Một số biểu hiện của hiện tượng học trong văn học hiện sinh miền nam việt nam trước năm 1975

53 485 6
Một số biểu hiện của hiện tượng học trong văn học hiện sinh miền nam việt nam trước năm 1975

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở thế kỷ XX, với sự phát triển của khoa học – công nghệ, một mặt làm cho của cải xã hội ngày càng dồi dào, nhưng mặt khác lại làm suy đồi giá trị đạo đức của con người, con người chỉ được xem là một “lực lượng vật chất đơn thuần”, con người đánh mất nhân vị của mình, họ cảm lấy bất lực và cô đơn trong bộ máy kỹ thuật khủng lồ của xã hội phương Tây hiện đại, họ lo lắng và sợ hãi, họ đánh mất niềm tin vào mọi thứ, chỉ còn lại bản thân mình, một cá nhân ích kỹ. Chính lúc này chủ nghĩa hiện sinh ra đời, đã miêu tả đúng tâm trạng con người lúc bấy giờ, chính vì vậy nó được mọi người đón nhận một cách nồng nhiệt, đặc biệt là giới trẻ. Chủ nghĩa hiện sinh đã đi vào đời sống của xã hội phương Tây trở thành một phong cách sống, một “một mốt thời thượng”. Ngoài ra chủ nghĩa hiện sinh còn có ảnh hưởng to lớn đến nhiều khuynh hướng triết học, văn học, nghệ thuật của các nước phương Tây. Nói đến chủ nghĩa hiện sinh không thể không nhắc đến hiện tượng học, một khuynh hướng học thuật do Husserl khởi xướng, bởi chính nhờ hiện tượng học mà chủ nghĩa hiện sinh mới trở thành một trào lưu triết học phổ biến ở các nước phương Tây. Hiện tượng học của Edmund Husserl đặt cơ sở lý luận về phương pháp, có ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết các trào lưu triết học phi duy lý xuyên suốt thế kỷ XX ở phương Tây, trong đó, đáng kể nhất là vai trò quyết định của hiện tượng học đối với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa hiện sinh. Có thể nói nếu thiếu hiện tượng học thì chủ nghĩa hiện sinh không thể có cơ sở lý luận và phương pháp luận để trở thành một trào lưu triết học, cho nên ở đâu chủ nghĩa hiện sinh tồn tại thì ở đó có sự biểu hiện của hiện tượng học. Lê Tố Thanh Huyền 1 Khóa luận tốt nghiệp Chủ nghĩa hiện sinh được thịnh hành và ưa chuộng không chỉ ở những nước phương Tây mà còn lan sang các nền văn hóa khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, chủ nghĩa hiện sinh du nhập trước hết vào miền Nam từ cuối những năm 50 của thế kỷ trước, và trên thực tế nó đã tạo ra những ảnh hưởng nhất định đối với đời sống tinh thần của các tầng lớp dân cư trong xã hội, đồng thời thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của giới học thuật. Chủ nghĩa hiện sinh tồn tại và trở nên phổ biến ở miền Nam khi nó hiện diện khá thường xuyên trên sách báo như: Sáng tạo, Văn nghệ, Văn học, đặc biệt tạp chí Bách khoa. Chủ nghĩa hiện sinh biểu hiện trong nhiều hình thức khác nhau như sân khấu, điện ảnh, cải lương, nghệ thuật, đặc biệt là văn học (chủ yếu là tiểu thuyết), vì nó phù hợp với thiên hướng miêu tả trạng huống hiện hữu của con người mà chủ nghĩa hiện sinh chủ trương. Văn học hiện sinhmiền Nam Việt Nam trước năm 1975 thực sự đã góp phần quan trọng trong việc phản ánh bối cảnh lịch sử đầy bế tắc, khủng hoảng và chiến tranh ác liệt ở nước ta. Hơn nữa, nghiên cứu về văn học hiện sinh miền Nam Việt Nam trước năm 1975 để một phần nào thấy được cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là cuộc chiến đầy đau thương và mất mát nhưng rất đỗi anh hùng và đáng tự hào. Đây là cuộc chiến tranh toàn diện, diễn ra trên tất cả các mặt, trong đó cuộc đấu tranh trên lĩnh vực ý thức hệ cũng là cuộc chiến hết sức phức tạp, cam go không kém cuộc đấu tranh trên lĩnh vực quân sự. Ngày nay chiến tranh đã kết thúc nhưng những di hại do nó để lại trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng vẫn còn chưa khắc phục hết thì với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam mở cửa giao lưu với nền văn hóa các nước trên thế giới, trong đó có những ảnh hưởng tích cực và cũng có những ảnh hưởng tiêu cực. Chính vì vậy, cuộc đấu tranh chống lại ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa nước ngoài cùng sự có mặt của chủ nghĩa hiện sinh cũng như hiện tượng học trên bình diện mới trở nên hết sức phức tạp. Đòi hỏi Lê Tố Thanh Huyền 2 Khóa luận tốt nghiệp chúng ta phải có sự quan tâm nhiều hơn nữa đến chủ nghĩa hiện sinh cũng giống như hiện tượng học. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn “Một số biểu hiện của hiện tượng học trong văn học hiện sinh miền Nam Việt Nam trước năm 1975” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cử nhân triết học. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chủ nghĩa hiện sinhhiện tượng học từ khi mới ra đời đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinhhiện tượng học đã xuất hiện ngày càng nhiều và thường xuyên trên các tạp chí chuyên ngành và xuất bản thành sách. Trước hết phải kể đến các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinhvăn học hiện sinhmiền Nam trước 1975 từ góc nhìn phê phán. Một số công trình tiêu biểu thuộc khuynh hướng này bao gồm: Tác giả Đỗ Đức Hiểu trong công trình Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa (1989) đã phê phán chủ nghĩa hiện sinhvăn học hiện sinh chủ nghĩa đã coi rẻ, chà đạp con người, xem con người chỉ là một hữu thể tiêu cực “sợ hãi và run rẩy”, cô đơn và bất lực, phiêu lưu và tuyệt vọng. Tác giả kết luận: một trong những di hại cần “phê phán nghiêm khắc” cái gọi là văn học hiện sinh ở Sài Gòn và vấn đề cần kết luận ở đây là phải khẳng định tính chất phản động của bộ phận văn học tự nhận mình là hiện sinh này. Trong thời gian trước 1975, tác giả Phạm Văn Sĩ phê phán tư tưởng hiện sinh trong tiểu thuyết Yêu của Chu Tử. Nhưng trong tác phẩm Về tư tưởngvăn học phương Tây hiện đại (1986), ông lại có những chuyển biến về lập trường nghiên cứu với những nhận định khách quan hơn về chủ nghĩa hiện sinhvăn học hiện sinh phương Tây khi trình bày những quan niệm mỹ học của các nhà hiện sinh chủ nghĩa để thấy rõ “nó là cái gì”. Tuy nhiên ông vẫn giữ thái độ phê phán khá quyết liệt đối với một số phạm trù của chủ nghĩa hiện sinh như lo âu, dấn thân . Tác giả thừa nhận một số giá trị trong Lê Tố Thanh Huyền 3 Khóa luận tốt nghiệp văn học hiện sinh phương Tây tuy nhiên đối với văn học Sài Gòn thì ông lại phê phán: “Văn học hiện sinh ở Sài Gòn ít có cái vẻ cao đạo, cái dáng siêu thoát như đã có trong một số truyện ở phương Tây, cũng ít có những băn khoăn dây dứt về thân phận con người như ở châu Âu” [21, 360-361]. Cũng trong chiều hướng nghiên cứu phê phán này còn có thể kể tên các công trình tiêu biểu khác như Triết học và cuộc đấu tranh ý thức hệ (1984) của Phạm Như Cương (chủ biên), Triết học tư sản phương Tây hôm nay (1986) của Vũ Khiêu (chủ biên), Mấy trào lưu triết học triết học phương Tây (1988) của Phạm Minh Lăng. Có thể nhận định chung rằng, trong các công trình kể trên, triết học phương Tây hiện đại nói chung, hiện tượng học nói riêng được trình bày còn khá lược, và được tiếp cận từ góc nhìn “phê phán triết học tư sản hiện đại”. Điều đó phần nào đã ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Trong những thập niên cuối thế kỷ XX, cùng hòa nhịp với bầu không khí đổi mới thì lập trường nghiên cứu của các học giả về triết học phương Tây hiện đại có những chuyển biến tích cực với những lời nhận định, đánh giá cởi mở và toàn diện hơn, thể hiện khá rõ nét trong các công trình sau: Văn học hiện đại, văn học Việt Nam giao lưu và gặp gỡ (1994) của tác giả Trần Thị Mai Nhi là công trình đã đề cập một cách hệ thống về sự giao lưu và gặp gỡ giữa chủ nghĩa hiện đại nói chung và chủ nghĩa hiện sinh nói riêng và văn học Việt Nam. Tác giả Nguyễn Tiến Dũng trong chuyên khảo Chủ nghĩa hiện sinh: Lịch sử, sự hiện diện ở miền Nam Việt Nam (1999) đã cho rằng chủ nghĩa hiện sinh Sài Gòn đã đánh mất bộ mặt chống duy lý một cách nhất quán như ở phương Tây, không phủ nhận đối với xã hội tiêu thụ mà lựa chọn hiện sinh trong bội thực khoái lạc. Tác giả khẳng định chủ nghĩa hiện sinh Sài Gòn vẫn giữ được cái lõi của nó là một chủ nghĩa hiện sinh bi quan đến cùng cực. Có thể thấy rằng, đây là một trong số những công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh từ quan điểm khách quan và biện chứng. Lê Tố Thanh Huyền 4 Khóa luận tốt nghiệp Triết học phương Tây hiện đại (2002) của hai nhà nghiên cứu Bùi Đăng Duy và Nguyễn Tiến Dũng cũng là một công trình nghiên cứu khá công phu về triết học phương Tây hiện đại. Công trình đã đưa ra các nhìn khách quan và đúng đắn về vai trò, vị trí của hiện tượng học và chủ nghĩa hiện sinh trong dòng chảy triết học phương Tây hiện đại. Tác giả Nguyễn Hào Hải trong Một số học thuyết triết học phương Tây hiện đại (2001) cũng đã giới thiệu những nét khái quát về quan điểm và mối quan hệ giữa hiện tượng học Husserl và chủ nghĩa hiện sinh. Ông viết: “Có thể nói không nhờ vào hiện tượng luận của Husserl như một phương pháp quan trọng thì chủ nghĩa hiện sinh không thể phát triển mạnh mẽ như chúng ta đã biết” [13, 110]. Trong năm 2010, các tác giả Nguyễn Chí Hiếu, Đỗ Minh Hợp, và Phạm Quỳnh Trang đã cho ra mắt bạn đọc công trình chuyên khảo Hiện tượng học của Husserl. Có thể nói, so với các công trình nghiên cứu về hiện tượng học của Husserl từ trước đến nay thì đây là công trình mang tính chuyên sâu. Các tài liệu nghiên cứu về triết học phương Tây hiện đại và hiện tượng học cũng đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt như Triết học phương Tây hiện đại (1994) của Lưu Phóng Đồng; Triết học phương Tây hiện đại – Từ điển (1996); Các con đường của triết học phương Tây hiện đại (1997) của J.K. Melvil; Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng (2004) của Trần Đức Thảo; Hiện tượng học Husserl (2005) của Diêu Trị Hoa . Trong các công trình này, hiện tượng học của Husserl và nhiều học thuyết triết học hiện đại khác ở phương Tây được nghiên cứu một cách vừa tổng quát vừa chuyên sâu tương ứng với đối tượng và mục đích nghiên cứu. Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết về chủ nghĩa hiện sinh, văn học hiện sinhhiện tượng học được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành như Triết học hiện sinhvăn học (Tạp chí Văn học nước ngoài, số 3, 2004); Dấu ấn phương Tây trong văn học Việt Nam hiện đại – vài nhận xét tổng Lê Tố Thanh Huyền 5 Khóa luận tốt nghiệp quát của Trần Văn Dân (Tạp chí Văn học, số 2, 1997); Hiện tượng học: thực chất và ý nghĩa của Nguyễn Tiến Dũng (Tạp chí Triết học, số 4, 1996); Phương pháp hiện tượng học của E.Huxéc của Nguyễn Trọng Nghĩa (Tạp chí Triết học, số 4, 2006)… đã đưa đến cho chúng ta các trắc diện về chủ nghĩa hiện sinh, văn học hiện sinhhiện tượng học Husserl. Từ tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, hướng nghiên cứu của đề tài nhận được sự quan tâm chú ý của giới nghiên cứu và trên thực tế, các công trình nghiên cứu đi trước cũng đã đạt được những kết quả đáng chú ý. Đó sẽ là cơ sở để tác giả khóa luận kế thừa và hệ thống hóa những kiến thức đã học trong quá trình triển khai đề tài nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Mục đích của khóa luận là nghiên cứu làm rõ một số biểu hiện của hiện tượng học trong văn học hiện sinhmiền nam Việt Nam trước năm 1975. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau : - Luận giải về hiện tượng học với tư cách là quy chế triết học của chủ nghĩa hiện sinh. - Chỉ ra một số chủ đề của văn học hiện sinh miền Nam Việt Nam trước năm 1975 từ góc nhìn hiện tượng học. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của khóa luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa và tư tưởng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận quán triệt hai nguyên tắc mang tính phương pháp luận là quan điểm khách quan và quan điểm biện chứng. Ngoài ra khóa luận còn sử Lê Tố Thanh Huyền 6 Khóa luận tốt nghiệp dụng nhất quán một số phương pháp nghiên cứu như lôgic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, khái quát hóa và hệ thống hóa, so sánh . 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số biểu hiện của hiện tượng học trong văn học hiện sinhmiền Nam trước 1975. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Cùng với sự du nhập của chủ nghĩa hiện sinh, hiện tượng học cũng biểu hiện khá phong phú trong nhiều lĩnh vực như tâm lý học, xã hội học, sử học . Trong khi khóa luận, tác giả chỉ tập trung làm rõ một số biểu hiện của hiện tượng học trong văn học và xem đó là phạm vi nghiên cứu của đề tài này. 6. Đóng góp của đề tài Là một luận văn tốt nghiệp bậc cử nhân, công trình nghiên cứu này chỉ là sự khái quát những kết quả của các thế hệ đi trước đã đạt được và là sự hệ thống hóa những kiến thức đã học. Vì vậy khóa luận có thể bổ sung, làm phong phú thêm những kiến thức về văn học hiện sinhhiện tượng học, đồng thời là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này. Khóa luận cũng góp phần giúp cho người đọc có cái nhìn đúng đắn về văn học hiện sinh ở Sài Gòn trước 1975. Từ đó có thể chủ động trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới. 7. Kết cấu Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2 chương (4 tiết). Lê Tố Thanh Huyền 7 Khóa luận tốt nghiệp Chương I HIỆN TƯỢNG HỌC: QUY CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH 1.1. Vài nét về sự hình thành của chủ nghĩa hiện sinh 1.1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội Chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc để lại những hậu quả rất nặng nề. Châu Âu tuy là phe thắng trận nhưng cũng chịu nhiều thiệt hại, xã hội Châu Âu trở nên điêu tàn và đổ nát, con người rơi vào tình trạng chán nản, bế tắc, mất niềm tin vào cuộc sống, con người hoài nghi tất thẩy, chỉ còn bản thân mình – một cá nhân cô độc, xa lạ với mọi thứ, cuộc sống không có gì đảm bảo. Chính vì vậy họ tìm đến với chủ nghĩa hiện sinh để thích nghi với hoàn cảnh, đồng thời tìm ở đó một chổ dựa tinh thần, một niềm an ủi nào đó. Vì vậy có người cho rằng, chiến tranh thế giới tàn khốc là nguồn gốc của chủ nghĩa hiện sinh cho nên nó thấm đậm chủ nghĩa bi quan, thức bại. Thực tế không phải vậy, vì ở nhiều nơi không có chiến tranh hoặc như ngày nay chiến tranh đã lùi xa vào dĩ vãng, vậy sao chủ nghĩa hiện sinh và các xu hướng của chủ nghĩa phi duy lý vẫn phát triển. Chiến tranh chỉ là một điều kiện. Thực chất, nguồn gốc của chủ nghĩa hiện sinh và các hình thức khác của chủ nghĩa nghĩa phi duy lý hiện đại là sự khủng hoảng, sự bại hoại tinh thần do chủ nghĩa duy lý gây nên trong xã hội phương Tây hiện đại. Chủ nghĩa duy lý ở phương Tây xuất hiện từ khi chủ nghĩa công nghiệp ra đời ở thế kỷ XVII. Đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản phương Tây bỏ lại phía sau thời kỳ cổ điển để bước sang thời kỳ hiện đại. Cuộc cách mạng công nghiệp và sau đó là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã làm biến đổi tận gốc nền sản xuất của xã hội. Bước vào thời kỳ hiện đại, công nghiệp cơ khí phát triển, quy mô sản xuất tăng lên mạnh mẽ dẫn tới việc tích tụ sản xuất ở các xí nghiệp lớn, sản Lê Tố Thanh Huyền 8 Khóa luận tốt nghiệp phẩm của xã hội như tuôn trào khắp nơi. Người ta nhận đó là nhờ những thành tựu của khoa học tự nhiên. Những kỳ tích đó của khoa học tự nhiên được ý thức hệ phương Tây miêu tả như thành quả của chủ nghĩa duy lý. Quá độ từ chủ nghĩa phong kiến lên chủ nghĩa tư bản được gọi là thời kỳ Ánh sáng nối tiếp nhau và thay thế cho “thời kỳ trung cổ ảm đạm”, đã hình thành quan niệm cho rằng, tiến bộ dường như chỉ có thể có được trên cơ sở phát triển phồn vinh của khoa học và kỹ thuật, thông qua sự duy lý hóa chính trị, kinh tế và toàn bộ đời sống xã hội . Sự khẳng định này đã thừa nhận tính ưu việt số một của trí tuệ, tri thức trong sự phát triển của toàn thế giới. Điều này cũng đồng nghĩa với sự phủ nhận giá trị nhận thức của thực tiễn, của thực nghiệm, của các số liệu thực tế. Tính duy lý luôn luôn đối lập với tính phi duy lý như tâm linh, trực giác, niềm tin tôn giáo . Nó được coi là phương sách vạn năng để hoàn thiện xã hội. Tiến bộ phải được hiểu như là kết quả của việc truyền bá những tư tưởng duy lý chân thực để loại trừ mọi điều phi lý, bí ẩn, để tỏa ánh sáng trí tuệ trên khắp thế giới. Người ta đưa lên trời cao một quan niệm đầy tính khoa trương rằng, khoa học – kỹ thuật là chiếc đũa vạn năng tạo nên sự hài hòa xã hội trên con đường xây dựng một cách duy lý trật tự xã hội ngày nay. Không dừng lại ở cuộc cách mạng công nghiệp, vào giữa thế kỷ XX, ở Châu Âu bùng nổ cuộc cách mạng công nghệ, gây nên những biến đổi chưa từng thấy, Châu Âu dấn sâu vào sùng bái kỹ thuật, và xuất hiện ý kiến cho rằng, sự phát triển của khoa học – kỹ thuật có thể cứu chủ nghĩa công nghiệp khỏi cuộc khủng hoảng loại trừ mọi ung nhọt và những mâu thuẩn xã hội vốn có của xã hội đó. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, cuộc “bùng nổ kinh tế” vào những năm 50,60 của thế kỷ này đã hình thành một xu hướng duy lý cao gọi là chủ nghĩa kỹ trị. Những quan niệm kỹ trị được bộc lộ rõ ràng trong những mô hình xã hội, chính trị, kinh tế . Trong đó có thể nói Lê Tố Thanh Huyền 9 Khóa luận tốt nghiệp đến chủ nghĩa duy lý về nhà nước và thị trường, cái mà J. Habermas cho là hai trụ cột của xã hội phương Tây hiện đại. Tính duy lý của Nhà nước thể hiện ở chổ nó bị chi phối bởi những nhà kỹ trị, nhà quản lý chuyên nghiệp tạo thành một nhà nước quan liêu ngày một trương phình đè lên con người. Trong Làn sóng thứ ba, A.Toffler nói về “những nhóm ra quyết định mô hình này kiểm soát đòn bẩy đầu tư trong xã hội công nghiệp” cho nên những người nổi loạn và các nhà cải cách đã cố gắng phá vỡ bức tường quyền lực để xây dựng một xã hội mới dựa trên công bằng xã hội và bình đẳng chính quyền. Duy lý hóa tạo ra thị trường được xem là một kỳ tích sánh ngang với những phát minh khoa học lớn nhất của loài người. Sức mạnh của nó đẻ ra “xã hội tiêu thụ”, “xã hội dư thừa”. Hiện tượng “tiện nghi đại chúng” đã được ý thức hệ hóa bởi vì nó trở thành phương tiện hòa nhập, khóa chặt con người vào xã hội không còn lối thoát. Với chủ nghĩa duy lý, phương Tây đã đạt được giai đoạn tột cùng trong sự phát triển của nó. Nhưng chính ở đỉnh điểm của sự phồn vinh đó, nó đã xa vào cuộc khủng hoảng. Các nhà triết học phi duy lý như Oswald Spengler, F. Nietzsche đã nói tới sự suy tàn, suy đồi của phương Tây chính ở chủ nghĩa duy lý kỹ thuật của nó. C.Mác cũng đã sớm chỉ ra hậu quả của xã hội kỹ trị như sau: “Trong thời đại chúng ta, mọi sự vật đều tựa hồ như bao hàm mặt đối lập của nó. Chúng ta thấy rằng, máy móc có một sức mạnh kỳ diệu trong việc giảm bớt sức lao động của con người và làm cho lao động của con người có kết quả hơn, thì đem lại nạn đói và tình trạng kiệt quệ đến cho con người. Những nguồn của cải mới, từ xưa đến nay chưa ai biết, dường như do một sức mạnh thần kỳ nào đó lại đang biến thành nguồn gốc của sự nghèo khổ. Những thắng lợi của kỹ thuật dường như đã mua bằng cái giá của sự suy đồi về mặt tinh thần” [1, 10]. Rằng, “tất cả những phát minh của chúng ta và tất cả sự tiến bộ của chúng ta tựa hồ như đang dẫn tới chỗ là những lực lượng Lê Tố Thanh Huyền 10

Ngày đăng: 30/12/2013, 20:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan