GIẢI QUYẾT vụ án LY hôn có yếu tố nước NGOÀI tại tòa án NHÂN dân THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

29 1.4K 14
GIẢI QUYẾT vụ án LY hôn có yếu tố nước NGOÀI tại tòa án NHÂN dân THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA LUẬT SVTH: NGÔ VĂN THÀNH THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN LY HÔN YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD : TH.S CHÂU QUỐC AN TP.HCM 3/2012 GVHD : TS.Châu Quốc An * Chuyên Đề Thực Tập MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………… .………… ….1 CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI…… .… 4 1.1. Khái niệm và đặc trưng pháp về vụ án Hôn nhân và gia đình………………………………………………………………………… 4 1.1.1. khái niệm về vụ án Hôn nhân và gia đình yếu tố nước ngoài .4 1.1.2. Đặc trưng pháp về vụ án Hôn nhân và gia đình yêu tố nước ngoài .4 1.2. Những quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp yêu tố nước ngoài. ………………………………………………………………… 7 1.2.1. Căn cứ phát sinh vụ án hôn nhân gia đình .7 1.2.2. Căn cứ xác định vụ án hôn nhân gia đình yếu tố nước ngoài .1 CHƯƠNG II: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ…….16 2.1. Thực tiễn giải quyết vụ án Hôn nhân và gia đình yếu tố nước ngoài tại tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh .16 2.2. Những vướng mắc và kiến nghị trong giải quyết vụ án Hôn nhân và gia đình yếu tố nước ngoài 17 KẾT LUẬN…………………………………………………………………26 NHẬT KÍ THỰC TẬP SVTH : Ngô Văn Thành MSSV : K085031624 GVHD : TS.Châu Quốc An * Chuyên Đề Thực Tập DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT SVTH : Ngô Văn Thành MSSV : K085031624 GVHD : TS.Châu Quốc An * Chuyên Đề Thực Tập SVTH : Ngô Văn Thành MSSV : K085031624 GVHD : TS: Châu Quốc An 5 Chuyên Đề Thực Tập LỜI MỞ ĐẦU Gia đình - hạt nhân cốt lõi của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng để hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình lại càng tốt hơn. Sự tác động và chi phối lẫn nhau giữa gia đình và xã hội được khẳng định rõ nét trong hôn nhân. Bởi lẽ, nền tảng vững chắc để xây dựng gia đình chủ yếu là xuất phát từ quan hệ hôn nhân Luật Hôn nhân và gia đình là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam , gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ Hôn nhân và gia đình và các vấn đề khác liên quan đến Hôn nhân và gia đình. Hay nói cách khac luật Hôn nhân và gia đình là một văn bản quy phạm pháp luật được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành quy định chế độ Hôn nhân và gia đình, trách nhiệm của công dân, Nhà nước và Xã hội trong việc xây dựng, củng cố Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Xuất phát từ việc đánh giá đúng vai trò quan trọng của Hôn nhân và Gia đình trong mọi thời kì, Đảng và Nhà nước ta luôn giành sự quan tâm to lớn đối với vấn đề Hôn nhân và gia đình và sớm đã chủ trương thể chế hóa bằng pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng về vấn đề này. Sau khi cách mạng tháng 8 thành công Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, trên sở hiến pháp năm 1959, một trong những đạo Luật được ban hành sớm nhất là Luật Hôn nhân và Gia đình công cụ góp phần quan trọng để Nhà nước xây dựng và thực hiện hai nhiệm vụ bản:  Xóa bỏ chế độ Hôn nhân và gia đình phong kiến, lạc hậu.  Xây dựng chế độ Hôn nhân và gia đình mới Xã Hội Chủ Nghĩa, góp phần thúc đẩy sự nghiệp cách mạng trong phạm vi cả nước. Tùy từng giai đoạn phát triển của Xã hội, Luật Hôn nhân và gia đình những nhiệm vụ củ thể khác nhau đáp ứng những đòi hỏi của giai đoạn lịch sử đó nhằm phục vụ cho việc xây dựng những quan hệ Xã hội mới của chế độ Xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy sau khi Luật Hôn nhân gia đình năm 1959 ra đời thì nhà nước ta đã hai lần thay đổi bổ sung một số nội dung bản của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959. Đó là vào năm 1986 năm đầu của thời kì đổi mới,qua hơn 13 năm thi hành, những quy định pháp luật chung của Luật vẫn được phát huy hiệu lực trong đời sống Xã hội, được nhân dân tôn trọng và chấp hành. Tuy nhiên, bên cạnh Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 cũng bộc lộ những vấn đề bất cập cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Cho nên năm 2000 thì Nhà nước ta đã ban hành Luật Hôn GVHD : TS: Châu Quốc An 6 Chuyên Đề Thực Tập nhân và gia đình năm 2000 để thay thế cho Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986. Ngày nay, trong xu thế hội nhập - quốc tế hoá ngày càng được mở rộng thì hòa vào sự phát triển của nền kinh tế, quan hệ hôn nhân cũng được hình thành dưới nhiều góc độ khác nhau của xã hội, dựa trên những nguyên tắc nhất định. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc tôn giáo, giữa người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ trên sở nguyên tắc tiến bộ, một vợ , một chồng bình đẳng. sở thiết lập quan hệ hôn nhân hiện nay đã vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia, chịu tác động và chi phối bởi các yếu tố nước ngoài. Do tính chất phức tạp vốn của quan hệ này, nhà nước đã kịp thời thừa nhận và bảo vệ bằng cách thông qua hình thức ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh và những sửa đổi bổ sung để hoàn thiện nội dung của chế định trên thực tế. Cụ thể, những văn bản ra đời trước như Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986, Pháp lệnh Hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, và hiện nay là Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 về quan hệ Hôn nhân và gia đình yếu tố nước ngoài, Nghị định số 69/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002. Đây là sở pháp vững chắc hướng các chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình yếu tố nước ngoài phát huy tối đa quyền tự do bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và đảm bảo trật tự cũng như sự ổn định xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng pháp luật đã bộc lộ không ít những thiếu sót và bất cập, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chủ thể trong quan hệ hôn nhân và những giá trị đạo đức truyền thống của xã hội xưa nay, kết hôn yếu tố nước ngoài một mặt thể hiện ý nghĩa tích cực, thúc đẩy giao lưu hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực nhưng vẫn không thể phủ nhận những hạn chế đang tồn tại trong trong đó. Thực tiễn cho thấy qua hơn mười một năm áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình ở nước ta, bên cạnh những điểm phù hợp thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 còn môt số điểm hạn chế nhất định Là một sinh viên được đi thực tiễn ở tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tôi muốn tìm hiểu về các vấn đề thuộc lĩnh vực Hôn nhân và gia đình đặc biệt là về các vụ án ly hôn yếu tố nước ngoài. Từ suy nghĩ này của bản thân tôi mong muốn được học tập, tìm hiểu và vận dụng những kiến thức đã biết vào thực tế để góp phần nhỏ bé vào việc xây dựng, củng cố chế độ Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Thực trạng giải quyết vụ án ly hôn yếu tố nước GVHD : TS: Châu Quốc An 7 Chuyên Đề Thực Tập ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh” làm bài viết thu hoạch thực tập tốt nghiệp cho bản thân mình. Trong phạm vi bài báo cáo này tôi xin phân tích một số quy định của pháp luật hiện hành để cho thấy được những khó khăn và vướng mắc trong việc áp dụng và thực trạng của việc ly hôn yếu tố nước ngoài hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh. Trên những sở đó sẽ tổng kết và rút ra những tồn tạigiải pháp để từ đó tiến tới khắc phục vấn đề và từ những tài liệu, thực tiễn tại tòa một số kiến nghị và đề xuất. Về kết cấu đề tài được xây dựng với hai chương : • Chương 1. Những quy định pháp luật về Hôn nhân và gia đình • Chương 2. Thực tiễn và áp dụng pháp luật Hôn nhân và gia đình và những vướng mắc-kiến nghị Trong quá trình thực hiện, bài viết khó thể tránh khỏi những thiếu sót . Rất mong các thầy giáo, giáo cùng với bạn đọc tham khảo và góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn ! GVHD : TS: Châu Quốc An 8 Chuyên Đề Thực Tập CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI. 1.1. Khái niệm và đặc trưng pháp về vụ án Hôn nhân và gia đình. 1.1.1. khái niệm về vụ án Hôn nhân và gia đình yếu tố nước ngoài Vụ án hôn nhân và gia đình là những việc phát sinh tại Tòa án do các đương sự khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, hay quyền, lợi ích hợp pháp của người khác đang bị tranh chấp và mối quan hệ hôn nhân và gia đình này yếu tố nước ngoài. Quan hệ hôn nhân và gia đình yếu tố nước ngoài là việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con và việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam với nhau và giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài. - Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài” là người quốc tịch Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài, không kể người đó đã nhập quốc tịch nước ngoài hay chưa. - Công dân Việt Nam đang tạm trú thời hạn ở nước ngoài (nhằm mục đích công tác, học tập, lao động .) hoặc đã hết thời hạn tạm trú ở nước ngoài mà không được nước ngoài cho phép cư trú thì không thuộc diện “định cư” ở nước ngoài (sau đây gọi là công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài). Việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài với nhau hoặc với công dân Việt Nam thường trú ở trong nước. Vụ án hôn nhân và gia đình yếu tố nước ngoài xảy ra khi các quan hệ trên sảy ra tranh chấp giữa quyền và nghĩa vụ của các bên và đơn khởi kiện ra tòa thẩm quyền và được tòa thụ lý. 1.1.2. Đặc trưng pháp về vụ án Hôn nhân và gia đình yêu tố nước ngoài tranh chấp và phải được tòa án thụ thì mới phát sinh vụ án Cuộc sống gia đình thường xảy ra mẫu thuẫn, tranh cãi, thậm chí bạo lực gia đình… Những mâu thuẫn này ngày càng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được và để giải quyết các mâu thẫn đó thì các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình đó khởi kiện ra tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp cần giải quyết Khởi kiện dân sự về hôn nhân gia đình là những hoạt động trong quá trình tố tụng về Hôn nhân gia đình bao gồm: Khởi kiện Ly hôn, Phân chia tài sản vợ - chồng, Chia di sản thừa kế hoặc các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình như: Yêu cầu xác định cha mẹ cho con, Yêu cầu xác định con cho cha mẹ, Yêu cầu tuyên bố một người đã chết, mất tích … và các Yêu cầu khởi kiện khác yếu tố Hôn nhân gia đình. GVHD : TS: Châu Quốc An 9 Chuyên Đề Thực Tập Căn cứ Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, đương sự quyền khởi kiện để Tòa án giải quyết vụ án dân sự và quyền yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc dân sự. các chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình mâu thuẫn phát sinh không thể giải quyết đơn yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp. Như vậy, khi muốn Tòa án giải quyết một tranh chấp, các bên phải làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp đó gửi tới tòa án nhân dân thẩm quyền. Sau khi nhận đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, nếu Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện xét thấy vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết thì thông báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí; trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì thông báo cho người khởi kiện biết về việc thụ vụ án. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí. Toà án thụ vụ án vào ngày người khởi kiện xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ vụ án là ngày Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết việc thụ lý.” vụ án hôn nhân và gia đình phát sinh khi các yêu cầu giải quyết đó được tòa án ra quyết định thụ lý.  Tranh chấp trong quan hệ hôn nhân và gia đình là mâu thuẫn giữa quyền và nghĩa vụ của các bên theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Tranh chấp Hôn nhân gia đình là nguyên nhân bản dẫn tới hậu quả ly hôn. Một số dạng tranh chấp chủ yếu như tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, nhưng chủ yếu mọi tranh chấp về hôn nhân gia đình xảy ra khi hôn nhân tan vỡ. Tranh chấp hôn nhân gia đình xảy ra khi mọi thành viên trong gia đình không thống nhất giải quyết được các vấn đề về tài sản, con cái . Tranh chấp hôn nhân gia đình là một lĩnh vực thể nói là rất phức tạp, liên quan đến nhiều cá nhân, nhiều thế hệ. Đơn giản vì ai cũng gia đình ( cha mẹ, vợ chồng, con cái) và mọi sự biến động liên quan đến gia đình đều làm phát sinh hàng loạt các vấn đề pháp phức tạp. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình: - Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. - Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. - Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. - Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ - Tranh chấp về cấp dưỡng. - Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật quy định  Chủ thể trong vụ án hôn nhân và gia đình. GVHD : TS: Châu Quốc An 10 Chuyên Đề Thực Tập Chủ thể tham gia vào quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài rất đa dạng bao gồm một trong những đối tượng sau: - Người nước ngoài là người không quốc tịch Việt Nam bao gồm: Công dân nước ngoài là người không quốc tịch. Trên sở kế thừa những quy định của pháp luật trước đó, Nghị định số 68/2002/NĐ- CP ngày 10/7/2002 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về quan hệ một cách cụ thể bằng cách liệt kê rõ ràng. Trong đó: + Công dân nước ngoài được hiểu là người quốc tịch nước ngoài, không phải là người quốc tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. + Người không quốc tịch là người không quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào. Cả hai đối tượng nêu trên đều được Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam điều chỉnh trong quan hệ kết hôn yếu tố nước ngoài, không sự phân biệt khi xác lập quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau. - Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam (khoản 2 điều 9 Nghị định 68). Do điều kiện cuộc sống hay tính chất công việc họ đang làm mà những người này đã đến và sinh sống lâu dài tại Việt Nam. Và theo đó một nhu cầu hoàn toàn khả năng phát sinh đó chính là việc đăng ký kết hôn. Những đối tượng đó sẽ trở thành chủ thể trong vụ án hôn nhân và gia đình yếu tố nước ngoài khi họ yêu cầu giải quyết tại quan thẩm quyền tại Việt Nam. - Ngoài ra, những công dân Việt Nam ra nước ngoài sinh sống một cách hợp pháp và kết hôn tại quan thẩm quyền của nước sở tại cũng được đặt ra và xem đây là một trong những trường hợp hôn nhân yếu tố nước ngoài. Khi yêu cầu giải quyết tranh chấp tại quan thẩm quyền thì đây là vụ án hôn nhân yếu tố nước ngoài. Căn cứ để xác lập mối quan hệ hôn nhân ở đây là theo pháp luật nước ngoài mặc dù chủ thể tham gia là người Việt Nam. Tóm lại, vụ án hôn nhân yếu tố nước ngoài được hiểu là là việc giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình theo quy định của pháp luật về điều kiện yêu cầu giải quyết giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam, và công dân Việt Nam với nhau tại quan thẩm quyền nước ngoài. Quan hệ này được quy định cụ thể trong pháp luật hiện hành, cụ thể là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 68 và Nghị định số 69 của Chính phủ. Tạo sở pháp để điều chỉnh các quan hệ mới phát sinh, đảm bảo sự ổn định và trật tự xã hội. . Thực tiễn giải quyết vụ án Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Sau đây tôi xin ví dụ một vụ án “chia tài. ngoài. 1 CHƯƠNG II: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN

Ngày đăng: 28/12/2013, 20:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan