TIỂU LUẬN Phong cách lãnh đạo của Bill Gates

11 18.8K 107
TIỂU LUẬN Phong cách lãnh đạo của Bill Gates

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤCChương I : NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO 21. Tầm nhìn xa. 22. Sự tự tin. 33. Tính kiên định. 34. Biết chấp nhận mạo hiểm 45. Sự kiên trì 46. Sự quả quyết 47. Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân. 58. Khả năng thích nghi 5Chương II : PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA BILL GATES 51. Con đường đi tới thành công của Bill Gates. 52.Những bí quyết quản lý công nghệ thông tin. 62.1 Tính chế ngự toàn cầu. 72.2 Top 5% 72.3 Luôn tạo ra sự thách chức cho doanh nghiệp. 72.4 Thái độ đối với sự thất bại 72.5 Nhà quản lý là những người có đủ năng lực. 82.6 Thành tích, thành tích và thành tích. 82.7 Microaoft lớn hay nhỏ?. 82.8 Phương thức điều hành của Bill Gates. 92.9 Tinh thần đồng đội 92.10 Nơi làm việc cũng là nhà. 93. Bill Gates với thung lũng Silicon phương Đông. 104. Bill Gates với chương trình “laptop 100 USD”. 10LỜI MỞ ĐẦUTheo Stogdill( 1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự ràng buộc của tính cách, cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các chuỗi hoạt động tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác về tính hợp pháp của quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng.House(2004), định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc.Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi vị trí, từ những người có chức vụ quan trọng đến nhưng người có vị trí bình thường như chủ tịch nước, tổng thống, trưởng phòng, nhân viên, thuyền trưởng , cha xứ . Có thể thấy lãnh đạo luôn xuất hiện trong các nhóm hoặc tổ chức với tư cách là người đại diện, dẫn đầu , có khả năng đề xướng hướng đi cho mọi người, và quyết định cho các họat động nội bộ.Trong doanh nghiệp, nhà lãnh đạo được xác định từ vị trí, nhiệm vụ và hoạt động của họ đối với doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo có thẻ xuất hiện ở mọi cấp trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, như lãnh đạo nhóm làm việc có trưởng nhóm Càng ở vị trí cao, nhà lãnh đạo càng có quyền lực chức vị và trách nhiệm công việc càng lớn.TIỂU LUẬN Phong cách lãnh đạo của Bill Gates

MỤC LỤC Chương I : NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO 2 1. Tầm nhìn xa 2 2. Sự tự tin 3 3. Tính kiên định 3 4. Biết chấp nhận mạo hiểm 4 5. Sự kiên trì .4 6. Sự quả quyết 4 7. Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân 5 8. Khả năng thích nghi .5 Chương II : Phong cách lãnh ĐẠO CỦA Bill Gates 5 1. Con đường đi tới thành công của Bill Gates 5 2.Những bí quyết quản lý công nghệ thông tin 6 2.1 Tính chế ngự toàn cầu 7 2.2 Top 5% .7 2.3 Luôn tạo ra sự thách chức cho doanh nghiệp 7 2.4 Thái độ đối với sự thất bại .7 2.5 Nhà quản lý là những người có đủ năng lực 8 2.6 Thành tích, thành tích và thành tích .8 2.7 Microaoft lớn hay nhỏ? 8 2.8 Phương thức điều hành của Bill Gates 9 2.9 Tinh thần đồng đội .9 2.10 Nơi làm việc cũng là nhà .9 3. Bill Gates với thung lũng Silicon phương Đông 10 4. Bill Gates với chương trình “laptop 100 USD” 10 LỜI MỞ ĐẦU Theo Stogdill( 1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự ràng buộc của tính cách, cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các chuỗi hoạt động tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác về tính hợp pháp của quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng. House(2004), định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc. Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi vị trí, từ những người có chức vụ quan trọng đến nhưng người có vị trí bình thường như chủ tịch nước, tổng thống, trưởng phòng, nhân viên, thuyền trưởng , cha xứ …. Có thể thấy lãnh đạo luôn xuất hiện trong các nhóm hoặc tổ chức với tư cách là người đại diện, dẫn đầu , có khả năng đề xướng hướng đi cho mọi người, và quyết định cho các họat động nội bộ. Trong doanh nghiệp, nhà lãnh đạo được xác định từ vị trí, nhiệm vụ và hoạt động của họ đối với doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo có thẻ xuất hiện ở mọi cấp trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, như lãnh đạo nhóm làm việc có trưởng nhóm… Càng ở vị trí cao, nhà lãnh đạo càng có quyền lực chức vị và trách nhiệm công việc càng lớn. CHƯƠNG I : NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO 1. Tầm nhìn xa Một người lãnh đạo có vai trò quan trọng hơn một cá nhân rất nhiều. Anh ta dường như luôn biết cách hoạch định tốt mọi công việc và là người cung cấp những lời khuyên hữu ích nhất cho những cộng sự hay thuộc cấp của mình. Không chỉ có một tầm nhìn xa, anh ta còn biết cách truyền đạt những ý tưởng của mình cho người khác hiểu để cùng với mình thực hiện tốt những ý tưởng đó. Những thông điệp được truyền đi phải luôn sinh động, rõ ràng và có sức thuyết phục cao. Do đó, sự thành thạo trong khả năng giao tiếp bằng lời nói luôn là phẩm chất cần có của một người lãnh đạo giỏi. Trong khi mọi người đều bị thuyết phục bởi tài năng của người lãnh đạo, họ thường không nhận ra rằng tài năng đó chỉ đóng vai trò bổ trợ cho những kinh nghiệm mà anh ta có thể tiếp thu từ thực tiễn công việc: khả năng lên kế hoạch và thiết lập mục tiêu cần đạt được. Anh ta là người luôn có những giải pháp để giải quyết mọi khó khăn trong những tình huống nan giải nhất bởi vì, anh ta đã nhìn rõ bản chất của sự việc ngay cả trước khi khi bạn chỉ mới bắt đầu nghĩ về nó. 2. Sự tự tin Một người lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin vào chính mình. Thông thường, sự tự tin này hình thành từ sự thật là bất cứ một người lãnh đạo nào cũng đã từng trải qua thời gian dài rèn luyện những kỹ năng trong công việc, tích lũy vốn kiến thức rộng cùng với sự thông minh sẵn có của anh ta. Bên cạnh đó, cho dù không có những kỹ năng, kinh nghiệm kia thì anh ta cũng là người biết nhận thức, học hỏi điều đó từ những người khác. 3. Tính kiên định Một người lãnh đạo mạnh mẽ cần phải có lập trường vững vàng trong các quyết định của mình. Tuy nhiên, điều này không bao gồm những tư tưởng bảo thủ, ngoan cố không biết sửa chữa những sai lầm. Hơn nữa, anh ta phải biết nghiêng về lẽ phải trong việc phân xử các xung đột trong nội bộ của mình. 4. Biết chấp nhận mạo hiểm Nhiều người không dám mạo hiểm bởi vì họ sợ phải nhận lấy thất bại. Tuy nhiên, nếu bạn là một người lãnh đạo có tham vọng, bạn cần phải tự hỏi chính mình rằng liệu sự mạo hiểm đó có đáng giá hay không? Nếu cảm thấy sự liều lĩnh của mình là đáng bõ công, bạn cần biết vượt qua rào cản tâm lý lo sợ, e ngại và dũng cảm đương đầu với thử thách. Nếu thử thách là quá khó, hãy dành thời gian cho việc lên kế hoạch “tác chiến”, càng có nhiều sự chuẩn bị, mức độ mạo hiểm trong tình huống của bạn càng được giảm bớt. 5. Sự kiên trì Người lãnh đạo không bao giờ đầu hàng khó khăn khi chưa thật sự đối đầu với nó. Mọi thứ không phải luôn luôn dễ dàng đối với bạn và bởi vì bạn là người đứng đầu nên bạn cần biết thử trải nghiệm thật nhiều cho đến khi nào thành công thì thôi. 6. Sự quả quyết Là người đứng đầu, bạn được trông chờ trong việc đưa ra những quyết định quan trọng trong khi những người khác thường cố gắng tránh xa nó. Cho dù những quyết định này đôi khi sẽ tạo ra những tác động lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn và những người xung quanh mình thì bạn cũng phải chấp nhận điều đó. Sự cả nể, nhân nhượng trong cách đưa ra quyết định có thể dẫn bạn đến những sai lầm khi tạo tiền lệ xấu dẫn đến việc làm mất đi cái “uy” trong vị thế là người lãnh đạo của bạn. Đôi khi bạn cũng cần nhẫn tâm một chút trong việc sa thải một nhân viên nào đó vì hành động của anh ta gây tổn hại lớn đến lợi ích của công ty. 7. Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân Bạn có sẵn sàng để làm điều đó để công việc của mình tiến triển tốt hay không? Là một người đứng đầu một tập thể, bạn phải tốn rất nhiều thời gian và công sức để quản lý tốt những người dưới quyền và công việc của mình. Thậm chí, sự bận rộn đó còn chiếm cả những khoảng thời gian riêng tư dành cho bản thân và gia đình bạn. 8. Khả năng thích nghi Phương thức kinh doanh có thể hiệu quả trong hôm nay nhưng ngày mai thì nó lại khác. Một người lãnh đạo có tài cần phải nhận thức được điều đó và phải biết thức thời trong việc thích nghi và chấp nhận thay đổi. Anh ta phải luôn cập nhật những kỹ năng, công nghệ và phương pháp mới để thúc đẩy sự phát triển trong công việc của mình. CHƯƠNG II : PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA BILL GATES 1. Con đường đi tới thành công của Bill Gates Bill Gates bắt đầu biết đam mê máy tính từ những năm mới bước vào cấp II Ttrường Trung học. Năm 12 tuỏi, ông được nhìn thấy chiếc máy tính đầu tiên. Vẻ thô kệch của nó lúc đó gợi nhớ những lời “dự báo" nổi tiếng trong quá khứ, chẳng hạn như của tờ báo khoa học Popular Mechnics năm 1949: "Máy tính điện tử trong tương lai có thể chỉ còn cân nặng 1,5 tấn " . hay gần hơn, của Ken Olson, Chủ tịch và là người sáng lập hãng Digital Equipment Com, trong lời phát biểu năm 1977: "Không có lý do gì để ai cũng muốn có một chiếc máy tính điện tử trong nhà mình" . Ngày nay, thực tế đã chứng tỏ hầu hết những dự báo trước đây đều . phá sản. Máy tính tràn ngập mọi nhà, giá ngày một rẻ, thậm chí có cả một dự án sản xuất máy tính xách tay 100 USD để cung cấp cho học sinh các nước nghèo. Với tư cách là một trong những nhà lãnh đạo doanh nghiệp xuất sắc nhất thế giới, Bill Gates có một tầm ảnh hưởng quan trọng đến đời sống công nghệ toàn cầu. Ông ra đời vào một thời đại mà công nghệ vẫn còn ở bên bờ của sự tiến hóa, chưa mấy ai có ý niệm phần cứng, phần mềm và chiếc máy tính vẫn còn là một hình ảnh xa lạ, mơ hồ với hầu hết mọi người. Thế nhưng, cậu học sinh Gates đã biết soạn thảo chương trình phần mềm đầu tiên vào năm 13 tuổi đề chơi trò chơi tic-tac- toe, thành lập Công ty đầu tiên (Traf-O- Data) năm 16 tuổi và năm 21 tuổi ( 1976) sáng lập nên một trong những doanh nghiệp lừng lẫy toàn cầu (Microsoft). Bằng một tài lãnh đạo nhìn xa trông rộng, trong 30 năm qua, Gates cùng các cộng sự đã từng bước đưa tập đoàn Microsoft lên những tầm cao mới. 2.Những bí quyết quản lý công nghệ thông tin Theo nhận định của Bill Gates, trước khi con người tiếp cận được Internet vào những năm 1990, thế giới công nghệ thông tin đã trải qua ba cột mốc chính: đó là máy tính cá nhân (PC) của hãng IBM, giao diện đồ họa và bộ vi xử lý 16-bit. Bước qua thế kỷ XXI, đời sống công nghệ trải qua những bước tiến không lồ mà dấu ấn của một trong nhưng người kiệt xuất như Gates không bao giờ phai nhạt. Cung cách quản lý và điều hành của ông tại Microsoft luôn trở thành mục tiêu tìm hiểu, nghiên cứu và cân nhắc của giới doanh nghiệp toàn cầu và người ta đề cập nhiều đền những bí quyết sau đây của ông và các nhà lãnh đạo Microsoft: 2.1 Tính chế ngự toàn cầu Trong lúc một số Công ty chú trọng đến nhân tố quyết định trong việc điều hành thì mối nhân viên của Microsoft tự mình nhắm đền việc chiếm lĩnh 100% thị trường. Phương châm của Microsoft là phục vụ lợi ích lâu dài bằng cách chiếm lấy thị phần trên những thị trường chiến lược trong thời gian ngắn nhất. 2.2 Top 5% Theo David Thielen, tác giả một tập sách viết về những bí quyết hoạt động của Microsoft, một trong những điều mà những ai làm việc tại Microsoft cảm thấy thú vị là ở đây, người có ít tài năng nhất cũng là người rất thông minh. Họ thuộc trong số 5% những người thông minh nhất toàn cầu. Tuy nhiên không nên lẫn lộn giữa thông minh và tri thức. Tri thức dành cho những quyển sách trên giá sách, còn Microsoft chỉ đi ìm những người có thể vận dụng đầu óc và suy nghĩ thực sự. Đó là những mẫu người biết sáng tạo những ý tưởng mới, nhanh chóng nhận ra sự nhầm lẫn và làm việc theo một đường hướng hữu hiệu nhất. Xét về bản chất, khi tuyển dụng những người thông minh nhất, Microsoft đã hướng đến việc đảm bảo một lực lượng lao động có năng suất cao. 2.3 Luôn tạo ra sự thách chức cho doanh nghiệp Chiến thắng trong trò chơi kinh của doanh là biết cách đánh cuộc với lợi thế nghiêng về mình. Vào những năm đầu thập niên 1990, Bill Gates biết đánh cuộc với hệ điều hành Windows. Năm 1996, Gates tạo một thách thức mới cho Công ty bằng Internet. Nguyên tắc đánh cuộc, tạo thách thức cho doanh nghiệp đã được thể chế hóa trong việc quản lý Microsoft. 2.4 Thái độ đối với sự thất bại Ở hầu hết các Công ty thành công là điều tốt, nhưng thất bại là điều không chấp nhận được. Ở đó, lực lượng lao động luôn tham gia vào một cuộc chạy đua nhằm tránh thất bại. Ngược lại, với Microsoft, người ta "trông chờ” sự thất bại, vì nguy cơ của sự thất bại là con đường duy nhất để thúc đẩy sự phát triển. Như một nguyên tắc hành động, nhân viên Microsoft nhắm đến sự thành công mà không sợ thất bại. Và nếu họ thất bại, họ nắm bắt ngay được nguyên nhân của thất bại và không lãng phí thì giờ thêm nữa. 2.5 Nhà quản lý là những người có đủ năng lực Ở Microsoft, đặc tính quan trọng nhất của người quản lý là năng lực chuyên môn trong lĩnh vực mà anh ta quản lý. Theo Thielen, các nhà quản lý ở Microsoft hiện rất rõ những công việc mà các cộng sự của họ làm. Họ có thể làm công việc của bất cứ cá nhân nào trong đội ngũ của họ. Chẳng hạn như nhà quản lý trong đội marketing phải là những nhà tiếp thị xuất sắc, người quản lý trong bộ phận lập trình phải là những nhà lập trình giỏi. Nguyên tắc này áp dụng cho tất cả mọi người, kể cả Bill Gates. 2.6 Thành tích, thành tích và thành tích Thành tích là tất cả một vấn đề ở Microsoft. Nó được chú trọng đến nỗi, Thielen cho rằng tập đoàn này là "vô cảm” và "không chơi đẹp”. Nhưng với Microsoft, kết quả cuối cùng là mối quan tâm duy nhất mà mọi người phải thể hiện. 2.7 Microaoft lớn hay nhỏ? Theo Thielen, Microsoft không phải là một Công ty to lớn và đơn lẻ. Đúng hơn, nó là một tập hợp những Công ty nhỏ và độc lập. Chức năng hàng đầu ở Microsoft là sáng tạo, thử nghiệm, tiếp thị và bán phần mềm. Điều thú vị là những chức năng này đều có thể thực hiện rộng rãi cho từng dự án riêng rẻ. Microsoft duy trì sự độc lập và năng động của một Công ty nhỏ trong lúc vẫn tận dụng nguồn tài chính, hệ thống tiếp thị và hướng chiến lược của một Công ty lớn. 2.8 Phương thức điều hành của Bill Gates Ông và những viên chức điều hành cao cấp của Microsoft biết rõ những gì diễn ra trong tập đoàn. Hàng tháng, người đứng đầu mỗi dự án gửi qua Email cho Gates và các nhà quản lý hàng đầu khác những bản báo cáo về hiện trạng của dự án họ đang quản lý và nêu lên những vấn đề gặp phải. Mỗi sáng thứ bảy, Gates triệu tập từng Phó Chủ tịch tập đoàn và dành nửa tiếng đồng hồ đề thảo luận những vấn đề ở mỗi bộ phận. Theo Thielen, triết lý và tầm nhìn chiến lược của Gates lan tỏa, ngấm vào toàn bộ Công ty. Do nắm vững những gì đang diễn ra tại Công ty, Gates thường đưa ra những quyết định chính xác phù hợp với hướng chiến lược của Microsoft. 2.9 Tinh thần đồng đội Microsoft duy trì một tinh thần đồng đội cao, ở đó mỗi người cùng hướng về một mục tiêu chung. Nhân viên của Microsoft tự hào về công việc của họ, một phần do họ có nhiều tự do để lựa chọn cách thức thực hiện công việc. 2.10 Nơi làm việc cũng là nhà Bill Gates và Microsoft có một cách đơn giản để tối đa hóa năng suất của nhân viên, đó là cho phép văn phòng làm việc của mỗi cá nhân được sắp xếp theo ý riêng của họ. Điều đó có nghĩa là văn phòng làm việc tạo cho họ cảm giác như đang ở nhà. Cách chức ứng xứ này của Gates làm tinh thần người nhân viên luôn phấn chấn, giúp họ đạt được năng suất cao. 3. Bill Gates với thung lũng Silicon phương Đông Bằng cặp mắt của một nhà chiến lược nhìn xa trông rộng, ngay từ nửa sau thập niên 1990, Gates đã nhìn thấy tiềm năng tin học của đất nước Ấn Độ cổ kính và xa xôi. Tháng 3/1997, Gates đã thực hiện chuyến viếng thăm đầu tiên tại Ấn Độ, được đón tiếp như một nguyên thủ quốc gia và được đặt cho biệt danh "William nhà chinh phục” (tên đầy đủ của ông là William H. Gates, William gọi tắt là Bill). Tháng 9/2000, Gates quay lại Ấn Độ, đất nước có thành phổ Bangalore được mệnh danh là "Thung lũng Silicon" của phương Đông. Trong một cuộc phỏng vấn, Gates xác định sẽ tiếp tục đầu tư tại Ấn Độ và đánh giá cao năng lực sản xuất phần mềm to lớn của nước đông dân thứ nhì thế giới nàh. Ông quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Hyderabad, nhưng đã không trả lời dứt khoát câu hỏi là đối với Microsoft thì Ấn Độ và nước láng giềng Trung Quốc, ai được Microsoft đánh giá là quan trọng hơn. 4. Bill Gates với chương trình “laptop 100 USD” Năm 2005, nhà nghiên cứu Nicholas Negroponte và vợ là Elaine, đồng sáng lập phòng thí nghiệm Media Lab thuộc Trung tâm công nghệ Massachusetts, đưa ra một dự án cực kỳ hấp dẫn. Đó là chế tạo những chiếc “laptop” (máy tính sách tay) được cung cấp năng lượng bằng tay quay, có giá thành dưới… 100USD để bán rộng rãi cho các nước đang phát triển phục vụ nhu cầu học tập của hàng trăm triệu học sinh hiện không có điều kiện mua sắm máy tính đang lưu hành trên thị trường. Sáng kiến được hoan nghênh và dự kiến khởi động vào những tháng đầu năm 2006, ưu tiên phân phối (laptop 100USD" cho các nước Brazil, Thái Lan, Ai Cập và Nigeria. Tại Đài Loan, hãng máy tính Quanta Computer . ĐẠO . .2 1. Tầm nhìn xa . .2 2. Sự tự tin 3. cầu 7 2. 2 Top 5% .7 2. 3 Luôn tạo ra sự thách

Ngày đăng: 29/12/2013, 00:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan