ĐẶC điểm của NGƯỜI DI cư đến THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

11 824 2
ĐẶC điểm của NGƯỜI DI cư đến THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------o0o------ TIỂU LUẬN KINH TẾ PHÁT TRIỂN II Đề tài: ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI DI ĐẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nhóm 2 Lê Hoàng Nam Nguyễn Thị Hoàng Yến Nguyễn Duy Thọ Nguyễn Ngọc Thuyết 1 Đặc điểm của người di đến đến thành phố Hồ Chí Minh Dân số là một yếu tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương, một đất nước. Dân số vừa có tư cách chue thể làm ra của cải xã hội, vừa có tư cách như một đối tượng thụ hưởng của cải vật chất và các dịch vụ xã hội. Chỉ tiẻu quy mô dân số, cơ cấu dân số là những chỉ tiêu cơ bản làm nền tảng cho việc tính toán, xây dựng các phương án quy hoạch và kế hoạch kinh tế - xã hội trung và dài hạn. Tuy nhiên, trong 10 năm gần đây, tốc độ tăng dân số bình quân của thành phố Hồ Chí Minh là 3,5%/năm, chủ yếu do tăng cơ học. Dân số thành phố năm 2009 là 7.165.398 người, vượt dự báo đến năm 2010 mới đạt. Dân số tăng quá nhanh đã tạo sức ép rất lớn lên cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông, gây kẹt xe, đó là chưa kể mạng lưới hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện… xây dựng không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Việc lo nhà ở đáp ứng nhu cầu của một lượng dân nhập đông và nhanh như hiện tại cũng là vấn đề lớn. Nếu không kiểm soát được tình hình di dân thì thành phố sẽ không thể chủ động kiểm soát tình hình mà chỉ còn chạy theo giải quyết hậu quả. Bài nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra đặc điểm của dân di đến thành phố Hồ Chí Minh, từ đó khuyến nghị một số chính sách nhằm kiểm soát hiệu quả sự di dân đến thành phố. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, nguồn số liệu chủ yếu lấy từ 3 cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1989, 1999 và 2009. I Cơ sở lý thuyết của di dân 1 Nguyên nhân của việc di từ nông thôn ra thành thị Các nhà kinh tế xem xét việc di từ nông thôn ra thành thị như là một quá trình của phong trào lao động từ khu vực kém phát triển di đến các khu vực phát triển hơn. Đầu tiên, lý thuyết di được dựa trên nền lý thuyết của Lewis (1954); đề cập đến khu vực nông thôn, nơi mà lực lượng lao động đang bị thất nghiệp và thiếu việc làm, và khu vực hiện đại hóa - công nghiệp hóa, nơi có nhiều cơ hội việc làm được tạo ra nhưng lại rơi vào tình trạng thiếu lao động. Sự khác biệt về thu nhập giữa hai khu vực nông thôn và thành thị, thu nhập ở khu vực nông thôn chủ yếu là tự tạo ra, trong khi lương tại khu vực thành thị là cao hơn nhiều. Trong trường hợp này, lao động trong khu vực nông thôn sẽ bổ sung sự thiếu hụt lao động trong khu vực thành thị, đây là nguyên nhân khởi đầu cho việc di từ nông thôn ra thành thị. 2 Mặc dù lý thuyết này giải thích các nguyên nhân của việc di là kết quả của chênh lệch về tỷ lệ tiền lương, nhưng nhiều nhà nghiên cứu khác cho là nó không hợp lý vì một số thiếu sót (xem ví dụ Todaro [1976]). Đầu tiên, mặc dù tỷ lệ chênh lệch tiền lương là một lý do quan trọng cho người di chuyển từ một nông thôn tới đô thị, nhưng vẫn có nhiều lý do khác mà mọi người buộc phải di cư. Thứ hai, nhiều người tin rằng giả thiết về năng suất cận biên và thặng dư lao động tiến về không ở nông thôn là không thực tế. Thứ ba, ngành công nghiệp tại khu vực đô thị tạo ra nhu cầu cao về lao động, nhưng ngày nay dưới áp lực cạnh tranh mạnh mẽ, nhiều công ty tăng cường đầu tư vốn thay cho lao động kỹ thuật, và do đó nhu cầu về lao động tại các khu vực đô thị không phải luôn luôn cao đủ sức thu hút lao động từ khu vực nông thôn. Cuối cùng, một số nhà nghiên cứu cho rằng di từ nông thôn đến các khu vực đô thị, như quan sát từ thực tế, không phải luôn luôn đi đến khu vực công nghiệp như trong lý thuyết của Lewis. Mô hình Lewis không giải thích đầy đủ việc di từ các vùng nông thôn ra thành thị so với sự phát triển của thế giới ngày nay. Một tính năng đặc biệt của các nước đang phát triển hiện nay là sự tăng trưởng dân số cao, và do đó sự di từ nông thôn đến khu vực đô thị không chỉ vì những khác biệt tiền lương, và nhu cầu lao động tại các khu vực đô thị. 2. Mô hình Todaro - di từ nông thôn ra thành thị Theo lý thuyết Torado, việc di từ nông thôn ra thành thị hiện nay ở các nước đang phát triển không phải là một quá trình để cân bằng sự khác biệt mức lương giữa nông thôn và thành thị. Todaro cho thấy rằng quyết định di bao gồm nhận thức của người di tiềm năng về một đô thị sẽ cung cấp cho họ thu nhập tốt hơn, và do đó đời sống của họ cũng được cải thiện (Cornwell [2004]).Theo phương pháp tiếp cận Todaro, tỷ lệ di có thể vượt quá cơ hội việc làm đô thị, người di vẫn sẽ di chuyển ngay cả khi thất nghiệp hoặc nhận được một mức lương thấp hơn mức lương nông thôn. Điều này xảy ra vì những người di hy vọng rằng họ sẽ kết thúc với một số loại công việc mang lại cho họ một chế độ bồi thường tốt hơn, và vì thế họ sẵn sàng để được trả lương thấp hoặc phải chờ đợi cho một cơ hội công việc tốt hơn trong tương lai. Chính yếu của mô hình Todaro là giả thiết rằng những người di tiềm năng có sự đồng nhất về các kỹ năng và có đủ thông tin để tìm kiếm một công việc trong khu vực. Ngoài ra các giả định về 'dự kiến sẽ thu nhập được thực hiện bởi Torado là cũng không thực tế trong đó các người di có thể có đủ thông tin đưa ra quyết định di đến khu vực đô thị, và mô hình của Torado 3 không có các yếu tố phi kinh tế và trừu tượng từ những khía cạnh cơ cấu của nền kinh tế (Ayman[2002]). 3 Cách tiếp cận “Yếu tố đẩy và kéo” Tiếp cận các “yếu tố kéo và đẩy” để tìm ra nguyên nhân của việc di từ nông thôn ra thành thị là sự kết hợp phương pháp tiếp cận Tân cổ điển và Torado. Các yếu tố truyền thống là yếu tố “đẩy” buộc người di rời khỏi nơi mình sinh sống, trong khi yếu tố “kéo” thu hút người di đến các khu vực trong sự mong đợi của việc cải thiện mức sống. Theo Lee (1966) các yếu tố thúc “đẩy” có thể là quan trọng hơn của các yếu tố “kéo”, đó là những khó khăn ở các vùng nông thôn như thất nghiệp, nghèo đói, thiếu đất là động lực thôi thúc người nông dân rời bỏ khu vực bản địa để tìm một nơi mới tìm việc. Những yếu tố này là những yếu tố cơ bản thúc đẩy việc di cư. Yếu tố “kéo” là cơ hội có việc làm và thu nhập bên ngoài nơi bản xứ của nông dân. Mặc dù di có thể được thúc đẩy bằng các yếu tố "đẩy" hoặc "kéo", theo Lee di chủ yếu là kết quả của một sự kết hợp của cả hai yếu tố 'đẩy' và 'kéo' có liên quan đến các điểm đến, nguồn gốc và cũng được điều chỉnh bởi yếu tố cá nhân (Lee [1966: 51]). II. Thực trạng di dân ở thành phố Hồ Chí Minh 1. Quy mô dân nhập vào thành phố và tốc độ gia tăng qua các năm Theo số liệu thống kê năm 1998, số người không có hộ khẩu thường trú chiếm 12,9% tổng dân số trên toàn địa bàn Thành phố. Tỷ lệ này tăng dần theo thời gian, năm 2000 chiếm 15,2% (730.878 người). Kết quả cuộc điều tra dân số giữa kỳ năm 2004 (01/10/2004) ở TP.HCM cho thấy, toàn thành phố có 1.844.548 người diện KT3 và KT4 chiếm 30,1% dân số toàn thành phố (6.117.251 người). Thực tế cuộc điều tra chuyên biệt gần đây nhất về Nghèo đô thị cũng cho thấy tỷ lệ người nhập trên 20% (không tính một số đối tượng như sinh viên,…). Tỷ lệ tăng dân số cơ học của TP.HCM cũng gia tăng rõ rệt, nếu thời kỳ 1979-1989 là 0,02%, thì thời kỳ 1989-1999 là 0,84% và thời kỳ 1999-2009 là 2,22%. Sự gia tăng này đã kéo theo sự gia tăng về tỷ lệ tăng chung của thành phố tương ứng với 3 thời kỳ trên là 1,63%, 2,36% và 3,4%. Điều đó càng làm cho vai trò tăng cơ học rõ nét hơn nếu gắn nó trong tình hình tỷ lệ tăng tự nhiên của thành phố liên tục giảm tương ứng với 3 thời kỳ vừa nêu là 1,61%, 1,52% và 1,18%. Nếu như thời kỳ 1979-1989 và 1989-1999, dân số tăng chủ yếu do yếu tố tự nhiên thì giai đoạn 1999-2009 dân số thành phố tăng chủ yếu do tăng cơ học, tỷ lệ di thuần bằng 2/3 tỷ lệ dân số hàng năm của thành phố. 4 Theo tính toán sơ bộ xu thế gia tăng của dân nhập qua các thời kỳ như sau: - Số người nhập bình quân hàng năm thời kỳ 1984-1989 là: 27.154 người. - Số người nhập bình quân hàng năm thời kỳ 1994-1999 là: 86.753 người - Số người nhập bình quân hàng năm thời kỳ 1999-2004 là: 126.200 người - Số người nhập bình quân hàng năm thời kỳ 2009-2010 cũng xấp xỉ con số này, không hề có suy giảm. Có thể nói chung lại là bình quân mỗi năm thành phố tăng thêm khoảng 200.000 người dân, trong đó có hơn 130.000 dân nhập cư. [Lê Văn Thành, 2008]. Tổng dân số năm 2009 của thành phố là 7.165.398 người, tăng 2.046.528so với năm 1999. Số lượng dân thành phố đạt trên 7 triệu người vượt dự báo đến năm 2010 mới đạt, nghĩa là dân số thực tế đạt mốc trước một năm. Nguyên nhân chính là do di dân từ các tỉnh khác đến. Bên cạnh đó, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của thành phố chỉ đạt 1,04% do tỉ lệ sinh thấp. Số lượng nam giới ít hơn nữ giới 273.093 người. Với số lượng dân như trên, mật độ dân số trung bình của TP.HCM hiện nay là 3.400 người/km 2 , trong đó mật độ dân số ở quận nội thành cao gần gấp năm lần so với huyện ngoại thành. 2. Một số đặc điểm của người nhập Nguồn gốc người nhập Từ hai cuộc tổng điều tra dân số năm 1989 và 1999, nhìn chung người nhập đến TP.HCM từ mọi vùng đất nước. Trong số đó có một bộ phận không nhỏ đến từ các tỉnh phía Bắc. Nếu thời kỳ 1984-1989, cả 3 vùng Trung du miền núi, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ chiếm 19,3% thì đến thời kỳ 1994-1999 đã tăng lên 27,4%. Từ hai cuộc tổng điều tra dân số năm 1989 và 1999, nhìn chung người nhập đến TP.HCM từ mọi vùng đất nước, trong số đó có một bộ phận không nhỏ đến từ các tỉnh phía Bắc. Nếu thời điểm năm 1989, cả 3 vùng trung du miền núi, đồng bằng sông Hồng và Bắc trung bộ chiếm 19,3%, thì đến năm 1999 đã tăng lên 24,7% [Lê Văn Thành,2008] và đến thời điểm năm 2009 thì chỉ tính riêng Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng đã chiếm đến 39,3%. Kết quả cuộc tổng điều tra dân số năm 2009 cho thấy số lượng người di đến TP.HCM và các khu công nghiệp Đông Nam Bộ chiếm đến 34,3% tổng số dân di cả nước. Chỉ tính riêng đồng bằng sông Cửu Long di đến TP.HCM năm 2009 chiếm 29,7%, trong khi người dân ở Đông Nam Bộ di đến TP.HCM chỉ chiếm 13,3%. [Nguồn: Tổng điều tra dân số năm 2009]. 5 Độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn và chuyên môn, việc làm, tình trạng hôn nhân Về độ tuổi, đa số người nhập đều ở độ tuổi trẻ và ngày càng trẻ. Đa số người nhập trong độ tuổi lao động, có tác động làm thay đổi cơ cấu dân số theo hướng trẻ hóa, đem lại những lợi ích về tiềm năng lao động và nguồn nhân lực cho thành phố. Độ tuổi nữ nhập trẻ và chủ yếu đến từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tính tỷ lệ phần trăm nhóm tuổi toàn quốc di đến TP.HCM, ở nhóm 20-24 chiếm đến 39,2%, nhóm 25-29 chiếm 22,6% và nhóm 30-34 chiếm 13,1%. Đây là 3 nhóm đại diện cho nguồn nhân lực trẻ, trong đó lượng người nhập đã có xu hướng rất trẻ là nhóm 20-24 chiếm đến 39,2% cao nhất cả nước. Nổi bật nhất là số lượng nữ di cho thấy họ rất trẻ, chiếm đến 39%, thấp hơn một chút so với nam giới 39,4%. Con số này cao hơn nhiều so với vùng Đông Nam Bộ là 36,3%, 29,8% và 13,7%. [Điều tra dân số và nhà ở năm 2009]. Về giới tính, nếu thời gian trước nam giới di nhiều hơn nữ giới thì gần đây nữ di nhiều hơn nam và đặc biệt nữ ở độ tuổi trẻ và đến từ các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả điều tra di vào các thành phố lớn năm 1996 do dự án VIE 96/004 thực hiện cho thấy nữ giới (chiếm 49,6%) di nhiều hơn nam giới (chiếm 40,4%). Bảng 3: Dự báo các chỉ tiêu lao động trên địa bàn TP.HCM năm 2010 Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu Viện Kinh tế – TP.HCM – 11/2009 Về trình độ chuyên môn và học vấn, nhìn chung có một sự suy giảm nhất định, đặc biệt là trình độ chuyên môn. Có thể hiểu rằng trước kia người nhập được chọn lọc hơn để đủ tiêu chuẩn nhập hộ khẩu (chuyển, điều động công tác…), còn bây giờ di chuyển tự do Đơn vị tính: người Chỉ tiêu 2005 2010 Tốc độ tăng bình quân 2006- 2010(%) Khu vực dịch vụ 1.304.206 1.595.000 4,11 Thương mại 408.425 519.200 4,92 Dịch vụ 895.781 1.075.800 3,73 6 hơn, số người nhiều hơn và ít chọn lọc hơn. Trong thời kỳ bao cấp, đặc biệt một bộ phận dân nhập là cán bộ được điều động có trình độ học vấn và tay nghề cao góp phần hình thành nguồn nhân lực có chất lượng cao cho thành phố. Trong số dân nhập vào thành phố, có một bộ phận là sinh viên các tỉnh sau khi tốt nghiệp đại học có xu hướng muốn ở lại thành phố tìm việc làm. Đây là một bộ phận dân nhập thường xuyên, là nguồn bổ sung hàng năm. Kết quả điều tra di dân tự do vào TP.HCM của Viện Nghiên cứu kinh tế TP.HCM cho thấy gần 2/3 số người nhập đã có thể tìm được việc làm đầu tiên sau khi vào thànp hhố trong vòng 1 tháng. Liên hệ với trình độ học vấn người nhập đi tìm việc, thì tỷ lệ tìm được việc trong vòng 1 tháng đối với người nhập có trình độ văn hoá cấp 1, 2 và 3 là (tương ứng) 70%, 60% và 58%. Điều đó cho thấy nhu cầu lao động phổ thông cũng rất lớn. Về việc làm, tại TP.HCM việc làm cho nữ nhiều hơn nam giới (công nhân may mặc và dịch vụ), ngoài lí do kinh tế, một vấn đề liên quan đến phong tục cho thấy vì con trai được thừa kế gia sản của cha mẹ, các cặp vợ chồng ít con nên nam giới ít di đến thành phố hơn nữ giới. [Patrick Gubry, Lê Văn Thành, Nguyễn Thị Thiềng và cộng sự, 2002] Tỷ lệ người di làm việc theo hợp đồng chính thức cũng khác nhau rất nhiều trên cả nước và trong các nghiên cứu khác nhau. Theo cuộc điều tra di năm 2004, 58% nam di ở TP.HCM chưa có hợp đồng lao động, những nữ giới thì đến 80% có hợp đồng lao động. Tỷ lệ nữ có hợp đồng lao động cao hơn là kết quả của tỷ lệ nữ di cao hơn nam giới di tại khu vực công nghiệp (so với khu vực không chính thức). [Nguồn: Khảo sát di Việt Nam 2004]. Qua các cuộc điều tra trên và kết quả điều tra dân số năm 2009, cho thấy tỷ lệ nữ di đến TP.HCM đang tăng lên một cách đáng kể khi thành phố có nhiều thay đổi trong cơ cấu ngành nghề, trong đó dịch vụ và thương mại đã là ngành nghề thu hút lao động nữ rất lớn, nhưng các ngành giày da, may mặc, chế biến thủy hải sản vẫn thu hút lớn số lượng nữ nhập vào thành phố. Theo thống kê, ở độ tuổi 15-29 có 92% nam, khoảng 88,8% nữ tìm được việc làm; tỷ lệ này ở độ tuổi 30-44 ương ứng là 96,1% và 87,4%, ở độ tuổi 44-59 là 90,5% và 52,6%. Với một thị trường lao động có nhu cầu lớn về nhiều ngành nghề thì người di trong độ tuổi từ 15-59 đều có thể dễ dàng kiếm việc, điều này tạo nên một sức hút lớn lực lượng lao động từ các vùng khác đổ về TP.HCM. Nếu tính tổng số người di ở độ tuổi 15-59 trên toàn quốc di đến TP.HCM thì có đến 81,9% tìm được việc làm. [Tổng điều tra dân số năm, 2009]. 7 Số lượng người di đến TP.HCM làm việc chủ yếu trong các loại hình kinh tế cá thể, các doanh nghiệp nhỏ chiếm 35,1%, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 30,9%, còn lại 27,4% làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân, trong khi đó ở khu vực nhà nước chỉ chiếm 5,7%. Trong khi nam giới làm việc chủ yếu trong các doanh nghiệp tư nhân (35,9%), cá thể, doanh nghiệp nhỏ (39,8%), cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài (16,7%), thì lao động nữ chủ yếu tập trung ở các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài (41,7%), cá thể, doanh nghiệp nhỏ (31,5%) và doanh nghiệp tư nhân (20,9%). Như vậy, có thể thấy khu vực nhà nước không thu dân nhập mà là các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư nhân và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Về tình trạng hôn nhân, kết quả tổng điều tra dân số năm 2009 cho thấy 51,4% người nhập chưa lập gia đình, 46,2% có gia đình. Số lượng nữ độc thân chiếm đến 49,8% và nam là 53,7% tạo nên một động lực cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội, nhưng bên cạnh đó, nó cũng tạo nên nhiều hiện tượng xấu làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân nhập cư, nhất là nạn nạo phá thai. Theo thống kê của các bệnh viện thì tại Bệnh viện Từ Dũ số ca công nhân nạo hút thai chiếm khoảng 30% tổng số ca đến bệnh viện nạo hút mỗi năm, con số này ở Bệnh viện Hùng Vương là khoảng 10%. [Tuổi trẻ online: Nạo phá thai trong nữ công nhân, 2010]. Người nhập khá đa dạng chẳng những về nguồn gốc, đặc điểm kinh tế - xã hội mà còn đa dạng về tình trạng việc làm trong quá trình hội nhập vào cuộc sống ở thành phố. Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu thì người nhập đã đóng góp cho phát triển kinh tế TP khoảng 30% GDP. Bên cạnh mặt tích cực về cung cấp nguồn nhân lực lao động giản đơn cho thành phố thì với trình độ học vấn và chuyên môn tương đối thấp, đa số xuất thân từ nông thôn, chưa quen với lối sống trong một đô thị lớn nên ý thức về văn minh đô thị, chấp hành luật lệ giao thông kém. Một bộ phận dân nhập xuất phát từ những vùng khó khăn đến thành phố trở thành những người không nhà, không nghề nghiệp, gây nên các tiêu cực cho xã hội, phát sinh thêm nhiều khu nhà ổ chuột, các điểm tập trung tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến an ninh trật tự của thành phố. Tuy nhiên người nhập vào thành phố không chỉ là những người đến tìm kiếm việc làm mà còn là những người đến để tìm kiếm một cơ hội làm ăn. [Lê Văn Thành, 2008]. 8 Với số lượng dân nhập đông như hiện nay, thành phố phải đối diện với nhiều vấn đề như lao động, việc làm, nhà ở, quản lý dân cư, quản lý an ninh trật tự, chính sách trú, chính sách an sinh xã hội,… 4. Khả năng tiếp cận các dịch vụ đô thị Về vấn đề tiếp cận các dịch vụ giáo dục và y tế, chủ trương của thành phố là luôn tạo điều kiện để con của người nhập được đến trường, do đó, trong những năm qua, thành phố đã mở nhiều lớp thu nhận con người nhập cư, một số quận còn thực hiện chính sách không phân biệt con người nhập người dân địa phương. Thành phố cũng quan tâm đến việc khám chữa bệnh của người dân nhập như quan tâm đến việc khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, người nhập cũng gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ có chất lượng cao do thu nhập thấp. Mặt khác, do đa số người nhập sinh sống trong các khu nhà trọ nên họ có thể sử dụng một số dịch vụ như điện, nước với giá cao hơn và có những vấn đề cơ bản khác mà họ còn gặp khó khăn đó là việc mua nhà và đứng tên sở hữu, mở kinh doanh, vay vốn tín dụng làm ăn và việc trả chi phí điện nước có thể cao hơn người dân tại chỗ. Một số thủ tục về hộ tịch như khai sinh, chứng minh nhân dân, chứng nhận đăng ký kết hôn… còn một số khó khăn nhất định. Việc quản lý trú người nhập trở nên dễ dàng hơn. Nhiều người dân tỏ vẻ hài lòng vì họ được cảnh sát khu vực hướng dẫn các thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng, xác nhận tình trạng trú KT3 cho họ khi cần làm các thủ tục hành chính khác. III. Kết luận và kiến nghị: Di dân là quá trình tất yếu trong quá trình đô thị hóa của thành phố Hồ Chí Minh. Dân nhập có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của thành phố. Dân nhập cung cấp nguồn lao động dồi dào, đa dạng, đáp ứng nhu cầu lao động của thành phố. Tuy nhiên, di dân cũng tạo ra nhiều khó khăn cho kinh tế - xã hội, an ninh của thành phố, nhất là công tác quản lý của nhà nước, tạo ra các khu ổ chuột phức tạp về an ninh trật tự. bản thân người di cũng gặp khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ như nhà ở, hộ khẩu, các dịch vụ về y tế, giáo dục, vay vốn. Để giải quyết những mặt tiêu cực do dân nhập gây ra, kiến nghị thành phố: 9 Cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý hộ khẩu, đăng ký tạm trú, tăng cường lực lượng cảnh sát khu vực để quản lý địa bàn hiệu quả hơn, kết hợp truyền thông nâng cao ý thức phòng, chống tội phạm của người dân. Cần có văn bản quy định một số nghĩa vụ như thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ lao động công ích . để người dân tạm trú thực hiện các nghĩa vụ như người dân thường trú. [Lê Văn Thành, 2008]. Có chính sách bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, giải quyết vay vốn cho người nhập giúp họ cải thiện cuộc sống. Tăng cường công tác quản lý các doanh nghiệp trong việc thực hiện bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động, trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, hạn chế tình trạng đình công, lãn công, gây mất an ninh chính trị. Đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục, có quy định về trách nhiệm của chủ các doanh nghiệp lớn, có đông người lao động đối với vấn đề giáo dục cho con em lao động nhập cư, có quy định tạo điều kiện cho con em người nhập được đến trường. Tăng cường truyền thông nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh, mỹ quan đô thị của dân nhập cư; có biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của dân nhập đối với xã hội, môi trường sống ở thành phố. 10

Ngày đăng: 26/12/2013, 15:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan