Xung đột nghệ thuật trong tố tâm của hoàng ngọc phách

65 1.3K 15
Xung đột nghệ thuật trong tố tâm của hoàng ngọc phách

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

bộ giáo dục & Đào tạo Trờng đại học vinh Khoa ngữ văn Nguyễn Thị Thu Hà xung đột nghệ thuật trong Tố Tâm của Hoàng ngọc Phách luận văn tốt nghiệp Vinh, tháng 05/2003 Lời cảm ơn Luận văn đợc thực hiện và hoàn thành dới sự hớng dẫn của T.s Biện Minh Điền. Tôi xin đợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đối với T.s Biện Minh Điền, ngời đã tận tình hớng dẫn chỉ giáo cho tôi hoàn thành luận văn này. Vinh, ngày 05 tháng 05 năm 2003 S.v Nguyễn Thị Thu Hà 2 Mục lục Mở đầu 1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. 3. Giới hạn, phạm vi đề tài. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 5. Phơng pháp nghiên cứu. 6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn. Chơng 1. Khái niệm về xung độtxung đột nghệ thuật trong tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. 1.1. Khái niệm xung đột. 1.2. Các dạng thức xung đột thờng thấy trong văn học. 1.3. Xung đột nghệ thuật trong tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. Chơng 2. Biểu hiện của xung đột nghệ thuật trong tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. 2.1. Xung đột giữa tình cảm và lý trí. 2.2. Xung đột giữa hạnh phúc và bổn phận, cá nhân và gia đình. 2.3. Xung đột "Mới"-"Cũ". 2.4. khái quát đặc trng loại hình của xung đột nghệ thuật trong Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. Chơng 3. Nghệ thuật thể hiện xung đột và vai trò nghệ thuật của yếu tố xung đột trong cấu trúc tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. 3.1. Nghệ thuật thể hiện xung đột. 3.1.1.Kết cấu tâm lý. 3.1.2. Hình thức tự thuật. 3.1.3 Độc thoại nội tâm. 3.1.4 Hình thức viết th. 3.2. Vai trò xung đột nghệ thuật trong cấu trúc tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. Kết luận. Tài liệu tham khảo. Trang 4 5 8 8 9 9 10 10 15 19 25 25 32 40 49 52 52 52 56 58 59 61 63 66 3 Mở đầu 1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài 1.1. Song An Hoàng Ngọc Phách (1896-1973) là một trong những nhà văn có vai trò, vị trí quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. ông là ngời đã tiếp thu những thành tựu của tiểu thuyết cổ điển, nâng thể loại tiểu thuyết lên một bớc mới - Tiểu thuyết tâm lý. Chính vì vậy, ông đợc xem là ngời "khai mạc" nền tiểu thuyết mới và văn xuôi lãng mạn Việt Nam hiện đại. Tìm hiểu, nghiên cứu Hoàng Ngọc Phách giúp chúng ta thấy đợc những đóng góp quan trọng mở đờng của ông cho sự phát triển của văn xuôi lãng mạn Việt Nam hiện đại. 1.2. Tài năng nghệ thuật của Hoàng Ngọc Phách đợc kết tinh ở tiểu thuyết Tố Tâm. Cuốn tiểu thuyết chỉ vẻn vẹn trong vòng một trăm trang nhng đã đặt ra nhiều vấn đề khá mới mẻ. Tác phẩm ra đời đánh dấu một cuộc cách mạng trong làng văn về t tởng, về lối viết. Ngời ta xem nó hệt "nh một trái bom nổ giữa khung trời tình cảm", có một cái gì đó quả bắt đầu đổi khác bầu không khí văn học Việt Nam. Hoàng Ngọc Phách là ngời đầu tiên cho thấy đâu là sức mạnh đích thực của tiểu thuyết mới và cũng là ngời đã chính thức "trớc bạ" thể loại này vào lịch sử văn học dân tộc. Sự xuất hiện của tác phẩm lập tức gây d luận sôi nổi. Nó không chỉ dừng lại ở sự khen hay chê, nó còn là cả một tác động tâm lý, gây nên các hiệu ứng xã hội. Có biết bao thanh niên nam nữ đã nhỏ những giọt lệ khi đọc tác phẩm. Nhiễm khí hậu buồn sầu của thời thế, có cặp nam nữ cùng ôm nhau nhảy xuống hồ tự tử vì tình khiến tác giả Tố Tâm bị gán tội. Hiệu ứng xã hội có vẻ nh là sự kết án mà ngời gây án lại đợc tôn vinh. Quả thực, tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách đã trở thành một hiện tợng văn học lý thú, đợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn một số vấn đề cha đợc nghiên cứu kỹ càng trong đó vấn đề xung đột nghệ thuật là một vấn đề khá mới mẻ. Xung đột nghệ thuật trong Tố Tâm là vấn 4 đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Một mặt nó thể hiện những đóng góp xuất sắc của Hoàng Ngọc Phách trong cách khai thác, chiếm lĩnh các hiện tợng đời sống, mặt khác nó thể hiện cách nhìn và dấu ấn phong cách riêng của nhà văn. Xung đột nghệ thuật trong tác phẩm có vai trò quan trọng nh vậy, cho nên luận văn góp phần đi vào giải quyết vấn đề này. 1.3. Hoàng Ngọc Phách và tác phẩm của ông trớc đây đã đợc da vào giảng dạy trong nhà trờngtrong chơng trình cải cách sắp tới cũng vậy. Do đó, đề tài có ý nghĩa thực tiễn cấp thiết. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. 2.1. Lịch trình tìm hiểu, nghiên cứu Tố TâmHoàng Ngọc Phách đã có hơn nữa thế kỷ. Qua khảo sát, chúng tôi thấy cho đến thời điểm hiện nay đã có trên 30 công trình, bài viết. Ngay từ khi mới ra đời Tố Tâm đã gây xôn xao d luận. Giới trẻ hết sức hoan nghênh, khen ngợi. Ngợc lại, các cụ già thì lại chê bai, mạt sát. ở vào cái thời điểm mới - cũ phân tranh, gió á ma âu này thì sự nhạy cảm với cái mới đều thuộc về lớp trẻ. Có một điều đáng chú ý là trong lúc d luận sôi nổi thì phát ngôn chính thống trên báo chí của giơí nghề nghiệp lại hết sức dè dặt.Có thể xem Lê Hữu Phúc - bạn thân của Song An - là ngời đầu tiên nghiên cứu về Tố Tâm. Năm 1922 trong bài phát biểu của mình, Lê Hữu Phúc nêu lên một vấn đề cũng chính là băn khoăn của tác giả " Quyển tiểu thuyết ra đời khi sớm quá lại viết theo lối mới ta cha từng xem quen". Lê Hữu Phúc cũng xác nhận đây là cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tiên của Việt Nam. Trong những năm 30 cuả thế kỷ XX, Tố Tâm đợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, đáng kể là một số bài viết, tiểu luận đăng trên các báo, tạp chí của Thiếu Sơn, Trúc Hà, Sơn Văn, Trơng Tửu. Những tác giả này chủ yếu nghiên cứu vấn đề ái tình và luân lý trong tác phẩm. Năm 1935 trên báo Loa, Trơng Tửu tập trung nghiên cứu hai vấn đề mà Hoàng Ngọc Phách đặt ra trong tác phẩm: Đôi trai gái lãng mạn gần nhau có thoát đợc ái tình không ? và ái tình ấy ở hiện trạng xã hội bấy giờ gặp trở lực gì ? Gây ra tai hoạ gì ? Trúc Hà cũng phát biểu cảm tởng của mình sau khi đọc Tố Tâm: "Lần này không phải là lần đầu tôi mới đọc truyện nhng mà lần nào cũng giống lần ấy, tôi vẫn không thấy chán lại vẫn thấy cái hay ở lời văn, cái khéo ở câu chuyện" (Phụ nữ Tân văn số 187/1933). 5 Nhìn chung, trong những năm 30 vẫn cha có công trình nghiên cứu lớn nào về Hoàng Ngọc phách và tác phẩm Tố Tâm. Chỗ đứng vẻ vang mà Tố Tâm giành đợc chỉ kéo dài trong khoảng 10 năm. Kể từ khi tiểu thuyết Tự lực văn đoàn ra đời và chiếm đợc chỗ đứng trong lòng độc giả thì Tố Tâm không thể không nhờng bớc. Chính vì thế,vào cuối những năm 30 của thế kỷ, nhân dịp cuốn tiểu thuyết đợc in lần thứ 4, trớc nghịch cảnh hờ hững của bạn đọc nhà văn Thạch Lam đã rút ra một vài nhận xét không phải là không có phần vội vã: "Tố Tâm bây giờ không còn ai nhắc đến, cuộc kén chọn của thời gian đã loại cuốn tiểu thuyết đó nh nhiều tiểu thuyết của các văn sĩ khác". Tuy nhiên, ngay lập tức ngời ta đã bác lại ý kiến của ông. Trong Nhà văn hiện đaị (Quyển 2), ở mục Hoàng Ngọc Phách, Vũ Ngọc Phan lên tiếng trách cứ các nhà phê bình đã "phạm vào một điều lầm lớn" là không biết đặt Tố Tâm vào "thời đại của nó" để thấy hết những "giá trị" thời đại mà "quyển tiểu thuyết nổi tiếng một thời ấy" chứa đựng . Cũng thống nhất ý kiến với Vũ Ngọc Phan, Trơng Chính trong Dới mắt tôi cũng khẳng định: "Cuốn tiểu thuyết đã đợc nhiều ngời hoan nghênh và hình nh đã chiếm đợc một chỗ chắc chắn trong văn học Việt Nam hiện đại". [3,35] Có thể nói, các bài phát biểu của các nhà nghiên cứu này đã nhìn thấy đợc giá trị đích thực của cuốn tiểu thuyết. Tuy nhiên vẫn cha có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về tác phẩm. Trong thời gian 9 năm kháng chiến (1946 - 1954) một phần do tình hình lịch sử, một phần do sự chi phối của một quan niệm nghệ thuật có phần chật hẹp đa tới sự cảnh giác quá lớn đó với các hiện tợng văn chơng lãng mạn nên Tố Tâm ít đợc nhắc đến, ít đợc nghiên cứu. Số phận của Tố Tâm có phần thăng trầm. Phải từ năm 1954 trở đi, Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách mới đợc nghiên cứu nhiều và có nhiều công trình lớn, nhỏ của nhiều tác giả. Đáng kể là cuốn Việt Nam văn học sử giản ớc tân biên của Phạm Thế Ngũ. ở đây, Phạm Thế Ngũ đã đi vào nghiên cứu một số vấn đề khá mới mẻ, đó là vấn đề nghệ thuật, hoàn cảnh và chủ ý của Hoàng Ngọc Phách khi viết tác phẩm này [3,356]. Tiếp đó là sự ra đời của một loạt công trình nghiên cứu: Song An Hoàng Ngọc Phách - ngời của một cuốn sách của Vũ Bằng năm 1970 (Tạp chí Văn học số 113/1970). Từ truyện thơ đến tiểu thuyết Tố Tâm: Sự phát triển của tiểu thuyết văn xuôi ở Việt Nam của Cao Thị Nh Quỳnh, John Schafer năm 1985 6 (Tập san Nghiên cứu châu á 1988). Cái mới của những công trình này là đã đặt Tố Tâm trong sự so sánh với những tác phẩm ra đời trớc và sau nó để thấy đợc sự cách tân của tác phẩm. Trần Đình ý trên một tờ báo tiếng Pháp so sánh Tố Tâm với Nửa chừng xuân và khẳng định đây là "hai tác phẩm của hai thời đại" đơn giản là chúng khác nhau, mỗi cuốn có một vẻ đẹp riêng mà chỉ có một khoảng lùi về thời gian mới cho phép nhìn đúng giá trị của từng cuốn. Đào Đăng Vỹ lại so sánh Tố Tâm với Đoạn tuyệt để nói lên sự thay đổi chóng vánh vấn đề "thân phận con ngời" trong xã hội Việt Nam vào khoảng thời gian tiếp nối giữa 2 cuốn sách này. Tác giả cũng khẳng định công lao của Hoàng Ngọc Phách "Ngời có can đảm bằng cách từ chối mọi loại tiểu thuyết truyền thống để soạn một cuốn tiểu thuyết với mục đích tự nómột cuốn tiểu thuyết không phải dới hình thức kể lể sự việc mà là đa đến cho ngời đọc chân dung của những tâm hồn". (Điều tra về thanh niên An Nam 1938). Cao Thị Nh Quỳnh và John Schafer so sánh Tố Tâm với truyện thơ Lục Vân Tiên và chỉ ra đợc cái mới đột xuất của Tố Tâm là đã chuyển hớng sáng tác từ môi trờng nhãn giới sang môi trờng tâm giới, từ khuynh hớng đạo lý sang khuynh hớng tâm lý, từ bút pháp truyện kể sang bút pháp tự thuật, từ sự đồng nhất đơn giản xung đột nghệ thuật với xung đột xã hội đến sự hoá thân tinh tế xung đột xã hội trong xung đột nội tâm. Vào những năm đổi mới, Tố Tâm đợc nghiên cứu trên nhiều bình diện: vị trí mở đờng, nghệ thuật mới, tiếng nói tình yêu trong tác phẩm1989 -Tuyển tập Hoàng Ngọc Phách gồm Tố Tâm và một số truyện ngắn, hồi ký, biên khảo của ông đợc xuất bản đã đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình nghiên cứu Hoàng Ngọc Phách và tác phẩm của ông. Đặc biệt năm 1996, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Hoàng Ngọc Phách, để tởng nhớ đến công lao và những đóng góp to lớn của Hoàng Ngọc Phách, Nguyễn Huệ Chi đã xuất bản công trình nghiên cứu "Hoàng Ngọc Phách - Đờng đời và đờng văn" (Hội Nhà văn Việt Nam-1996). Cuốn sách này tập hợp khá đầy đủ và có chọn lọc những bài nghiên cứu, phê bình, tiểu luận trong toàn bộ sáng tác của Hoàng Ngọc Phách của các tác giả trong và ngoài nớc. Nh vậy, qua nhiều thăng trầm, Hoàng Ngọc Phách và tác phẩm của ông vẫn có chỗ đứng trong lòng độc giả và là đối tợng quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nớc. Trên thực tế, tác phẩm Tố Tâm vẫn đợc bạn đọc trân trọng, cân nhắc, tìm hiểu với một thái độ nghiêm chỉnh, công bằng. 7 2.2. Tác phẩm Tố Tâm đợc nghiên cứu trên nhiều phơng diện trong đó xung đột nghệ thuật là một phơng diện quan trọng. Vậy vấn đề xung đột nghệ thuật trong Tố Tâm đã đợc quan tâm tìm hiểu đến đâu ? Một số nhà nghiên cứu đã đề cập đến một số biểu hiện của xung đột nghệ thuật trong tác phẩm. Năm 1933, trong bài phê bìmh cảm tởng sau khi đọc Tố Tâm Trúc Hà nhận thấy đợc xung đột giữa tình cảm và lý trí trong tác phẩm. Xung độ này cũng đợc Trần Đình Hợu đề cập đến trong cuốn "Văn học Việt Nam 1900 - 1945" [7, 255]. Trơng Tửu phát hiện đợc sự xung đột âm thầm giữa cá nhân và gia đinh vẫn tiềm tàng trong xã hội Việt Nam (Báo Loa 1935). Tác giả nớc ngoài TN. Fili Monova đề cập đến xung đột mới - cũ trong tác phẩm. Nhìn chung, vấn đề xung đột nghệ thuật trong Tố Tâm đã đợc một số nhà phê bình đề cập đến. Tuy nhiên cha có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về vấn đề này. 2.3. Luận văn của chúng tôi có thể xem là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách công phu và có hệ thống về vấn đề xung đột nghệ thuật trong tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. 3. Giới hạn, phạm vi đề tài. 3.1. Đề tài khảo sát, nghiên cứu vấn đề xung đột nghệ thuật trong tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. 3.2. Tài liệu mà chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát dựa vào cuốn Hoàng Ngọc Phách - Đờng đời và đờng văn do Nguyễn Huệ Chi su tầm, khảo cứu, biên soạn. [3] 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. Thực hiện đề tài này, chúng tôi đặt ra những nhiệm vụ sau: 4.1. Giới thuyết khái niệm xung độtxung đột nghệ thuật trong tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách 4.2. Khảo sát, phân tích, khái quát những biểu hiện xung đột nghệ thuật trong Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. 4.3. Phân tích, lý giải nghệ thuật thể hiện xung đột , từ đó rút ra một số kết luận về vai trò nghệ thuật của yếu tố xung đột trong cấu trúc tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. 8 5. Phơng pháp nghiên cứu. Luận văn vận dụng quan điểm thi pháp học với nhiều phơng pháp khác nhau để nghiên cứu. - Trớc hết vận dụng phơng pháp khảo sát những biểu hiện của xung đột nghệ thuật trong Tố Tâm, từ đó phân tích những biểu hiện của xung đột nghệ thuật. - Để thấy đợc những đóng góp to lớn của Hoàng Ngọc Phách chúng tôi vận dụng phơng pháp so sánh, đối chiếu Tố Tâm với truyện thơ Nôm và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Qua sự so sánh, đối chiếu đó thấy đợc sự kế thừa và phát triển của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam - Luận văn vận dụng phơng pháp loại hình, nhìn nhận đặc điểm nhân vật của tiểu thuyết trong tơng quan với đặc điểm loại hình của tác phẩm đã sản sinh ra nó. Từ đó có thể thấy đợc nét đặc trng riêng về đặc điểm nhân vật và những biểu hiện xung đột nghệ thuật của tiểu thuyết Tố Tâm. 6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn. 6.1. Đóng góp. Thực hiện những nhiệm vụ với những phơng pháp nêu trên, luận văn là công trình đầu tiên đi sâu tìm hiểu, khảo sát một cách công phu và có hệ thống vấn đề xung đột nghệ thuật trong tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. Kết quả của đề tài luận văn có thể đợc vận dụng vào việc giảng dạy và học tập thơ văn của Hoàng Ngọc Phách ở nhà trờng phổ thông. 6.2. Cấu trúc. Ngoài mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn đợc triển khai trong 3 chơng: Chơng 1: Khái niệm về xung độtxung đột nghệ thuật trong tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách Chơng 2: Biểu hiện của xung đột nghệ thuật trong tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. Chơng 3: Nghệ thuật thể hiện xung đột và vai trò nghệ thuật của yếu tố xung đột trong cấu trúc tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. 9 Chơng 1 Khái niệm về xung độtxung đột nghệ thuật trong tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. 1.1. Khái niệm xung đột Cuộc sống xung quanh ta không phải bao giờ cũng phẳng lặng, êm đềm. Trong bản thân cuộc sống vẫn thờng xuyên chứa đựng những mâu thuẫn, xung đột. Các mặt đối lập của cuộc sống nh cái xấu và cái tốt, cái mới và cái cũ, sự sống và cái chết, cái tích cực và cái tiêu cựcvẫn thờng xuyên đấu tranh với nhau. Cuộc đấu tranh ấy diễn ra trong từng con ngời, từng sự vật, hiện tợng, có khi giữa các nhóm ngời, các giai cấp, các dân tộc. Triết học Mác từng khẳng định: Mâu thuẫn chính là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Văn học phản ánh cuộc sống hiện thực thông qua cái nhìn chủ quan của nhà văn, do đó nó trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến những mâu thuẫn trong hiện thực. Những mâu thuẫn, những xung độttrong cuộc sống khi đi vào tác phẩm văn học trở thành những mâu thuẫn, xung đột nghệ thuật. Xung đột trong tác phẩm là xung đột mang tính nghệ thuật nghĩa là những mâu thuẫn xã hội phải đ- ợc chuyển dịch sang tiếng nói nghệ thuật, biến thành sự xung đột giữa những tính cách và số phận con ngời. Xung đột là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên tác phẩm văn học. Vậy xung đột là gì ? 1.1.1. Theo " 150 Thuật ngữ văn học ": " xung đột là sự đối lập, sự mâu thuẫn với t cách một nguyên tắc tơng tác giữa các hình tợng trong tác phẩm nghệ thuật" [1, 414]. Khi giữa các sự vật, hiện tợng có sự va chạm, đụng độ chống đối nhau thì ta nói giữa chúng đang xẩy ra một mối xung đột. Xung đột có thể diễn ra một cách âm thầm, có thể diễn ra một cách gay gắt. Xung đột diến ra một cách gay gắt, quyết liệt sẽ tạo nên kịch tính và tự nó sẽ làm bùng nổ một cuộc đấu tranh. Xung đột giữa những ngời nông dân với bọn cờng hào, địa chủ trong Tắt đèn, Chí Phèo, Bớc đờng cùng không thể giải quyết bằng sự dung hoà mà tất yếu phải dẫn đến một cuộc đấu tranh một mất, một còn. Việc Chí phèo cầm dao đến nhà Bá Kiến, giết chết Bá Kiến là một việc tất yếu. Khi đợc thức tỉnh, Chí Phèo không cam chịu quay về kiếp sống nô lệ. Để cho Bá Kiến chết bởi lỡi dao trong tay Chí Phèo, Nam Cao đã phản ánh đợc quy luật của hiện thực - Mâu thuẫn giai 10 . Xung đột nghệ thuật trong tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. Chơng 2. Biểu hiện của xung đột nghệ thuật trong tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. . loại hình của xung đột nghệ thuật trong Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. Chơng 3. Nghệ thuật thể hiện xung đột và vai trò nghệ thuật của yếu tố xung đột trong

Ngày đăng: 27/12/2013, 21:17

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan