Pham trù nhân chính của mạnh tử và ảnh hưởng của nó ở việt nam

63 1.1K 2
Pham trù nhân chính của mạnh tử và ảnh hưởng của nó ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THA ́ I THI ̣ MƠ-A ̉ NH HƯƠ ̉ NG CU ̉ A “NHÂN CHI ́ NH” VƠ ́ I MÔ ̣ T SÔ ́ NHA ̀ TƯƠ ̉ NG VIÊ ̣ T NAM-LVTN MỤC LỤC A - Phần mở đầu: I. Tính cấp thiết của đề tài II. Lý do chọn đề tài III. Mục đích nhiệm vụ của luận văn IV. Cơ sở lý luận V. Phương pháp nghiên cứu VI. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn VII. Nội dung của luận văn B - Phần nội dung Chương 1: Từ phạm trù “Nhân” của Khổng Tử đến phậm trù “Nhân nghĩa” của Mạnh Tử. 1.1. Quan niệm của Khổng Tử về phậm trù “nhân” 1.2. Quan niệm của Mạnh Tử về phạm trù “nhân” 1.3. Mạnh tử kết hợp “nhân” với “nghĩa” thành phạm trù “nhân nghĩa” Chương 2: Nội dung của phạm trù “Nhân chính” 2.1. Mối quan hệ giữa phạm trù “nhân nghĩa” phạm trù “nhân chính” 2.2. Nội dung của đường lối “nhân chính” của Mạnh Tử. 2.3. Ảnh hưởng của đường lối “nhân chính” của Mạnh Tử trong tưởng của một số nhà tưởng Việt Nam tiêu biểu. C. Kết luận 1 THA ́ I THI ̣ MƠ-A ̉ NH HƯƠ ̉ NG CU ̉ A “NHÂN CHI ́ NH” VƠ ́ I MÔ ̣ T SÔ ́ NHA ̀ TƯƠ ̉ NG VIÊ ̣ T NAM-LVTN NỘI DUNG Phần mở đầu: I.Tính cấp thiết của đề tài. Thời Xuân Thu Chiến Quốc là thời kỳ quá độ từ xã hội chiếm hữu lệ sang xã hội phong kiến. Những quan niệm đạo đức thể chế xã hội của xã hội chiếm hữu lệ đang đi vào giai đoạn suy vong, đồng thời những quan niệm phức tạp của xã hội phong kiến bắt đầu hình thành. Thời kỳ này diễn ra sự biến động về kinh tế dẫn đến sự đa dạng trong kết cấu giai tầng của xã hội. Nhiều giai tầng mới xuất hiện, mới - cũ đan xen mâu thuẫn ngày càng gay gắt. Xã hội đang chuyển mình dữ dội, kinh tế phát triển, tầng lớp dân tự do xuất hiện, đặc biệt là sự ra đời của các thành thị tự do phồn vinh những thành quả trên lĩnh vực khoa học tự nhiên, là nguồn động lực quan trọng cho sự phát triển có tính chất đột biến của tưởng thời kỳ này. Trong sự biến động của tưởng đó thì triết học lại phát triển rất rực rỡ xuất hiện nhiều nhà tưởng vĩ đại. Hầu hết họ đứng trên lập trường của giai cấp mình, tầng lớp mình mà phê phán xã hội cũ, xây dựng xã hội tương lai tranh luận, phê phán, đả kích lẫn nhau. Lịch sử gọi đây là thời kỳ “bách gia chư tử”, “bách gia tranh minh”. Đây là giai đoạn mở đầu cho lịch sử tưởng Trung Quốc có ngôn ngữ ý nghĩa đặc biệt. Thời kỳ này đánh dấu sự ra đời của Nho giáo do Khổng Tử sáng lập Mạnh Tử được xem là bậc “Á thánh” của hệ tưởng này. Mạnh Tử là một trong những nhà tưởng lớn nhất, có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ cho đến cả ngày nay. Phạm trù ”nhân chính” của Mạnh Tử chứa đựng một nội dung rất lớn, mà hầu như mọi cuốn sách về lịch sử triết học Trung Quốc đều đề cập đến. Phải nói rằng, loại trừ những yếu tố duy tâm thần bí thì phạm trù “nhân chính” của Mạnh Tử chứa đựng nhiều yếu tố đạo đức tích cực, hướng con người tới sự thống nhất chân - thiện - mỹ. Chúng ta đang sống trong một thời đại mà trên lĩnh vực tưởng, sự nối tiếc giữa quá khứ hiện tại, sự giao lưu giữa đông tây trở nên cấp thiết. Chính vì thế, việc đánh giá vai trò của Nho giáo nói chung phạm trù “nhân 2 THA ́ I THI ̣ MƠ-A ̉ NH HƯƠ ̉ NG CU ̉ A “NHÂN CHI ́ NH” VƠ ́ I MÔ ̣ T SÔ ́ NHA ̀ TƯƠ ̉ NG VIÊ ̣ T NAM-LVTN chính” của Mạnh Tử nói riêng. Trong lịch sử tưởng ảnh hưởng của trong xã hội ngày nay có một ý nghĩa to lớn. Nho giáo ra đời Trung Quốc từ thế kỷ thứ sáu trước công nguyên phạm trù “nhân chính” của Mạnh Tử ra đời thế kỷ thứ sáu trước công nguyên. Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ II trước công nguyên cùng với sự xâm lược của nhà Hán. Trải qua hơn hai nghìn năm trên đất Việt, Nho giáo đã có những bước phát triển thăng trầm. ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội Trung Quốc nói riêng, của các nước Châu Á nói chung, trong đó có Việt Nam. Nhưng sự đanh giá về Nho giáo, về phạm trù “nhân chính” của Mạnh Tử mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ lịch sử là khác nhau. Sự đánh giá khác nhau biểu hiện sự đánh giá của những giai cấp, những tầng lớp khác nhau trong xã hội: có lúc được ngợi ca lên tận mây xanh, nhưng lại có lúc bị hạ nhục đến ê chề. Có lúc xuất hiện những quan điểm vừa phê phán vừa ca ngợi, vừa chỉ ra những mặt tích cực lẫn những mặt tiêu cực của hệ tưởng này. Nho Giáo vào Việt Nam từ rất sớm nhưng phải đến thế kỷ XIV mới thực sự phát triển. Từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XIX, Nho Giáo mới là hệ tưởng thống trị Việt Nam, cho đến nay ít nhiều còn ảnh hưởng đến đời sống con người Việt Nam. Chính lẽ đó chúng ta cần phải có cách nhìn nhận, đánh giá khách quan về hệ tưởng Nho giáo nói chung, phạm trù “nhân chính” của Mạnh Tử nói riêng, chỉ ra những hạn chế, nhược điểm để tránh mắc phải. Vạch ra những điểm tích cực để tiếp thu, kế thừa nhằm phục vụ thiết thực cho sự phát triển của đất nước. II. Lý do chọn đề tài. Nho Giáo là một trong những hệ tưởng chủ đạo của dân tộc Việt Nam cho đến khi chủ tịch Hồ Chí Minh tìm đến với chủ nghĩa mác Lê Nin. Trong sự phát triển của đất nước, Nho giáo đã chi phối tương đối lớn đối với đời sống con người Việt Nam. Đặc biệt trên lĩnh vực chính trị, phạm trù “nhân chính” của Mạnh Tử đóng vai trò quan trọng trong chính sách cầm quyền của nhiều nhà lãnh đạo trong lịch sử Việt Nam. Ngày nay, Nho giáo Việt Nam đã suy tàn nhưng những mặt tích cực trong phạm trù “nhân chính” của Mạnh Tử đang 3 THA ́ I THI ̣ MƠ-A ̉ NH HƯƠ ̉ NG CU ̉ A “NHÂN CHI ́ NH” VƠ ́ I MÔ ̣ T SÔ ́ NHA ̀ TƯƠ ̉ NG VIÊ ̣ T NAM-LVTN được Đảng Nhà nước ta chắt lọc kế thừa, bởi là sự biểu hiện tưởng nhân nghiã trên lĩnh vực chính trị, thiên về đường lối chính trị đức trị, giáo dục. Vì vậy, chúng ta cần phải có cái nhìn khách quan, khoa học về phạm trù “nhân chính” của Mạnh Tử. Chỉ ra những hạn chế, tích cực của phạm trù này, thấy được những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đối với một số nhà tưởng tiêu biểu trong lịch sử tưởng Việt Nam, sự góp phần của trong xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, văn minh mang đậm tính nhân văn. Đó cũng chính là lý do mà người viết chọn tên đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình là: ”Pham trù nhân chính của Mạnh Tử ảnh hưởng của Việt Nam“. Đây là một đề tài khó cho đến nay chưa có một tác giả nào đi chuyên sâu vào nghiên cứu phạm trù “nhân chính“ về lĩnh vực này. Do đó, mặc dù là sinh viên năm cuối sắp tốt nghiệp nhưng tác giả thấy còn rất khó khăn. Nhưng được sự giúp đỡ động viên của quý thầy cô, gia đình, bạn bè đặc biệt là sự giúp đỡ hướng dẫn trực tiếp tận tình của thầy hướng dẫn, tác giả mạnh dạn chọn đề tài này với hy vọng hiểu biết thêm về hệ tưởng Nho giáo nhất là phạm trù “Nhân Chính” của Mạnh Tử để từ đó góp một phần nhỏ của sự hiểu biết đó của mình đối với những ai đã đang sẽ quan tâm đến vấn đề này. III. Mục đích nhiệm vụ của luận văn. Từ việc nghiên cứu các tài liệu hiện có về Mạnh Tử tài liệu về Nho giáo, luận văn tập trung nghiên cứu về phạm trù “Nhân chính” của ông. Bước đầu rút ra kết luận khoa học về những đóng góp tích cực, những hạn chế của phạm trù này trong quá khứ hiện tại, đặc biệt là đối với một số nhà tưởng Việt Nam tiêu biểu, góp phần xây dựng quan niệm khách quan, khoa học khi đánh giá tưởng “Nhân chính” nói riêng, Nho giáo triết học Trung Quốc cổ đại nói chung. Nhiệm vụ của luận văn là tập trung vào nghiên cứu: 1. Trình bày một cách khái quát phạm trù “Nhân” của Khổng Tử. 4 THA ́ I THI ̣ MƠ-A ̉ NH HƯƠ ̉ NG CU ̉ A “NHÂN CHI ́ NH” VƠ ́ I MÔ ̣ T SÔ ́ NHA ̀ TƯƠ ̉ NG VIÊ ̣ T NAM-LVTN 2. Chỉ rõ phạm trù “Nhân” của Mạnh Tử là sự phát triển phạm trù “Nhân” của Khổng Tử theo hướng duy tâm hóa, chỉ ra những tiến bộ trong phạm trù “Nhân” của Mạnh Tử. 3. Chỉ rõ sự kết hợp của Mạnh Tử từ phạm trù “Nhân” “Nghĩa” thành phạm trù “Nhân nghĩa”. 4. Trình bày nội dung của đường lối “Nhân chính” của Mạnh Tử là sự biểu hiển của tưởng “Nhân nghĩa” trên lĩnh vực chính trị. 5. Trình bày khái quát sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam. 6. Chỉ ra ảnh hưởng của phạm trù “Nhân Chính” của Mạnh Tử đối với một số nhà tưởng Việt Nam tiêu biểu. IV. Cơ sở lý luận. Cơ sở lý luận của luận văn này là: quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênnin tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề con người. Đặc biệt là tưởng “trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”; Cá nhân xã hội là sự kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc lợi ích nhân loại; mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng nhân dân với những vĩ nhân - lãnh tụ. V. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích thông qua các tài liệu hiện có về Mạnh Tử mà tác giả có được. Luận văn sử dụng các đánh giá của các nhà khoa học nổi tiếng về Nho giáo xem đó là kim chỉ nam cho mình. Phương pháp xuyên suốt của luận văn là phép biện chứng duy vật. VI. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn. Luận văn góp phần tổng hợp sự đánh giá khách quan, khoa học về phạm trù “Nhân chính” của Mạnh Tử; Góp phần chỉ ra những ảnh hưởng của phạm trù “Nhân chính” của Mạnh Tử đối với một số nhà tưởng Việt Nam tiêu biểu sự kế thừa có chọn lọc của Đảng nhà nứơc ta về phạm trù này. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên khóa sau khi nghiên cứu về Nho giáo Trung Quốc cổ đại nói riêng triết học Trung Quốc nói chung đặc biệt là nghiên cứu về Mạnh Tử. 5 THA ́ I THI ̣ MƠ-A ̉ NH HƯƠ ̉ NG CU ̉ A “NHÂN CHI ́ NH” VƠ ́ I MÔ ̣ T SÔ ́ NHA ̀ TƯƠ ̉ NG VIÊ ̣ T NAM-LVTN Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài do còn hạn chế về kiến thức, về tài liệu tham khảo, hạn chế về thời gian thực hiện đề tài những lý do khách quan khác, tác giả đang còn có những hạn chế nhất định trong nội dung của luận văn. Tác giả mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô, các bạn sinh viên những ai quan tâm về vấn đề này để việc nghiên cứu của tác giả ngày càng tốt hơn. VIII. Nội dung của luận văn. Ngoài phần mở đầu phần kết luận, luận văn chia làm hai chương với kết cấu như sau. Chương 1. Từ phạm trù “Nhân” của Khổng Tử đến phạm trù “Nhân nghĩa” của Mạnh Tử. 1.1. Quan niệm của Khổng Tử về phạm trù “Nhân” 1.2. Quan niệm của Mạnh Tử về phạm trù “Nhân”. 1.3. Mạnh Tử kết hợp “Nhân” với “Nghĩa” thành phạm trù “Nhân nghĩa” Chương 2. Nội dung của đường lối “Nhân chính” của Mạnh Tử 2.1. Mối quan hệ giữa tưởng “Nhân nghĩa” đường lối “Nhân chính”. 2.2. Nội dung của đường lối “Nhân chính” . 2.3. Ảnh hưởng của đường lối “Nhân chínhcủa Mạnh Tử trong tưởng của một số nhà tưởng Việt Nam tiêu biểu. 2.3.1. Khái quát về sự du nhập Nho giáo vào Việt Nam. 2.3.2. Ảnh hưởng của đường lối “Nhân chính” trong tưởng của một số nhà tưởng Việt Nam tiêu biểu. a. Trần Quốc Tuấn. b. Nguyễn Trãi. c. Phan Bội Châu. d. Hồ Chí Minh. 6 THA ́ I THI ̣ MƠ-A ̉ NH HƯƠ ̉ NG CU ̉ A “NHÂN CHI ́ NH” VƠ ́ I MÔ ̣ T SÔ ́ NHA ̀ TƯƠ ̉ NG VIÊ ̣ T NAM-LVTN B - PHẦN NỘI DUNG LUẬN VĂN Chương 1 : TỪ PHẠM TRÙ “NHÂN” CỦA KHỔNG TỬ, ĐẾN PHẠM TRÙ “NHÂN NGHĨA” CỦA MẠNH TỬ 1.1. QUAN NIỆM CỦA KHỔNG TỬ VỀ PHẠM TRÙ “NHÂN”. Khổng Tử sinh vào mùa đông tháng mười năm Canh Tuất, là năm thứ hai mươi mốt đời vua Linh Vương nhà Chu, tức là vào năm 551 trước công nguyên. Ông sinh ra tại nước Lỗ trong một gia đình quý tộc nhỏ đang sa sút thuộc làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông ngày nay. Mẹ của Ông là bà Nhan Thị, cha là Khúc Lương Ngột là một vị quan nhỏ. Ngay từ nhỏ, Khổng Tử đã nổi tiếng là người siêng năng, học giỏi thích chơi trò cúng tế. Thuở đó quê hương Ông là nơi trụ cột, bảo tồn được nhiều di sản văn hoá cũ của nhà Chu. Khổng Tử - Người sáng lập ra Nho Giáo - ông muốn đem tài đức của mình để giúp vua lập lại trật tự kỷ cương trong xã hội, tìm ra phương pháp để cứu đời, cứu người, vì sự nghiệp “bình thiên hạ”. Điểm lại những cái mốc trên đường phát triển của con người mình, Khổng Khâu nói: ”Ta mười lăm tuổi thì có chí rỏ ràng hướng vào việc học, ba mươi tuổi thì vững vàng chắc chắn, bốn mươi tuổi thì không mơ hồ lầm lẫn, năm mươi thì biết mệnh trời, sáu mươi thì tai thuận (nghe qua là biết rõ), bảy mươi thì theo ý muốn trong lòng không hề chệch ra ngoài nề nếp (Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhĩ thuận, thất thập nhi tùng tâm sở dục di cư - Luận ngữ thiên vi chính) [13; 41] Đứng trước thời đại “Vương đạo suy vi”, “bá đạo” đang nổi lên lấn át “Vương đạo” của nhà Chu, trật tự lệ pháp cũ của nhà Chu đang bị đảo lộn, ông than rằng “vua không phải là vua, tôi không phải đạo tôi, cha không phải đạo cha, con không phải đạo con”. Trên lập trường của bộ phận giai cấp tiên tiến của giai cấp quý tộc Chu, ông chủ trương lập lại pháp chế của nhà Chu, với một nội dung mới cho phù hợp. Ông mở trường dạy học, đi chu du khắp các nơi trong nước, tranh luận với các phái khác để tuyên truyền lý tưởng 7 THA ́ I THI ̣ MƠ-A ̉ NH HƯƠ ̉ NG CU ̉ A “NHÂN CHI ́ NH” VƠ ́ I MÔ ̣ T SÔ ́ NHA ̀ TƯƠ ̉ NG VIÊ ̣ T NAM-LVTN của mình, nhằm mục đích cải biến trật tự xã hội đó bằng con đường cải lương, cải cách [16; 13 - 23]. tưởng đạo đức - chính trị của Khổng Tử là sự kế thừa tưởng của Văn Vương, Chu Công là sự phát huy tưởng của thời Tây Chu để mong lập lại kỷ cương nhà Chu đã suy vi lúc bấy giờ. Để thực hiện lý tưởng chính trị của mình, ông xây dựng nên học thuyết về Nhân - Lễ - Chính Danh. “Nhân” là hạt nhân trong học thuyết chính trị của Khổng Tử. Theo ông “nhân” là nội dung, “lễ” là hình thức của “nhân”, “Chính Danh” là con đường để đạt đến điều “nhân”. (Sửa mình, khôi phục điều lễ là người nhân). Theo Không Tử : “quân tử lấy nhân làm thể là đủ làm trưởng thành cho người, hợp các cái tốt đẹp là đủ làm cho hợp lễ, lợi cho vạn vật là đủ làm hòa cái nghĩa, biết cái trinh. Chính mà cố giữa là đủ làm gốc cho mọi sự” (Quân tử thể nhân túc dĩ tưởng nhân, gia hội túc dĩ hợp lễ, lợi vật túc dĩ hòa nghĩa, trinh cố túc dĩ cán sự) [16; 80]. Người quân tử phải giữ đúng đạo người với bốn đức: nhân, nghĩa, lễ, trí. Trong đó “nhân” đứng đầu các điều thiện, “lễ” là hội hợp được các điều tốt đẹp, “nghĩa” là định rõ các phận cho hài hòa về lợi của vạn vật, “trí” là phải giữ vững cái chính là gốc cho mọi sự. Chữ “nhân” ( ) không chỉ người ( ) mà là một chữ ghép từ chữ nhân đứng ( ) với chữ nhị ( ) nhằm để nói lên cái đức tác dụng bản chất chung của mọi người. “Nhân” vừa là “thể” tự nhiên, yên lặng nhưng có sẵn cái năng lực sinh ra các đức tính tốt, chính là hạt nhân là nguồn gốc là động lực của mọi hành động ý thức. “Nhân” đồng thời là “dụng” dễ cảm ứng, lúc nào cũng thấu suốt vạn vật, làm việc gì cũng đúng là thích hợp. “Nhân” không chỉ riêng một đức tính nào mà chỉ mọi đức tính người có “Nhân” đồng nghĩa với người hoàn thiện nhất nên “Nhân” là nghĩa rộng nhất của đạo làm người. Đạo làm người có hàng ngàn hàng vạn điều nhưng chung quy lại là những điều đối với mình đối với mọi người nên “Nhân” có thể hiểu là cách cư xử với mình cư xử với người. “Nhân” theo Khổng Tử có rất nhiều nghĩa. Khi trả lời thế nào là “nhân”, ông đã tùy vào trình độ học vấn cách của từng người mà trả lời 8 THA ́ I THI ̣ MƠ-A ̉ NH HƯƠ ̉ NG CU ̉ A “NHÂN CHI ́ NH” VƠ ́ I MÔ ̣ T SÔ ́ NHA ̀ TƯƠ ̉ NG VIÊ ̣ T NAM-LVTN có khác nhau. Chung quy lại có thể hiểu “nhân” của Khổng Tử theo mấy nghĩa sau : Thứ nhất, “Nhân” là yêu người (ái nhân), yêu người là hạt nhân của tưởng Khổng Tử. Học trò của Khổng Tử là Phàn Trì hỏi thầy thế nào là “Nhân”, Khổng Tử trả lời đó là “yêu người” (ái nhân). “Yêu người” là “điều gì mình không muốn thì chớ đem áp dụng cho người khác” (kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân), “mình muốn lập thân thì cũng giúp người khác lập thân, mình muốn thành đạt thì cũng phải giúp người khác thành đạt” (kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân) Xem Thiên Hương Đảng trong Luận ngữ kể, từ trong triều trở về nghe nói chuồng ngựa bị cháy, ông hỏi “có ai bị thương không?” mà không hỏi “ngựa có việc gì không ?” là một biểu hiện thương người của ông. “Yêu người” Khổng Tử là yêu mọi người kể cả yêu người lao động. Quan điểm của Khổng Tử là những gì hại đến người thì ngăn lại, còn của cải có thể làm ra được. Ngay trong “Lễ ký - Đàn cung”, Khổng Tử hết sức phản đối việc dùng hình thù người để chôn thay cho việc chôn sống người. Theo ông việc làm đó là việc làm bất nhân. “Nhân giả ái nhân” còn bao hàm cả việc quan tâm yêu mến người dân, là “bố thí rộng rãi” và” cứu giúp” nhiều người. Trong Luận ngữ, khi trả lời Tử Cống, Khổng Tử đã coi “có bố thí rộng rãi cho dân, nhờ đó có thể giúp được nhiều người” thì không chỉ là “nhân” mà là “thánh nhân” việc đó thì Nghiêu - Thuấn cũng còn có lỗi”. Khổng Tử là người đã đề ra tưởng phải coi trọng sức dân. Trong xã hội đương thời, ông là người đã thẳng thắn khuyến cáo những kẻ có chức quyền phải “bớt tiêu dùng yêu người” (tiết dụng nhi ái nhân), phải “sai khiến dân đúng thời vụ” (sử dân dĩ thời). Quan niệm này là kim chỉ nam cho mọi triều đại muốn trở thành người chủ thực sự của dân. Ông cũng là người đưa ra tưởng: trước tiên làm cho dân giàu, sau đó giáo dục dân (tiên phú, hậu giáo). tưởng này thể hiện rất rõ trong câu trả lời của ông đối với người học trò đánh xe theo hầu ông khi thấy dân nước Vệ đông. Nhiễm Hữu hỏi thầy: “Dân đã đông thì làm gì?”. Ông nói: “Làm cho họ giàu lên!. Nhiểm Hữu 9 THA ́ I THI ̣ MƠ-A ̉ NH HƯƠ ̉ NG CU ̉ A “NHÂN CHI ́ NH” VƠ ́ I MÔ ̣ T SÔ ́ NHA ̀ TƯƠ ̉ NG VIÊ ̣ T NAM-LVTN lại hỏi: “Dân đã giàu lên rồi thì làm gì nửa?”. Ông trả lời: “giáo hoá dân ”. [Luận ngữ - Tử lộ, thiên XVIII; 216]. đây ta thấy tưởng của khổng Tử muốn giáo dục dân trước hết phải giúp dân có một đời sống kinh tế nhất định. về giáo hoá dân đối với ông thì “ai cũng có thể dạy được (hữu giáo vô loài) dạy người không biết mệt” (hối nhân bất quyện). Thứ hai, “nhân” là phương châm xử thế mang đầy tính chất nhân đạo chủ nghĩa, làm cho con người gắn bó với nhau, cá nhân gắn bó với cộng đồng; làm cho con người có niềm vui trong cuộc sống, thấy hết ý nghĩa vai trò của mình trong cộng đồng, trong xã hội. “Nhân” theo Khổng Tử là: ”ra cửa phải nghiêm trang như gặp khách quý; sai khiến dân thì phải thận trọng như làm lễ tế lớn, điều gì mình không muốn người làm cho mình thì không nên làm cho người” (Xuất môn như kiến đại tân, sử dân như thừa đại tế, kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - Luận ngữ - Nhan uyên, Thiên XII; 196). Theo Khổng Tử: “làm được năm đức trong thiên hạ là nhân: cung, khoan, tín, huệ, mẫn. Cung kính người thì không bị khinh nhờn, khoan hậu người thì được lòng người, thành tín thì được người ta tín nhiệm, cần mẫn thì làm được nhiều việc, tứ huệ người thì sử dụng được người” (Năng hành ngũ giả ư thiên hạ vi nhân hĩ. Viết cung, khoan, tin, mẫn, huệ. Cung tắc bất hĩ khoan tắc đắc chúng, tín tắc nhân nhiệm yên, mẫn tắc hữu công, huệ tắc túc dĩ sử nhân - [Luận ngữ - dương hóa- thiên XVII; 286 - 287]. Như vậy “nhân” là yêu người như yêu mình - Đây là nguyên tắc chung. Suy bụng ta ra bụng người, cái gì mình không muốn thì chớ làm với người, mình lập nghiệp thì phải giúp người lập nghiệp. Yêu mến thương xót những nguời không được như mình. Đối với người lao động, tàn tật, già cả, yếu đuối là phải thông cảm, tôn trọng yêu mến. Trong trị nước thì chọn người hiền tài mà trị nước, đừng vì thân hay sơ. Khổng Tử nói: ”cố nhân có câu “nếu có nguời thiện liên tục trị nước 100 năm thì có thể khiến kẻ tàn bạo thuần phục mà bỏ được hình phạt chém giết”. Lời ấy rất đúng” [Luận ngữ - Tử Lộ - Thiên XVII; 217]. Phải kính già nhường già: “người chống gậy ra trước, mình ra sau“ (Trượng giả xuất xuất hĩ. Luận ngữ - Hương đảng). Ông cũng nói: “ở trên 10

Ngày đăng: 30/12/2013, 21:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan