Xây dựng website hỗ trợ đào tạo tiếng anh

54 462 0
Xây dựng website hỗ trợ đào tạo tiếng anh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xây dựng Website hỗ trợ đào tạo Tiếng Anh TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Nguyễn Quang Tuyến XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ ĐÀO TẠO TIẾNG ANH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KỸ SƯ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Vinh, 5/2010 SVTH: Nguyễn Quang Tuyến Lớp 46K3-CNTT 1 Xây dựng Website hỗ trợ đào tạo Tiếng Anh LỜI CẢM ƠN --  -- Em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô giáo khoa công nghệ thông tin , trường Đại Học Vinh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cần thiết ,kinh nghiệm quý báu và đã khích lệ, hỗ trợ mọi mặt cho em trong suốt những năm học tại trường . Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo thạc sĩ Vũ Chí Cường đã tận tình quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đồ án để em có thể hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị và các bạn đã có những nhận xét, ý kiến đóng góp, động viên và quan tâm giúp đỡ chúng tôi vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình làm đồ án. Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả mọi người đã tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần, động viên, khích lệ và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian qua. Vinh, ngày 09 tháng 05 năm 2010 Sinh viên thực hiện Nguyễn Quang Tuyến SVTH: Nguyễn Quang Tuyến Lớp 46K3-CNTT 2 Xây dựng Website hỗ trợ đào tạo Tiếng Anh LỜI NÓI ĐẦU --  -- Hiện nay, nước ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế lẫn văn hoá xã hội. Trình độ dân trí ngày càng được chú trọng nâng cao. Hội nhập thế giới cũng trở thành nhu cầu tất yếu. Nhu cầu trang bị tốt một ngoại ngữ để có thể trao đổi, tiếp thu các tinh hoa từ các nền văn hóa độc đáo, các tiến bộ khoa học kỹ thuật… càng tăng lên gấp bội và rộng khắp. Ngoại ngữ là phương tiện, là cầu nối không thể thiếu để có thể hòa nhập và phát triển. Ngàycàng có nhiều người theo học Anh ngữ không chỉ bởi nó là một trong những ngôn ngữ quốc tế nhất và khá dễ học mà còn để đáp ứng các yêu cầu tuyển sinh, tuyển dụng của các cơ quan, tổ chức, để có khả năng nắm bắt nhiều cơ hội tốt, đạt được một tương lai tươi sáng hơn. Để đánh giá trình độ Anh ngữ của mình sau một thời gian theo học, chúng ta có thể tham gia các kỳ kiểm tra uy tín trong nước và quốc tế như chứng chỉ quốc gia A, B, C, IELTS,TOEFL… Để đáp ứng nhu cầu học nhanh và học chất lượng cao ngày càng gia tăng của nhân dân trong nước, hàng trăm hàng ngàn trung tâm Anh văn chất lượng cao đã hình thành và phát triển trong nước. Tuy nhiên, dù vậy, nhu cầu học của nhân dân vẫn thực sự chưa được đáp ứng đầy đủ vì nhiều lí do: - Bị động về nhiều mặt: thời gian, địa điểm, tốc độ học … - Hạn chế, bó buộc về thời gian (vài tiết mỗi tuần), về thời khoá biểu cố định nhiều người quá bận rộn khó có thể sắp xếp thời gian để học Anh văn một cách thực sự hiệu quả , nhanh chóng . - Hạn chế về địa điểm : chưa thực sự có đủ điều kiện để mọi người có thể học Anh văn hiệu quả mà tiện lợi, gần nhà, ít tốn chi phí, thời gian, công sức đi lại ,đặc biệt là những người dân ở tỉnh nhỏ.Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, kho tàng kiến thức nhân loại cũng ngày càng khổng lồ hơn. Đã có một số trang web hỗ trợ học Anh văn nhưng chưa thực sự tiện ích cho nhân dân ta vì vô cùng hiếm những trang web hỗ trợ học tiếng anh miễn phí bằng giao diện tiếng Việt thân thiện, dễ sử dụng cho những người chưa thành thạo Internet và những người có vốn tiếng Anh còn khiêm tốn. Vì vậy, đề tài của em hôm nay mong muốn xây dựng một trang web hỗ trợ học tiếng Anh nói chung có thể đáp ứng những nhu cầu trên của người dùng, và có thể học tiếng Anh dễ dàng, hiệu quả. SVTH: Nguyễn Quang Tuyến Lớp 46K3-CNTT 3 Xây dựng Website hỗ trợ đào tạo Tiếng Anh BỐ CỤC ĐỒ ÁN Chương 1: Nghiên cứu hệ thống đào tạo trực tuyến Giới thiệu chung về hệ thống đào tạo trực tuyến, các mô hình đào tạo trực tuyến đã được triển khai, lựa chọn giải pháp xây dựng hệ thống. Chương 2: Phân tích và thiết kế hệ thống Phân tích và thiết kế hệ thống đào tạo trực tuyến: Biểu đồ phân cấp chức năng tổng thể, biểu đồ phân cấp chức năng từng phân hệ, các biểu đồ luồng dữ liệu, cơ sở dữ liệu, thiết kế các chức năng chính… Chương 3: Cài đặt và giao diện Trình bày việc cài đặt các chức năng chính và giao diện chính trong hệ thống chương trình. SVTH: Nguyễn Quang Tuyến Lớp 46K3-CNTT 4 Xây dựng Website hỗ trợ đào tạo Tiếng Anh MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .2 Nguyễn Quang Tuyến 2 LỜI NÓI ĐẦU 3 BỐ CỤC ĐỒ ÁN 4 MỤC LỤC 5 1.1. Tổng quan .6 1.2. Mô hình chức năng của hệ thống đào tạo trực tuyến .7 1.2.1. Mô hình chức năng do Sun Microsystem đề xuất: .7 1.2.2. Mô hình chức năng có sự phân chia thành LMS và LCMS .14 1.3. Chuẩn hóa khi xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến .18 1.4. Lựa chọn giải pháp cho hệ thống .19 2.1. Phân tích và thiết kế hệ thống Website .20 2.1.1. Thiết kế hệ thống 22 2.1.2. Biểu đồ phân cấp chức năng 25 2.1.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh .26 2.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu 27 2.2.1. Danh mục các bảng trong cơ sở dữ liệu: 27 2.2.2. Danh sách các bảng cơ sở dữ liệu 28 2.2.3. Một số biểu đồ liên kết thực thể (Diagram) .40 CHƯƠNG 3 .46 3.1. Hệ thống “Website hỗ trợ đào tạo Tiếng Anh” .46 3.1.1. Trang chủ Website .47 3.1.2. Trang quản lý học viên .48 3.1.3. Trang quản lý giáo viên 49 CHƯƠNG 1 NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN SVTH: Nguyễn Quang Tuyến Lớp 46K3-CNTT 5 Xây dựng Website hỗ trợ đào tạo Tiếng Anh 1.1. Tổng quan Ngày nay, Internet và website đã không còn là những thuật ngữ tin học quá xa lạ với chúng ta. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ hiện nay, Internet đã chứng tỏ nó đang dần trở thành một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Với Internet, con người càng có nhiều cơ hội để phát triển về mọi mặt. Nhiều hoạt động sống của con người đã, đang và sẽ ngày càng gắn liền với Internet. Internet cung cấp cho bạn cơ hội giao thương, gặp gỡ các đối tác, đặc biệt là các đối tác nước ngoài một cách thuận lợi. Internet mang những thông tin quảng bá, khuyến mãi đến người sử dụng vô cùng nhanh chóng. Internet giúp bạn tiếp tục điều hành các công việc và giữ liên lạc mật thiết với những người bạn quan tâm khi khoảng cách là một trở ngại lớn…Hằng ngày, Internet không chỉ mang đến cho chúng ta những thông tin nóng bỏng nhất, những lợi ích kinh doanh tốt nhất, những hình thức giải trí mới lạ, đa dạng, phong phú mà nó còn cung cấp cho chúng ta một cách thức học tập nâng cao trình độ nói chung và học ngoại ngữ nói riêng rất tiện lợi, thú vị, độc đáo với những website sinh động, đặc sắc với các biểu mẫu, đồ họa, âm thanh, ảnh động…Nhận thức được tầm quan trọng của Internet đối với vấn đề nâng cao dân trí, chính phủ ta đã sớm chủ trương đưa Net vào trường và các địa phương cũng đang nỗ lực để chủ trương này thực sự hữu ích. Như đánh giá của nhiều người, việc xây dựng các trang web hỗ trợ học tập trên Internet quả là một giải pháp hấp dẫn và thiết thực, có nhiều ưu điểm riêng vượt trội so với cách giáo dục truyền thống theo trường lớp: không hạn chế sỉ số lớp, không gò bó theo thời gian biểu cố định; không tốn chi phí, công sức đi lại. Bên cạnh đó, website lại dễ thay đổi, cập nhật thông tin, cải thiện giao diện, nội dung … để nâng cao tính hấp dẫn và hiệu quả của chương trình. Website giáo dục luôn hướng đến mục đích cuối cùng là hỗ trợ tối đa cho người dùng với sự tích hợp, thừa kế những ưu điểm của 3 phương pháp học truyền thống: tự học, học với người hướng dẫn và học với bạn. Website giáo dục là một người thầy, người bạn tận tâm hiếm có – có thể xuất hiện bên bạn bất kỳ lúc nào bạn cần – trong lúc khẩn cấp bất kể sớm khuya. Website giáo dục là người thầy, người bạn thú vị cung cấp cho bạn những kinh nghiệm quý báu, những bài học đầy hình ảnh, âm thanh, màu sắc sinh động … Trong một tương lai không xa, loại hình SVTH: Nguyễn Quang Tuyến Lớp 46K3-CNTT 6 Xây dựng Website hỗ trợ đào tạo Tiếng Anh giáo dục này sẽ phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong nền giáo dục hiện đại. Cần xây dựng các trang Web theo mô hinh chuẩn : 1.2. Mô hình chức năng của hệ thống đào tạo trực tuyến Mô hình chức năng xác định các thành phần cấu thành một hệ thống đào tạo trực tuyến. Hiện nay trên thế giới có một số đề xuất về mô hình chức năng chẳng hạn như SCORM, xác định mô hình chức năng tổng quát của một hệ thống quản lý đào tạo (Learning Management System), còn Sun Microsystems cũng giới thiệu một mô hình chức năng đặc thù của họ. Để có được cái nhìn tổng quan về các chức năng của một hệ thống đào tạo trực tuyến, ta sẽ xem xét một số mô hình chức năng đã được đề xuất, sau đó sẽ xem xét mô hình chức năng có sự phân chia LMS thành LCMS và LMS. 1.2.1. Mô hình chức năng do Sun Microsystem đề xuất: Hình 0.1. Mô hình chức năng của hệ thống ĐTTT Trước hết, ta sẽ xác định các khái niệm và các thành phần cấu thành nên mô hình trên: SVTH: Nguyễn Quang Tuyến Lớp 46K3-CNTT 7 Xây dựng Website hỗ trợ đào tạo Tiếng Anh Đối tượng kiến thức: Learning Object Đối tượng kiến thức được định nghĩa trong rất nhiều các tài liệu, các tiêu chuẩn, các báo các và các nghiên cứu khác nhau về hệ thống đào tạo trực tuyến. Từ góc độ chuyên môn, ta có thể định nghĩa đối tượng kiến thức là một tập các dữ liệu được sử dụng bởi hệ thống đào tạo trực tuyến, chúng được tạo ra, lưu trữ, biên soạn, ghép nối, chuyển giao và làm phương tiện ghi chép. Một cách tiếp cận thực tế hơn là coi đối tượng kiến thức như một thành phần số đóng góp vào bức tranh phức tạp của một bài giảng trực tuyến. Kho chứa nội dung và các danh mục đề nghị (Content Repositories and Offering Catalogs) Kho chứa nội dung là kho chứa các đối tượng kiến thức và có thể được truy nhập bởi cả những người và hệ thống tạo nên nội dung cũng như những người và hệ thống sử dụng nội dung đó. Các kho chứa phải có thể được xử lý một cách thương mại các nội dung thông thường cũng như chuyên biệt đã được tạo ra bởi một nhóm hay một tổ chức cũng như ở bất cứ nơi nào khác. Siêu dữ liệu (Metadata) Để có thể giao tiếp một cách có hiệu quả với các thành phần khác, kho chứa dữ liệu phải duy trì một chỉ mục tìm kiếm của các đối tượng kiến thức, và đặc biệt là các thông tin mô tả về cấu trúc cũng như thuộc tính của các đối tượng. Các thông tin mô tả này được gọi là các siêu dữ liệu (metadata), hoặc chính xác hơn là siêu dữ liệu của các đối tượng kiến thức. Siêu dữ liệu được sử dụng để phục vụ cho việc tìm kiếm, khai thác và phục hồi các đối tượng kiến thức. Siêu dữ liệu và sự lưu trữ dữ liệu (Metadata and Content Storage) Khi ta liên hệ với một thư viện truyền thống thì siêu dữ liệu tương tự như một thẻ danh mục còn nội dung thì tương tự như các cuốn sách. Mặc dù trong thư viện, các thẻ danh mục tách rời khỏi các cuốn sách và các kho chứa nội dung của thời đại thông tin số thường chỉ chứa các siêu dữ liệu. Nội dung của các kho chứa bao gồm rất nhiều dạng như dạng văn bản, đồ họa, các câu hỏi đánh giá, hình ảnh, hoạt hình, mô phỏng, âm thanh và phim ảnh. Sự lưu trữ vật lý và phục hồi các đối tượng nội dung có thể hoàn toàn tách rời khỏi sự lưu trữ và phục hồi của các siêu dữ SVTH: Nguyễn Quang Tuyến Lớp 46K3-CNTT 8 Xây dựng Website hỗ trợ đào tạo Tiếng Anh liệu về các đối tượng kiến thức đó. Tóm lại là, các đối tượng kiến thức có thể được lưu trữ trên nhiều server với các đặc trưng khác nhau. Đây dường như là cách tiếp cận mang tính công nghệ để đạt được sự hiệu quả cao trong việc chuyển giao các nội dung thực tế đến người học và bởi vì các dữ liệu đa phương tiện khác nhau đòi hỏi các loại server khác nhau. Quản lý nội dung và dòng công việc (Content and Workflow Management) Các tính năng quản lý nội dung như điều khiển phiên bản, đăng nhập/đăng xuất và sự phê chuẩn của người quản lý khi có một nội dung mới được tạo ra. Các tính năng nhập/xuất cần có để có thể chuyển giao các đối tượng hay các gói đối tượng giữa các hệ thống cũng có thể được xem như là sự quản trị nôi dung. Danh mục đề nghị (Offering Catalog) Một kiến thức được đề nghị được xác định như là nội dung được ghép vào trong một gói kiến thức (có thể bao gồm cả các phần đánh giá) và sau đó được đề xuất tới những người học như là một đơn vị thống nhất. Danh mục đề nghị là một loại kho chứa đặc biệt, là nơi lưu trữ các đề xuất. Một danh mục đề nghị có thể liên kết các đề xuất với các đường dẫn để dẫn đến sự đồng thuận, các chứng nhận và/hoặc các kỹ năng. Tùy thuộc vào kiến trúc vật lý của môi trường đào tạo, danh mục này có thể được tích hợp với các kho chứa nội dung bình thường hay có thể là một thành phần độc lập. Các công cụ soạn thảo nội dung (Content Authoring Tools) Các công cụ và dịch vụ soạn thảo nội dung (và các đánh giá) cho phép các chuyên gia chủ đề và các nhà phát triển tài liệu hướng dẫn có thể tạo ra và sửa chữa các đối tượng nội dung. Các công cụ soạn thảo khác nhau được sử dụng để tạo và định dạng cho các loại nội dung khác nhau như văn bản, đồ họa, hình ảnh, hoạt hình, mô phỏng, âm thanh và phim ảnh. Các công cụ soạn thảo cần phải có khả năng cho phép người thiết kế nội dung có thể xác định rằng dữ liệu đang tồn tại có thể tái sử dụng hoặc sử dụng vào mục đích khác hơn là thiết kế và soạn thảo lại hoàn toàn. Việc này yêu cầu những người thiết kế tài tiệu hướng dẫn, người cung cấp nội dung và những người phát triển các khóa học phải cung cấp sự mô tả về nội dung của họ một cách chính xác trong các siêu dữ liệu. Trong một môi trường đào SVTH: Nguyễn Quang Tuyến Lớp 46K3-CNTT 9 Xây dựng Website hỗ trợ đào tạo Tiếng Anh tạo lý tưởng, các công cụ soạn thảo tích hợp nhuần nhuyễn với các kho chứa nội dung, cho phép họ có thể tìm kiếm, phục hồi, thay đổi, lưu trữ và thay thế các đối tượng cũng như các siêu dữ liệu của chúng. Các công cụ lắp ghép nội dung (Content Assembly Tools) Các công cụ lắp ghép nội dung liên quan đến việc kết nối các đối tượng nội dung thành một module học tập thống nhất, với sự định hướng giữa các đối tượng đã được xác định cũng như sự đánh giá về các nội dung tương ứng. Lắp ghép nội dung thường được thực hiện bằng các công cụ khác với các công cụ soạn thảo dùng để tạo ra các đối tượng kiến thức. Các công cụ lắp ghép nội dung có thể hỗ trợ việc tạo cũng như ứng dụng các mẫu sẵn có như là các thành phần cơ bản cho một gói nội dung một cách ổn định và hiệu quả vào một module học tập. Các mẫu có thể dựa trên các kiến trúc, trên các trình diễn, trên các phương pháp thiết kế chỉ dẫn hoặc trên tất cả các thành phần đó. Do đó, một mẫu có thể chia một bài giảng thành phần giới thiệu, phần giải thích, ví dụ và đánh giá. Lắp ghép cũng cho phép liên kết các thành phần khác nhau của kinh nghiệm học tập như chat room, các diễn đàn thảo luận không đồng bộ, các sự kiện đồng bộ và môi trường hợp tác. Quản lý danh mục (Catalog Manager) Quản lý danh mục là quá trình xác định nội dung học tập để chuyển tới các người sử dụng khác nhau, thành lập kế hoạch học tập (các hướng để có thể được cấp bằng, cấp chứng chỉ, các môn học để phát triển kỹ năng), luân chuyển tài nguyên là cần thiết để hỗ trợ việc chuyển giao kiến thức, cơ sở hạ tầng ứng dụng của một hệ thống đào tạo trực tuyến có vai trò thiết lập nên các quy trình thương mại để đăng ký người học, tạo ra các danh mục người đăng ký để người có nhu cầu có thể vào đăng ký trực tiếp. Các thành phần quản lý danh mục có các giao diện điển hình cho phép những cá nhân được phép kích hoạt quá trình học tập và thiết lập các quyền truy nhập, cấm truy nhập, thiết lập giá cả, và hơn nữa. Lập kế hoạch học tập (Learning Planner) Tùy thuộc vào hoàn cảnh tổ chức, quá trình học tập có thể được lập kế hoạch bởi người học, bởi các giáo viên, bởi những người cố vấn, bởi những người quản lý SVTH: Nguyễn Quang Tuyến Lớp 46K3-CNTT 10 . Xây dựng Website hỗ trợ đào tạo Tiếng Anh TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Nguyễn Quang Tuyến XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ ĐÀO TẠO TIẾNG ANH. THỐNG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN SVTH: Nguyễn Quang Tuyến Lớp 46K3-CNTT 5 Xây dựng Website hỗ trợ đào tạo Tiếng Anh 1.1. Tổng quan Ngày nay, Internet và website

Ngày đăng: 27/12/2013, 21:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan