Phân tích tác động của thuế sử dụng đất nông nghiệp

19 695 1
Phân tích tác động của thuế sử dụng đất nông nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích tác động của thuế sử dụng đất nông nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP A. Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Từ xưa đến nay, nền kinh tế nước ta phát triển vẫn dựa trên nền tảng nông nghiệp là chính. Chúng ta vẫn không ngừng phấn đấu để trở thành một nước phát triển theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, ngoài việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, chúng ta cần phải dựa trên thế mạnh vốn có từ xưa đến nay – nông nghiệp. Muốn phát triển sang lĩnh vực mới thì lĩnh vực cũ phải thực sự là một điểm tựa vững chắc. Do đó để có thể phát triển nông nghiệp một cách bền vững, việc áp dụng thuế sử dụng đất nông nghiệp là một trong những công cụ để thực hiện được điều đó. Việc áp dụng thuế sử dụng đất nông nghiệp dù đã được ban hành đã lâu nhưng vẫn còn những bất cập cần phải điều chỉnh. Từ đó, tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích tác động của thuế sử dụng đất nông nghiệp”. 2. Mục tiêu của đề tài Đề tài sẽ tập trung vào các nội dung chính sau: - Tại sao phải đánh thuế sử dụng đất nông nghiệp? - Cách thức và kinh nghiệm việc áp dụng thuế sử dụng đất nông nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới - Thực trạng thuế sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, so sánh thông tin: HVTH: Trần Thanh Nhân Trang 1 Phân tích tác động của thuế sử dụng đất nông nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng - Tổng hợp các ưu điểm, khuyết điểm, kinh nghiệm của các quốc gia đã và đang áp dụng thuế sử dụng đất nông nghiệp. Tổng hợp tình hình thực hiện chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam. - So sánh thông tin, chọn lọc, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành tựu mà các quốc gia đã đạt được để đưa ra những đề xuất áp dụng vào chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp với cơ sở pháp lý là Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp được ban hành ngày 10/7/1993. Đây là Luật thuế điều chỉnh hoạt động thu thuế sử dụng đất nông nghiệp. Trên cơ sở đó, tình hình áp dụng luật thuế này đã phù hợp với thực tiễn hay không? Cần đổi mới hay bãi bỏ luật thuế này hay không? HVTH: Trần Thanh Nhân Trang 2 Phân tích tác động của thuế sử dụng đất nông nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng B. Nội dung CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Định nghĩa thuế sử dụng đất nông nghiệp Đầu tiên, ta sẽ đi vào khái niệm "Thuế đấtthuế tính trên giá trị của đất, được trả tiền bởi chủ sở hữu (đối với Việt Nam là quyền sử dụng). Thuế đất khác với thuế tài sản. Cụ thể, thuế đất đánh trên giá trị của đất, trong khi một loại thuế tài sản đánh vào giá trị của đất và các hoa lợi thu được trên nó (ví dụ một ngôi nhà, một nông trại, và kênh thủy lợi). Tùy vào mục đích sử dụng chia ra 2 loại: - Thuế sử dụng đất nông nghiệp - Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Trong đề tài này, chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu về Thuế sử dụng đất nông nghiệp. Những lập luận ủng hộ thuế đất dựa trên yếu tố kinh tế, tính công bằng xã hội và công tác quản lý. Lập luận kinh tế dựa trên thuế đất thuần túy mà không bị bóp méo, vì nó không gây ảnh hưởng tiêu cực lên đầu tư và sản xuất. Bởi vì thuế đất là một loại thuế cố định, không phụ thuộc vào việc đất được sử dụng hay không được sử dụng. Do đó, nó tạo ra động lực phát triển đấtsử dụng đất sao cho đem lại lợi ích cho người sử dụng. Thuế đất còn nhằm mục đích tránh được việc không sử dụng hết khả năng của đất vì người sử dụng phải tìm cách tạo ra lợi nhuận để bù đắp khoản thuế và tránh được tình trạng đầu cơ. Một ưu điểm khác của loại thuế này là tính minh bạch, vì đất không thể di dời, không thể che giấu hoặc ngụy trang như là một giao dịch sổ sách kế toán HVTH: Trần Thanh Nhân Trang 3 Phân tích tác động của thuế sử dụng đất nông nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng Từ quan điểm công bằng xã hội, loại thuế này đã mang lại nguồn thu kinh tế phát sinh từ nguồn lực tự nhiên hữu hạn (đất) do sự gia tăng dân số và đầu tư hạ tầng cơ sở. Từ quan điểm về thể chế, loại thuế này được xem như một khoản chi trả cho lợi ích xã hội mà người sử dụng được hưởng thông qua việc bảo đảm cho tài sản của mình. Tuy nhiên, hiệu quả nêu trên trong việc tác động đến phát triển về nhiều mặt trong một nền kinh tế cũng không dễ dàng đạt được chủ yếu là do mức thuế suất thấp, giá trị đánh giá thấp và năng lực quản lý hạn chế. Từ những nỗ lực không ngừng, con người đã dần tìm ra một số cải tiến trong quản lý thuế đất, chẳng hạn như định giá dựa trên khu vực (cộng đồng) tự đánh giá, đã được chứng minh là câu trả lời hiệu quả với những thách thức hành chính trước đó. 2. Tại sao đánh thuế sử dụng đất nông nghiệp 2.1. Cung cấp một nguồn doanh thu cho chính quyền địa phương, tạo tính độc lập với Trung ương. Thuế sử dụng đất nông nghiệp thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành của một nền kinh tế. Mặc dù vậy, thuế sử dụng đất nông nghiệp vẫn là một nguồn thu quan trọng. Ở Nga, thuế sử dụng đất nông nghiệp chiếm 2% tổng nguồn thu thuế, ở Estonia là 26%. 2.2. Xác định quyền sở hữu. Trong hầu hết các nước đang chuyển đổi đã không có việc xác định quyền sở hữu đất và tài sản trên đất trong nhiều thập kỷ.Thuế đấtthuế bất động sản, dựa trên định giá rõ ràng và quy trình xác định giá trị, được xem như là một cơ chế mà có thể hỗ trợ sự phát triển của thị trường đất đai ở địa phương và môi giới địa phương và cho vay dựa trên tài sản ngành công nghiệp, cả trong các lĩnh vực đô thị và nông thôn. 2.3. Tạo ra khả năng định giá đất. Để đáp ứng nhu cầu định giá, đòi hỏi phải có cán bộ được đào tạo và có đủ kiến thức về hoạt động của thị trường. Điều này cung cấp một cơ chế tự truyền đạt kiến HVTH: Trần Thanh Nhân Trang 4 Phân tích tác động của thuế sử dụng đất nông nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng thức kinh nghiệp một cách rộng rãi và tạo ra quá trình đào tạo và hỗ trợ cho ngành công nghiệp định giá. Đây sẽ là một yêu cầu cốt lõi cho sự phát triển đô thị và nông thôn. 2.4. Tiết kiệm chi phí thẩm định giá. 2.5. Không khuyết khích người nước ngoài sở hữu/sử dụng vắng mặt. 2.6. Không khuyết khích đầu cơ đất. Thuế sử dụng đất sẽ tạo nên một áp lực phải sử dụng đất, tránh tình trạng đầu cơ. 2.7. Quản lý căng thẳng chính trị về đất. Ở một số quốc giá như Trung Quốc, các quốc gia tách ra từ Liên xô cũ ủng hộ việc sở hữu cá nhân về tài sản. Ngoài ra một số quốc gia như Kenya, Madagascar và Mozambique cũng ủng hộ cải cách ruộng đất theo hướng trên. 3. Tác dụng của thuế sử dụng đất nông nghiệp 3.1 Tăng cường việc sử dụng đất, hạn chế việc nắm giữ nhưng không sử dụng. Bất kỳ yếu tố nào làm tăng chi phí nắm giữ đất một cách đúng mức sẽ tạo ra sự khuyến khích tăng cường sử dụng đất. Nếu đất không được sử dụng một cách tối ưu, việc tăng chi phí nắm giữ đất thông qua thuế sẽ tạo ra nỗ lực lớn trong việc sử dụng đất. HVTH: Trần Thanh Nhân Trang 5 Phân tích tác động của thuế sử dụng đất nông nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng (Taxing Agricultural Land: A Policy instrument for Land use Intensification, Local Development and Land Market Reform) Ở nhiều quốc gia với việc phân phối đất không hợp lý, có nhiều lý do để tin rằng một số lượng đáng kể của đất nông nghiệp không được sử dụng ở cường độ tối ưu của nó cho một loạt các lý do lịch sử và thể chế, và nếu thuế đất hiệu quả hơn sẽ dẫn đến tình hình thâm canh tăng vụ nhằm sử dụng đất được tốt hơn. Wunderlich (1993), trong một cuộc khảo sát của thuế đất nông nghiệp ở Mỹ cho kết luận, đánh giá đầy đủ các dữ liệu theo chuỗi thời gian đã chứng minh rằng "một mối quan hệ tích cực giữa các mức thuế suất cao hơn tài sản và sử dụng đất nông nghiệp, chuyên sâu hơn mà lần lượt được kết hợp với phân phối công bằng hơn đất nông nghiệp" Yamamura (1986) đã chứng minh tương tự cho trường hợp ở Nhật Bản, liên kết việc áp dụng thuế đất để tăng năng suất nông nghiệp. Strasma (2000) chỉ ra cách cấu trúc của hệ thống thuế đất nông nghiệp của Chile đã thành công khi khuyến khích sử dụng đất căn cứ đánh giá về lợi nhuận tiềm năng của mỗi thửa đất, được cập nhật thường xuyên dựa trên một bảng giao dịch thực tế trên thị trường. HVTH: Trần Thanh Nhân Trang 6 Phân tích tác động của thuế sử dụng đất nông nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng Việc tăng cường sử dụng đất như là một kết quả tất yếu của việc dùng thuế có hiệu quả, dẫn đến phân phối lại nguồn lực từ chủ thể sử dụng ít hiệu quả thành chủ thể sử dụng có hiệu quả thông qua thị trường được hỗ trợ bởi kinh nghiệm quốc tế. 3.2 Thuế đất gây ra phân phối lại đất. Tác động của thuế đất nông nghiệp như là một cơ chế truyền dẫn đến việc tái phân phối thị trường đất. Xem xét Brazil, Assuncao và Moreira (2005) lưu ý rằng thuế đất (thuế tài sản nông thôn - ITR) ở Brazil được dùng để hỗ trợ các chính sách công cộng để phân phối lại đất, nhưng rất ít thành công. Họ cho rằng có một mức độ cao về việc trốn thuế và gây cản trở hiệu quả của chính sách quản lý việc nắm giữ đất.Thuế được thu bởi chính quyền địa phương nơi chủ đất lớn thường vận động hành lang để trốn thuế. Ngoài ra, thuế được dựa trên đất "không sử dụng", đó là điều rất khó khăn để xác định.Mặc dù có những hạn chế, các nhà kinh tế học vẫn kết luận rằng "thuế đất thích hợp có thể điều chỉnh giá đất trong nền kinh tế, lôi kéo phân phối lại đất từ các chủ đất lớn chuyển nhượng cho nông dân sản xuất nhỏ hơn. Strasma và cộng sự (1987) kết luận rằng việc sử dụng thuế đất nông nghiệp để phân phối lại kích thích đã không thành công bởi vì thuế đất đối với tỷ lệ quá thấp ảnh hưởng đến các quyết định của chủ sở hữu bất động sản. Shearer và cộng sự (1991) lạc quan và thận trọng về thuế đất như một công cụ chính sách để khuyến khích phân phối lại ở các nước Mỹ Latinh. 4. Những khía cạnh ưu đãi của thuế sử dụng đất nông nghiệp - Miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân có thu nhập thấp nhằm tạo tính công bằng xã hội, kích thích lao động sản xuất. - Ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, khuyến khích phân phối lại nguồn lực có hiệu quả, kích thích nông nghiệp phát triển, thu hút nguồn lực vào nông nghiệp như nhân lực, vật lực, tài lực … CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM. 1. Cơ sở pháp lý của thuế sử dụng đất nông nghiệp HVTH: Trần Thanh Nhân Trang 7 Phân tích tác động của thuế sử dụng đất nông nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng 1.1 Giai đoạn trước khi Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp ra đời Thuế nông nghiệp ở nước ta được ban hành ngày 11/5/1951 theo sắc lệnh số 031/SL của chủ tịch nước và được áp dụng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở Miền Nam, sắc lệnh thuế nông nghiệp đã được bổ sung và sửa đổi cho phù hợp với nhiệm vụ xây dựng và cải tạo nền kinh tế nước nhà. Theo sắc lệnh này, thuế nông nghiệp được coi là thuế hoa lợi trên đất. Ðầu năm 1983, Nhà nước ban hành Pháp lệnh thuế nông nghiệp áp dụng thống nhất trong cả nước. Tuy nhiên, để phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, từ năm 1989 Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh sửa đổi bổ sung Pháp lệnh về thuế nông nghiệp để chuyển từ hình thức hoa lợi trên đất sang thuế bao hàm cả thuế đấtthuế hoa lợi trên đất. Việc chuyển nến kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải đổi mới toàn diện mọi mặt quản lý kinh tế của đất nước trong khi Pháp lệnh thuế nông nghiệp năm 1983 và Pháp lệnh sửa đổi bổ sung năm 1989 đã bộc lộ nhiều hạn chế và tỏ ra không phù hợp. 1.2 Sau khi Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp ra đời. Nhằm hạn chế những khuyết điểm của các văn bản pháp quy về việc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp và khuyến khính sử dụng đất nông nghiệp có hiệu qủa, đảm bảo thực hiện công bằng, hợp lý trong việc đóng góp thu nhập cuả các tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, ngày 10/7/1993 Quốc hội khóa 9 kỳ họp thứ III đã thông qua Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và có hiệu lực thi hành từ 1/1/1994. Chính phủ đã có Nghị định số 73, 74 ngày 25/10/1993 và Bộ tài chính có Thông tư số 89 ngày 9/1/1993 hướng dẫn thi hành chi tiết Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp. Nghị định số 84-CP ngày 08/8/1994 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành pháp lệnh thuế bổ sung đối với hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức diện tích. HVTH: Trần Thanh Nhân Trang 8 Phân tích tác động của thuế sử dụng đất nông nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng Nghị định số 20/2011/NĐ-CP ngàỵ 23/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 về việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp và một số thông tu hướng dẫn khác. 2. Đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp Căn cứ Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp do Quốc hội ban hành ngày 10/7/1993, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1994. - Tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp đều phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp (gọi chung là hộ nộp thuế). - Hộ được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sử dụng đất nông nghiệp phải nộp tiền thuê đất theo quy định tại Điều 29 của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của Luật này. 3. Phương pháp tính thuế sử dụng đất nông nghiệp Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp: 3.1 Diện tích Diện tích tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là diện tích giao cho hộ sử dụng đất phù hợp với sổ địa chính Nhà nước. Trường hợp chưa lập sổ địa chính thì diện tích tính thuế là diện tích ghi trên tờ khai của hộ sử dụng đất 3.2 Hạng đất Căn cứ để xác định hạng đất gồm các yếu tố: - Chất đất; - Vị trí; HVTH: Trần Thanh Nhân Trang 9 Phân tích tác động của thuế sử dụng đất nông nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng - Địa hình; - Điều kiện khí hậu, thời tiết; - Điều kiện tưới tiêu. Chính phủ quy định tiêu chuẩn hạng đất tính thuế theo các yếu tố nói tại Điều này và có tham khảo năng suất bình quân đạt được trong điều kiện canh tác bình thường của 5 năm (1986 - 1990). Hạng đất tính thuế được ổn định 10 năm. Trong thời hạn ổn định hạng đất, đối với vùng mà Nhà nước đầu tư lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao, Chính phủ điều chỉnh lại hạng đất tính thuế. Căn cứ vào tiêu chuẩn của từng hạng đất và hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác định hạng đất tính thuế cho từng hộ nộp thuế trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Định suất thuế một năm tính bằng kilôgam thóc trên 1 ha của từng hạng đất như sau: 3.2.1. Đối với đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Hạng đất Định suất thuế 1 550 2 460 3 370 4 280 5 180 6 50 3.2.2. Đối với đất trồng cây lâu năm: Hạng đất Định suất thuế HVTH: Trần Thanh Nhân Trang 10

Ngày đăng: 28/12/2013, 20:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan