PHÂN TÍCH NGÀNH BÁNH KẸO VIỆT NAM PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

46 5.4K 35
PHÂN TÍCH NGÀNH BÁNH KẸO VIỆT NAM PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngành bánh kẹoCông BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH eaóbf TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH NGÀNH BÁNH KẸO VIỆT NAM PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Thực hiện: Nhóm 5 – TCDN Đêm 3 K20 1. Đỗ Thị Thúy Vân (nhóm trưởng) 2. Dương Anh Tuấn 3. Hồ Kim Vũ 4. Bạch Thị Hồng Vân 5. Hoàng Thị Hải Vân 6. Phạm Thị Thanh Vân 7. Nguyễn Thị Hải Yến TP. Hồ Chí Minh tháng 11 năm 2012 Ngành bánh kẹoCông ty Cổ phần Kinh Đô GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên BẢNG CHI TIẾT CÁC THÀNH VIÊN ĐÓNG GÓP Họ và tên Nội dung thực hiện Đỗ Thị Thúy Vân Chương I: 4.1. cấu tài sản 4.2. Doanh thu và chi phí Chương II: 1. Tổng quan về công ty CP Kinh Đô Tổng hợp bài. Dương Anh Tuấn Chương I: 1. Quá trình phát triển Chương II: 2.4.1. Phân tích công ty qua báo cáo KQHĐKD và BCĐKT Hồ Kim Vũ Chương I: 3.1. Triển vọng của ngành bánh kẹo 3.2. Tốc độ phát triển và năng lực sản xuất Chương II: 2.4.3. Phân tích khả năng sinh lợi, tỷ suất sinh lợi của công ty. Bạch Thị Hồng Vân Chương I: 3.3. Khả năng cạnh tranh của ngành Chương II: 2.4.2. Phân tích cấu tài chính của công ty Hoàng Thị Hải Vân Chương I: 2. Đặc điểm ngành bánh kẹo Việt Nam Chương II: 2.4.5. Một số tỷ số tài chính khác của cty 2.5. Triển vọng công ty Kết luận Phạm Thị Thanh Vân Chương I: 4.3. Đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động 4.4. Các tỷ số tài chính của các cty trong ngành Chương II: 2.1. Vị thế của công ty CP Kinh Đô 2.2. Chiến lược kinh doanh của cty CP Kinh Đô Nguyễn Thị Hải Yến Chương I: 3.4. Phân tích SWOT các công ty trong ngành Chương II: 2.3. Phân tích SWOT công ty CP Kinh Đô 2.4.4. Phân tích dòng tiền qua BC LCTT MỤC LỤC Nhóm 5 – TCDN Đêm 3 – Khóa 20 Trang 1 Ngành bánh kẹoCông ty Cổ phần Kinh Đô GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGÀNH BÁNH KẸO VIỆT NAM 1. Quá trình phát triển Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng trong quy mô dân số với cấu trẻ, bánh kẹo là một trong những ngành tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam. Tổng giá trị thị trường ước tính năm 2009 khoảng 7.673 tỷ đồng, tăng 5,43% so với năm 2008 – đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2005 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, sự hồi phục của nền kinh tế sau khủng hoảng đã tác động tích cực đến nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo, theo đó doanh số ngành bánh kẹo được dự tính tăng trưởng khoảng 6,12% và 10% trong năm 2010-2011. Theo báo cáo của BMI về ngành thực phẩm và đồ uống, tốc độ tăng trưởng doanh số của ngành bánh kẹo (bao gồm cả socola) trong giai đoạn 2010-2014 ước đạt 8- 10%. 2. Đặc điểm ngành bánh kẹo Việt Nam 2.1. Đặc tính kỹ thuật Nguyên vật liệu đầu vào chính của ngành bánh kẹo bao gồm bột mì, đường, còn lại là sữa, trứng và các nguyên vật liệu khác. Trong đó, nguyên vật liệu phải nhập khẩu là bột mì (gần như toàn bộ), và đường (nhập 1 phần), hương liệu và 1 số chất phụ gia, chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành. Chính vì vậy sự biến động của giá bột mì, đường trên thị trường thế giới sẽ những tác động nhất định đến giá thành của bánh kẹo. Tuy nhiên, tỷ trọng các loại chi phí này trong giá thành sản xuất của các công ty khác nhau vì nó còn phụ thuộc vào cấu sản phẩm và những sản phẩm chủ chốt của công ty. Trong số ba công ty niêm yết trên sàn hiện nay thì mỗi công ty đều một mặt hàng lợi thế như sau: Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (HHC) sản phẩm nổi bật là kẹo mềm, kẹo chew. Công ty cổ phần Kinh Đô (KDC) lợi thế với với các sản phẩm bánh quy và bánh cracker. Công ty cổ phần Bibica (BBC) được chú ý với sản phẩm kẹobánh bông lan…Trong số những nguyên liệu sản xuất chính thì chi phí về đường chiếm tỷ trọng lớn nhất vì thế nên những công ty nào tỷ trọng đường lớn trong cấu giá thành cao như HHC (25%); BBC (20%) thì giá đường biến động sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty. Nhóm 5 – TCDN Đêm 3 – Khóa 20 Trang 2 Ngành bánh kẹoCông ty Cổ phần Kinh Đô GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Dây chuyền công nghệ sản xuất bánh kẹo của các doanh nghiệp khá hiện đại và đồng đều, đều được nhập khẩu từ các quốc gia nổi tiếng về sản xuất bánh kẹo như công nghệ cho bánh phủ socola (Hàn quốc), công nghệ bánh quy (Đan mạch, Anh, Nhật… Các công ty thuộc ngành sản xuất và chế biến bánh kẹo hệ thống phân phối rất rộng chia làm ba kênh chính là đại lý phân phối, siêu thị và hệ thống bán lẻ…. Trong đó KDC là công ty dẫn đầu với hơn 200 đại lý và 400.000 điểm bán lẻ trên cả nước; 25 cửa hàng Kinh Đô Bakery tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. BBC khoảng 91 đại lý phân phối và 4,000 điểm bán lẻ; HHC 100 đại lý phân phối tiêu thụ đến 90% sản lượng sản xuất hệ thống bán lẻ đang được xây dựng… Như vậy, thể thấy nhờ hệ thống phân phối rộng rãi mà việc điều tiết giá của các đơn vị sản xuất đến tay người tiêu dùng được thuận lợi hơn và khống chế được việc thao túng giá của các đại lý trung gian. Việt Nam là một thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao (10-12%) so với mức trung bình trong khu vực (3%) và trung bình của thế giới (1-1,5%). Nguyên nhân là do, mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân của Việt Nam hiện nay vẫn khá thấp (1,8 kg/người/năm) so với trung bình của thế giới là 2,8kg/người/năm. 2.2. Chu kỳ kinh doanh Thị trường bánh kẹo Việt Nam tính chất mùa vụ khá rõ nét. Sản lượng tiêu thụ thường tăng mạnh vào thời điểm từ tháng 8 Âm lịch (Tết Trung thu) đến Tết Nguyên Đán với các mặt hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng, mềm, bánh qui cao cấp, các loại mứt, hạt. Trong khi đó, sản lượng tiêu thu bánh kẹo khá chậm vào thời điểm sau Tết Nguyên đán và mùa hè do khí hậu nắng nóng. 3. Phân tích ngành bánh kẹo Việt Nam 3.1. Triển vọng của ngành bánh kẹo Việt Nam Như chúng ta cũng thấy Việt Nam là quốc gia đông dân số, do vậy ngành bánh kẹo một thị trường rất tiềm năng mà nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài mong muốn nhảy vào chiếm lĩnh thị phần. Hiện khoảng 30 doanh nghiệp trong nước, hàng trăm sở sản xuất nhỏ và một số công ty nhập khẩu bánh kẹo nước ngoài đang tham gia thị trường. Các doanh nghiệp trong nước với một loạt các tên tuổi lớn như Kinh Đô, Bibica, Bánh kẹo Hải hà, Orion Việt Nam, …. Chiếm trên 70% thị phần, còn lại là bánh kẹo ngoại nhập. Các doanh nghiệp trong nước ngày càng khẳng định Nhóm 5 – TCDN Đêm 3 – Khóa 20 Trang 3 Ngành bánh kẹoCông ty Cổ phần Kinh Đô GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên được vị thế quan trọng của mình trên thị trường với sự đa dạng trong sản phẩm (cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau), chất lượng khá tốt, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Trong khi đó, các sở sản xuất nhỏ lẻ đang dần dần bị thu hẹp về quy mô sản xuất do vốn ít, công nghệ lạc hậu, thiếu sự đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Do Việt Nam nhập khẩu hầu hết lượng bột mì nên giá bột mì trong nước sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giá lúa mì thế giới. Ngược lại, phần lớn nguồn cung đường đến từ nội địa. Thị trường mía đường thoát khỏi sự mất cân bằng cung-cầu như những năm trước, niên vụ 2012-2013 là lần đầu tiên mà sản lượng đường Việt Nam, gồm cả sản xuất, nhập khẩu theo WTO và lượng tồn kho – thể đáp ứng nhu cầu trong vài tháng tới. Tuy nhiên, nhu cầu đường xu hướng tăng cao trong tháng Trung thu cũng như vào dịp tết Nguyên Đán nên giá đường sẽ tăng nhẹ nhưng không tăng nhiều như các năm trước. Ngành bánh kẹo là một trong những ngành mức tăng trưởng cao và ít nhạy cảm với sự biến động nền kinh tế. Cho nên dù nền kinh tế Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn và thách thức trong giai đoạn hiện nay và sắp tới nhưng ngành bánh kẹo sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Lợi thế về dân số của Việt Nam đã thu hút ngày càng nhiều các công ty thực phẩm nước ngoài nhảy vào thị trường. Do đó các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, các công ty trong nước lợi thế trong việc cung cấp các sản phẩm đa dạng với hương vị phù hợp người Việt và giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên, hậu quả của nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, lạm phát gia tăng, và giá hàng hóa cao đã làm giảm đáng kể lợi nhuận của các công ty bánh kẹo. Do đó, khả năng kiểm soát chi phí cũng như kỹ năng quản lý sẽ là nhân tố chính để các công ty trong nước bảo vệ lợi nhuận của mình. Cạnh tranh trong ngành bánh kẹo đang ngày càng gay gắt như chúng tôi đã đề cập ở trên. Ngày càng nhiều các công ty mới tham gia vào thị trường. Thậm chí các công ty hàng đầu cũng không dám coi nhẹ vấn đề này. Trong cuộc tranh này, mỗi công ty phải tìm được chỗ đứng của mình để tồn tại và phát triển. Mặc dù đây là hội tốt cho các công ty “tăng tốc” và đạt các mục tiêu của mình trong những tháng cuối năm, nhưng áp lực từ giá nguyên liệu đầu vào cũng như chi phí bán hàng/quản lý tăng thể sẽ gây ảnh hưởng lên thành quả của các công ty. Nhóm 5 – TCDN Đêm 3 – Khóa 20 Trang 4 Ngành bánh kẹoCông ty Cổ phần Kinh Đô GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên 3.2. Tốc độ phát triển và năng lực sản xuất của ngành Việt Nam đầu đủ các điều kiện để ngành bánh kẹo phát triển mạnh mẽ, đó là một thị trường tiềm năng với khoảng gần 90 triệu dân, nền kinh tế tăng trưởng ổn định, dân số trẻ, một quốc gia đã gia nhập WTO và quan hệ thương mại với hầu hết các quốc gia công nghiệp phát triển, đó là tiền đề của việc không ngừng cải tiến công nghệ, kỹ thuật phát triển ngành bánh kẹo đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của một quốc gia đông dân số tốc độ phát triển kinh tế cao và ổn định. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số bán lẻ bánh kẹo ở thị trường Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008-2012 tính theo USD ước tính khoảng 114,71%/năm. Theo ước tính của Công ty Tổ chức và điều phối IBA (GHM), sản lượng bánh kẹo tại Việt Nam năm 2008 vào khoảng 476.000 tấn, đến năm 2012 sẽ đạt khoảng 706.000 tấn; tổng giá trị bán lẻ bánh kẹo ở thị trường Việt Nam năm 2008 khoảng 674 triệu USD, năm 2012 sẽ là 1.446 triệu USD. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số bán lẻ bánh kẹo ở thị trường Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008-2012 tính theo USD ước tính khoảng 114,71%/năm, trong khi con số tương tự của các nước trong khu vực như Trung Quốc là 49,09%; Philippines 52,35%; Indonesia 64,02%; Ấn Độ 59,64%; Thái Lan 37,3%; Malaysia 17,13% . Thị trường bánh kẹo Việt Nam nhiều tiềm năng phát triển kéo theo nhu cầu sản xuất, tiêu thụ tăng, đòi hỏi phải công nghệ, máy móc, thiết bị phù hợp để sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước. 3.3. Khả năng cạnh tranh của ngành Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng trong quy mô dân số với cấu trẻ, bánh kẹo là một trong những ngành tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam. Trong khi các sở sản xuất nhỏ lẻ đang bị thu hẹp dần thì các công ty bánh kẹo lớn trong nước ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình trên thị trường với sự đa dạng trong sản phẩm, chất lượng khá tốt, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam, cạnh tranh rất tốt với hàng nhập khẩu. 3.3.1. Thị phần các công ty trong ngành Nhóm 5 – TCDN Đêm 3 – Khóa 20 Trang 5 Ngành bánh kẹoCông ty Cổ phần Kinh Đô GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Hiện nay, với 86 triệu dân, Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ bánh kẹo khá tiềm năng không chỉ đối với doanh nghiệp trong nước mà cả các công ty nước ngoài. Theo ước tính, hiện khoảng 30 doanh nghiệp trong nước, hàng trăm sở sản xuất nhỏ và một số công ty nhập khẩu bánh kẹo nước ngoài đang tham gia thị trường. Các doanh nghiệp trong nước với một loạt các tên tuổi lớn như Kinh đô, Bibica, Hải Hà, Hữu Nghị, Orion Việt Nam ước tính chiếm tới 75-80% thị phần còn bánh kẹo ngoại nhập chỉ chiếm 20%-25%. Các doanh nghiệp trong nước ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình trên thị trường với sự đa dạng trong sản phẩm (cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau), chất lượng khá tốt, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Trong khi đó, các sở sản xuất nhỏ lẻ đang dần dần bị thu hẹp về quy mô sản xuất do vốn ít, công nghệ lạc hậu, thiếu sự đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Thị phần của thị trường bánh kẹo 3.3.2. Cạnh tranh của các DN trong nước với hàng nhập khẩu Cách đây 12 năm, phần lớn bánh kẹo lưu thông trên thị trường nước ta đều là hàng của Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia nhập về. Tuy nhiên, từ 7-8 năm trở lại đây, các thương hiệu bánh kẹo trong nước đã bắt đầu phát triển và khẳng định được tên tuổi tại thị trường nội địa lẫn xuất khẩu nhờ chất lượng tốt, giá thành ổn định hơn so với hàng nhập. Ưu thế của các doanh nghiệp trong nước được là do: Nhóm 5 – TCDN Đêm 3 – Khóa 20 Trang 6 Ngành bánh kẹoCông ty Cổ phần Kinh Đô GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Thứ nhất: đa phần các sản phẩm trong nước đều giá thấp hơn các sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu (chính ngạch) từ 10% - 20%. Thứ hai: Xét về góc độ chất lượng, sản phẩm trong nước hiện nay không hề thua kém so với sản phẩm nhập khẩu, thậm chí còn ngon hơn, nhờ trang bị dây chuyền thiết bị hiện đại nhập từ Nhật và châu Âu, sử dụng nguyên liệu bơ, sữa nhập khẩu từ New Zealand, Đan Mạch, Hà Lan… Đồng thời các doanh nghiệp áp dụng hầu hết các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ISO 9001-2010 vào quá trình sản xuất nên đã đáp ứng được thị trường xuất khẩu. Thứ ba: Tỷ giá đang dần đóng vai trò khá quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu và giảm nhập khẩu lĩnh vực bánh kẹo. Với việc thực hiện phá giá nội tệ trong suốt thời gian vừa qua gây khó khăn cho các DN nhập khẩu và tạo hội lớn cho các DN trong nước chiếm lĩnh thị trường nội địa, khẳng định thương hiệu của mình. Như vậy, trước những lợi thế về giá rẻ, về chất lượng và minh bạch về thông tin, nguồn gốc rõ ràng, bánh kẹo nội đang ưu thế trong cuộc chiến giành thị phần. Nếu như những quy định về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu được quản lý chặt chẽ hơn, ràng buộc nhiều hơn về việc dán tem nhập khẩu với các ghi chú bắt buộc phải như đơn vị nhập khẩu, nơi sản xuất, hạn sử dụng, ngày sản xuất và tích cực chống nhập lậu dạng tiểu ngạch… thì bánh kẹo nội thể sẽ tăng thị phần nhiều hơn ngay trên “sân nhà”. 3.4. Phân tích SWOT các công ty trong ngành 3.4.1. Điểm mạnh (Strengths) − Lực lượng lao động dồi dào với chi phí nhân công thấp. − Người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ, thu nhập cao rất thích dùng các sản phẩm nhãn hiệu nổi tiếng. Chính vì vậy các sản phẩm bánh kẹo nếu được hậu thuận bằng chiến lược đầu tư và khuyếch trương rầm rộ sẽ thể nhanh chóng thâm nhập được vào thị trường trong nước. − Khách hàng ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh khả năng tiếp nhận thông tin và sản phẩm ở mức độ cao. Nhóm 5 – TCDN Đêm 3 – Khóa 20 Trang 7 Ngành bánh kẹoCông ty Cổ phần Kinh Đô GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên 3.4.2. Điểm yếu (Weaknesses) − sở hạ tầng còn yếu: đường bộ, đường sắt, cảng biển chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và kết nối với thế giới. − Nguyên vật liệu đầu vào (bột mì, bánh kẹo, đường) còn chưa chủ động được, phải nhập khẩu nên phụ thuộc vào giá thế giới. − sự chênh lệch khá lớn về mức thu nhập giữa thành thị và nông thôn, trong khi đó khuynh hướng tiêu dùng của người dân lại phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập. 3.4.3. hội (Opportunities) − Việc gia nhập vào WTO năm 2007 thể sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các nhà xuất khẩu do các nước bạn hàng dỡ bỏ dẫn các rào cản thương mại đối với Việt Nam. − Việt Nam đang những bước hồi phục kinh tế khá ổn định; tăng trưởng GDP ổn định; lạm phát được duy trì ở mức 8% thể sẽ làm tăng chi tiêu của người dân nói chung, và chi tiêu cho bánh kẹo nói riêng. − hội mua bán, sát nhập hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp bánh kẹo được cổ phần hóa. − Người dân hiện nay xu hướng tiêu dùng sản phẩm sản xuất trong nước. − Thị trường tiêu dùng nội địa lớn tiềm năng tăng trưởng cao, nhiều hội xuất khẩu. − Thu nhập nguời dân ngày càng tăng và sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt tại khu vực thành thị đã làm tăng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm snacks, và các loại bánh kẹo cao cấp. 3.4.4. Thách thức (Threadnesses) − Các doanh nghiệp nhỏ, tiềm lực tài chính yếu khó thể chống đỡ trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt do việc gia nhập WTO mang lại. − Giá bột mì và đường đang xu hướng tăng vào cuối năm 2010 và đầu 2011 do nguồn cung hạn chế, điều này sẽ làm tăng giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm tăng nhanh trong khi giá bán sản phẩm chỉ tăng chậm sẽ ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của các doanh nghiệp. − Đồng Việt Nam (VND) xu hướng ngày càng giảm giá nên sẽ những tác động nhất định đến giá thành sản phẩm do phải nhập khẩu một số nguyên vật liệu đầu vào như bột mì, đường, hương liệu, và một số chất phụ gia khác. 4. Tổng quan về tình hình tài chính của các công ty trong ngành Nhóm 5 – TCDN Đêm 3 – Khóa 20 Trang 8 Ngành bánh kẹoCông ty Cổ phần Kinh Đô GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Cùng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo song chiến lược kinh doanh của các công ty này cũng khác nhau. Nếu như HHC và BBC chỉ tập trung đầu tư vào hoạt động sản xuất và kinh doanh chính thì KDC lại xây dựng cho mình chiến lược trở thành tập đoàn sản xuất thực phẩm, bất động sản và đầu tư tài chính. KDC đang là công ty thị phần lớn nhất trên thị trường bánh kẹo nội địa hiện nay với tỷ lệ khoảng 20%. Thị phần nhập khẩu chiếm khoảng 30%, tuy nhiên các công ty trong nước hiện nay vẫn đang tiếp tục đầu tư máy móc, dây chuyền công nghệ nhằm dành lại thị phần này về phía mình. 4.1. cấu tài sản Tỷ trọng tổng tài sản ngắn hạn và dài hạn gần như sấp xỉ nhau 47% - 53%. Chứng tỏ nguồn tài trợ từ nguồn vốn chiếm 53% cho đầu tư tài sản dài hạn: tài sản cố định, các khoản đầu tư dài hạn khác và 47% để đáp ứng nhu cầu sản xuất như hàng hóa, vật tư, tiền, các chứng khoán ngắn hạn. Các sản phẩm bánh kẹo bánh mì tươi thời gian sử dụng từ 3 đến 7 ngày, sản phẩm bánh trung thu thời gian sử dụng 3 tháng, các sản phẩm bánh quy, chocolate hay kẹo cứng, kẹo mềm thời gian sử dụng khoản 6 tháng. Thêm vào đó nguyên liệu chính cho ngành bánh kẹo chủ yếu từ lúa mì, đường, mạch nha . đều hạn sử dụng từ 6 đến 12 tháng. Như vậy các doanh nghiệp trong ngành không thể trữ hàng hóa, thành phẩm và nguyên vật liệu lâu được mà làm sao phải ước tính nhu cầu thị trường, mùa vụ mà nguyên liệu và sản xuất sản phẩm đủ lượng thích hợp tồn kho, không thể mua hàng nguyên liệu hoặc sản xuất để dự trữ được. Vì vậy tỷ trọng hàng tồn kho luôn ở mức từ 6% đến 11% trong tổng tài sản, đây là mức tỷ trọng tồn kho thấp so với tỷ trọng tồn kho các ngành khác như gỗ, điện tử… Tài sản định chiếm tỷ trọng khoảng 24% tổng tài sản. Đây là tỷ trọng hợp lý cho doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo đầu tư công nghệ để đa dạng hóa sản phẩm bằng các dây chuyển sản xuất hiện đại góp phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. cấu nguồn vốn. Tỷ trọng vốn đầu tư của chủ sở hữu trong cấu vốn tương đối cao, nên tỷ trọng của việc sử dụng nợ là thấp. Nợ dài hạn của các công ty không đáng kể, nợ ngắn hạn cũng không nhiều bởi nhu cầu vốn lưu động không lớn nên chi phí lãi Nhóm 5 – TCDN Đêm 3 – Khóa 20 Trang 9 . 3. Phân tích ngành bánh kẹo Việt Nam 3.1. Triển vọng của ngành bánh kẹo Việt Nam Như chúng ta cũng thấy Việt Nam là quốc gia đông dân số, do vậy ngành bánh. 2010, Kinh Đô đã tiến hành việc sáp nhập Công ty CBTP Kinh Đô Miền Bắc (NKD) và Công ty Ki Do vào Công ty Cổ Phần Kinh Đô (KDC). Định hướng của Kinh Đô là

Ngày đăng: 31/12/2013, 10:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan