PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ của RỪNG cần GIỜ, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

12 519 1
PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ của RỪNG cần GIỜ, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề cương đề tài nghiên cứu môn Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường Tên đề tài: PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ CỦA RỪNG CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Giảng viên: Nguyễn Hữu Dũng Học viên: Nguyễn Văn Minh - Lớp CH KTPT K19 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU I. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu: Rừng Cần Giờ đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, Sài gòn và Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn. Nơi đây được công nhận là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam. Môi trường rừng ngập mặn còn là nơi ngừời dân có thể hưởng lợi từ các hoạt động kinh tế như nuôi trồng thủy sản (tôm, cá….), theo quan điểm sinh thái-kinh tế sẽ đảm bảo duy trì cân bằng về môi trường, khai thác nguồn lợi tự nhiên. Cảnh quan được hình thành trong quá trình thực hiện dự án sẽ tạo điều kiện phát triển du lịch, không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch, mà còn cho cộng đồng địa phương với những hoạt động dịch vụ đi kèm. Tuy nhiên, một vấn đề đáng lưu ý là rừng ngập mặn đang đứng trước nguy cơ bị khai thác quá mức để phát triển kinh tế xã hội, dẫn tới bị tàn phá nặng nề. Rừng Cần Giờ với loài cây chính là đước, chiếm đến 75% diện tích, thường ở tuổi 22, nên nguy cơ rừng “già yếu” là chuyện xảy ra trong tương lai gần. Ngoài ra còn có sâu bệnh, xói mòn, và việc mở đường, xây dựng các khu du lịch, nuôi tôm, làm diện tích ngày càng thu hẹp. Theo báo cáo của Tiến sĩ Viên Ngọc Nam thuộc Chi cục phát triển lâm nghiệp năm 2004 diện tích rừng bị mất 25ha. Cũng theo Tiến sĩ, mật độ cây ngày càng dày, trong khi thành phố cấm tỉa thưa từ 1999, khiến chiều cao và đường kính cây không cân xứng, tán cây nhỏ không đủ quang hợp, ánh sáng mặt trời không lọt xuống bên dưới nên cây tăng trưởng chậm. Với tình hình quản lý như vậy, môi trường rừng sinh thái Cần Giờ đang bị suy thoái, dẫn đến sự biến mất dần của các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Điều này ảnh hưởng trực tiếp lên chức năng cung cấp các dịch vụ du lịch của hệ sinh thái rừng. Mà hoạt động du lịch của cụm đảo được cho rằng đóng góp vai trò quan trọng không chỉ cho cộng đồng cư dân địa phương mà còn cho cả nền kinh tế nói chung. Đo lường giá trị giải trírừng Cần Giờ mang lại, phân tích các yếu tố tác động lên nó, qua đó nghiên cứu các biện pháp ngăn chặn sự suy thoái và bảo vệ rừng là cấp thiết cho nền kinh tế. 1 Đề cương đề tài nghiên cứu môn Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường II. Mục tiêu nghiên cứu: - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cầu giải trí của khu du lịch sinh thái rừng Cần Giờ. - Đánh giá giá trị giải trí của rừng Cần Giờ. - Đưa ra kiến nghị về mặt chính sách nhằm định hướng phát triển du lịch bền vững, bảo tồn tài nguyên rừng. III. Đối tượng nghiên cứu: - Giá trị giải trí của rừng Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. IV. Kha ́ ch thê ̉ nghiên cư ́ u, đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu là khách du lịch, cụ thể là khách du lịch đến tham quan giải trírừng Cần Giờ. V. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung phân tích đánh giá mặt lợi ích, sử dụng một số phương pháp bao gồm phân tích thống kê mô tả và phân tích định lượng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu (OLS) để liên hệ biến nhu cầu du lịch đến rừng Cần Giờ và tập hợp các biến hành vi du lịch nhằm xác định các yếu tố tác động đến nhu cầu du lịch. Phương pháp Chi phí du hành theo vùng (ZTCM – Zonal Travel Cost Method) được sử dụng để xây dựng đường cầu du lịch cho rừng Cần Giờ và để định giá giá trị du lịch cho khách trong nước và khách nước ngoài. Số liệu và phương pháp thu thập: Số liệu thứ cấp được thu thập từ tài liệu của Tổng Cục Thống Kê, Sở Du lịch TP HCM, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường TPHCM. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng phỏng vấn, thiê ́ t kê ́ dư ̃ liê ̣ u câ ̀ n kha ̉ o sa ́ t bao gồm các thông tin về hành vi du lịch và thông tin kinh tế xã hội cá nhân. Đối tượng phỏng vấn là cá nhân khách du lịch. Thu thập số liệu sơ cấp sử dụng phương pháp lấy mẫu hệ thống. CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT I. Phương pháp chi phí du hành và các nhân tố ảnh hươ ̉ ng đến nhu câ ̀ u nhu cầu du lịch: Trên thị trường, một sản phẩm luôn có xu hướng có thể nhận biết được và có giá thị trường. Ở khía cạnh khác, có một số loại hàng hóa và dịch vụ lại không có giá cả thị trường (gọi là hàng hóa và dịch vụ phi thị trường). Rất nhiều hàng hóa và dịch vụ môi trường là hàng hóa công cộng, có những đặc tính không thể giao dịch trên thị trường. Cho nên có thể xem hàng hóa và dịch vụ môi trường như là loại hàng hóa và dịch vụ phi thị trường. Để đánh giá đo lường giá trị loại hàng hóa và dịch vụ phi thị trường này, các nhà nghiên cứu sử dụng thông tin về mối quan hệ giữa hàng hóa thị 2 Đề cương đề tài nghiên cứu môn Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường trường và hàng hóa phi thị trường. Theo Markandya và Richardson (1993), có thể chia các phương pháp đánh giá giá trị hàng hóa và dịch vụ môi trường thành 3 nhóm: (1) Các phương pháp dựa trên thông tin thị trường trực tiếp hoặc gián tiếp, chẳng hạn như giá trị tài sản, tiền lương, chi tiêu cho những loại hàng hóa liên hệ v.v. Phương pháp tiêu biểu của nhóm này là phương pháp Chi phí du hành (TCM). (2) Các phương pháp dựa trên thông tin được phát biểu trực tiếp qua bảng phỏng vấn khi thị trường không hiện hữu. Phương pháp tiêu biểu của nhóm này là phương pháp Đánh giá ngẫu nhiên (CVM). (3) Các phương pháp dựa trên dữ liệu liều lượng đáp ứng giữa sự thay đổi môi trường và ô nhiễm. Theo Freeman (1993), từ góc độ kinh tế học, các dịch vụ cung cấp bởi hệ thống môi trường có 2 đặc điểm quan trọng. Thứ nhất, giá trị kinh tế của các dịch vụ này phụ thuộc vào đặc tính của chính hệ thống môi trường tự nhiên. Thứ hai, chức năng cung cấp dịch vụ giải trí của môi trường diễn ra không thông qua thị trường. Một cách khác, khi hưởng thụ dịch vụ giải trí tại một địa điểm nào đó người ta không trả tiền hoặc chỉ trả một giá danh nghĩa không phản ánh đúng nguồn lực bỏ ra cung cấp dịch vụ đó. Do đó không thể dùng vé vào cổng để đo lường giá trị của dịch vụ giải trí. Phương pháp hợp lý hơn là xem xét mối quan hệ giữa hàng hóa có giá trên thị trường và hàng hóa môi trường thông qua những hành vi thị trường quan sát được để xây dựng hàm cầu giải trí. Để tìm ra giá trị của dịch vụ giải trí (không có giá), phương pháp thích hợp là xem xét mối quan hệ giữa hàng hóa thị trường (chi phí tàu xe, khách sạn, ăn uống,…) và dịch vụ vui chơi giải trí (du lịch) thông qua những hành vi và lựa chọn trên thị trường quan sát. Mỗi cá nhân đến du lịch tại một địa điểm nào đó phải chịu một chi phí nhất định. Các cá nhân khác nhau du lịch đến một địa điểm phải chịu những chi phí du lịch khác nhau. Phương pháp Chi phí du hành ước lượng giá trị của một điểm du lịch dựa trên phản hồi của khách du lịch với những chi phí khác nhau. Hàm ước lượng: V = f(p v , y, q, p s , s) V: cầu du lịch p v : chi phí du hành y: thu nhập q: đặc điểm của địa điểm du lịch p s : chi phí du lịch đến điểm thay thế s : đặc điểm kinh tế xã hội của khách du lịch Từ hàm ước lượng trên, đường cầu giải trí được xây dựng như trong hình 2, biểu diễn mỗi quan hệ giữa cầu giải trí (số lượng khách tham gia) và chi phí để thực hiện hoạt động giải trí. Đường cầu giải trí chính là đường giá sẵn lòng trả biên tế cho dịch vụ giải trí. Như vậy giá trị giải trí được đánh giá như tổng giá sẵn lòng trả sẽ được đo bằng diện tích nằm dưới đường cầu. 3 Đề cương đề tài nghiên cứu môn Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường Phương pháp chi phí du hành đã được phát triển để định giá các lợi ích của việc giải trí, nhưng nó cũng có thể áp dụng để đánh giá bất cứ hoạt động nào khi số lượng biến đổi tương ứng với chi phí du hành bỏ ra để thực hiện hoạt động đó. Theo Hanley và Spash (1993), Chi phí du hành là phương pháp lâu đời nhất trong các phương pháp đánh giá hàng hoá và dịch vụ phi thị trường. Ý tưởng về phương pháp này bắt nguồn từ Harold Hotelling năm 1947, và được Clawson và Knetsch phát triển chính thức vào năm 1966. Phương pháp này đã được ứng dụng rộng rãi ở các nước phát triển và gần đây đã được áp dụng tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, phương pháp đã được áp dụng để đánh giá giá trị du lịch của rừng quốc gia Cúc Phương. Một trong những vấn đề quan trọng khi tính toán chi phí du hành là việc phân chia chi phí du hành cho địa điểm nghiên cứu trong trường hợp chuyến du lịch của khách là đa mục đích. Nghĩa là khách du lịch có thể đến thăm rất nhiều địa điểm, chi phí du lịch tính toán được ở trên là chi phí tổng cộng cho tất cả các địa điểm. Cho nên cần có một cách thức nào đó để phân bổ chi phí du hành cho địa điểm nghiên cứu. Việc phân bổ được thực hiện dựa trên tiêu chí thời gian, nghĩa là thông tin thời gian dùng cho cả chuyến đi và thời gian cho rừng Cần Giờ được thu thập để tính hệ số chuyển đổi. Chí phí du hành đến rừng Cần Giờ được tính dựa vào hệ số chuyển đổi này. II. Tóm lược một số kết quả nghiên cứu: Phần dưới đây tóm tắt kết quả một số nghiên cứu trên thế giới để đo lường giá trị giải trí bằng cách sử dụng các phương pháp phổ biến như: (1) Phương pháp thay đổi năng suất (2) phương pháp chi phí du hành (TCM) và (3) phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM). Driml (1999) đã sử dụng phương pháp thay đổi năng suất để tìm ra giá trị giải trí của Rặng San Lớn (Great Barrier Reef) ở bờ biển phía đông nước Úc là 769 triệu đô la Úc. Giá trị tính được này chỉgiá trị tài chính, bao gồm chi tiêu của khách du lịch cho các hoạt động giải trí. Driml nhấn mạnh rằng giá trị tài chính này là một chỉ số hữu dụng về mức độ sử dụng và xu hướng phát triển của dịch vụ giải trí và do đó có thể có đóng góp xác đáng cho việc quản lý các quỹ về bảo tồn. Tuy nhiên, giá trị tính được này lại không phản ánh được tổng giá trị giải trí của rặng san hô. Dixon và cộng sự (1993) sử dụng phương pháp CVM để ước lượng giá sẵn lòng trả cho Công viên biển Bonaire. Giá sẵn lòng trả trung bình là 27,4 đô la và tổng thặng dư tiêu dùng là 325.000 đô la. Giá trị giải trí dường như chiếm phần quan trọng nhất trong tổng giá trị kinh tế của san hô. Spurgeon (1992) cho rằng du lịch đem lại nguồn lợi tài chính trực tiếp lớn nhất. CHƯƠNG III: MÔ HÌNH ỨNG DỤNG: 4 Đề cương đề tài nghiên cứu môn Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường Mô hình Chi phí du hành theo khu vực được dùng để ước lượng giá trị du lịch của rừng Cần Giờ. Tính toán giá trị du lịch bao gồm sự tính toán của hai bộ phận: lợi ích đạt được từ hoạt động của khách du lịch trong nước và lợi ích đạt được từ hoạt động của khách du lịch ngoại quốc. Các bước tiến hành mô hình Chi phí du hành theo khu vực như sau:  Chọn địa điểm: Địa điểm nghiên cứu là khu vực rừng Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh.  Phân chia vùng: Phân chia vùng dùng mô hình Chi phí du hành cho rừng Cần Giờ dành cho khách du lịch trong nước. Các vùng được phân chia theo một khoảng cách nhất định nhằm ước lượng chi phí du hành của du khách mỗi vùng một cách tương đối (bảng 1). Phân chia khu vực dùng mô hình Chi phí du hành cho rừng Cần Giờ dành cho khách du lịch nước ngoài (bảng 2).  Lấy mẫu: Thông tin về khách du lịch đến rừng Cần Giờ được thu thập thông qua bảng phỏng vấn (phụ lục phiếu điều tra phỏng vấn). Bảng phỏng vấn được thiết kế để thu thập thông tin về: 1) Hành vi vui chơi giải trí tại điểm du lịch; 2) Kinh nghiệm và chi phí du hành; và 3) Các yếu tố kinh tế xã hội của khách tham gia hoạt động giải trí. Phương pháp lấy mẫu là phương pháp hệ thống, được thực hiện tại khu vực rừng Cần Giờ.  Tính tỷ lệ khách du lịch cho từng vùng: Số chuyến viếng thăm của từng vùng được tính toán dựa trên số liệu số liệu thu thập được từ bảng phỏng vấn. Tỷ lệ viếng thăm trên 1.000 dân của mỗi vùng được tính theo công thức sau: VR = [(Vi/n) × N × 12 × 1000] / P với VR : tỷ lệ viếng thăm (số chuyến/1.000/năm) Vi : số khách từ vùng i n : kích thước mẫu N : tổng số khách trong một tháng P : dân số vùng i  Ước lượng chi phí du hành: Chi phí đến thăm một địa điểm bao gồm ba phần (theo OECD, 1994): 1) Chi phí phát sinh trực tiếp từ việc đến và rời đi khỏi địa điểm, thông thường là chi phí xe cộ, bao gồm vé xe, xăng dầu và các phí phát sinh khác. Đối với vùng 1 và 2 là những vùng gần địa điểm nghiên cứu, chi phí di chuyển chính là chi phí xăng cho xe máy để đến được địa điểm và chí phí bảo trì phương tiện di chuyển. Chi phí đơn vị được ước lượng vào khoảng 200 đồng/km/người. Đối với vùng 3 và 4, phương 5 Đề cương đề tài nghiên cứu môn Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường tiện di chuyển chính là xe khách nên chi phí đơn vị bằng 155 đồng/km/người. Với các vùng còn lại, chi phí di chuyển dựa trên vé tàu hỏa, được ước tính 240 đồng/km/người. Chi phí di chuyển của khách nước ngoài được tính dựa trên phương tiện di chuyển là máy bay. 2) Chi phí thời gian di chuyển, bao gồm cả thời gian ở tại địa điểm. Chi phí thời gian chính là chi phí cơ hội của khách du lịch. Chi phí cơ hội của thời gian được tính bằng 1/3 lương theo giờ. Mức lương được ước tính trên cơ sở thu nhập trung bình của dân cư đô thị trong vùng. 3) Phí vào cửa, phí hướng dẫn và các phụ phí khác tại địa điểm.  Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu du lịch: Các biến sử dụng cho việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cầu giải trí tại rừng Cần Giờ của khách du lịch trong nước được trình bày trong bảng 4. Hồi quy OLS được sử dụng, trong đó số lần đến rừng Cần Giờ (N) là biến phụ thuộc. Biến mô tả dấu mong đợi: TC (-) : Tổng cộng chi phí cho chuyến đi (đồng) Y (+) : Thu nhập hàng tháng (đồng) Ps (+) : Chi phí đến điểm thay thế (đồng) MA (+) : Bằng 1 nếu là nam, 0 nếu là nữ AGE (+) : Tuổi (năm) MAR (x) : Tình trạng hôn nhân (Bằng 1 nếu có gia đình, 0 nếu không có gia đình) EDU (+) : Trình độ học vấn (Bằng 1 nếu đại học hoặc trên, 0 cho các trường hợp còn lại) (+): Dấu mong đợi là dấu dương (-): Dấu mong đợi là dấu âm (x): Dấu mong đợi không dự đoán được  Thành lập đường cầu và đo lường giá trị: Hàm cầu được thành lập sử dụng hồi quy OLS: V t 0 = f (TC i , Y i , Ps i , S i ) Với i đại diện cho vùng I và V i đại diện cho tỷ lệ khác du lịch trên 1000 dân tại mức vé vào cửa bằng 0. Dựa trên hàm cầu giải trí được xác định, có thể ước lượng thặng dư tiêu dùng. Thặng dư người tiêu dùng được tính toán dựa vào công thức tính tích phân. Công thức tính cho từng vùng như sau: Với CS i là thặng dư tiêu dùng của vùng i, TC i là chi phí du hành hiện tại của khách du lịch từ vùng i, và POPi là dân số vùng i. 6 Đề cương đề tài nghiên cứu môn Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường CHƯƠNG IV: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Các kết quả dự kiến nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề cập trong phần đặt vấn đề. 1. Các yếu tố tác động đến cầu giải trí của rừng Cần Giờ: ÷ Dùng kỹ thuật hồi quy bội để kiểm tra giả thiết cầu giải trí của rừng Cần Giờ phụ thuộc vào chi phí du hành, chi phí đến điểm thay thế, thu nhập và các đặc điểm kinh tế xã hội như: Tuổi; Trình độ học vấn; Giới tính; Tình trạng hôn nhân. 2. Ước lượng giá trị giải trí: ÷ Sử dụng mô hình Chi phí du hành theo vùng đã được khảo sát để xây dựng hàm cầu giải trí bằng mô hình hồi quy. ÷ Tính toán thặng dư người tiêu dùng hay giá sẵn sàng trả (WTP) cho tài nguyên thiên nhiên của rừng Cần Giờ. ÷ Đánh giá trị giải trí của rừng Cần Giờ qua kết quả tính toán. CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH 1. Kết luận: ÷ Nghiên cứu này sử dụng phương pháp Chi phí du hành theo vùng để định giá giá trị giải trí của rừng Cần Giờ, cần xem xét phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cầu giải trí tại rừng Cần Giờ. 2. Đề xuất chính sách: ÷ So sánh với các giá trị từ các mục đích sử dụng khác nhằm tìm ra phương án sử dụng cụm đảo một cách tối ưu. 3. Đề xuất nghiên cứu mở rộng: ÷ Sử dụng phương pháp Chi phí du hành cá nhân (ITCM) và phương pháp Đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để định giá giá trị giải trí của rừng Cần Giờ rồi so sánh kết quả với phương pháp Chi phí du hành theo vùng. ÷ Đánh giá giá trị của việc thay đổi chất lượng rừng Cần Giờ, lợi ích quy ra tiền của việc thay đổi này là bao nhiêu. ÷ Đánh giá tổng giá trị kinh tế của cụm rừng Cần Giờ. Giá trị giải trí không phải là giá trị duy nhất của rừng Cần Giờ. Rừng còn chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên rất giàu có và chưa được định giá như các tác động lên sức khỏe của người dân thành phố, chức năng phòng chống bão và các giá trị phi-sử dụng khác. Các nghiên cứu trong tương lai nên tập trung định giá các giá trị này bằng cách sử dụng phương pháp Đánh giá ngẫu nhiên. Tài liệu tham khảo 7 Đề cương đề tài nghiên cứu môn Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường 1. Dixon, J.A.; L.F. Scura; R.E. Carpenter; P.B. Sherman. 1993. Economic Analysis of Environmental Impacts. Earthscan Publications Ltd. London. 2. Driml, S.M. 1997. ‘Bringing Ecological Economics out of the Wilderness’. Ecological Economics 23: 145-153. 3. Các bài giảng môn Kinh tế môi trường II của thầy Nguyễn Hữu Dũng và Phùng Thanh Bình tại lớp KTPT K19 4. Phạm Khánh Nam & Trần Võ Hùng Sơn (2000), Sử dụng phương pháp chi phí du hành phân tích giá trị giải trí của cụm đảo san hòn Mun, tỉnh Khánh Hòa, tài liệu không xuất bản. 5. Trần Thị Thu Hà và Vũ Tấn Phương, Đánh giá giá trị cảnh quan của vườn Quốc gia Ba Bể và khu du lịch hồ Thác Bà, Trung tâm Nghiên cứu sinh thái và Môi trường rừng, Viện KHLN Việt Nam; www.rcfee.org.vn 6. Phạm Hồn Mạnh & Trương Ngọc Phong (2008), Ước lượng giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại cụm đảo Hòn Mun: nhìn từ gốc độ giải trí du lịch, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản – số 04/2008. 7. http://www.vnppa.org.vn (Hiệp hội vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam). 8. http://www.gso.gov.vn (Tổng cục Thống kê. 2009. Số liệu thống kê dân số các tỉnh và thành phố trong cả nước năm 2009). PHỤ LỤC: Hình 1: Bản đồ Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ 8 Đề cương đề tài nghiên cứu môn Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường Hình 2: Đường cầu giải trí Bảng 1: Vùng phân chia theo nguồn gốc khách du lịch Vùng Khoảng cách (km) Tỉnh, thành phố Dân số (ngàn người) 1 50 TP Hồ Chí Minh 7165.2 2 100 Long An, Tây Ninh, Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Dương 7491.5 3 200 An Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Tháp 6262.3 300 Phan Thiết, Đà Lạt 2361 4 500 Nha Trang, Buôn Mê Thuộc 2892.8 5 800 Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi 3198.4 6 1.700 Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa 11718.9 Bảng 2: Khu vực phân chia theo nguồn gốc khách du lịch Khu vực Vùng Số mẫu 1 Châu Á – Thái Bình Dương 2 Châu Âu 3 Bắc Mỹ 9 Đề cương đề tài nghiên cứu môn Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường PHIẾU ĐIỀU TRA DU KHÁCH THAM QUAN TẠI RỪNG CẦN GIỜ Chúng tôi đến từ trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và đang thực hiện một nghiên cứu về giá trị du lịch/ giải trí của rừng Cần Giờ. Mong ông/ bà giúp đỡ bỏ một chút thời gian để trả lời một số câu hỏi ở phần sau. Thông tin do ông/bà cung cấp sẽ được bảo mật và chỉ được phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. Xin chân thành cảm ơn! Ngày phỏng vấn: ………… 1. Ông bà đến từ tỉnh/thành phố nào? Tỉnh/thành phố: ………………… 2. Ông bà đã đến du lịch tại rừng Cần Giờ bao nhiêu lần, bao gồm cả lần này? ………………………………… 3. Có bao nhiêu người trong nhóm của ông(bà) đến rừng Cần Giờ lần này? …………………………………. 4. Ông/bà ở lại Cần Giờ bao nhiêu ngày? ………… 5. Xin ông/bà cho biết mục đích chính khi đến rừng Cần Giờ là gì? Đi nghỉ ngơi, thư giãn, du lịch  Đi xem chim  Đi làm việc  Học tập, nghiên cứu  Lý do khác  6. Từ nơi ông/bà sinh sống làm việc, ông/bà đã sử dụng phương tiện gì để tới rừng Cần Giờ: Máy bay Xe đò Xe riêng Tàu hỏa Xe thuê Cách khác  7. Trước khi hoặc sau khi đi tham quan rừng Cần Giờ, ông/bà có đi tham quan/du lịch tại những địa điểm nào khác trên địa bàn tỉnh nữa không? (xin vui lòng cho biết nếu có) ……………… 8. Nếu không đi rừng Cần Giờ chuyến này, bạn sẽ đi du lịch ở đâu? (xin kể ra nơi có khả năng đi nhất)………  9. Những hoạt động nào được ông bà tham gia khi khi du lịch tại rừng Cần Giờ (xin vui lòng lựa chọn một hoặc nhiều hoạt động sau)? Xem chim  Nghỉ ngơi, thư giãn, ngắm cảnh  Đi thăm  rừng Cần Giờ bằng canô 10

Ngày đăng: 31/12/2013, 10:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan