Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại việt nam

79 454 0
Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ỦY BAN KINH TẾ CỦA QUỐC HỘI VỤ KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại Việt Nam Hà Nội - 2011 2 MỤC LỤC Phần mở đầu 4 I. Tổng quan về gói kích thích kinh tế tại Việt Nam 5 1. Bối cảnh ban hành gói kích thích kinh tế của Việt Nam . 5 1.1. Bối cảnh thế giới . 5 1.2. Bối cảnh trong nước 9 1.3. Gói kích thích kinh tế của một số nước . 13 2. So sánh về điều kiện kinh tế và các gói kích thích kinh tế ở một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam 18 3. Ưu tiên và các giải pháp then chốt trong gói kích thích kinh tế của Việt Nam 21 3.1. Ưu tiên và định hướng cho các giải pháp . 21 3.2. Gói hỗ trợ lãi suất 26 3.3. Đẩy mạnh đầu tư công . 28 3.4. Chính sách giãn, giảm thuế . 29 3.5. Các khoản chi khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội 30 4. Những điều chỉnh trong quá trình triển khai thực hiện 30 4.1. Về nhóm chính sách tiền tệ (gói hỗ trợ lãi suất ngắn, trung và dài hạn) . 31 4.2. Nhóm chính sách tài khóa (giảm, giãn và miễn thêm một số loại thuế, tăng đầu tư công). 34 4.3. Gói giải pháp bảo đảm an sinh xã hội 35 5. Kết quả triển khai gói kích thích kinh tế . 35 5.1. Kết quả triển khai gói hỗ trợ lãi suất 35 5.2. Về thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế 44 6. Tác động của gói kích thích kinh tế tại Việt Nam . 46 6.1. Tác động đến tăng trưởng kinh tế 47 6.2. Tác động đến vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô . 51 3 Đối với tỷ giá và thị trường ngoại hối . 51 Về thâm hụt thương mại . 52 Thâm hụt ngân sách . 52 Nợ nước ngoài 53 Về kiềm chế lạm phát . 54 6.3. Những tác động đến doanh nghiệp 54 6.4. Những tác động đến hộ gia đình 59 6.5. Tác động lên khu vực nông nghiệp, nông thôn 61 6.6. Tác động của gói kích cầu trong bảo đảm an sinh xã hội . 65 6.7. Một số đánh giá định lượng ban đầu 68 III. Một số bài học kinh nghiệm và kiến nghị . 72 KẾT LUẬN 77 4 Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới, tất cả các quốc gia đều không tránh khỏi tác động bất lợi. Tuy nhiên các quốc gia khác nhau chịu tác động của khủng hoảng không đồng đều bởi độ mở khác nhau của các nền kinh tế. Với Việt Nam, để ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội, Chính phủ đưa ra gói kích thích kinh tế với hàng loạt các chính sách được ban hành. Với tư cách là đơn vị tham mưu cho Ủy ban Kinh tế của Quốc hội- cơ quan thực hiện thẩm tra các Báo cáo của Chính phủ về kinh tế-xã hội, Vụ Kinh tế nhận thấy tìm hiểu, nghiên cứu đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại Việt Nam là việc làm có ý nghĩa để cán bộ, chuyên viên của Vụ Kinh tế có sự nhìn nhận tổng quan và có một số kiểm chứng lại quá trình tham mưu, phục vụ Ủy ban Kinh tế có ý kiến về nội dung này. Từ một số lý do trên, với sự hỗ trợ của Trung tâm nghiên cứu phát triển Canada, chúng tôi chọn chuyên đề nghiên cứu là: “Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại Việt Nam”. 2. Mục đích, đối tượng nghiên cứu của đề tài Đề tài này có mục tiêu tổng quát tìm hiểu tổng quan về gói kích thích kinh tế năm 2009, kết quả thực hiện các nhóm chính sách trong gói kích thích kinh tế, từ thực trạng đó đưa ra nhận xét, kết luận. 3. Phạm vi nghiên cứu Với tính chất là một đề tài cấp cơ sở, đánh giá 1 chính sách đã được triển khai nên đề tài chỉ không đề cập đến các vấn đề lý luận mà tập trung đi sâu phân tích tình hình thực tế, nêu những nhận xét, đánh giá và từ đó đề xuất một số kiến nghị. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng kết, phân tích thực tiễn; - Phương pháp chuyên gia; - Phương pháp phân tích; - Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, khảo sát điều tra Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 phần, cụ thể như sau: I. Tổng quan về gói kích thích kinh tế tại Việt Nam II. Tác động của gói kích thích kinh tế đến nền kinh tế Việt Nam III. Một số bài học kinh nghiệm và kiến nghị 5 I. Tổng quan về gói kích thích kinh tế tại Việt Nam 1. Bối cảnh ban hành gói kích thích kinh tế của Việt Nam 1.1. Bối cảnh thế giới Khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra vào năm 2008 này bắt nguồn từ khủng hoảng cho vay tín dụng nhà đất dưới chuẩn tại Mỹ vào tháng 7 năm 2007 và lên tới đỉnh cao trong năm 2008 khi một loạt định chế tài chính lớn của Mỹ bị phá sản hoặc đứng trước bờ vực phá sản. Sau đó, cuộc khủng hoảng đã nhanh chóng lan tới Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế giới, đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào cuộc suy thoái trầm trọng nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Cuộc khủng hoảng đã làm thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo, tỷ giá biến động; sự suy giảm tổng cầu và tiêu dùng dẫn tới giảm sản lượng sản xuất công nghiệp, giảm thương mại quốc tếdòng vốn đầu tư quốc tế. Khủng hoảng cũng đã đẩy mức thất nghiệp lên cao tại các quốc gia phát triển, cùng với đó là thu nhập bình quân đầu người giảm mạnh. Hoa Kỳ được coi là điểm bắt đầu và cũng là trung tâm của cuộc khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng tài chính lên đến cực điểm vào tháng 10 năm 2008 khi ngay cả những ngân hàng khổng lồ và lâu đời từng sống sót qua những cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế trước đây như Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers, công ty bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ AIG, những tổ chức có ảnh hướng lớn tới hệ thống tài chính ở Hoa Kỳ và khu vực EU cũng đứng trước bờ vực phá sản. Sự kiện này đã đẩy giá của các công cụ tài chính như lãi suất liên ngân hàng, giá CDS, lãi suất trái phiếu chính phủ và công ty lên cao bất thường với biên độ dao động lớn. 1 Tuy nhiên, khi dòng thương mại toàn cầu và số lượng vốn thực giảm đột ngột, các ngân hàng đã thắt chặt tiêu chuẩn cho vay, giá vốn đã giảm mạnh. Điều này càng gây khó khăn hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tình trạng đói tín dụng xuất hiện làm khu vực kinh tế thực của Hoa Kỳ cũng rơi vào tình trạng khó khăn, điển hình là cuộc khủng hoảng ngành chế tạo ô tô Hoa Kỳ. Theo đó, hãng sản xuất xe ô tô lớn nhất Mỹ là GM đã gần như phải tuyên bố phá sản. Chỉ trong vòng 6 tuần lễ, Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones sụt tới 20%, chỉ còn 6.547,05 vào lúc đóng cửa ngày 9 tháng 3 năm 2009, mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 1997. 1 Xem thêm trong WEO, tháng 4/2009, IMF 6 Giá trị sản xuất công nghiệp và tăng trưởng GDP toàn cầu so với cùng kỳ năm trước (%) Nguồn: IMF-World Economic Outlook, tháng 1 năm 2009 Khủng hoảng kinh tế đã ảnh hướng tới cả các quốc gia phát triển cũng như đang phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn cầu sụt giảm 8% trong tháng 12 năm 2008 so với cùng kỳ năm trước, trong đó, các quốc gia phát triển có mức giảm tới gần 12%. Tốc độ tăng GDP toàn cầu bắt đầu đi xuống từ quý 3 năm 2007 và giảm mạnh nhất trong quý 4 năm 2008 và quý 1 năm 2009. Cụ thể, kinh tế thế giới tăng trưởng ổn định ở mức xấp xỉ 5% trong năm 2007, giảm mạnh chỉ còn 3,6% vào giữa năm 2008 và chỉ đạt -2,8% vào quý I năm 2009. Các nền kinh tế phát triển là những nước chịu tác động nặng nề nhất của khủng hoảng kinh tế khi GDP của các quốc gia này đã giảm tới -4,8% trong quý I 2009 7 so với cùng kỳ năm trước. Tại thời điểm cuối năm 2008, đầu năm 2009, hầu hết dự báo của các chuyên gia kinh tế đều cho rằng tình hình kinh tế thế giới sẽ tiếp tục diễn biến xấu trong năm 2009. Đầu năm 2009, WB đã dự báo kinh tế toàn cầu sẽ giảm 3,1%, trong đó các quốc gia đang phát triển sẽ tăng trưởng 1,2% trong năm 2009, từ mức 5,8% trong năm 2008. Tháng 1 năm 2009, IMF cũng hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2009 từ 2,2% vào tháng 10 năm 2008 xuống chỉ còn 0,5% năm 2009. Trong đó, các bạn hàng lớn của Việt Nam, ngoại trừ Trung Quốc như Mỹ, EU, Nhật sẽ đều phải chịu mức tăng trưởng âm trong năm 2008. Cuối năm 2008, trong World Economic Outlook, IMF đã hạ mức dự đoán tăng trưởng trung bình của nhóm ASEAN 5 (bao gồm Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore and Thái Lan) xuống còn 4,2 trong năm 2009, giảm 0,7 % so với dự đoán trước đó do những tác động xấu của khủng hoảng kinh tế ở các nước phương Tây. Hình 1: Xuất khẩu toàn thế giới 2007-2010 (Đơn vị: Triệu USD, %) Giá trị xuất khẩu được coi là một trong những thước đo hay được sử dụng để đánh giá sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Tương tự như GDP, tốc độ tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm từ cuối năm 2007 và giảm mạnh nhất trong quý IV năm 2008, xuống chỉ còn -18%, từ mức gần 10% trước giai đoạn khủng hoảng. Trong khi đó, xuất khẩu lần đầu tiên sau nhiều năm đã giảm về mặt giá trị tuyệt đối vào quý III năm 2008 sau một thời gian dài liên tục tăng. Cuối năm 2008, giá trị xuất khẩu toàn cầu đã giảm 15.000 tỷ USD, tương đương với 15,5% so với cùng kỳ năm trước, thể hiện kinh tế thế giới đã bước vào giai đoạn trầm trọng nhất của cuộc đại suy thoái. 8 Dòng vốn chảy vào các quốc gia đang phát triển được dự đoán sụt giảm mạnh trong năm 2009, sau khi lên tới đỉnh vào đầu năm 2008. Các quốc gia mới nổi ở châu Á và Trung Đông đang có thặng dư thương mại nên có thể dự đoán dòng vốn này còn mang dấu âm do các quốc gia kể trên đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài. Suy giảm kinh tế thế giới đã làm số lượng việc làm giảm sút. Trong giai đoạn khủng hoảng, các công ty phá sản hoặc thu hẹp sản xuất sẽ dẫn tới dư thừa lao động. Điều này đồng nghĩa với số lượng việc làm giảm và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Từ năm 2007, tốc độ tăng trưởng việc làm đã bắt đầu giảm ở cả Mỹ và Nhật Bản. Đặc biệt là ở Mỹ, đến năm 2008, số lượng việc làm đã giảm tới 3,5%, nâng tỷ lệ thất nghiệp lên con số 5,8% vào cuối năm 2008. Tỷ lệ thất nghiệp tính đến cuối năm 2008 trên toàn thế giới là 30%. 2 Nguồn: IMF 2 Theo The World Fact Book 2008 9 1.2. Bối cảnh trong nước Tăng trưởng kinh tế sụt giảm mạnh Những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008, tình hình kinh tế thế giới đã có những biến động tiêu cực do khủng hoảng tài chính ở Mỹ và tình trạng mất cân đối trên thị trường hàng hóa, nhất là giá dầu mỏ, lương thực, vật liệu tăng cao, gây nhiều tác động đến kinh tế Việt Nam. Tháng 5 năm 2008, Quốc hội quyết định điều chỉnh mục tiêu tổng quát từ “phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chất lượng, bền vững…” sang “phấn đấu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là mục tiêu hàng đầu” và điều chỉnh chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) từ 8,5-9% xuống còn 7%. Chính phủ đã nhanh chóng đưa ra những biện pháp thích hợp: chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tài khóa có kiểm soát. Lãi suất liên ngân hàng, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu đồng loạt được điều chỉnh tăng, trong đó lãi suất đã được nâng lên mức 14% vào tháng sáu, từ mức 8.75% hồi đầu năm. Chính phủ cũng dự định cắt giảm chi tiêu chính phủ 48 nghìn tỷ đồng, đồng thời hủy bỏ hoặc đình chỉ những dự án đầu tư kém hiệu quả hay chưa thực sự cần thiết. Từ đó, đà gia tăng của lạm phát đã được ngăn chặn: chỉ số giá tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm tăng ở mức trên 2% một tháng (tháng 1: 2,38%, tháng 2: 3,56%; tháng 3: 2,99%; tháng 4: 2,2%; tháng 5: 3,19%; tháng 6: 2,14%) đã được kéo giảm dần xuống mức 0,18% của tháng 9 và đạt trị số âm trong 3 tháng cuối năm (tháng 10 âm 0,19%, tháng 11 âm 0,76%, tháng 12 âm 0,68%). Tuy nhiên, những động thái trên cũng gây những tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Do tác động của các biện pháp kiềm chế lạm phát trong tháng ba năm 2008, tăng trưởng GDP đã chậm lại. So với cùng kỳ năm 2007, tăng trưởng GDP trong quý I/2008 chỉ là 7,4% và đến quý II, chỉ còn 5,8%. Tình hình kinh tế tài chính của Việt Nam bắt đầu diễn biến xấu từ quý IV năm 2008. Tăng trưởng GDP quý IV năm 2008 và quý một năm 2009 lần lượt là 5,7% và 3,1% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất kể từ năm 2000. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp so với cùng kỳ năm trước cũng sụt giảm nghiêm trọng, từ 15,8% vào quý 3 năm 2008, xuống 14,1% vào quý 4 và chỉ còn 2,9% vào quý 1 năm 2009. 10 Cán cân thương mại Bảng giá trị XNK (%) 6-08 7-08 8-08 9-08 10-08 11-08 12-08 1-09 2-09 3-09 XK so với tháng trước -4.4 0.8 -6.8 -11.9 -3.3 -4.8 16.2 -18.6 15.6 -6.5 XK so với cùng kỳ năm trước 32.9 47.2 40.6 39.4 15.7 6.3 4.2 -28.5 -25.1 -3.7 NK so với tháng trước -11.3 1.8 -4.1 -7.6 5.2 -7.1 16.1 -27.6 32.1 2.7 NK so với cùng kỳ năm trước 33.7 31.5 30 17.2 1.7 -13.8 -25 -55.2 -28.6 -46.7 Nhập siêu (xuất siêu) so với tổng kim ngạch xuất khẩu -49.8 -12.8 -36.8 -32.6 -13.7 -10.4 -10.2 10.54 -2.3 8.5 Nguồn: TCTK Nền kinh tế VN phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nên khi kinh tế thế giới gặp biến động và suy thoái thì xuất khẩu sẽ là kênh đầu tiên lan truyền các tác động tiêu cực của khủng hoảng đến VN. Trên thực tế, ngay từ những tháng đầu năm 2008, XK của VN sang thị trường lớn nhất là Mỹ đã có xu hướng giảm do cầu tiêu dùng tại Mỹ suy giảm mạnh bởi tác động của khủng hoảng tài chính. Trong 9 tháng đầu năm 2008, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chỉ đạt 16,7%, thấp hơn nhiều so với mức 26,7% năm 2007. Theo đó, tỷ trọng thị trường Mỹ cũng giảm 20,7% năm 2007 xuống còn 17,7% trong 9 tháng đầu năm 2008. Những dấu hiệu đáng lo ngại của suy giảm kinh tế biểu hiện rõ rệt trong những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009 thông qua kênh xuất khẩu. Nếu như giá trị xuất khẩu tháng 9 năm 2008 tăng 11,9% so với tháng trước thì trong tháng 10 và tháng 11, giá trị xuất khẩu giảm liên tiếp. Kim ngạch xuất khẩu tháng 10 giảm 3,3% so với tháng 9 và tháng 11 giảm 44,8% so với tháng 10. Kim ngạch XK trong tháng 1 năm 2009 đã giảm nghiêm trọng, chỉ đạt 3,8 tỷ USD, giảm 18,6% so với tháng 12/2008 và giảm 24,2% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do sự giảm giá xuất khẩu của nhiều mặt hàng cũng như nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam của một số thị trường quan trọng giảm sút như Mỹ, EU, Nhật Bản. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu trong năm 2008 đạt 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007 do giá cả hầu hết các mặt hàng nhập khẩu quan trọng đều tăng như xăng dầu, sắt, phân bón và bột mỳ. Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất những tháng cuối năm có xu hướng giảm nhiều, đây là một trong những dấu hiệu của sự chững lại trong đầu tư và sản xuất. Nhập siêu trong năm 2008 tuy có giảm so với dự đoán nhưng vẫn rất cao, vào khoảng 17,5 tỷ USD, tăng 24,1% so với 2007. Trong đó, nhập siêu từ thị trường Trung Quốc là lớn nhất, với 10,8 tỷ USD, cao hơn 1,7 tỷ USD so với năm 2007.

Ngày đăng: 26/12/2013, 15:29

Hình ảnh liên quan

dự báo của các chuyên gia kinh tế đều cho rằng tình hình kinh tế thế giới sẽ tiếp - Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại việt nam

d.

ự báo của các chuyên gia kinh tế đều cho rằng tình hình kinh tế thế giới sẽ tiếp Xem tại trang 7 của tài liệu.
Bảng giá trị XNK (%) - Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại việt nam

Bảng gi.

á trị XNK (%) Xem tại trang 10 của tài liệu.
Hình: Nhập siêu các năm - Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại việt nam

nh.

Nhập siêu các năm Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng: Vốn đăng ký và thực hiện FDI 2008 - Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại việt nam

ng.

Vốn đăng ký và thực hiện FDI 2008 Xem tại trang 12 của tài liệu.
thị trường vào năm 2008. Mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô có chuyển biến tích - Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại việt nam

th.

ị trường vào năm 2008. Mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô có chuyển biến tích Xem tại trang 12 của tài liệu.
GDP. Hình chỉ ra tỷ lệ tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu ròng so với GDP từ năm 1978 đến 2009 - Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại việt nam

Hình ch.

ỉ ra tỷ lệ tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu ròng so với GDP từ năm 1978 đến 2009 Xem tại trang 16 của tài liệu.
nền kinh tế. Bảng dưới đây cho thấy sự khác nhau về bối cảnh vĩ mô của một số - Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại việt nam

n.

ền kinh tế. Bảng dưới đây cho thấy sự khác nhau về bối cảnh vĩ mô của một số Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng tổng hợp các điều chỉnh như sau: - Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại việt nam

Bảng t.

ổng hợp các điều chỉnh như sau: Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng: Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất tính đến 30/9/2009 - Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại việt nam

ng.

Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất tính đến 30/9/2009 Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng: Cơ cấu dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất tính đến 30/9/2009 phân theo ngành nghề - Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại việt nam

ng.

Cơ cấu dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất tính đến 30/9/2009 phân theo ngành nghề Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng: Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất theo đối tượng cho vay và đi vay tính đến ngày 24/12/2009  - Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại việt nam

ng.

Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất theo đối tượng cho vay và đi vay tính đến ngày 24/12/2009 Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng: Đầu tư xã hội trên GDP, 2005-2009(%) - Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại việt nam

ng.

Đầu tư xã hội trên GDP, 2005-2009(%) Xem tại trang 47 của tài liệu.
Hình II-1: Tăng trưởng GDP theo quý của Việt Nam (%) (so với cùng kỳ năm trước) - Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại việt nam

nh.

II-1: Tăng trưởng GDP theo quý của Việt Nam (%) (so với cùng kỳ năm trước) Xem tại trang 48 của tài liệu.
Hình: Tăng trưởng xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước và giá trị xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2007-2010  - Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại việt nam

nh.

Tăng trưởng xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước và giá trị xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2007-2010 Xem tại trang 49 của tài liệu.
Hình: Tăng trưởng GDP các ngành kinh tế năm 2007-2009 (%) (so với cùng kỳ năm trước) - Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại việt nam

nh.

Tăng trưởng GDP các ngành kinh tế năm 2007-2009 (%) (so với cùng kỳ năm trước) Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng: Một số chỉ tiêu thực hiện gói kích cầu năm 2009(% thay đổi GDP so với năm 2008) - Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại việt nam

ng.

Một số chỉ tiêu thực hiện gói kích cầu năm 2009(% thay đổi GDP so với năm 2008) Xem tại trang 50 của tài liệu.
Hình: Tỷ giá USD/VND 2008-2009 - Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại việt nam

nh.

Tỷ giá USD/VND 2008-2009 Xem tại trang 51 của tài liệu.
Chính phủ và doanh nghiệp sẽ ngày một phình to. Đây là những hệ lụy nguy - Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại việt nam

h.

ính phủ và doanh nghiệp sẽ ngày một phình to. Đây là những hệ lụy nguy Xem tại trang 52 của tài liệu.
Hình: Thâm hụt ngân sách 2006-2011 (%GDP) - Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại việt nam

nh.

Thâm hụt ngân sách 2006-2011 (%GDP) Xem tại trang 53 của tài liệu.
Hình: Nợ nước ngoài 2005-2009 (%GDP) - Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại việt nam

nh.

Nợ nước ngoài 2005-2009 (%GDP) Xem tại trang 54 của tài liệu.
Hình: Diễn biến giao dịch trên sở chứng khoán HàN ội - Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại việt nam

nh.

Diễn biến giao dịch trên sở chứng khoán HàN ội Xem tại trang 57 của tài liệu.
Hình: Diễn biến giao dịch trên sở chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh - Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại việt nam

nh.

Diễn biến giao dịch trên sở chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Xem tại trang 57 của tài liệu.
Hình: Tăng trưởng tiêu dùng hộ gia đình 2005-2009(%) - Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại việt nam

nh.

Tăng trưởng tiêu dùng hộ gia đình 2005-2009(%) Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng: Một số chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp cơ bản - Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại việt nam

ng.

Một số chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp cơ bản Xem tại trang 62 của tài liệu.
Loại hình doanh nghiệp  - Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại việt nam

o.

ại hình doanh nghiệp Xem tại trang 69 của tài liệu.
Ước lượng các hệ số của mô hình hồi quy - Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại việt nam

c.

lượng các hệ số của mô hình hồi quy Xem tại trang 70 của tài liệu.
trong khi các yếu tố về loại hình sở hữu, ngành, quy mô, thị trường hướng đến - Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại việt nam

trong.

khi các yếu tố về loại hình sở hữu, ngành, quy mô, thị trường hướng đến Xem tại trang 71 của tài liệu.
Bảng: Một số chỉ tiêu kinh tế thế giới - Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại việt nam

ng.

Một số chỉ tiêu kinh tế thế giới Xem tại trang 78 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan