Chính sách lãi suất tác động nền kinh tế việt nam

25 202 0
Chính sách lãi suất tác động nền kinh tế việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết, lãi suất là một trong những biến số dược theo dõi một cách chặt chẽ nhất trong nền kinh tế. Diễn biến của nó được đưa tin hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sự dao động của lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định của cá nhân, doanh nghiệp cũng như hoạt động của các tổ chức tín dụng và toàn bộ nền kinh tế. Bài viết này sẽ cho người đọc thấy được và hiểu được một số vấn đề cơ bản về lãi suất, phân biệt lãi suất với một số phạm trù kinh tế, các nhân tố tác động đến lãi suất, và vai trò của lãi suất đối với nền kinh tế. Từ đó người đọc sẽ thấy được vai trò, sự cần thiết của lãi suất. Từ việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lãi suất, thấy rõ tầm quan trọng của lãi suất, từ đó vận dụng vào thực tiễn vào Việt Nam nhận thấy lãi suất được điều hành dưới hình thức các chính sách lãi suất trong từng thời kỳ. Chính sách lãi suất là một công cụ quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát. Lãi suất được sử dụng linh hoạt sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế. Ngược lại lãi suất được giữ một các cố định, có thể kích thích tăng trưởng kinh tế những sang thời kỳ khác, nó trở thành vật cản cho sự phát triển kinh tế. Cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng cuối năm 2010 đã gác lại với mức lãi suất huy động tạm ổn định ở mức “đồng thuận” 14%/năm. Trong khi đó, lãi suất cho vay – cái mà các doanh nghiệp vay vốn quan tâm – lại không có được hai chữ “đồng thuận” như vậy. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang phải gánh chịu đối với những khoản vay ngân hàng. Với mức lãi suất cho vay hiện nay của hầu hết các ngân hàng từ 18% đến 20%/năm. Trong điều kiện lạm phát càng cao, với một chỉ tiêu lợi nhuận nhất định, thì khe hở giữa lãi suất huy động – cho vay càng được ngân hàng đẩy lên càng lớn. Câu hỏi đặt ra với mức lãi suất cao như thế tác động thế nào đến chi tiêu và đầu tư của cá nhân đặc biệt là doanh nghiệp với nguồn vốn chủ yếu từ vay ngân hàng. Từ đó tác động trực tiếp đến tổng sản lượng nền kinh tế. Xuất phát từ 1 yêu cầu thực tế xã hội Việt Nam nhóm mạnh dạng đưa ra đề tài “Chính sách lãi suất tác động nền kinh tế Việt Nam” để giải quyết những yêu cầu đã đề ra. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Trong quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và Ngân hàng, lãi suất cho vay phản ánh giá cả của đồng vốn mà người sử dụng vốn là các doanh nghiệp phải trả cho người cho vay là các NHTM. Đối với các doanh nghiệp, lãi suất cho vay hình thành nên chi phí vốn và là chi phí đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD). Do đó, mọi sự biến động về lãi suất cho vay trên thị trường cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SXKD hay nói cách khác là tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp và qua đó điều chỉnh các hành vi của các hoạt động kinh tế. Khi lãi suất cho vay của NHTM tăng sẽ đẩy chi phí đầu vào và giá thành sản phẩm tăng lên, làm suy giảm lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, gây ra tình trạng thua lỗ, phá sản trong hoạt động SXKD. Xu hướng tăng lãi suất Ngân hàng sẽ luôn đi liền với xu hướng cắt giảm, thu hẹp quy mô và phạm vi của các hoạt động SXKD trong nền kinh tế. Ngược lại, khi lãi suất Ngân hàng giảm sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Lãi suất cho vay thấp luôn là động lực khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, phát triển các hoạt động SXKD và qua đó kích thích tăng trưởng trong toàn bộ nền kinh tế. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu và phân tích nội dung cũng như những tiêu chuẩn, những chuẩn mực tác động của lãi suất thực đến sản lượng và giá cả kinh tế Việt Nam. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu: Lãi suất ảnh hưởng tới cá nhân và doanh nghiệp từ 2008 đến nay, trọng tâm là tác động lãi suất năm 2010. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp quy nạp, diễn dịch. - Thu thập số liệu, sau đó tổng hợp, phân tích, so sánh và giải thích. 2 - Số liệu được lấy từ tạp chí ngân hàng, các website… 3 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃI SUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA LÃI SUẤT TRONG NỀN KINH TẾ 1.1. Khái niệm lãi suất −Lãi suất là tỷ số giữa tổng số lợi tức hàng năm và tổng số vốn đã bỏ ra cho vay trong năm. Nói cách khác đi, lãi suất là giá cả mà con nợ phải trả cho chủ nợ để sử dụng khoản tiền vay trong một kỳ hạn nhất định. − Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất bằng tiền trên các tài sản bằng tiền. − Lãi suất thực: là lãi suất danh nghĩa được chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi dự tính về mức giá, thể hiện mức lãi theo số lượng hàng hóa và dịch vụ. Mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực được Fisher phát biểu thông qua phương trình mang tên ông như sau: Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát dự tính Công thức xác định lãi suất thực này được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, công thức này không chú ý đến tổng lãi thu được phải chịu thuế thu nhập. Nếu tính đến yếu tố thuế thì: Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – Thuế thu nhập biên thực tế – Tỷ lệ lạm phát dự tính Ngoài ra còn có các loại lãi suất thông dụng như: Lãi suất trả trước khi vay, lãi suất trả sau cùng với vốn, lãi suất trả dần cùng với vốn theo định kỳ và lãi suất trả bằng phiếu lợi tức. 1.2. Các nhân tố tác động đến lãi suất Lãi suất luôn luôn biến động do những nhân tố sau: a) Sự thay đổi của tổng cầu (GNP): Khi GNP tăng lên, nền kinh tế đòi hỏi phải tăng khối tiền cung ứng (Nếu tốc độ lưu thông tiền tệ không thay đổi) để đảm bảo cung cầu tương ứng. Nếu trong điều kiện đó, khối lượng cung ứng tiền (M1 hoặc M2) tăng quá cầu thì MV > PQ, cung vốn đầu tư lớn hơn cầu vốn đầu tư làm cho lãi suất giảm. Ngược lại, khi GNP giảm thì khối lượng tiền cung ứng thực tế cũng giảm theo, nếu tốc độ lưu thông tiền tệ không thay đổi mà giảm khối cung ứng tiền tệ xuống quá thấp sẽ 4 đưa đến tình trạng MV < PQ. Lúc đó, cung vốn đầu tư nhỏ hơn cầu vốn đầu tư thì lãi suất sẽ tăng. b) Sự chi tiêu của chính phủ: Trong khi lượng cung ứng tiền tệ (M1 hay M2) không thay đổi mà chính phủ chi tiêu nhiều hơn sẽ làm giảm bớt nhu cầu chi cho đầu tư và tiêu dùng của cá nhân, nhu cầu tiền của nhân dân trở nên khan hiếm, nguồn cung ứng vốn nhỏ hơn nhu cầu vốn, lãi suất sẽ tăng lên. c) Chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ của chính phủ ban hành là nhằm mục đích kiểm soát lượng cung ứng tiền tệ, kiểm soát tình trạng lạm phát và các tác động đến lãi suất để thực hiện các mục tiêu đã định. d) Nhu cầu tiêu dùng và đầu tư: Trong thực tế khi nhu cầu tiêu dùng tăng thì kéo theo lãi suất tăng và ngược lại khi nhu cầu này giảm đi thì sẽ làm giảm lãi suất. Cũng như khi nhu cầu về đầu tư, người ta đổ xô vào đầu tư kinh doanh kiếm lợi nhuận thì nhu cầu về tiền, tài sản là rất lớn sẽ dẫn tới lãi suất tăng. 1.3. Vai trò và tác động của lãi suất Lãi suất có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nó là trung tâm trong chính sách tiền tệ của chính phủ. o Đối với sự phân bổ các nguồn lực thì lãi suất là một loại giá cả, nó có vai trò phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm của xã hội và là yếu tố cần thiết ban đầu trước khi đi đến quyết định đầu tư vào một ngành kinh tế, một dự án hay một tài sản nào đó… o Đối với thu nhập: Thu nhập của các hộ gia đình thường được chia làm hai bộ phận: Tiêu dùng và tiết kiệm, tỷ lệ phân chia này phụ thuộc vào nhiều nhân tố như thu nhập, tín dụng tiêu dùng, hiệu quả của việc tiết kiệm trong đó tiền tệlãi suấttác dụng tích cực tới các nhân tố khác. Vì vậy trong tiêu dùng và tiết kiệm lãi suất cũng có vai trò không nhỏ trong việc điều chỉnh thu nhập của kinh tế gia đình. 5 o Đối với các hoạt động đầu tư: do chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như thu nhập, chi phí trong kinh doanh… nên khi lãi suất cao, thì sẽ có ít khoản đầu tư vào vốn hiện vật sẽ mang lại thu nhập nhiều hơn chi phí trả lãi cho các khoản đi vay, do vậy chi tiêu cho đầu tư giảm, ngược lại khi lãi suất thấp các doanh nghiệp sẽ quyết định đầu tư cho vốn hiện vật nhiều hơn, chi tiêu đầu tư sẽ tăng. o Lãi suất với lạm phát: Trong thời kỳ lạm phát, tăng lãi suất sẽ cho phép hệ thống ngân hàng có thể thu hút phần lớn số tiền có nhiều trong lưu thông khiến cho đồng tiền trong lưu thông giảm, lượng tiền cung ứng cũng sẽ giảm và lạm phát được kiềm chế. Như vậy, lãi suất cũng góp phần chống lạm phát. o Vai trò của Lãi suất đến việc huy động vốn: Lãi suất là chi phí huy động vốn của doanh nghiệp và ngân hàng. Các doanh nghiệp phải xem xét khả năng lợi nhuận thu được với chi phí huy động vốn bỏ ra để quyết định huy động vốn từ nguồn nào và đầu tư vào đâu để có lợi cho doanh nghiệp nhất. Còn ngân hàng phải xem xét giữa LSHĐ với khả năng cho vay ở mức lãi suất cao hơn để đưa ra phương hướng hoạt động đảm bảo mục tiêu của ngân hàng tồn tại và phát triển. o Lãi suất với tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu: Tỷ giá chịu ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất tiền gửi nội tệ và ngoại tệ. Sự thay đổi lãi suất tiền gửi nội tệ ở đây là sự thay đổi trong lãi suất danh nghĩa. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do tỷ lệ lạm phát tăng (lãi suất thực không đổi) thì tỷ giá giảm. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do lãi suất thực tế tăng (tỷ lệ lạm phát không đổi) thì tỷ giá tăng. khi tỷ giá đồng ngoại tệ tăng đồng nội tệ sẽ giảm giá (tỷ giá giảm) và ngược lại. + Vai trò của lãi suất trong nước với quá trình Xuất Nhập Khẩu: khi lãi suất thực tế tăng lên làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên. Tỷ giá hối đoái cao hơn làm hàng hóa của nước đó ở nước ngoài trở nên đắt hơn lên và hàng hóa nước ngoài ở nước đó sẽ trở nên rẻ hơn, dẫn đến giảm xuất khẩu ròng + Vai trò của lãi suất nước ngoài với xuất khẩu ròng: Khi lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ tăng lên, đường lợi tức dự tính của đồng ngoại tệ dịch chuyển sang 6 phải làm giảm tỷ giá hối đoái. Hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn so với các quốc gia khác. o Lãi suất vai trò của nó đối với Ngân Hàng Thương mại: NHTM với hai nghiệp vụ chính trong hoạt động kinh doanh của mình là huy động vốn và sử dụng vốn đã phản ánh quy mô hoạt động của các NHTM. Với phương châm “đi vay để cho vay”, NHTM huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong các doanh nghiệp và dân cư để cho vay phát triển kinh tế và các nhu cầu tiêu dùng khác của nhân dân. Để huy động vốn và cho vay có hiệu quả, NHTM phải xác định lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay một cách hợp lý. Nếu lãi suất huy động tiền gửi quá thấp thì không khuyến khích các doanh nghiệp và dân cư gửi tiền vào, dẫn đến NHTM không đủ vốn cho vay để đáp ứng yêu cầu khách hàng. Lãi suất Ngân hàng là nhân tố quan trọng quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM và khách hàng, với lãi suất hợp lý sẽ là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển và ngược lại. Bởi vậy lãi suất Ngân hàng vừa là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước vừa là công cụ điều hành vi mô đối với các NHTM. Khi huy động tiền gửi mà với lãi suất thấp thì không khuyến khích doanh nghiệp và dân cư gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng, sẽ dẫn đến hậu quả là NHTM không đủ vốn để cho vay đáp ứng yêu cầu vay vốn của khách hàng. Ngược lại, nếu lãi suất cho vay cao, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không có lãi hoặc lãi quá thấp sẽ thu hẹp sản xuất hoặc ngừng hoạt động để gửi vốn vào ngân hàng. Do vậy Lãi suất ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào và NHNN đã sử dụng công cụ lãi suất để thực hiện chính sách mục tiêu của Chính phủ ra sao chúng ta cùng tìm hiểu trong phần sau. 7 CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 2.1 Diễn biến lãi suất thị trường từ đầu năm 2008 Năm 2008, thị trường NH trong nước đã trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất, tỷ giá…Tính chung cả năm, NHNN đã 3 lần tăng và 5 lần giảm lãi suất cơ bản. Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu cũng có tần suất điều chỉnh tương ứng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có 1 lần tăng trong tháng 2, 4 lần giảm trong 3 tháng cuối năm (2 lần giảm đối với dự trữ bằng ngoại tệ). Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc có 5 lần điều chỉnh (3 lần tăng, 2 lần giảm). Ngày 17/3 NHNN phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc và 2 lần điều chỉnh lãi suất cho tín phiếu, 1 lần tăng từ 7,8% lên 13%, tháng 12 giảm xuống còn 4,5%. Lần đầu tiên kể từ 1/12/2005, lãi suất cơ bản được điều chỉnh tăng, từ 8,25% lên 8,75% vào 1/2/2008. Đặc biệt, trong lần điều chỉnh ngày 19/5 (lên 12%), ngoài sự điều chỉnh trên, NHNN chính thức áp cơ chế lãi suất trần trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng (không quá 150% lãi suất cơ bản theo quy định của Bộ luật Dân sự). Từ thời điểm đó, hoạt động cho vay của các NH có sự thay đổi căn bản; khái niệm “lãi suất cho vay tối đa” xuất hiện trên thị trường, đồng nghĩa với những mức lãi suất cho vay từ 22%-25%; trần lãi suất huy động thỏa thuận giữa các thành viên Hiệp hội NH VN có từ những năm trước cũng bị xóa bỏ. Ngày 13/2 NHNN lại ra quyết định buộc các NHTM phải mua 1 lượng tín phiếu trị giá 20.300 tỷ đồng, nhu cầu tiền mặt ngay lập tức lên tới hơn 40.000 tỷ đồng làm náo loạn các tổ chức tín dụng. * Đối với ngân hàng: Trên thị trường tiền tệ các NHTM liên tục bám đuổi nhau tăng lãi suất huy động vốn nội tệ, chỉ trong vòng 1 tuần 1 số NHTM điều chỉnh lãi suất tới 2-3 lần. Ngày 20/2 Sea Bank công bố biểu lãi suất với mức lãi suất kỷ lục 12%/năm. Một loạt các ngân hàng TMCP đã vào cuộc đua và “đỉnh” lãi suất huy động vốn VND 8 vẫn đang tạm giữ ở mức 19,2%/năm. Lãi suất huy động cao, đồng nghĩa với lãi suất cho vay cao, đang trở thành mối lo đối với nhiều doanh nghiệp trong nước. * Đối với doanh nghiệp: Với mức lãi suất huy động cao như thế, lãi suất cho vay chắc chắn lên tới 21%/năm và điều này đang tạo nên sự rủi ro cho chính ngân hàng và doanh nghiệp vay vốn. Bởi để thu được lợi nhuận trên 10%/năm, các doanh nghiệp đã phải nỗi lực rất lớn. Các doanh nghiệp sẽ phải xem lại cơ cấu vốn vay, xem xét đến việc điều chỉnh giá bán ra; nhưng trước khi thực hiện, các doanh nghiệp còn phải căn cứ vào khả năng chấp nhận của người tiêu dùng, mặt bằng giá và cả mức giá hiện tại của đối thủ cạnh tranh. Với những doanh nghiệp nhỏ và vừa càng khó khăn hơn khi khả năng tiếp cận vốn bị hạn chế và đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp khó khăn về giá nguyên liệu đầu vào, về chi phí cho nhân công tăng cao…mức lãi suất cao như vậy sẽ khiến cho cộng đồng doanh nghiệp ngần ngại khi đầu tư chiều sâu cho phát triển lâu dài. Rất có thể, khi rủi ro cao, các doanh nghiệp lại dễ chuyển hướng sang đầu tư ngắn hạn, đầu cơ để mong có lợi nhuận cao và ngay lập tức. 2.2. Diễn biến lãi suất năm 2009 * Chính sách hỗ trợ 4% lãi suất vốn vay ngân hàng Khủng hoảng tài chính và tiền tệ bắt đầu từ năm 2008 đã tác động mạnh đến cộng đồng DNNVV trong năm 2009. Với sự trợ giúp tích cực của Chính phủ thông qua gói kích cầu, các DNNVV Việt Nam đã tích cực phấn đấu khắc phục và hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng đồng thời tìm cơ hội để tiếp tục phát triển. Trong năm 2009, các tổ chức, cá nhân vay vốn sản xuất kinh doanh sẽ được ngân hàng trừ 4% lãi vay. Đây là một phần trong kế hoạch kích cầu 1 tỷ USD vừa được Chính phủ phê duyệt nhằm hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh suy thoái lan rộng trên thế giới. Quyết định 131 về hỗ trợ lãi suất được Thủ tướng ký ban hành và có hiệu lực từ ngày 23/1, áp dụng cho các khoản vay bằng đồng Việt Nam có thời hạn tối đa 8 tháng. Mức lãi suất hỗ trợ khách hàng vay là 4%, tính trên số tiền vay và thời 9 hạn cho vay thực tế, nằm trong khoảng thời gian từ 1/2 đến 31/12. Ngoại trừ 13 đối tượng không thuộc diện hỗ trợ lãi suất, tất cả các cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình, hợp tác xã vay vốn lưu động để sản xuất kinh doanh đều được ngân hàng giảm lãi suất theo quyết định của Thủ tướng. * Đối với ngân hàng: Tham gia chương trình này là các thương mại quốc doanh, cổ phần, liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Ngay trong 10 ngày đầu tháng 2, các ngân hàng sẽ gửi giấy đăng ký và kế hoạch hỗ trợ lãi suất cho Ngân hàng Nhà nước và thực hiện ngay việc hỗ trợ lãi suất cho khách hàng. Khi thu lãi vay, các ngân hàng giảm trừ số tiền lãi phải trả cho khách hàng, không được từ chối giảm lãi suất nếu khoản vay thuộc đối tượng được hỗ trợ. Ngân hàng được hoàn trả số tiền lãi giảm trừ từ Ngân hàng Nhà nước trên cơ sở báo cáo định kỳ hằng quý. Kế hoạch kích cầu qua lãi suất được Thủ tướng đề cập chính thức tại Hội nghị tổng kết ngành ngân hàng cuối tháng 12/2008. Theo tính toán, với 17.000 tỷ đồng kích cầu của Chính phủ, doanh nghiệp sẽ được hưởng 420.000 tỷ đồng vốn vay với lãi suất ưu đãi (giảm 4% so với thông thường). Trong chương trình kích cầu bằng lãi suất này, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là đối tượng được quan tâm nhiều nhất. Chính phủ kỳ vọng hỗ trợ giảm lãi suất sẽ giúp giảm giá thành sản phẩm hàng hóa, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm trong điều kiện nền kinh tế chịu tác động của khoảng hoảng tài chính và suy thoái trên thế giới. * Đối với doanh nghiệp: Những tác động tích cực từ gói kích cầu của Chính phủ trong năm 2009 đến cộng đồng DNNVV Đầu năm 2009 Chính phủ thông qua kế hoạch sử dụng 1700 tỷ đồng để kích cầu đầu tư thông qua việc bù lãi suất khi doanh nghiệp vay vốn lưu động. Việc thực hiện kế hoạch kích cầu của các cơ quan Chính phủ cùng với nỗ lực tự vận động của cộng đồng 10

Ngày đăng: 26/12/2013, 15:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan