Ý niệm của người việt về tình yêu trong ca dao từ bình diện tri nhận

87 1.1K 5
Ý niệm của người việt về tình yêu trong ca dao từ bình diện tri nhận

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục lục Trang Mở đầu 1 Chơng 1 Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài 1.1. Một số đặc điểm của ca dao Việt Nam . . 6 1.2. ý niệm trong ngôn ngữ học tri nhận 9 Chơng 2 ý niệm về tình yêu đợc biểu đạt qua từ vựng 2.1. Từ, ý niệm từ vựng và sự trải nghiệm 22 2.2. Lớp từ ngữ phản ánh ý niệm cân xứng- hài hoà trong tình yêu . 26 2.3. Lớp từ ngữ phản ánh ý niệm tình yêu hớng đến hôn nhân. 35 2.4. Lớp từ ngữ phản ánh ý niệm tình yêu có màu sắc, hơng vị và thuộc tính mềm mại 41 chơng 3 ý niệm tình yêu đợc biểu đạt qua ẩn dụ ý niệm 3.1. ẩn dụ ý niệm (ẩn dụ tri nhận) . 49 3.2. ẩn dụ ý niệm tình yêu trong ca dao ngời Việt 52 Kết luận 71 Tài liệu tham khảo 73 Phụ lục 77 1 mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong các loại hình văn học dân gian của dân tộc ta, ca dao là loại hình có mối quan hệ gần gũi hơn cả với lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân. Ngời bình dân Việt Nam thời xa rất a dùng ca dao để thổ lộ tâm tình và nói lên những suy nghĩ về cuộc sống. Đặc biệt các chàng trai, cô gái thời xa sử dụng ca dao nh là phơng tiện hữu hiệu nhất để trò chuyện diễn tả tình cảm, tâm trạng trong quan hệ tình bạn, tình yêu. Có thể nói, muốn hiểu biết về tình cảm của nhân dân Việt Nam xem dồi dào, thắm thiết, sâu sắc đến mức độ nào, rung động nhiều hơn cả về những khía cạnh nào của cuộc đời thì không thể nào không nghiên cứu ca dao Việt Nam mà hiểu biết đợc. Do vậy, tìm hiểu ca dao là để hiểu thêm vẻ đẹp trong tâm hồn, tài nghệ, lẽ sống và văn hoá ứng xử của con ngời Việt Nam bao thế hệ. Điều đó cũng nói lên rằng, tuy là một phơng tiện ngôn ngữ, nhng ca dao lại ẩn chứa bên trong nó nhiều giá trị văn hoá dân tộc. 1.2. Với vẻ đẹp tuyệt vời trên nhiều bình diện nghệ thuật và giá trị bất hủ về nội dung mà ca dao đã đợc đa vào giảng dạy trong nhà trờng từ rất lâu và là đối tợng nghiên cứu của nhiều công trình, chuyên luận từ nhiều góc độ khác nhau. Lâu nay, giới nghiên cứu văn học và ngôn ngữ học đã cày xới nhiều trên mảnh đất màu mỡ này và cũng đã thu hái đợc nhiều hoa thơm trái ngọt vô giá của tâm hồn và trí tuệ ông cha kết tinh lại trong đó. Tuy nhiên, ca dao nh nguồn tài nguyên vô tận, khai thác mãi vẫn không đi đến kiệt cùng mà dờng nh càng khai thác càng làm lộ thiên thêm những tầng sa khoáng mới lấp lánh hấp dẫn. Vấn đề ý niệm của ngời Việt trong ca dao giống nh một vỉa sa khoáng mới đợc phát hiện cần đợc khai thác, nghiên cứu đặng giúp cho chúng ta thấy rõ hơn giá trị, vẻ đẹp nhiều mặt của ca dao sản phẩm sáng tạo ngôn từ vô giá mà cha ông để lại cho muôn đời sau. 2 1.3. Ngôn ngữ học tri nhận là một khuynh hớng trong khoa học về ngôn ngữ ra đời vào nữa sau thế kỷ XX có đối tợng nghiên cứu đặc thù là mối quan hệ giữa ngôn ngữ và các quá trình t duy của con ngời (bao gồm trí tuệ, sự hiểu biết, sự thông hiểu, trí nhớ, ý niệm hoá thế giới) trên cơ sở kinh nghiệm và suy luận logíc. Là một khuynh hớng mới đang rất thịnh hành của ngôn ngữ học hiện đại trên phạm vi toàn thế giới nên việc thể nghiệm nó để nghiên cứu tiếng Việt, theo thiển nghĩ của chúng tôi, là rất cần thiết và hữu ích cho việc nghiên cứu lí luận ngôn ngữ học và Việt ngữ học ở nớc ta. Với những lí do trên, chúng tôi chọn ý niệm của ngời Việt về tình yêu trong ca dao từ bình diện tri nhận làm đề tài cho luận văn. 2. Đối tợng và mục đích nghiên cứu 2.1. Đối tợng Trong luận văn này, đối tợng nghiên cứu của chúng tôi là ý niệm của ng- ời Việt về tình yêu trong ca dao. Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ mà luận văn yêu cầu, chúng tôi chọn mảng ca dao tình yêu trong: Kho tàng ca dao ngời Việt do Nguyễn Xuân Kính Phan Đăng Nhật chủ biên, Nxb Văn hóa- Thông tin, 2003 để khảo sát. Bởi lẽ theo chúng tôi, đây là công trình su tập, biên soạn công phu, khoa học nhất từ trớc đến nay về ca dao Việt Nam - hòn ngọc quý của vốn văn hóa - văn nghệ cổ truyền của dân tộc cần đợc quý trọng và bảo vệ. 2.2. Mục đích nghiên cứu Với đề tài này chúng tôi nhằm thực hiện các mục đích sau: - Tìm hiểu sự tri nhận cũng nh ý niệm hoá phạm trù tình yêu của ngời Việt qua những phơng thức biểu đạt của ca dao. - Xác lập một cách hiểu, một cơ sở tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận về vẻ đẹp lấp lánh của mảng ca dao tình yêu trong kho tàng ca dao ngời Việt. 3 - Rút ra những nét đặc trng về văn hóa ứng xử truyền thống trong quan hệ nam nữ của ngời Việt, đồng thời thấy đợc mối quan hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và văn hoá. 3. Lịch sử vấn đề Từ lâu việc tìm hiểu, nghiên cứu ca dao ngời Việt đợc giới nghiên cứu cả trong và ngoài nớc quan tâm. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ca dao ngời Việt mang lại cho những ai yêu quý vốn văn hóa dân gian cổ truyền dân tộc những phát hiện lí thú, hấp dẫn. Tuy nhiên, lâu nay ngời ta chỉ quan tâm nhiều đến ca dao Việt Nam ở góc độ tra cứu, lý luận văn học. Dới góc độ ngôn ngữ học, dù đã có những công trình có giá trị của Đỗ Hữu Châu, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Văn Tu, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa, Đái Xuân Ninh, ĐinhTrọng Lạc, Nguyễn Nhã Bản, Đỗ Thị Kim Liênvà nhiều chuyên luận, luận văn, luận án của sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh nhng vẫn còn nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ để cho những ngời yêu thích lĩnh vực này tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu. Đặc biệt, gần đây giới ngôn ngữ học quan tâm đến Ngôn ngữ học tri nhận nhng ở nớc ta hiện nay, việc nghiên cứu ngôn ngữ dới góc độ của huynh hớng tri nhận thực sự là cha nhiềù. Năm 2005 xuất hiện cuốn sách của Lý Toàn Thắng Ngôn ngữ học tri nhận từ lí thuyết đại c ơng đến thực tiển tiếng Việt ( Nxb KHXH, HN), đem đến cho ngời đọc cái nhìn phác thảo về ngôn ngữ học tri nhận, và sự vận dụng nó để nghiên cứu, phân tích một số ý niệm về không gian trong tiếng Việt. Bài báo của Trần Trơng Mỹ Dung Tìm hiểu ý niệm buồn trong tiếng Nga và tiếng Anh đăng trong T/c Ngôn ngữ, số 8, 2005 nghiên cứu về ý niệm nh một trong những phạm trù cơ bản của Ngôn ngữ học tri nhận. PGS. TSKH Trần Văn Cơ cho đăng Ngôn ngữ học tri nhận là gì? trong T/c Ngôn ngữ, số 7, 2006. Tác giả bài báo nêu ra một số thuật ngữ mà ông cho là tối cần thiết, là chìa khoá giúp mở cánh cửa đi vào ngôn ngữ học tri nhận 4 và những vấn đề cơ bản của nó. Trong tập san ngữ học trẻ 2006, một số tác giả vận dụng lí thuyết về ẩn dụ ý niệm để giải mã nghĩa của thành ngữ (Nguyễn Ngọc Vũ-ĐHSP Tp HCM Về một cách giải thích nghĩa của thành ngữ từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận), chỉ ra mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá hiểu biết về một ngôn ngữ là có thể có đợc sự hiểu biết cơ bản về văn hoá của một dân tộc, và ngợc lại, khi hiểu về văn hoá của một dân tộc sẽ vô cùng thuận lợi trong việc tiếp nhận ngôn ngữ của dân tộc đó( Nguyễn Thị ý Nhi- ĐH KHXH&NV- ĐHQG HN Bớc đầu khảo sát ẩn dụ tình yêu trong tiếng Anh và tiếng Việt)Và một số bài viết của PGS. TS Nguyễn Hoà, TS Phan Văn Hoà, PGS. TS Nguyễn Đức Tồnđăng trên T/c Ngôn ngữ về vai trò của ẩn dụ là công cụ tri nhận của con ngời. Kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trớc về ý niệm, ẩn dụ ý niệm và sự gợi ý của TS Lê Đình Tờng về việc tiếp cận tác phẩm văn học từ phơng diện tri nhận, chúng tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu ý niệm của ngời Việt về tình yêu trong ca dao từ bình diện tri nhận. 4. Đóng góp của đề tài Đây là công trình nghiên cứu ca dao tình yêu của ngời Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận, từ đó rút ra đợc những ý niệm của ngời Việt về tình yêu qua những phơng thức thể hiện quen thuộc của ca dao. Qua đề tài này, chúng tôi hi vọng góp thêm một kiến giải mới về vẻ đẹp, sức hấp dẫn của kho tàng ca dao Việt Nam trên bình diện ngữ nghĩa-ngữ dụng. Đồng thời có thể giúp cho việc giảng dạy ca dao trong nhà trờng theo một hớng mới, cách tiếp cận mới từ góc độ ngôn ngữ tri nhận. 5. Phơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đợc mục đích đề ra và giải quyết những nhiệm vụ mà luận văn yêu cầu, chúng tôi sử dụng các phơng pháp sau: 5 - Phơng pháp điều tra: Thu thập số liệu. - Phơng pháp xử lí: Phân tích số liệu. - Phơng pháp tổng hợp khái quát. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và mục Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba chơng: Chơng 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài. Chơng 2: ý niệm về tình yêu đợc biểu đạt qua từ vựng. Chơng 3: ý niệm về tình yêu đợc biểu đạt qua ẩn dụ ý niệm. Cuối cùng là phần Phụ lục. 6 Chơng 1 CƠ sở Lý THUyết LIÊN QUAN Đến Đề Tài 1.1. Một số đặc điểm của ca dao Việt Nam 1.1.1. Khái niệm ca dao Ca dao là một thể loại của sáng tác thơ dân gian tiếng Việt. Trớc đây, ca dao còn đợc gọi là phong dao (có lẽ vì có những bài ca dao phản ánh phong tục của mỗi địa phơng, mỗi thời đại). Đây là những thuật ngữ Hán Việt, đợc các nhà nho ngời Việt dùng để gọi phần lời thơ trong vốn ca hát và lời nói ví truyền miệng trong dân gian. Ca dao không có ranh giới rõ rệt với dân ca. Nó là phần lời thơ của các bài dân ca những sáng tác kết hợp thơ với nhạc. Tuy nhiên cũng có những lời của dân ca không gọi là ca dao, đồng thời cũng lại có những câu, những bài thơ dân gian đợc sáng tác ra không phải để hát mà để đọc, nếu đợc phổ biến rộng rãi thì cũng gọi là ca dao. Nói chung, ca dao là những sáng tác trữ tình dân gian có nội dung chính là đời sống nội tâm, đời sống t tởng, tình cảm của ngời bình dân. 1.1.2. Một số đặc điểm của ca dao Việt Nam - Về nội dung: Ngời bình dân Việt nam thời xa rất a dùng ca dao-dân ca để thổ lộ tâm tình và nói lên những suy nghĩ về cuộc sống. Khi nói chuyện với nhau, cùng với các câu tục ngữ, thành ngữ, họ cũng hay dẫn những câu ca daoý nghĩa sâu sắc để lời nói thêm đậm đà và tăng sức thuyết phục. Nhng chỉ khi ca hát họ mới bộc lộ đợc đầy đủ đời sống nội tâm của mình. Rất nhiều hình thức ca hát đã trở thành những tập quán lâu đời gắn liền với những sinh hoạt lao động, sinh hoạt gia đình và sinh hoạt cộng đồng của ngời bình dân thời xa. Trong các sinh hoạt ca hát này, đã có rất nhiều bài ca dao ra đời, diễn tả những suy nghĩ sâu sắc, 7 những tâm trạng, những tình cảm và cảm xúc tiêu biểu của ngời bình dân đối với lao động, đối với cuộc sống gia đình và xã hội. Bên cạnh nội dung diễn tả niềm vui lao động, t tởng đề cao lao động, ca dao hay nói đến những nổi vất vả trong lao động, những nổi dắng cay, buồn tủi vì cuộc sống nghèo khó, làm không đủ ăn. Đời sống vật chất thấp kém, cộng với những nổi cực nhục mà những ngời dân thấp cổ bé họng phải chịu đựng trong một xã hội đầy rẫy những bất công do sự lộng hành của những kẻ có của và có quyền gây nên, đó là đề tài cho hàng loạt bài ca daotính chất than thân, phản kháng, thể hiện sự bất bình, nói lên những đòi hỏi về dân chủ, nhân đạo của ng- ời bình dân thời xa. Một mảng nội dung lớn và hầu nh bao quát toàn bộ các đề tài của ca dao Việt Nam ấy là niềm khao khát sống đậm tình nặng nghĩa, có đạo lí, hiếu trung. Nó đợc thể hiên trực tiếp qua: - Tình yêu quê hơng làng xóm. - Tình cảm gia đình. - Tình yêu nam nữ. - Tình thầy trò, tình bạn bè. - Tình cảm của những thành viên sống trong cùng một cộng đồng (làng-nớc) - Về hình thức nghệ thuật: +, Thể thơ: Ca dao thờng đợc sáng tác theo hai thể thơ truyền thống là thể lục bát và thể song thất lục bát. Ngoài ra còn có thể nói lối (nói bằng văn vần, mỗi câu gồm từ hai, ba, bốn đến nhiều tiếng). Mỗi thể thơ nói trên đều có những qui định về số tiếng trong câu, về cách gieo vần và về thanh điệu (luật bằng trắc). Nếu bài ca dao sáng tác đúng theo 8 những qui định ấy thì ta có dạng nguyên thể. Nhng ca dao thờng hay sử dụng các dạng biến thể. Phần lớn dạng biến thể là dạng của thể thơ trong đó các qui định tối thiểu về số lợng và trật tự của các vần và các thanh điệu thì vẫn đợc tuân theo, song số lợng các tiếng trong câu thì thay đổi. +, Cách diễn ý và lập ý: Ca dao thờng diễn ý bằng các hình ảnh so sánh và ẩn dụ; thờng lập ý bằng hình thức đối đáp, hình thức mở đầu bằng cách miêu tả khung cảnh thiên nhiên hoặc khung cảnh sinh hoạt, hình thức điệp ngữ +,Ngôn ngữ: Ngôn ngữ ca dao là ngôn ngữ thơ song vẫn không cách xa với ngôn ngữ của lời nói hàng ngày, từ cách dùng từ tới cách đặt câu. Tác giả Mai Ngọc Chừ trong một bài nghiên cứu về ngôn ngữ ca dao Việt Nam đã khẳng định: ngôn ngữ ca dao đã kết tụ những đặc điểm nghệ thuật tuyệt vời nhất của tiếng Việt. Nó có cả những đặc điểm tinh tuý của ngôn ngũ văn học đồng thời nó còn là sự vận dụng linh hoạt, tài tình, có hiệu quả cao của ngôn ngữ chung, ngôn ngữ hội thoại vào một loại ngôn ngữ truyền miệng đặc biệt: truyền miệng bằng thơ. Thật vậy, ngôn ngữ ca dao có rất nhiều những từ sinh động của lời ăn tiếng nói dân gian, những thành ngữ, tục ngữ và cách nói theo kiểu thành ngữ, tục ngữ, những lối chơi chữ dí dỏm và táo bạo. Tính chất phơng ngữ thể hiện trong ca dao rất rõ, in đậm dấu ấn phong cách nói năng của từng cộng đồng ngời ở mỗi vùng miền trên đất nớc ta. 1.2.3. Mảng ca dao trữ tình về tình yêu nam nữ Tình yêu là một khái niệm hết sức trừu tợng, dù mọi ngời ai cũng rất quen với khái niệm tình yêu, nhng để trả lời câu hỏi tình yêu là gì? thì lại không đơn giản. Những ngời đã yêu vẫn bàn về tình yêu. Những ngời đang tới tuổi yêu thì có một nhu cầu tìm hiểu về khái niệm tình yêu. Chủ điểm tình yêu đã trở thành bất tận trong cuộc sống. Khó đa ra một định nghĩa khoa học về tình yêu, có lẽ vì yêu là một tình cảm cực kì phong phú, bao hàm nhiều mặt về nội dung. Tuy nhiên, có thể nói một cách khái quát, tình yêutình cảm cao nhất 9 trong quan hệ nam nữ. Nó biểu thị mối quan hệ giữa hai ngời khác giới cảm thấy có một nhu cầu phải gắn bó lại với nhau để sống, tự nguyện hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình. Trong kho tàng ca dao ngời Việt, bộ phận ca dao tình yêu đôi lứa là bộ phận phong phú nhất. Tính chất phong phú của ca dao tình yêu đôi lứa trớc hết thể hiện qua số lợng, nó chiếm số lợng nhiều nhất trong các bộ phận của kho tàng ca dao Việt Nam. Điều này là dễ hiểu, bởi lẽ các chàng trai cô gái thời xa sử dụng ca dao nh là phơng tiện hữu hiệu nhất để trò chuyện, diễn tả tình cảm, tâm trạng trong quan hệ tình bạn, tình yêu. Họ thờng gặp gỡ, tìm hiểu nhau, thổ lộ tình cảm với nhau trong khi cùng lao động, trong những ngày hội hè, vui xuân. Một trong những hình thức thể hiện của sự giao duyên đó là những cuộc hát đối đáp nam nữ. Có thể tập hợp các bài ca dao cổ truyền về tình yêu nam nữ thành hai phần: một phần là của cô gái, một phần là của chàng trai; hầu hết các câu hát bài ca trong hai phần đó là những lời đối đáp bổ sung cho nhau thành một nội dung hoàn chỉnh của tình yêu nam nữ. Mọi giai đoạn, cung bậc, sắc thái của tình yêu cũng nh khát vọng về tình yêu trong sáng, chân thật, nồng cháy, thuỷ chung đợc thể hiện thật tinh tế, gợi cảm. Do đó diện mạo tình yêu đôi lứa đợc ca dao vẽ ra thật hoàn chỉnh, thật cụ thể, sinh động và không kém phần sâu sắc, bay bổng, lãng mạn. Có thể nói rằng, ca dao trữ tình về tình yêu đôi lứa là bộ phận đặc sắc nhất, viên mãn nhất, biểu hiện vẻ đẹp độc đáo trong tâm hồn, tài trí, tình cảm và khát vọng của ngời Việt ta từ bao đời nay. Chính nó là hiện thân cho vẻ đẹp, sức sống, sức hấp dẫn của ca dao nói riêng, văn học dân gian nói chung. Và nó cũng là mảng đề tài lớn, mảnh đất màu mỡ cho những ai yêu quý vốn văn học văn hoá dân gian quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu. 10

Ngày đăng: 27/12/2013, 21:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan