Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống văn hóa xã hội tỉnh quảng nam hiện nay

49 906 1
Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống văn hóa xã hội tỉnh quảng nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp cư ̉ nhân triê ́ t ho ̣ c - Trịnh Thị Hiền - Triết học K25 PHẦN MỞ ĐẦU I.Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo là một hiện tượng xa hội-văn hoá-đạo đức thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần. Nó ra đời cùng với sự hoàn thành ý thức, tinh thần và sẽ tồn tại lâu dài với con người. Con người tự tạo ra tôn giáo nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tâm linh của mình. Tôn giáo là một trong những hình thái ý thức hội ra đời rất sớm. Tôn giáo là điều kiện tất yếu, cần thiết cho cuộc sống con người trong những điều kiện nhất định của lịch sử. Trong quá trình tồn tại và phát triển, Tôn giáo đã ảnh hưởng khá sâu sắc đên đời sống văn hoá, chính trị, tâm lý đạo đức, lối sống phong tục tập quán của nhiều dân tộc, quốc gia trên thế giới. Đặc biệt trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, khi con người đang tiến bước vào ngưỡng cửa của nền văn minh mới, với sự thay đôi kỳ diệu trên nhiều lĩnh vực của đời sống hội, do thành tựu của nền khoa học và công nghệ mới mang lại, tôn giáo đang có xu hướng phục hồiphát triển. Điều đó đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết dựa trên cơ sở khoa học cũng như thực tiễn. Bản thân tôn giáo chứa đựng nội dung phong phú về lịch sử tư tưởng, triết học, Riêng từng tôn giáo, thậm chí từng nội dung cụ thể của mỗi tôn giáo như về lịch sử ra đời, giáo lý, luật lệ, đã là đề tài thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu và sự quan tâm của nhiều tổ chức chính trị hội. Ở nước ta, vấn đề tôn giáođời sống tín ngưỡng tôn giáo cũng hết sức đa dạng và phức tạp, đòi hỏi có sự nghiên cứu thấu đáo cặn kẽ về tôn giáo nói chung và từng tôn giáo nói riêng. Tôn giáo cũng đã ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hoá hội tỉnh Quảng Nam, mà trong đó nổi trội lên là Phật giáo. Phật giáo Quảng Nam hiện nay tuy chưa phải là “điểm nóng“, nhưng cũng rất nhiều vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Việc tìm hiểu tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng là việc làm cần thiết trong quá trình vận dụng và thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa hội tỉnh Quảng Nam hiện nay" là việc làm hết sức có ý nghĩa, nhằm xoá bỏ những dấu ấn, những định kiến do lịch sử để lại giữa các tôn giáo, cũng như giữa lương với giáo, đồng thời, chỉ ra những đóng góp tích cực của Phật giáo trong đời 1 Luận văn tốt nghiệp cư ̉ nhân triê ́ t ho ̣ c - Trịnh Thị Hiền - Triết học K25 sống văn hoá hội tỉnh Quảng Nam và sự góp phần của Phật giáo làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam hiện nay. II.Tình hình nghiên cứu đề tài Phật giáo Việt Nam là một tôn giáo có bề dày lịch sử đồng hành với dân tộc gần 20 thế kỷ qua. Mặc dù có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng trãi qua nhiều vận động phát triển nó đã trở thành một tôn giáo mang đậm sắc thái bản địa, ảnh hưởng khá sâu đậm trong đời sống văn hoá, chính trị của hội Việt Nam, con người Việt Nam. Việc nghiên cứu tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tập thể và cá nhân như: Lê Cung với “Phong trào Phật giáo miền nam thời kỳ 1963-1964”; Bùi Đăng Duy với “Phật giáo với văn hoá Việt Nam”; Nguyễn Lang với ”Việt Nam Phật giáo sử luận”; Tuệ Sỹ với “Các tông phái đạo Phật ở Việt Nam”; Nguyễn Tài Thư với ”Lịch sử Phật giáo Việt Nam”; Hoàng Ngọc Vĩnh với ”Nhân sinh quan Phật giáo Huế qua góc nhìn của lịch sử triết học", "Chùa Huế với đời sống văn hoá tinh thần con người Huế”, “Nét riêng Phật giáo Huế”, "Hồ Chí Minh với đạo Phật", "Phật giáo Huế và đời sống văn hóa tinh thần con người Huế"; . Tại Đại học Huế cũng có nhiều khoá luận nghiệp đại học của sinh viên Huế nghiên cứu về Phật giáo như: Hồ Anh Cường với ”Gia đình Phật tử và ảnh hưởng củađối với thanh thiếu niên Huế hiện nay”; Trần Xuân Dương với ”Phật giáo với văn hoá tinh thần ở Việt Nam”; Đỗ Thị Hương với “Nhân sinh quan Phật giáoảnh hưởng của nó trong đời sống hội Việt Nam; . Nhìn chung, Phật giáo đã được các tác giả nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau, song đó là những công trình nghiên cứu về Phật giáo nói chung và Phật giáo Huế nói riêng, chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về Phật giáo Quảng Nam. Dựa trên cơ sở kế thừa những thành quả của những người đi trước đồng thời với sự nổ lực tìm tòi, khảo sát thực tế của bản thân, luận văn chỉ bước đầu tìm hiểu, nghiên cứu Phật giáoảnh hưởng củađối với đời sống văn hoá hội tỉnh Quảng Nam hiện nay. Luận văn “Anh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hoá hội Quảng Nam hiện nay” chỉ bước đầu giải quyết những vấn đề 2 Luận văn tốt nghiệp cư ̉ nhân triê ́ t ho ̣ c - Trịnh Thị Hiền - Triết học K25 chung nhất, còn việc đi sâu tìm hiểu xu hướng vận động của Phật giáo đến nay vẫn chưa được giải quyết một cách có hệ thống. III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Mục đích của đề tài là nhằm khái quát rút ra những kết luận khoa học bước đầu về sự du nhập, phát triển của Phật giáoảnh hưởng củađối với đời sống văn hoá hội Quảng Nam hiện nay. Ngoài nhiệm vụ tìm hiểu nắm chắc lý luận, đề tài còn đặt ra nhiệm vụ phải đi tìm hiểu thực tể, phải tiếp cận với một số tăng ni, phật tử các chùa, nhằm đưa ra đánh giá nhận định và các giải pháp góp phần thực hiện tốt công tác tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng ở Quảng Nam. IV. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật, các quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo, các báo cáo tổng kết của ban, ngành liên quan về tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, cùng với việc vận dụng phương pháp cụ thể như phân tích tổng hợp, lô gic và lịch sử, để nhằm giải quyết các vấn đề do đề tài đặt ra. V. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Chủ yếu là tư tưởng triết học Phật giáo, đời sống văn hoá hội tỉnh Quảng Nam cùng với ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá hội tỉnh Quảng Nam. Phạm vi nghiên cứu: Do hạn chế về thời gian, nguồn tài liệu tham khảo và kiến thức còn hạn chế, nên khoá luận không thể đề cập hết tất cả những nội dung có liên quan đến Phật giáo, mà bước đầu chỉ đề cập đến "sự ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá hội tỉnh Quảng Nam hiện nay". VI. Đóng góp của đề tài Khi khoá luận được thực hiện thành công, sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các ban ngành như: Ban tôn giáo, Ban tuyên giáo của tỉnh Quảng Nam và là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến Phật giáo Quảng Nam. VII. Kết cấu của đê ̀ tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có hai chương, bốn tiết. 3 Luận văn tốt nghiệp cư ̉ nhân triê ́ t ho ̣ c - Trịnh Thị Hiền - Triết học K25 NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ SỰ DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO TẠI TỈNH QUẢNG NAM 1.1. Khái quát về sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam 1.1.1 Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam Phật giáo là một tôn giáo thế giới có nguồn gốc từ Ấn Độ, ra đời ở thế kỷ thứ VI (TCN). Từ rất sớm, Phật giáo đã lan toả đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam cho đến nay vẫn có nhiều ý kiến khác nhau. Theo chứng minh của nhiều nhà nghiên cứu thì Phật giáo được truyền vào Việt Nam từ rất sớm, khoảng thế kỷ thứ I, II (SCN), bằng nhiều con đường trực tiếp từ Ận Độ, hoặc từ Trung Quốc sang. Phật giáo ở Ấn Độ du nhập vào nước ta sớm hơn so với Phật giáo Trung Quốc, nhưng Phật giáo Trung Quốc để lại dấu ấn sâu sắc hơn trong đời sống hội Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam, tiêu biểu là học giả Nguyễn Lang trong "Việt Nam Phật giáo sử luận" tập một viết: “Đạo Phật truyền vào Việt Nam đầu kỷ nguyên Tây lịch. Tài liệu chắc chắn cho rằng vào hạ bán thế kỷ thứ hai, tại nước ta đã có một trung tâm Phật giáo phồn vinh”[3, tr9]. Cũng theo Nguyễn Lang, trong ba trung tâm Phật giáo đời Hán (Luy Lâu, Bành Thành, Lạc Dương), thì trung tâm Luy Lâu tại Giao Chỉ được thành lập sớm nhất và trung tâm này làm bàn đạp cho sự hình thành trung tâm Bành Thành và Lạc Dương ở Trung Hoa. Trong ba trung tâm ấy, Luy Lâu có tổ chức tăng đoàn sớm nhất, phép thập nhân thọ đươc áp dụng chậm nhất ở Giao Châu vào hạ bán thế kỷ thứ hai. Trong khi đó, ở Trung Hoa mãi đển năm thứ hai niên hậu Gia Bình (năm 250) mới có Đàm Ma Ca La từ Ấn Độ sang hành phép này. Phật giáo Ấn Độ đã truyền vào nước ta khá sớm với trung tâm Phật giáo đầu tiên là Luy Lâu (chùa Pháp Vân tức chùa Dâu Bắc Ninh) do sự viếng thăm của các thương gia và tăng sĩ Ấn Độ trực tiếp bằng con đường biển. Khi phong kiến Trung Quốc sang xâm lược nước ta, đã chọn Luy Lâu làm trụ sở chính quyền trung ương đô hộ. Điều này chính lịch sử Trung Quốc cũng ghi nhận rằng, vào những năm đầu 4 Luận văn tốt nghiệp cư ̉ nhân triê ́ t ho ̣ c - Trịnh Thị Hiền - Triết học K25 công nguyên trong khi ở miền nam Trung Quốc chưa biết đến Phật giáo, thì ở Luy Lâu đã có một trung tâm Phật giáo khá phồn thịnh. Theo các nhà nghiên cứu Phật giáo, thế kỷ thứ III (TCN) khi mở rộng Phật giáo từ Ấn Độ sang các nước xung quanh Phật giáo đã chia làm ra hai nhánh, Phật giáo đại thừa và Phật giáo tiểu thừa. Phật giáo đại thừa thường phát triển lên phía bắc Ấn Độ gọi là Bắc Tông theo đường bộ qua Tây Tạng sang các nước Mông Cổ, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Còn Phật giáo tiểu thừa thường phát triển xuống phía nam Ấn Độ gọi là Nam Tông bằng đường biển vào các nước Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam. Như vậy, buổi đầu ở nước ta là Phật giáo tiểu thừa. Thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc (207 TCN - 938 SCN), cùng với quá trình Hán hoá, các phái thiền Ty Na Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông của Trung Quốc, tuy đến Việt Nam muộn hơn Phật giáo Ấn Độ, nhưng để lại dấu ấn sâu sắc trong tinh thần người Việt. Phật giáo từ cái ngoại lai thành cái bản địa, từ cái xa lạ trở thành cái truyền thống thân thuộc với mọi người Việt Nam. Các thời kỳ lịch sử tiếp theo của Việt Nam, các phái thiền tông Trung Hoa khác như Thảo Đường, Tào Động, Lâm Tề, . cũng đã du nhập vào Việt Nam, vừa tồn tại, vưà hoà nguyện với tín ngưỡng dân gian, vừa thống nhất với tư tưởng đạo đức truyền thống, kết hợp chặt chẽ với tín ngưỡng bản địa. Văn hóa Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc đã hòa quyện với văn hóa Việt Nam, sớm sinh ra những giá trị văn hoá mang nét đặc trưng riêng và chính những giá trị văn hoá ấy được xâm nhập vào văn hoá đời thường in dấu của mình lên đó làm cho nền văn hoá dân tộc Việt Nam thêm đa dạng phong phú: Văn hóa Phật giáo Việt Nam. 1.1.2 Quá trình phát triển Phật giáo ở Việt Nam Phật giáo có mặt tại Việt Nam cho đến nay đã 2000 năm. Trải qua nhiều biến động lúc thịnh lúc suy, nhưng đã tự khẳng định mình như một bộ phận không thể tách rời với truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam. Phật giáo được tiếp nhận, hoà nhập vào đời sống văn hoá tinh thần và tâm linh của người Việt Nam, tạo ra một nét dáng thuần phong khác hẳn với tinh thần Phật giáo ở các nước phương Đông, nó mang đậm sắc thái dân tộc Việt, gắn bó với cuộc đời mỗi 5 Luận văn tốt nghiệp cư ̉ nhân triê ́ t ho ̣ c - Trịnh Thị Hiền - Triết học K25 con người một nắng hai sương của nền văn minh nông nghiệp Việt Nam. Từ thế kỷ thứ II-V, Phật giáo Việt Nam gắn với nhiều tên tuổi các vị sư như Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội (Ấn Độ), Khưu Đà La, Mâu Bác Cư Sỹ, Du Pháp Lan, Du Đạo Toái và Đàm Hoằng (Trung Quốc). Thế kỷ VI-X, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ của các thiền phái Trung Quốc. Đặc biệt là thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông. Thế kỷ thứ X, Việt Nam bước vào kỷ nguyên độc lập tự chủ. Đạo Phật dưới thời Đinh-Lê đã trở thành như quốc giáo. Nhà Đinh đã phong cho Ngô Chân Lưu làm chức Tăng-Thống, cai quản các nhà chùa và ông Trương Ma Ni làm Tăng lục tổng thư ký trong giáo hội tăng gia[9, 216]. Thiền sư Ngô Chân Lưu đã có công giúp Vua lo việc triều chính, điều hành công cuộc vận động tuyên truyền về ý thức tự chủ quốc gia, sự tồn vong của dân tộc. Ông là nhà sư có những đóng góp to lớn cho đất nước nên đã được Vua phong là “Khuông Việt Đại Sư” (tức là người có công lao lớn của nước Việt). Năm 980 vua Lê Đại Hành, đã triệu hai thầy tăng rất tài trí là Pháp Thuận và Khuông Việt thay mặt vua tiếp rước sứ Trung Quốc. Nhìn chung, dưới triều Đinh - Lê, cùng với sự đóng góp của các thiền sư cho nước nhà, thì Phật giáo cũng đã ảnh hưởng đến đời sống con người, mang đậm sắc thái dân gian, chùa chiền cũng đã xuất hiện nhiều cùng nhiều cột kinh Phật, hình tương Phật . Thế kỷ thứ XI, Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra triều Lý, dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, xây dựng nền móng cho sự phát triển văn hoá Đại Việt. Vua Lý Thái Tổ (1609-1028) là một nhà Phật học rất thành tâm. Thời kỳ này Lý Thái Tổ đã công nhận Phật giáo như một quốc giáo trong nước. Vua ban áo cà sa cho các nhà sư trong nước, đồng thời cho xây chùa và khuyến khích các việc làm của họ như là sự bồi đắp ý thức hệ dân tộc, hướng con người đến với những điều hay lẽ phải, đưa đất nước ngày càng phát triển. Tiêu biểu giai đoạn này có thiền sư Vạn Hạnh, Khánh Vân, Khổ Đầu, . Vua Lý Thánh Tông (1054-1072) cũng là người rất sùng đạo Phật. Vua Lý Thần Tông (1127-1138) là người rất coi trọng Phật pháp và chuộng việc huyền linh. 6 Luận văn tốt nghiệp cư ̉ nhân triê ́ t ho ̣ c - Trịnh Thị Hiền - Triết học K25 Phật giáo dưới thời Lý có thể nói là thời kỳ huy hoàng, bởi những thiền sư cũng góp phần to lớn trong việc đem lại cho đất nước những chiến công hiển hách phá Tống, bình Chiêm . Dưới thời nhà Lý, ba phái thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào đời sống tâm linh và hội, ghi đậm dấu ấn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá cho nước Việt. Cuối thế kỷ XII đến đầu thế kỷ thứ XIII, sau thời kỳ hoàng kim của nhà Lý, đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị hội trầm trọng. Khi Trần Cảnh lên ngôi thì nền kinh tế hội bắt đầu được khôi phục. Có thế nói thời nhà Trần là thời kỳ vàng son nhất của Phật giáo. Vua Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông đều là những nhà Phật học lỗi lạc. Nhà Trần đã đề cao Phật giáo được dân chúng tin theo. Nếu Phật giáo thời Lý ba thiền phái: Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường phát triển độc lập, thì thời Trần ba thiền phái đó nhập lại một, trở thành thiền phái Phật giáo Việt Nam - Trúc Lâm Yên Tử. Có thể xem thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã đặt cơ sở tư tưởng đầu tiên cho việc thống nhất Phật giáo ở Việt Nam. Vua Trần Anh Tông đã từ bỏ ngai vàng vào tu ở cửa thiền. Vua Trần Minh Tông cũng rất mộ đạo Phật . Phật giáo thời Trần không chỉ in dấu ấn của mình qua việc thành lập thiền phái Trúc Lâm, mà còn thể hiện qua chữ viết, cách nói của người Việt. Chữ nôm là nét điển hình cao của Việt Nam hoá trong ngôn ngữ - Việt Nam hoá chữ Hán. Về mặt lý luận, có thể nói Phật giáo thời Trần đã tạo ra bước phát triển mới, đã đóng góp quan trọng cho Phật giáo Việt Nam cũng như Phật giáo thế giới nhiều tác phẩm Phật giáo, đặc biệt là các lục ngữ ra đời. Về mặt Giáo hội, thì giai đoạn nhà Trần, lần đầu tiên trong lịch sử, Phật giáo Việt Nam đã có sự quy định tương đối chặt chẽ về chức vụ sư tăng trong cả nước. Ở một góc độ nhất định, có thể nói rằng văn hoá tư tưởng thời Trần lấy nền tảng tư tưởng của nó là thiền tông. Sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là do đòi hỏi của những nhu cầu về tình hình chinh trị, kinh tế, văn hoá và tư tưởng của hội Việt Nam cuối thế 7 Luận văn tốt nghiệp cư ̉ nhân triê ́ t ho ̣ c - Trịnh Thị Hiền - Triết học K25 kỷ XIII đầu thế kỷ XIV. Phật giáo Trúc Lâm, nhìn chung là Phật giáo yêu nước, nhập thế kết hợp chặt chẽ giữa đạo với đời. Nó là niềm tự hào của con ngưòi Việt Nam, nhất là đối với các tăng ni phật tử Việt Nam. Thời Hậu Lê (1428-1527), Phật giáo đã suy giảm. Các vua Lê luôn đề cao Nho giáo, tìm mọi cách hạ thấp Phật giáo. Vì theo vua, học thuyết Nho giáo mang tính tôn quân, tôi vua không thờ hai vua (Trung thần bất sự nhị quân). Phật giáo thời Nguyễn lại càng suy yếu hơn, bới sự chèn ép của bọn thực dân Pháp, dân chúng đau khổ, quân dân luôn đối đầu với cảnh khói lửa chiến tranh. Tuy nhiên, tinh thần vô ngã, vị tha của Phật giáo đã trở thành dược liệu xoa diu bao nỗi tan tác biệt ly, là chỗ dựa tinh thần cho mỗi con người. Nhưng mãi đến năm 1920 trở đi, các nhà tu hành cùng một số nhân sĩ trí thức có tinh thần dân tộc, mến đạo đứng ra vận động ”Chấn hưng Phật giáo“, thì Phật giáo mới bắt đầu khởi sắc. Cũng từ đó Phật giáo đi vào hoạt động có tổ chức và cơ sở tăng ni cũng hình thành khắp nơi. Thời kỳ 1930-1975 là thời kỳ ra đời của các tổ chức Tăng đoàn và Hội Phật học ở cả Bắc-Trung-Nam Kỳ. Năm 1950, Phật giáo Việt Nam là thành viên sáng lập hội Phật giáo thế giới. Sau năm 1954, đất nước bị chia cắt, tình hình Phật giáo hai miền cũng có sự khác nhau. Phật giáo Miền Bắc đoàn kết thành tổ chức duy nhất, tham gia vào cộng đồng dân tộc chống lại bọn thực dân. Ở Miền Nam, Phật giáo có những diễn biến phức tạp với sự ra đời của nhiều hệ phái, tổ chức khác nhau. Sự kỳ thị tôn giáo, chế độ độc tài họ Ngô đàn áp một cách tàn bạo đối với Phật giáo, đã dấy lên Phong trào Phật giáo "vì Phật pháp và hòa bình, hòa hợp dân tộc", dẫn đến sự ra đời của ”Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất“ 1964. Sau thời gian hoạt động, ”Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất“ bắt đầu có sự phân hoá, một bộ phận bị chính quyền tay sai Mỹ - Diệm lợi dụng đã đi ngược lại tình cảm nguyện vọng của nhân dân. Sau ngày Miền Nam giải phóng, đất nước được độc lập, dân tộc được tự do, nguyện vọng thống nhất Phật giáo là nguyện vọng bức thiết của toàn thế tu sĩ tín đồ Phật giáo. Tháng 11 năm 1981, Đại 8 Luận văn tốt nghiệp cư ̉ nhân triê ́ t ho ̣ c - Trịnh Thị Hiền - Triết học K25 hội Đại biểu thống nhất Phật giáo được tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Đại hội đã lập ra "Giáo hội Phật giáo Việt Nam", thông qua hiến chương và chương trình hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và bầu ra ”Hội đồng chứng minh”, “Hội đồng trị Sự” là cơ quan lãnh đạo của Giáo hội. Theo tiến trình lịch sử, chúng ta có thể đưa ra nhận định: Từ nguyên lý cứu khổ, cứu nạn, Phật giáo từ khi du nhập vào nước ta, Phật giáo Việt Nam luôn gắn bó với lợi ích của dân tộc. Nó đáp ứng tâm tư tình cảm nguyện vọng thiết tha của con người Việt Nam cũng như tăng ni phật tử trong cả nước. Hơn bao giờ hết, hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang tạo điều kiện thuận lợi cho Phật giáo Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống gắn bó với dân tộc đê ”Hộ trì hoằng dương Phật pháp, phục vụ tổ quốc Việt Nam hội chủ nghĩa, góp phần đem lại hoà bình an lạc cho thế giới”. “Đạo pháp-Dân tộc- Chủ nghĩa hội” là đường hướng của "Giáo hội Phật giáo Việt Nam" hiện nay, đang đồng hành cùng dân tộc, để xây dựng chủ nghĩa hội như Bác Hồ đã từng nói: ”Xây dựng chủ nghĩa hội làm sao cho nhân dân ta đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động thì được nghỉ ngơi, những phong tục tập quán không tốt dần xoá bỏ. Chủ nghĩa hội là làm sao xây dựng hội công bằng, dân chủ, văn minh”. 1.2. Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáoQuảng Nam 1.2.1 Hoàn cảnh lịch sử kinh tế hội tỉnh Quáng Nam Quảng Nam là một tỉnh nhỏ ở Miền Trung, nằm về hướng Đông-Nam của dãy Trường Sơn. Phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Kon Tum; phía Đông Nam giáp với biển; phía Tây giáp với nước bạn Lào. Là một tỉnh mới được tách ra từ Quảng Nam- Đà Nẵng vào tháng 1 năm 1997, diện tích đất tự nhiên 10.407km 2 với dân số 1.452.555 người, tỉnh Quảng Nam được hình thành bởi 17 huyện, thị. Trong đó có 4 huyện miền núi, 3 huyện trung du, 2 thị xã. Toàn tỉnh có 230 đơn vị hành chính cơ sở gồm 198 xã, 17 phường, 15 thị trấn. Trong đó dân cư nông thôn khoảng 1.170.663 người, chiếm 85% dân số. Mật độ trung bình 132 người/km 2 . Quảng Nam có 5 9 Luận văn tốt nghiệp cư ̉ nhân triê ́ t ho ̣ c - Trịnh Thị Hiền - Triết học K25 dân tộc ít người chiếm 9% dân số, gồm các dân tộc anh em sinh sống như: Catu, Xơ Đăng, Gies-triêng, Cok, Nườc Hoa. Nhìn chung Quảng Nam vẫntỉnh nghèo trong cả nước, đa số dân sống bằng nghề nông. Đặc biệt là các dân tộc ít người ở miền núi vẫn còn nhiều khó khăn trong đời sống cần được quan tâm. Thu nhập bình quân theo đầu người 310 USD/năm. Đất tự nhiên Quảng Nam, theo điều tra của Viện nông hoá thổ nhưỡng, thuộc Bộ phát triển nông nghiệp và nông thôn, đất canh tác có 37% diện tích đất, kết cấu nền phù sa nền cổ độ phì trung bình 30% đất xám bạc màu, 21% gốc feralit, 12% đất gốc có cấu tạo khác. Đất ở Quảng Nam chủ yếu là trồng cây nông nghiệp như lúa và một số nơi trồng cây công nghiệp hàng năm như ngô, sắn, khoai . Đất ở Quảng Nam không thích hợp với việc trồng cây công nghiệp dài ngày. Ngưòi dân Quảng Nam sống chủ yếu bằng trồng lúa, vẫn có một số hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm như bò, trâu, lợn, gà, nhưng tất cả đều manh mún, ít có mô hình sản xuất trang trại, ngoài ra ngành thương nghiệp và du lịch phát triển không đáng kể. Tuy nhiên, nền kinh tế Quảng Nam cũng có một số mặt thuận lợi: Quảng Nam có ba tuyến giao thông xuyên Việt đi qua, có quốc lộ 14 nối với các nguyên trung phần, có cửa khẩu biên giới thông sang Lào, nằm trong hành lang tuyến xuyên Á qua Lào, Campuchia, đông bắc Thái Lan. Quảng Nam gần cảng Đà Nẵng và cụm cảng sân bay miền Trung, là vị trí thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế. Tỉnh Quảng Nam có bờ biển dài 125km 2 có cửa Kỳ Hà và cửa Hội An, với hệ thống sông Trường Giang và các cửa sông khác tạo diện tích mặn gần 3000 hecta. Điều đó thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản. Hệ thống sông Thu Bồn - Vu Gia và các sông suối ngắn xen kẻ hồ đập, nhất là hồ Phú Ninh cung cấp nước dồi dào phát triển thuỷ lợi hoá theo chiều sâu và cung cấp cho các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Ngoài ra Quảng Nam còn có khí hậu nhiệt đới gió mùa giao thoa giữa khí hậu lục địa hải dương thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Quảng Nam tuy có thuận lợi về mặt vị trí địa lí và một số lợi thế khác nhưng nó vẫn còn ở dạng tiềm năng, nền kinh tế chưa phát triển đáng kể cùng với khi hậu hết sức khắc nghiệt, nắng quanh năm 10

Ngày đăng: 26/12/2013, 11:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan