Ebook - Cẩm nang tìm việc thành công trong thời kỳ kinh tế suy thoái

20 516 0
Ebook - Cẩm nang tìm việc thành công trong thời kỳ kinh tế suy thoái

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ebook - Cẩm nang tìm việc thành công trong thời kỳ kinh tế suy thoái

Cẩm nang tìm việc thành công trong thời kỳ kinh tế suy thoái 2012 – Th.S Dương Tố Dung www.chiakhoathanhcong.com Page 1 www.chiakhoathanhcong.com hân hạnh giới thiệu đến Quý vị eBook miễn phí: C C Ẩ Ẩ M M N N A A N N G G T T Ì Ì M M V V I I Ệ Ệ C C T T H H À À N N H H C C Ô Ô N N G G T T R R O O N N G G T T H H Ờ Ờ I I K K Ỳ Ỳ K K I I N N H H T T Ế Ế S S U U Y Y T T H H O O Á Á I I Tác giả: Thạc sĩ Dương Tố Dung Quý vị có thể tìm đọc rất nhiều ebook miễn phí hay, bổ ích về Hạnh phúc, Thành công, Giàu có (Kiếm tiền - Làm giàu) tại www.chiakhoathanhcong.com. Cẩm nang tìm việc thành công trong thời kỳ kinh tế suy thoái 2012 – Th.S Dương Tố Dung www.chiakhoathanhcong.com Page 2 Cẩm nang tìm việc thành công trong thời kỳ kinh tế suy thoái Lời giới thiệu Chương 1: Tìm thông tin về nhu cầu tuyển dụng Chương 2: Lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng với một CV ấn tượng Chương 3: Gây ấn tượng trong buổi phỏng vấn Chương 4: “Tốt gỗ” cũng cần thiết như “Tốt nước sơn” Chương 5: Trụ việc và nhảy việc Phụ lục: Một số bản CV mẫu và thư ngỏ mẫu LỜI GIỚI THIỆU Năm 2012, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn và chưa có dấu hiệu phục hồi. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 04 tháng đầu năm 2012 có gần 18.000 doanh nghiệp thực hiện các thủ tục giải thể và ngưng hoạt động trong cả nước, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng lúc đó, cũng trong 04 tháng đầu năm 2012, cả nước có 24.000 doanh nghiệp được thành lập mới, giảm gần 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, con số doanh nghiệp thành lập mới trừ cho số doanh nghiệp làm thủ tục giải thể và ngưng hoạt động vẫn là con số dương (gần 6.000 doanh nghiệp), cho thấy: thị trường lao động vẫn còn chỗ, vẫn cần có nhân sự. Ngoài ra, tính đến ngày 30/4/2012, cả nước hiện vẫn còn gần 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Dĩ nhiên, trong bối cảnh kinh tế suy thoái kéo dài, nhiều doanh nghiệp đã phải thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi phí, tinh gọn bộ máy nhân sự (sa thải bớt nhân sự), làm cho nhiều người bị mất việc hoặc bị giảm chế độ lương thưởng, thù lao…, làm cho các bạn sinh viên trẻ mới ra trường khó tìm việc hơn… Song, chúng ta vẫn phải công nhận một điều là: thị trường Cẩm nang tìm việc thành công trong thời kỳ kinh tế suy thoái 2012 – Th.S Dương Tố Dung www.chiakhoathanhcong.com Page 3 lao động luôn cần người. Vấn đề chỉ là: trong khó khăn, thì người lao động phải cạnh tranh với nhau gay gắt hơn, và có thể sẽ phải chấp nhận “hy sinh” quyền lợi của mình một ít. Trên các phương tiện truyền thông, đầy rẫy thông tin về những kêu ca của người lao động khi bị mất việc, khi không thể tìm được việc mới… Vâng, trong khó khăn, các doanh nghiệp, và cả người lao động, đều phải “cạnh tranh” và “nỗ lực hơn” để sống còn. Đó là mục đích của tài liệu này: giúp bạn trẻ có thêm kỹ năng để tìm việc thành công trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Tác giả đã có nhiều năm làm việc ở cả hai góc độ: người lao động (từ thấp lên cao), và nhà tuyển dụng. Trong tài liệu này, tác giả mong muốn mang những kinh nghiệm, kiến thức và nhận xét thực tế của mình để phổ biến lại cho những bạn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tìm việc, để mong giúp các bạn trẻ tăng khả năng thành công trong việc tìm việc của mình. Đối tượng chính của quyển sách này là những bạn trẻ chuẩn bị ra trường, hay mới ra trường, chưa có kinh nghiệm tìm việc, viết CV, tham dự phỏng vấn. Và cả những bạn trẻ bị mất việc do hậu quả của nền kinh tế suy thoái, và đang cần tìm việc mới. Phạm vi nội dung hướng dẫn trong quyển sách này là giúp bạn thành công trong việc tìm việc ở các công ty sản xuất, thương mại, nước ngoài… Cẩm nang tìm việc thành công trong thời kỳ kinh tế suy thoái 2012 – Th.S Dương Tố Dung www.chiakhoathanhcong.com Page 4 Chương 1: Tìm thông tin về nhu cầu tuyển dụng Tình huống là bạn giờ đây cần phải tìm việc làm. Vậy làm sao để bạn biết ở đâu đang có nhu cầu tuyển nhân sự phù hợp với khả năng của bạn? Bạn nên bắt đầu thử tìm kiếm ở các nguồn sau: 1. Các mối quan hệ: theo tôi, trước hết bạn nên để cho các mối quan hệ của mình biết là mình đang cần có việc làm. Các mối quan hệ này có thể là: gia đình, bạn bè, người quen (thầy cô “ruột”, những người lớn hơn mình mà mình có mối quan hệ). Nếu tận dụng được sự giúp đỡ từ nguồn này, thì việc bạn có được việc làm mới sẽ dễ dàng hơn nhiều. Đừng ngại nhờ cậy người quen, bởi vì bạn không phải “đi xin” việc làm, mà nhà tuyển dụng nếu tuyển được một người làm việc tốt thì họ cũng có lợi. Vấn đề bạn cần hỏi chính mình là “nhà tuyển dụng khi tuyển dụng tôi thì sẽ có lợi không?”. Nếu bạn không mang lại lợi ích cho nhà tuyển dụng thì chẳng chóng thì chầy bạn cũng sẽ phải tìm việc khác mà thôi. 2. Báo chí: tiếp đến, bạn nên chịu khó đọc báo – phần quảng cáo tuyển dụng, nhất là Tuổi trẻ, hoặc có thể đọc báo Mua & Bán… Mỗi báo có phân khúc đối tượng tuyển dụng khác nhau, ví dụ báo Tuổi trẻ thường đăng tuyển những vị trí đòi hỏi chuyên môn, quản lý… còn báo Mua & Bán thường đăng tuyển những vị trí lao động phổ thông, không cần chuyên môn… 3. Internet: cách này tiện lợi, rẻ tiền nhất cho những bạn trẻ “rành” Internet. Website đầu tiên tôi khuyến khích bạn tham gia là www.vietnamworks.com. Tương tự như báo Tuổi trẻ, website www.vietnamworks.com thường phù hợp cho những ai tìm công việc có chuyên môn, quản lý, lương kha khá trở lên. Và dĩ nhiên, nếu bạn muốn tìm những việc lao động chân tay hay không cần chuyên môn cao thì bạn có thể tìm ở các website rao vặt hay các website tìm việc khác. Chỉ cần vào www.google.com.vn và tìm với từ khóa “rao vặt tuyển dụng”, hay “tuyển dụng”, hay “website việc làm”… (hay các từ tương tự) thì bạn sẽ tìm ra được rất nhiều website cung cấp các thông tin tuyển dụng ở các ngành nghề phù hợp với bạn. Cẩm nang tìm việc thành công trong thời kỳ kinh tế suy thoái 2012 – Th.S Dương Tố Dung www.chiakhoathanhcong.com Page 5 4. Các trung tâm tìm việc: trong thời gian chưa có việc làm, bạn có thể tìm việc tạm ở các trung tâm tìm việc, như gia sư, bán hàng, thời vụ… Chỉ sợ bạn chê việc, chứ đừng ngại việc chê bạn – nếu như bạn chịu khó và biết phấn đấu. (Lưu ý: bạn nên chuẩn bị sẵn CV để tiện gửi luôn cho người quen, hay nộp online hay offline luôn cho nhà tuyển dụng) Khi bạn tìm thông tin tuyển dụng, bạn nên lưu lại vào file Word (nếu tìm trên Internet), hay cắt dán từ báo và lưu lại, để tiện theo dõi trong quá trình nộp hồ sơ, phỏng vấn… Tuyệt đối tránh việc gửi hồ sơ đi tùm lum, sau đó khi nhà tuyển dụng liên lạc bạn thì bạn không còn lưu thông tin liên quan nhà tuyển dụng này nữa. Vì nếu như thế, tôi có thể nói xác suất bạn thất bại khi gặp nhà phỏng vấn là rất cao. Như đã nói trên, bạn cần có CV (curriculum vitae, tạm dịch là lý lịch công việc), cái này có khi được gọi là résumé, hay resume (nếu không có dấu). Nói chung, chúng đều là bản lý lịch công việc, và chúng có nhiều mẫu mà ta có thể chọn áp dụng cho mình. Tôi chỉ lưu ý là cái CV (thống nhất là tôi sẽ dùng từ CV) này không giống như bản sơ yếu lý lịch mẫu mà ta có thể tìm mua ở nhà sách – chú trọng khai báo thông tin bản thân, gia đình… Bản CV này là chìa khóa giúp bạn mở cánh cửa cơ hội được tham dự thi tập trung hay phỏng vấn. Nếu bạn không quen biết nhà tuyển dụng, thì khi bạn nộp hồ sơ (gồm CV, và có thể kèm theo bản sao các văn bằng, chứng chỉ bạn có), thì bản CV này là yếu tố quyết định để nhà tuyển dụng quyết định cho bạn vào vòng tiếp theo hay loại bỏ. Mời bạn xem tiếp chương 2 để sau đó bạn viết được một bản CV ấn tượng đến nỗi nhà tuyển dụng không thể loại bỏ hồ sơ của bạn. Cẩm nang tìm việc thành công trong thời kỳ kinh tế suy thoái 2012 – Th.S Dương Tố Dung www.chiakhoathanhcong.com Page 6 Chương 2: Lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng với một CV ấn tượng Trong quá trình tuyển dụng, tôi đã gặp các trường hợp hồ sơ gây ấn tượng xấu cho nhà tuyển dụng đến nỗi nhà tuyển dụng chỉ nhìn lướt qua và sau đó thẳng tay cho hồ sơ vào sọt rác. Tôi muốn bạn nhớ kỹ các điều sau và đừng bao giờ phạm phải: 1. Hồ sơ làm theo kiểu hành chánh: tôi tạm dùng từ như thế để nói về những hồ sơ mà trong đó chỉ có các giấy tờ hành chánh, có sao y bản chính có công chứng… nào là hộ khẩu, chứng minh nhân dân, sơ yếu lý lịch (khai về bản thân, gia đình, trước giải phóng, bao nhiêu tuổi ở đâu làm gì…), bằng cấp, chứng chỉ… nhưng thiếu một thứ quan trọng nhất là CV. Bạn có biết tâm lý nhà tuyển dụng khi xem một hồ sơ như thế không? Họ sẽ cho rằng người nộp bộ hồ sơ này là lạc hậu, không cẩn thận… nói chung là khó có thể làm được việc ở một công ty kinh doanh (tức phải chịu trách nhiệm về lãi lỗ của mình). 2. Thư ngỏ viết sai tên nhà tuyển dụng: hoặc những lỗi sai thông tin tương tự. Rất dễ hiểu là người chủ hồ sơ đã nộp hồ sơ ở nhiều nơi, và làm động tác copy, nhưng lại sơ ý đến mức quên cả việc sửa tên nhà tuyển dụng cho các bộ hồ sơ khác nhau. Điều này nói lên tính không cẩn thận ngay cả trong những việc rất quan trọng. Và nhà tuyển dụng thường là rất không muốn tuyển dụng nhân viên tắc trách, dễ làm hư bột hư đường này. Ngoài ra, tôi cũng muốn nhắc bạn một số việc bạn nên làm, để tăng ấn tượng chuyên nghiệp, tăng thiện cảm ở nhà tuyển dụng khi họ xem hồ sơ của bạn: 1. Chữ viết: đôi khi nhà tuyển dụng yêu cầu bạn phải viết tay thư ngỏ, mục đích thường là để nhà tuyển dụng xem chữ viết của ứng viên. Chữ viết cũng nói lên nhiều điều về tính cách con người. May mắn cho ai có nét chữ đẹp. Còn nếu bạn có nét chữ không đẹp, thì bạn Cẩm nang tìm việc thành công trong thời kỳ kinh tế suy thoái 2012 – Th.S Dương Tố Dung www.chiakhoathanhcong.com Page 7 cũng không nên nhờ người có nét chữ đẹp để viết thư ngỏ này, mà điều bạn cần làm là cố gắng nắn nót viết đẹp hết khả năng của mình. Tôi có một vài gợi ý sau giúp bạn viết được một bức thư ngỏ viết tay (cover letter) tốt: - Bạn cần phải viết nháp, chỉnh sửa cho đến khi vừa ý. (bạn có thể tham khảo nội dung thư ngỏ mẫu ở phần phụ lục ở cuối quyển sách này) - Nếu dùng giấy A4 trắng để viết, bạn nên dùng thước và viết chì gạch những hàng ngang nhẹ để canh chữ. Viết xong để khô mực thì bạn sẽ dùng gôm xóa đi những hàng ngang này. Nên nhớ là làm cho khéo để khi xóa xong thì trang giấy không bị bẩn và không còn dấu vết những đường ngang này nữa. 2. Chính tả: chính tả là một vấn đề quan trọng làm cho nhà tuyển dụng đánh giá sơ bộ khả năng của ứng viên. Một người học hành nghiêm túc thì sẽ không viết sai chính tả be bét. Nhưng tôi cũng hiểu là ngày nay, rất nhiều người viết sai chính tả, kể cả nhà báo, nhà văn… Vấn đề là bản thân bạn phải tích cực nỗ lực giảm việc sai chính tả của mình, không chỉ trong việc tìm việc nhỏ bé này, mà việc viết sai chính tả còn có thể gây ảnh hưởng không tốt cho bạn trong mọi việc khác. Tôi gợi ý cho bạn 03 điều sau: - Nhờ người khác đọc dùm: bạn có thể nhờ người lớn tuổi (khoảng 30 - 50), có trình độ, để đọc dùm. Vì nhiều khi bạn cũng không biết chính mình viết sai chính tả. - Khi bạn phân vân không biết viết thế đúng hay sai chính tả (dấu hỏi, dấu ngã, chữ d hay v, chữ t hay c…) thì bạn có tìm vào Google gõ từ đó để xem kết quả hiển thị từ nào nhiều hơn. - Bạn nên có quyển sổ nhỏ để ghi lại những lỗi sai chính tả của mình, và lâu lâu lấy ra đọc, để nhắc nhở mình những lỗi sai, tránh phạm phải chúng mãi. Chỉ có chính bạn mới có thể giúp bạn hoàn thiện việc sai chính tả của mình. 3. Format: trình bày văn bản cũng là một nghệ thuật. Việc này hầu như ta không được dạy ở trường. Đó là điều mà ta phải tự học bằng cách quan sát, ghi nhớ, cải thiện kỹ năng trình bày văn bản cho chính mình. Gút lại, bạn chỉ cần trình bày (format) câu chữ, gạch đầu dòng, canh lề, font, khoảng cách giữa các dòng… như thế nào để khi bạn đọc bản điện tử Cẩm nang tìm việc thành công trong thời kỳ kinh tế suy thoái 2012 – Th.S Dương Tố Dung www.chiakhoathanhcong.com Page 8 hay bản in, bạn thấy dễ chịu. Nếu bạn thấy việc này khó, thì bạn chỉ cần trình bày theo bản CV, thư ngỏ mẫu ở phần phụ lục của quyển sách này là đạt yêu cầu rồi. 4. Chỉnh chu: một bộ hồ sơ ứng tuyển mang tính chuyên nghiệp là một bộ hồ sơ thẳng thớm, không gấp làm đôi, làm ba, làm tư… Các văn bản, tài liệu bên trong thẳng thớm, sạch sẽ, và được sắp xếp có thứ tự. Ví dụ: một bao giấy nhỏ (bạn có thể tự làm – bên ngoài ghi nắn nót “Hình”) đựng các tấm hình thẻ (nếu có yêu cầu nộp hình), rồi đến CV, rồi đến CMND (nếu có yêu cầu), rồi đến các văn bằng, chứng chỉ (có thể xếp văn bằng theo văn bằng, chứng chỉ theo chứng chỉ, thứ tự từ mới nhất đến cũ nhất). Bạn hãy nghĩ đến cảm giác và sự thuận tiện cho người sàng lọc hồ sơ, sao cho anh/chị ta khi mở hồ sơ bạn ra thì thấy rất thoải mái, ấn tượng tốt với sự cẩn thận, chu đáo và chuyên nghiệp của chủ bộ hồ sơ. Một điều nhỏ nữa là trên phong bì chứa hồ sơ, bạn nên ghi rõ họ tên, năm sinh, số điện thoại và email liên lạc, vị trí tuyển dụng. Nên ghi bằng tay, không nên in và dán lên. Và nếu chữ bạn xấu thì trường hợp này bạn có thể nhờ người có chữ viết đẹp để viết dùm. 5. Đầy đủ: nếu nhà tuyển dụng có ghi rõ yêu cầu các loại giấy tờ cần có cho bộ hồ sơ, thì bạn nên cung cấp đầy đủ. Và trường hợp này bạn có thể ghi trên bìa phong bì hồ sơ danh sách liệt kê các loại giấy tờ cung cấp bên trong. Và bây giờ, chúng ta đi qua phần “Làm thế nào để có một CV ấn tượng?” Một bản CV thường gồm các phần thông tin sau: - Thông tin cá nhân: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch, hình thẻ, địa chỉ thường trú, số điện thoại liên lạc, email liên lạc. Phần này không có “thủ thuật” gì, chỉ đơn giản là cung cấp thông tin. - Nguyện vọng, mục tiêu dài hạn: phần này bạn ghi ngắn gọn nguyện vọng của mình, và mục tiêu của mình sau 5 – 7 năm. Cụ thể bạn có thể xem CV mẫu ở phần phụ lục. - Thông tin về học vấn, bằng cấp, chứng chỉ: liệt kê bảng, thứ tự mới nhất ở trên cùng. Cẩm nang tìm việc thành công trong thời kỳ kinh tế suy thoái 2012 – Th.S Dương Tố Dung www.chiakhoathanhcong.com Page 9 - Kinh nghiệm làm việc: liệt kê theo từng công ty, mới nhất trên cùng. Ở từng công ty (từng vị trí) nêu tóm tắt công việc, trách nhiệm, kết quả, thành tựu đặc biệt. Lưu ý: không nên quá dài dòng, cũng không nên quá ngắn gọn. Tùy theo từng bản chất công việc, mỗi công việc bạn viết khoảng 5 – 10 dòng là được. - Kỹ năng: liệt kê các kỹ năng bạn có: ngôn ngữ, tin học, kỹ năng mềm… - Sở trường, sở thích: liệt kê ngắn gọn sở thích, sở trường. Lưu ý: nên chọn lọc những sở thích, sở trường nào “lành mạnh”, và tốt hơn nếu có ích cho công việc mà bạn đang ứng tuyển. Ví dụ bạn thích chơi game online, và nếu công việc bạn ứng tuyển không liên quan, không đòi hỏi kỹ năng chơi game online thì bạn không nên đưa vào, vì nhà tuyển dụng sẽ sợ bạn nghiện game online mà xao lãng công việc. - Thông tin thêm: phần này bạn có thể ghi thêm những thông tin hữu ích cho nhà tuyển dụng, ví dụ: chấp nhận đi công tác xa, chấp nhận thay đổi nơi ở theo yêu cầu công việc, yêu thích du lịch và đã du lịch qua X quốc gia… - Mức lương mong muốn / đề nghị / yêu cầu: bạn có thể ghi mức lương hiện tại (không bắt buộc bạn phải ghi sự thật, nhưng nếu bạn cung cấp thông tin người tham khảo và bạn ghi sai sự thật mức lương hiện tại thì có khả năng bạn bị nhà tuyển dụng phát hiện bạn nói dối, và việc này có thể ảnh hưởng đến quyết định tuyển dụng của nhà tuyển dụng), bạn cũng có thể không ghi mức lương hiện tại mà chỉ ghi mức lương mong muốn / đề nghị / yêu cầu. Nên ghi rõ là lương Gross (trước thuế thu nhập cá nhân) hay Net (sau thuế thu nhập cá nhân). - Người tham khảo: bạn cung cấp thông tin về các vị Sếp cũ ở các công ty cũ (nếu có thể), vì nhà tuyển dụng có lúc cũng cần kiểm tra thông tin bạn cung cấp, họ cần gọi điện cho các vị Sếp cũ của bạn để hỏi thăm về khả năng, tư cách đạo đức của bạn trước khi quyết định tuyển dụng bạn. Trong phần phụ lục của quyển sách này, có một bản CV mẫu và một thư ngỏ (cover letter) mẫu để bạn tham khảo. Cẩm nang tìm việc thành công trong thời kỳ kinh tế suy thoái 2012 – Th.S Dương Tố Dung www.chiakhoathanhcong.com Page 10 Ngoài ra, tôi khuyến khích bạn nên “làm một vòng” trên mạng qua Google để tìm thêm về các mẫu CV đẹp, nội dung phù hợp với ngành nghề của bạn, tiếng Anh hay tiếng Việt… Việc này tôi tin là không khó với bạn, vì thông tin các CV mẫu tràn đầy trên Internet, cả tiếng Việt và tiếng Anh. Sau khi đã viết xong CV và thư ngỏ cho mình, và đã tìm được một số nhà tuyển dụng, bạn bắt đầu gửi hồ sơ online hay offline. Tôi luôn thích gửi hồ sơ online. Một số website việc làm cho phép bạn tạo hồ sơ bằng cách khai báo từng bước, và/hoặc upload file CV sẵn có của bạn. Nếu khai báo từng bước, mọi việc cũng sẽ đơn giản hơn nếu bạn đã hoàn tất bản CV của mình, chỉ cần cắt và dán. Và bạn đã gửi hồ sơ, cho một hoặc nhiều nhà tuyển dụng. Và một ngày đẹp trời, bạn nhận được email hay cuộc gọi hẹn lịch phỏng vấn. Cánh cửa cơ hội thứ nhất đã mở ra với bạn rồi đó! Và giờ là lúc bạn phải chuẩn bị để tiến đến cánh cửa thứ hai.

Ngày đăng: 29/12/2013, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan