Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản

33 391 0
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản ---------------------- BÁO CÁO BỘ GỒM CÁC PHẦN: A.Quá trình hình thành và phát triển của công ty .1 1. Lịch sử hình thành 1 2.Quá trình phát triển 3 B,Thực trạng sản xuất kinh doanh .12 1. Sản phẩm .12 2. Thị trường 15 3. Bộ máy tổ chức 23 4. Cơ cấu lao động .30 5.Tình hình sản xuất kinh doanh 31 C. Các kiến nghị và giải pháp .37 1. Phương hướng phát triển của công ty trong tương lai .37 2. Một số kiến nghị và giải pháp 39 A. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN HÀ NỘI 1. Lịch sử hình thành. Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản Hà Nội ngày nay nguyên là Tổng Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản , được thành lập ngày 5 tháng 3 năm 1956 theo quyết định của Bộ Thương nghiệp và trực thuộc Bộ này ( nay là Bộ Thương Mại).Lúc ra đời , nó có tên Tổng Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản - Than - Xi măng - Gỗ , gọi tắt là Xukogox ; đến tháng 7 năm 1957 tổng công ty được giao thêm nhiệm vụ kinh doanh các mặt hàng kim khí , hoá chất , tân dược , vật liệu xây dựng … nên đổi thành Tổng Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản , với tên gọi tắt là Minexport . Minexport là đơn vị kinh tế quốc doanh đầu tiên được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu sớm nhất trong ngành ngoại thương Việt Nam. tổng công ty được xây dựng nhằm mục đích phục vụ cho công cuộc bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam. Trên thực tế tổng công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này , từ năm 1956 đến năm 1982. Từ năm 1982 , chấp hành chủ trương của Nhà nước , tổng công ty đã trải qua những thay đổi lớn thể hiện ở việc những mặt hàng chủ lực dần bị tách sang các công ty , các ngành khác trong suốt các năm từ 1982 đến 1990. Đến năm 1993 công ty đã đăng ký và được chấp thuận cho thành lập lại , mang tên Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản , tên quốc tế giữ như cũ là Minexport , hiện đang dần phát triển và lớn mạnh cho đến ngày nay. Minexport ngày nay là một công ty vừa và nhỏ trong Bộ thương Mại Việt Nam, với một vài thông số sau ; (tính 5 năm gần nhất , từ 1998 đến 2002) + Doanh thu hàng năm trung bình đạt ; tốc độ tăng trưởng: +Hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi nổi và phong phú, cụ thể : xuất khẩu : Doanh thu : Tốc độ tăng trưởng: nhập khẩu : doanh thu tốc độ tăng trưởng : thị trường : Khác với năm 1956 , Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản ngày nay , phù hợp với tình hình và xu thế mở cửa của đất nước , phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước , có mục đích , chức năng và nhiệm vụ như sau a.Mục đích: Mục đích hoạt động của công ty là thông qua hoạt động xuất nhập khẩu đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu , đáp ứng yêu cầu nâng cao số lượng , chủng loại và chất lượng các mặt hàng do công ty kinh doanh , liên doanh , liên kết phù hợp với thị trường trong nước và quốc tế , tăng thu ngoại tệ cho nhà nước , góp phần phát triển kinh tế đất nước. b. Chức năng : Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản có các chức năng sau: - Tổ chức xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng theo giấy phép kinh doanh của công ty và phù hợp với quy chế hiện hành của Nhà nước . -Tổ chức tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu ở trong nước . -Liên doanh , liên kết , đầu tư cho sản xuất các mặt hàng trong giấy phép với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước. - Nhận xuất nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước. c.Nhiệm vô: Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản có các nhiệm vụ sau: - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty theo quy chế hiện hành phù hợp. -Tạo nguồn vốn hỗ trợ cho kinh doanh xuất khẩu , quản lý khai thác và sử dụng vốn có hiệu quả. -Tuân thủ các chính sách , chế độ quản lý xuất nhập khẩu . - Thực hiện các chính sách về thuế , nộp ngân sách nhà nước. - Nghiên cứu thực hiện các biện pháp nâng cao chiến lược và gia tăng khối lượng hàng xuất khẩu , mở rộng các thị trường quốc tế. - Thực hiện các cam kết trong hợp đồng kinh tế theo đúng luật pháp. 2.Quá trình phát triển. Trong suốt 46 năm tồn tại và phát triển của mình , cùng với những thay đổi lớn lao của thời cuộc , của đất nước , Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản cũng trải qua những biến cố , những thăng trầm. 46 năm Êy có thể chia ra làm 3 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Thời kỳ vàng son 1956 - 1982. Như đã nói ở trên , Tổng Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản , với tư cách là công ty được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu sớm nhất của ngành ngoại thương Việt Nam, được thành lập với mục đích xuất nhập khẩu để phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam. Vào thời gian này phạm vi và quy mô hoạt động kinh doanh của công ty rất lớn , bao gồm các mặt hàng ở tất cả các lĩnh vực : than, xăng dầu , hoá chất , phân bón , xi măng , khoáng sản , sắt thép , tân dược , thiết bị y tế … Thị trường xuất nhập khẩu khá rộng khắp và đa dạng như Liên Xô cũ, Trung Quốc, Rumani, Tiệp Khắc … Uy tín và vị thế của công ty không ngừng lớn mạnh trên thị trường quốc tế và trong nước , kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm lên tới 800 - 900 triệu đô la, đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của ngành thương mại Việt Nam nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Cụ thể trong 26 năm của thời kỳ vàng son này có thể được nhìn nhận kỹ hơn qua hoạt động của tổng công ty ở những mốc thời gian sau: Giai đoạn 1956 - 1964: Công tác xuất khẩu : Sau khi ký kết hiệp định Giơnevơ , miền Bắc hoàn toàn giải phóng , nhân dân bắt tay vào việc khắc phục hậu quả chiến tranh và bước đầu xây dựng phát triển kinh tế . Thời kỳ này một số sản phẩm trong nước sản xuất ra tiêu thụ không nhiều như than đá , xi măng , apatite , crômite , gang , super lân … nên Nhà nước giao cho ngoại thương xuất khẩu . Do đó nhiệm vụ của Tổng Công ty là phải tìm thị trường tiêu thụ kịp thời các sản phẩm trên để duy trì và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Ngoài các mặt hàng lớn tổng công ty còn tổ chức và tìm một số nguồn hàng khác để xuất khẩu như lập xí nghiệp gạch Yên Hưng , liên hệ với các cơ sở sản xuất của trung ương và các địa phương tham gia sản xuất hàng xuất khẩu như acid clo , acid sunphuric , đất đèn , vôi bột , hàng tiểu ngũ kim … Nhìn chung trong thời kỳ đầu , nhiệm vụ xuất khẩu của công ty cơ bản đã được hoàn thành , tiến độ xuất khẩu tăng dần qua các năm , từ 1957 đến 1964 kim ngạch xuất khẩu tăng 3 lần , cụ thể với một số thành quả đáng kể đạt được ở các mặt hàng chủ lực năm 1964 như sau: STT Tên mặt hàng Đv tính Số lượng % tăng so với 1957 1 Than triệu tấn 2 300 2 Apatite vạn tấn 70 250 3 Xi măng vạn tấn 30 250 4 Gang vạn tấn 7 300 5 Super lân vạn tấn 4,4 350 Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực năm 1964 Công tác nhập khẩu Tổng công ty phải tiếp nhận hàng viện trợ của các nước đồng thời nhập khẩu một số nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước như than để luyện gang, pyrite sắt, thép chế tạo, các hoá chất cho cao su thuỷ tinh, diêm, giấy, xà phòng, đường, da… và các loại phân bón hoá học, thuốc trừ sâu. Có thể nói công tác nhập khẩu của công ty đã đáp ứng một số lượng khá lớn nguyên nhiên vật liệu cho các ngành công, nông ngiệp trong nước lúc bấy giờ. Tổng kim ngạch nhập khẩu từ năm 1956 đến năm 1964 so với toàn ngành bình quân chiếm tỷ lệ 22%. Giai đoạn 1965 - 1974 Công tác xuất khẩu : Lúc này cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ mở rộng ra miền Bắc bằng không quân, các tuyến giao thông bị đánh phá, việc vận chuyển hàng xuất khẩu gặp khó khăn. Tổng công ty đã vượt lên khó khăn để tiếp tục bám trụ và duy trì hoạt động, bằng nhiều biện pháp như làm kho bãi tạm thời để giấu hàng, chuyển sang vận chuyển ban đêm, vận chuyển bằng đường thuỷ, chuyển hướng bán than và hàng hoá khác theo điều kiện CIF bằng cách thông qua Vietfracht thuê tàu các nước mang cờ khác nhau vào cảng của ta vừa để thực hiện nhập khẩuxuất khẩu… Mặc dù chiến tranh ác liệt, nhưng hàng xuất của tổng công ty vẫn qua biên giới bán ra thị trường nước ngoài, quan hệ giao dịch và ký kết hợp đồng xuất khẩu với các nước xã hội chủ nghĩa và các thị trường truyền thống vẫn được duy trì. Trong các năm chiến tranh, kim ngạch xuất khẩu có bị giảm sút : như năm 1969 chỉ còn 5.026.000 R$ và thấp nhất là năm 1972 kim ngạch giảm xuống chỉ còn 2.079.000 R$. Tính bình quân trong 10 năm chiến tranh, kim ngạch xuất khẩu so với toàn ngành chiếm tỷ lệ 15,78%. Công tác nhập khẩu Đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh, việc nhập khẩu của tổng công ty diễn ra theo hai hướng: tiếp nhận hàng viện trợ của các nước xã hội chủ ngĩa và một số nước khác ; đồng thời giao dịch với các nước tư bản để mua một số mặt hàng cần thiết, hàng cấm vận. Các mặt hàng nhập khẩu chính trong thời kỳ này là xăng dầu, phân bón , các hoá chất, thuốc nổ, sắt thép, đường ray, dầm cầu, tân dược, xi măng… Tổng kim ngạch nhập khẩu thực hiện trong thời gian này so với toàn ngành chiếm tỷ lệ 23%. Giai đoạn 1975 - 1982 Công tác xuất khẩu : Cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi hoàn toàn , đất nước ta được tù do độc lập và thống nhất, nhân dân cả hai miền Bắc Nam tiến hành khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế . Bước vào giai đoạn mới , nhiệm vụ xuất khẩu trở thành cấp bách nhằm đáp ứng một phần cho nhu cầu nhập khẩu rất lớn của toàn quốc.Kim ngạch xuất khẩu của Bộ giao cho tổng công ty tăng lên mạnh. Cũng do trong nước nhu cầu về một số mặt hàng như than đá cho công ngiệp , apatite cho nông nghiệp , xi măng và gang … khá lớn nên những mặt hàng này thay vì xuất khẩu như trước đây nay không xuất nữa, thậm chí phải nhập khẩu thêm. Cơ cấu hàng xuất khẩu do đó có nhiều thay đổi theo hướng chuyển sang các mặt hàng khoáng sảnmột số sản phẩm công nghiệp như muối , cát trắng, thuỷ tinh, dược gia công… Căn cứ vào tình hình thực tế và nhiệm vụ được giao, tổng công ty đã tìm mọi biện pháp để thực hiện. Ngoài các mặt hàng chính do các xí nghiệp quốc doanh vẫn giao cho xuất khẩu , tổng công ty còn nghiên cứu thêm các mặt hàng mới để xuất khẩu. Tính đến hết năm 1981 kết quả đạt được ở các mặt hàng mới xuất khẩu như sau: STT Mặt hàng % tăng so với 1975 1 Muối 400 2 Que hàn 475 3 Chai lọ 450 4 Thuỷ tinh 550 5 Èng tiêm 450 6 Phèn chua 425 7 Gạch men 650 Bảng 2 - Tốc độ tăng các mặt hàng mới xuất khẩu năm 1982 so 1975 Ngoài ra tính đến năm 1981 thì mặt hàng dầu cao cũng tăng lên đáng kể, tiếp tục được mở rộng cơ sở sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ. Việc hợp tác gia công xuất khẩu sang Liên Xô (cũ) cũng được tiến hành. Kim ngạch xuất khẩu của công ty chiếm trên 20% so với toàn ngành. Nói tóm lại, hoạt động của Tổng Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản trong 26 năm đầu tiên đóng vai trò quan trọng trong ngành ngoại thương Việt Nam trong những năm đất nước ta còn chiến tranh và mới giành được độc lập . Tổng công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Giai đoạn hai: Thời kỳ thu hẹp hoạt động kinh doanh 1982 - 1992 Năm 1982 chấp hành chủ trương của nhà nước, những mặt hàng quan trọng chủ lực của công ty dần bị tách sang các ngành và các công ty khác. Đây là những năm kinh doanh bị giảm sút về mọi mặt. Năm 1982 mặt hàng than chuyển sang bộ Mỏ và than. Năm 1986 mặt hàng dược chuyển sang bé Y tế . Năm 1988 mặt hàng xi măng chuyển sang bộ Xây dựng. Năm 1988 mặt hàng sắt thép chuyển sang bộ Vật tư. Năm 1989 mặt hàng phân bón chuyển sang bộ nông nghiệp . Năm 1990 mặt hàng hoá chất chuyển sang Tổng công ty hoá chất Việt Nam. Các quyết định trên, trong vòng 10 năm đã liên tiếp gây ra sự xáo trộn lớn lao và ảnh hưởng tới tất cả mọi mặt của tổng công ty. Cụ thể là: + Những mặt hàng bị tách đi là những mặt hàng kinh doanh chủ lực của tổng công ty, đặc biệt là than. +Sự tách đi các mặt hàng kéo theo sự tách, cắt giảm theo về mặt cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ lao động liên quan đến mặt hàng đó. Mỗi mặt hàng tách đi kéo theo nó là các cán bộ chuyên môn liên quan đến nó, cơ sở vật chất thuộc về nó, thậm chí là mọi giấy tờ, tài liệu thuộc về nó. Do vậy , tổng công ty đương nhiên như bị rút hết những bộ phận chủ lực ở mọi phương diện. +Sự cắt giảm mặt hàng làm giảm thị trường xuất nhập khẩu của tổng công ty. Các nước bạn hàng lớn, các hợp đồng lớn cũng không còn. Nói tóm lại, Tổng Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản hầu như chỉ còn lại là cái bóng của chính nã khi những gì là quan trọng nhất bị rút đi. Kinh doanh giảm sút, mọi mặt đều bị thu hẹp và gặp khó khăn. Đứng trước thực tế đó, đội ngũ cán bộ công nhân viên còn lại của tổng công ty không nản lòng mà tiếp tục cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình để tổng công ty đứng vững; bằng chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu tốt, giá cả hợp lý và chữ tín với khách hàng. Bên cạnh đó, tổng công ty chủ trương sáp nhập các phòng xuất khẩunhập khẩu riêng lẻ trước đây thành phòng xuất nhập khẩu, tiến tới làm giảm chi phí quản lý và tăng hiệu quả kinh doanh, ngoài ra tổng công ty tiến hành cải tiến cơ cấu tổ chức của các chi nhánh, đại diện. Nhờ những nỗ lực này mà tổng công ty đã đứng vững và tiếp tục hoàn thành các nhiệm vụ của mình. Đến tháng 4 năm 1993, Tổng Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản đã đăng ký xin thành lập lại, đổi tên thành công ty xuất nhập khẩu khoáng sản, bước vào một thời kỳ mới. Giai đoạn III: 1993 đến nay: giai đoạn phục hồi. Tháng 4 năm 1993 , Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản được thành lập lại theo quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 331 TM / TCCB ngày 31 tháng 3 năm 1993 của Bộ thương mại. Đăng ký thành lập doanh nghiệp nhà nước số 10837 ngày 21 tháng 4 năm 1993 tại Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội. Giấy phép đăng ký kinh doanh sè 11600 ngày 25 tháng 5 năm 1993 của Bộ thương mại. Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản vẫn lấy tên giao dịch quốc tế cũ là : VIET NAM NATIONAL MINERALS IMPORT - EXPORT COORPORATION Tên viết tắt : Minexport . Trụ sở chính tại 35 Hai Bà Trưng quận Hoàn Kiếm Hà Nội, cùng các chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và đại diện giao nhận tại Hải Phòng. Số vốn kinh doanh ban đầu là 13.042.000.000 VNĐ trong đó có 60% là vốn ngân sách và 40% là vốn công ty bổ sung. Theo quyết định này thì công ty xuất nhập khẩu khoáng sản là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ thương mại, có tư cách pháp nhân , có con dấu riêng theo quy định nhà nước, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, có tài khoản tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK) và ngân hàng xuất nhập khẩu (EXIMBANK). Các mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu nằm trong danh mục hàng hoá đã được Bộ thương mại phê duyệt và phù hợp với chính sách quy định của nhà nước về xuất nhập khẩu . Trong thời kỳ này, thực hiện chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, theo đó khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tăng thu ngoại tệ cho đất nước, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu của công ty từng bước được phục hồi và mở rộng. Sở dĩ như vậy vì trong quá trình tồn tại và phát triển của minh, công ty đã có uy tín và kinh nghiệm làm ăn lâu dài với phía đối tác nước ngoài nên thị trường và mặt hàng xuất nhập khẩu dần đã đi vào ổn định.Tính đến cuối năm 2002 các lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh của công ty, cũng như các thị trường giao dịch xuất nhập khẩu . su, các sản phẩm cao su , tinh dầu hạt, các loại hạt điều, nguyên liệu sản xuất thức ăn gia sóc. +Các sản phẩm thuỷ tinh, pha lê, đồ gốm sứ. +Các sản phẩm. KHẨU KHOÁNG SẢN HÀ NỘI 1. Lịch sử hình thành. Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản Hà Nội ngày nay nguyên là Tổng Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản , được

Ngày đăng: 31/12/2013, 02:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan