khích cấp dưới tự quyết định mục tiêu và phương pháp  Sử dụng thông tin phản hồi để huấn luyện nhân viên Đôi khi, là phong cách quản lý tự do:  Cho phép nhân viên quyền tự do cao nhất có thể  Cho phép nhóm/tập thể toàn quyền quyết định  Cấp dưới có thể hoàn thành công việc theo bất cứ cách nào họ xem là phù hợp  Chủ tịch là người cung cấp thông tin và đầu mối liên hệ với bên ngoài. Nổi bật nên trong lĩnh vực này về cách quản lý và điều hành của Chủ tịch đấy là Khả năng phân công công việc và giải quyết các xung đột Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khách sạn. Hầu hết các vị trí quan trọng tại Học viên: Lê Quang Lâm STT 53 - Lớp Cao học QTKD 6.2 (Trang 7/12) Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo của lĩnh vực này được giao cho những người thân cận nhất của Chủ tịch và những người này đã kinh qua các công việc quản lý điều hành khách sạn từ lâu. Phong các quản lý với bộ phận này Chủ tịch vận dụng là phân cấp ủy quyền. Thực tế đã chứng minh, doanh thu và lợi nhuận đem về từ bộ phận này cho Tập đoàn là rất đáng kể và tăng trưởng tốt. Với những nhân viên có kinh nghiệm, cộng với sự tin tưởng từ Chủ tịch tập đoàn. Hầu hết các trưởng, phó các bộ phận đều tham gia hết mình đóng góp vào sự tăng trưởng, lợi nhận của công ty. Lĩnh vực Đầu tư Xây dựng. Đây là lĩnh vưc hoạt động mới của chúng tôi, mặc dù vậy với nhận thức đúng đắn trong cách tiếp cận công việc, giải quyết những bài toán đặt gia cho các công tác Nhân sự, tài chính, quản trị phục vụ Đầu tư xây dựng. Chúng tôi đang từng bước vững trắc phát triển lĩnh vực này và trong một tương lai gần, đây sẽ là lĩnh vực hoạt động hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. Sản phẩm tạo ra từ lĩnh vực Đầu tư xây dựng thường có giá trị rất lớn (Đất đai, căn hộ, văn phòng, khách sạn .). Để thành công trong lĩnh vực đầu tư này thì đầu tiên, nguồn lực tài chính phải đảm bảo để triển khai thành công dự án theo kế hoạch lập ra. Nguồn lực tài chính có thể được huy động tư trực tiếp khách hàng, hoặc chủ đầu tư tự có. Nếu là huy động trực tiếp từ phía khách hàng (Nhu cầu sử dụng thực) thì các yếu tố chất lượng, tiến độ và giá cả luôn phải được đặt lên hàng đầu. Thực tế hiện nay, thị trường căn hộ nhà ở đang rất nóng, nhu cầu thì rất cao tuy nhiên để sản phẩm đến được trực tiếp tay người có nhu cầu thực sự là bài toán còn rất nan giải với không chỉ các cơ quan quản lý nhà nước với cả những doanh nghiệp kinh doanh đàng hoàng trong lĩnh vực này. Người dân khi muốn tiếp cận với các sàn phẩm này thường phải thông qua những hệ thống trung gian. Thực tế nhà nước cũng đưa ra các quy định bắt buộc các sản phẩm khi các chủ đầu tư cung cấp ra thị trường phải thông qua hệ thống các sàn giao dịch bất động sản. Mặc dù vậy vấn đề quản lý hệ thống các sàn giao dịch bất động sản như thế nào để đảm bảo được quyền lợi cho người tiêu dùng thì vẫn còn lài câu hỏi lớn chưa có lời giải. Học viên: Lê Quang Lâm STT 53 - Lớp Cao học QTKD 6.2 (Trang 8/12) Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo Chủ tịch tập đoàn đã thí điểm một số dự án xây dựng căn hộ cung cấp ra thị trường theo hình thức phù hợp để giải quyết bài toán trên: - Mức giá bán là đồng nhất cho tất cả các đối tượng mua. - Trước khi đưa ra mức giá bán, chúng tôi đã nghiên cứu kỹ lưỡng để có được mức giá sát nhất với thị trường. Điều này làm giảm nguy cơ những nhà đầu cơ gom hàng chờ cơ hội và sản phẩm không đến được người tiêu dùng thực sự. - Công khai, minh bạch trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết trên sàn giao dịch bất động sản của Tập đoàn CHƯƠNG III: THAY LỜI KẾT Chỉ sơ qua về con người của Chủ tịch, sự hình thành phát triển của doanh nghiệp và các công việc hiện chúng tôi đang triển khai dưới dự điều hành quản lý của Chủ tịch tập đoàn. Tôi thấy rằng ở Anh, hội tụ nhiều phẩm chất của một lãnh đạo thực tài thực tế nhiều tài liệu đã kể tới: Học viên: Lê Quang Lâm STT 53 - Lớp Cao học QTKD 6.2 (Trang 9/12) Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo Tự tin: Hoàn toàn tin tưởng vào bản thân, nhận thức và nắm rõ được bản thân mình, chứ không có nghĩa là tin tưởng bản thân một cách mù quáng. Quyết đoán: Quyết đoán không phải là độc đoán và quyết đoán cũng không phải là hiếu chiến hay bắt nạt người khác . Nó chỉ đơn giản là một cách để bạn có thể đứng trên quan điểm của mình và không để bị chi phối bởi những người có thể lợi dụng bạn. Đồng thời quyết đoán là tôn trọng cảm xúc và ý kiến người khác… Tham vọng Những người lãnh đạo giỏi là những người có cái đầu chứa đầy tham vọng về quyền lực, những người muốn tạo ra được một cái gì đó còn tồn tại lâu hơn chính bản thân họ. Điều này khác với mong muốn làm nổi bật bản thân. Tham vọng này tạo ra một động lực và nỗi ám ảnh không ngừng về việc phải thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ của mình – đây là những tố chất cần thiết của người lãnh đạo. Tính kỷ luật Là một người lãnh đạo, để có thể “lãnh đạo” được người khác, hiển nhiên chúng ta phải “lãnh đạo bản thân” chúng ta-điều này chỉ thực hiện được khi chúng ta có được tính kỷ luật trong các hoạt động của bản thân. Nâng cao tính kỷ luật trong mọi hoạt động sẽ giúp ta sống mạnh mẽ hơn, làm cho mọi người xung quanh nể phục, tin tưởng vào chúng ta hơn. Sự kiên trì Người lãnh đạo không bao giờ đầu hàng khó khăn khi chưa thật sự đối đầu với nó. Mọi thứ không phải luôn luôn dễ dàng đối với bạn và bởi vì bạn là người đứng đầu nên bạn cần biết thử trải nghiệm thật nhiều cho đến khi nào thành công thì thôi. Dám chấp nhận thách thức Người lãnh đạo luôn chấp nhận thách thức, thử thách với hiện thực. Họ tìm kiếm những hướng đi mới, ngày càng nâng cao quy trình hoạt động của mình, chấp nhận rủi ro và chấp nhận cả những thất bại. Học viên: Lê Quang Lâm STT 53 - Lớp Cao học QTKD 6.2 (Trang 10/12) . qua, Tôi chọn đề tài “PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP MÀ BẠN NGƯỠNG MỘ” cho bài tiểu luận của mình. Trong điều. thuần là một trong các phong cách: - Phong cách lãnh đạo chuyên quyền. - Phong cách lãnh đạo bàn giấy. - Phong cách lãnh đạo dân chủ. - Phong cách lãnh đạo

Ngày đăng: 31/12/2013, 10:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan