Sự phân hóa không gian vùng đồng bằng sông hồng

20 631 1
Sự phân hóa không gian vùng đồng bằng sông hồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sự phân hóa không gian vùng Đồng bằng Sông Hồng I. Cơ sở của sự phân hóa không gian vùng Đồng bằng Sông Hồng 1. Cơ sở lý thuyết về sự phân hóa không gian của vùng địa văn hóa Quan niệm về vùng địa văn hóa là một quan niệm tương đối tổng hợp trên cơ sở sự tác động qua lại giữa các yếu tố địa lý (đôi khi cả các yếu tố lịch sử) với các yếu tố văn hóa – xã hội. Theo quan điểm này, vùng địa văn hóa được xem như một thực thể văn hóa, hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, là kết quả của sự thích ứng của cộng đồng dân cư với những điều kiện tự nhiên nhất định và sự giao lưu, ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm dân cư trong vùng và với các vùng kế cận, từ đó hình thành nên một tổ hợp các đặc trưng văn hóa chung, khiến người ta có thể phân biệt nó với vùng địa văn hóa khác. Như vậy, cơ sở chính để phân biệt các vùng địa văn hóa là các đặc trưng văn hóa của từng vùng. Các đặc trưng này được thể hiện ở nhiều lĩnh vực của đời sống văn hóa, cả vật chất lẫn tinh thần của cư dân như cách thức sản xuất, các quan hệ xã hội, đời sống tinh thần, văn hóa – nghệ thuật… Trong các yếu tố này cũng cần kể tới những đặc trưng về tâm lý và tính cách tiêu biểu của các nhóm cộng đồng. Có thể nói, quan niệm về văn hóa ở đây không chỉ giới hạn trong những lĩnh vực của đời sống tinh thần như nhiều người vẫn quan niệm mà cần được mở rộng ra cả đời sống vật chất đặc biệt là cách thức sinh hoạt và sản xuất. Bởi suy cho cùng, những lễ hội, những loại hình văn hóa – nghệ thuật chỉ là một biểu hiện, một sự phản ánh của đời sống sản xuất và sinh hoạt mà thôi. Một vùng địa văn hóa bao giờ cũng có rất nhiều đặc trưng, nhưng các đặc trưng này không thể hiện một cách đồng đều ở tất cả các lĩnh vực của vùng văn hóa mà bao giờ cũng có những yếu tố trội. Và chính những yếu tố này tạo nên cái “hồn” riêng, có vai trò khắc họa tính cách riêng của vùng địa văn hóa. Bởi vậy khi nghiên cứu các vùng địa văn hóa cũng như sự phân hóa không gian của các vùng rất cần phải chú ý đến các yếu tố trội này, chứ không thể so sánh một cách máy móc hàng loạt các yếu tố văn hóa. Trong việc hình thành các vùng địa văn hóa, vai trò của các “hạt nhân tạo vùng” là vô cùng quan trọng. Đó thường là các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả vùng. Các trung tâm này giữ vai trò hướng đạo về kinh tế, chính trị nên nó có khả năng tích hợp và thu hút các yếu tố văn hóa xung quanh, từ các vùng ngoại vi, định hình và nâng cao lên một trình độ mới, rồi từ đó lan tỏa và ảnh hưởng lại ngoại vi. Chính mối quan hệ giữa các trung tâm và các vùng ngoại vi tạo nên những động lực cho sự biến đổi không ngừng của các vùng địa văn hóa. Bản thân văn hóa là một yếu tố động, luôn luôn biến đổi theo cả chiều không gian và thời gian. Một yếu tố không thể không xem xét khi nghiên cứu các vùng địa văn hóasự đan xen và giao thoa giữa các yếu tố văn hóa của các vùng kế cận nhau. Sự đan xen này đã tạo nên những hành lang chuyển tiếp văn hóa, là những ranh giới giữa các vùng địa văn hóa, trong đó có sự chuyển tiếp của các sắc độ trên một không gian khá rộng. Bởi vậy, khi nghiên cứu sự phân hóa không gian của các vùng văn hóa, người nghiên cứu phải xác định một ranh giới cụ thể lên một thực thể mà dường như không có một ranh giới rõ ràng nào. Tuy nhiên, việc phân định này không thể được tiến hành một cách tùy tiện, duy ý chí mà phải dựa trên cơ sở các đặc trưng và sắc độ địa lý – văn hóa. Trong nội bộ các vùng địa văn hóa cũng được phân hóa thành các tầng bậc khác nhau với những phạm vi không gian rất khác nhau. Tùy theo sự phân hóa không gian của các sắc thái văn hóa mà người ta có thể phân chúng thành các tiểu vùng hay đơn vị nhỏ hơn. Càng ở tầng bậc thấp và phạm vi nhỏ thì tính đồng nhất của các đặc trưng vùng văn hóa càng thể hiện cụ thể và rõ nét hơn. 2. Những nhân tố tác động đến sự phân hóa không gian vùng Đồng bằng Sông Hồng 2.1. Sự phân hóa của điều kiện tự nhiên Vùng Đồng bằng Sông Hồng không rộng. Trong phạm vi ranh giới của 10 tỉnh, thành phố hiện nay, tổng diện tích của vùng là khoảng 15.000 km 2 . Hơn nữa, nhìn một cách tổng quát, toàn bộ địa hình của vùng là một đồng bằng châu thổ tương đối bằng phẳng. Do vậy, sự phân hóa của điều kiện tự nhiên trong vùng không rõ rệt. Tuy nhiên, trải qua quá trình lịch sử, do những tác động của con người thông qua các hoạt động trị thủy và thủy lợi, nền nông nghiệp lúa nước cũng như quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa trong giai đoạn hiện nay, thiên nhiên của Đồng bằng Sông Hồng bị biến đổi sâu sắc. Chính quá trình biến đổi này đã tạo nên sự phân hóa của điều kiện tự nhiên ở đây. - Về mặt địa hình, đặc điểm cơ bản nhất của địa hình Đồng bằng Sông Hồng là hiện tượng dốc thoải từ tây bắc xuống đông nam, khoảng từ độ cao 10 – 15 m xuống độ cao mặt biển. Tuy vậy, ở mỗi địa phương, địa hình lại cao thấp không đều, có khi giữa vùng đất cao vẫn có những chỗ trũng hoặc ngược lại, ở những vùng thấp vẫn có những sống đất tự nhiên dưới dạng đồi sót. Với công việc trị thủy của con người, địa hình của Đồng bằng Sông Hồng đang thay đổi. Để chinh phục đồng bằng và phát triển nghề trồng lúa nước, ông cha ta (từ xa xưa, nhất là từ thời Lý) đã đắp các đê sông, đê biển dựa trên cơ sở những sống đất cao tự nhiên. Hiện nay, hệ thống đê này đã dài gần 2000 km, khiến cho Đồng bằng Sông Hồng bị chặn đứng trong quá trình bồi đắp tự nhiên của nó[1], khiến cho bên cạnh các sống đất cao lại có nhiều nơi thấp úng vào mùa mưa, đồng thời lại có nhiều ao hồ. Nhiều ô khép kín đã được hình thành như ô Hà Đông (giữa sông Hồng, sông Đáy và sông Phủ Lý), ô Hà Nam Ninh (giữa sông Hồng, sông Đáy, sông Phủ Lý và sông Nam Định), ô Bắc Hưng Hải (giữa sông Hồng, sông Đuống, sông Luộc và sông Thái Bình). Ra phía biển lại có những ô bao quanh bởi các đê ngăn nước mặn như ô Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Dương. Như vậy, nhìn chung có thể chia địa hình của Đồng bằng Sông Hồng thành 3 khu vực chính: + Khu vực rìa đồng bằng là khu vực của vùng núi Ba Vì, Tam Đảo và một phần núi đá vôi thuộc vùng núi đá vôi Hòa Bình – Thanh Hóa. Đây chủ yếu là các đồi núi thấp. + Khu vực trung tâm đồng bằng là khu vực được bồi đắp bởi phù sa mới của của sông Hồng. Địa hình ở đây cao thấp không đều và bị chia cắt mạnh bởi hệ thống đê + Khu vực duyên hải là các dải cồn cát tỏa rộng. Địa hình nhìn chung rất bằng phẳng và thấp dưới 1m, trừ những cồn cát nổi lên trên các ruộng xung quanh khoảng trên dưới 1m. - Khí hậu của Đồng bằng Sông Hồng nhìn chung tương đối đồng nhất do diện tích của vùng tương đối nhỏ. Sự khác biệt lớn nhất là sự gia tăng của nhiệt độ và độ ẩm theo chiều tiến dần ra biển. Chính bởi vậy, nếu ở vùng rìa đồng bằng ở phía bắc có mùa đông lạnh rét, khô và có tháng hạn thì đến vùng trung tâm đã không còn tháng rét và tháng hạn, và sang vùng duyên hải thì mùa đông ấm, mưa phùn nhiều và mùa hạ chịu ảnh hưởng mạnh của bão. - Đặc điểm thủy văn của Đồng bằng Sông Hồng khá phức tạp vì đây là hạ lưu của hai hệ thống sông: Sông HồngSông Thái Bình với hàng loạt nhánh đổ ra biển. Mạng lưới sông ngòi trong Đồng bằng Sông Hồng vừa bao gồm hạ lưu các sông lớn với các chi lưu dày đặc, vừa là hệ thống kênh đào, có sông đổ ra biển, nhưng cũng có sông chỉ chảy trong phạm vi một ô trũng, gọi là sông nội địa. Mật độ lưới sông tự nhiên khoảng 0,5 - 1 km 2 , tại vùng tam giác châu hiện đại mật độ tăng lên tới 1,3 km/km 2 , tại đồng bằng sông Hồng mật độ giảm xuống 0,5-0,8km/km 2 , còn tại đồng bằng sông Thái Bình có nhích lên một chút 0,6 - 0,9 km/km 2 . Độ dốc chung của sông ngòi rất nhỏ, chỉ 2 - 5 cm/km 2 , dòng sông uốn khúc quanh co và nhiều chi lưu để đổ ra biển nhanh chóng qua nhiều cửa. - Thổ nhưỡng của vùng Đồng bằng Sông Hồng nhìn chung tương đối đa dạng và cũng có thể được phân chia thành những khu vực trên cơ sở địa hình + Ở vùng rìa đồng bằng phía Bắc và phía Tây lãnh thổ là một dải đất bạc màu, tuổi già hơn phù sa mới, được gọi là phù sa cũ (để phân biệt với loại phù sa già hơn nữa, tuổi Đệ tứ hạ, trên các bậc thềm gọi là phù sa cổ), diện tích khoảng 100000 ha. Đất bị bạc màu do quá trình rửa trôi diễn ra từ lâu, đồng thời cũng là đất đã được sử dụng canh tác bất hợp lý từ lâu đời. Tầng đất mặt bạc trắng, chua và nhẹ hơn tầng dưới, giữ nước, giữ phân kém, nghèo chất dinh dưỡng. Dưới tầng đất cầy thường gặp kết von, đôi khi có đá ong. Ở các vùng núi đá vôi có thể gặp đất terra rossa. + Vùng trung tâm đồng bằng có các loại đất phù sa. Loại đất này bị tác động mạnh bởi hệ thống đê điều. Ở vùng ngoài đê là đất phù sa được bồi đắp hàng năm và trong đê là đất phù sa không được bồi đắp. Tính chất của đất cũng khác nhau giữa hai hệ thống sông: đất phù sa sông Hồng trung tính và ít chua còn phù sa sông Thái Bình thì tương đối chua và kém màu mỡ hơn. Ở các ô trũng phổ biến là đất phù sa glây, thậm chí một số nơi còn có đất lầy thụt. Các loại đất này đã và đang bị biến đổi mạnh do hoạt động sản xuất của con người, đặc biệt là nền nông nghiệp lúa nước. + Tại vùng ven biển tập trung chủ yếu là đất mặn và đất phèn. Đất mặn phân bố chủ yếu ở vùng cửa sông Hồng từ Tiền Hải (Thái Bình) đến Kim Sơn (Ninh Bình). Do tính chất chua của phù sa sông Thái Bình nên vùng cửa sông chủ yếu là đất phèn ở Hải Phòng và Kiến Thụy (Thái Bình). - Diện tích rừng ở Đồng bằng Sông Hồng không nhiều và tập trung chủ yếu ở hai khu vực: khu vực rìa đồng bằng (ở Vĩnh Phúc và Ninh Bình, khoảng 55.000 ha) và khu vực ven biển (một số rừng ngập mặn ở Thái Bình và Nam Định vởi tổng diện tích khoảng 16.000 ha) Như vậy, có thể thấy sự phân hóa không gian của điều kiện tự nhiên vùng Đồng bằng Sông Hồng chủ yếu trên cơ sở sự phân hóa của điều kiện địa hình. Trong đó cần kể đến vai trò của con người đối với các nhân tố này. Con người vừa tìm cách thích nghi một cách tích cực với tự nhiên ở các khu vực khác nhau, vừa từng bước chinh phục vùng đồng bằng màu mỡ này để phục vụ cho nhu cầu của mình. Có thể nói, con người đã biến đổi sâu sắc thiên nhiên của vùng, tạo nên những cảnh quan mới, cảnh quan văn hóa. Từ đó, con người đã khiến cho sự phác biệt về không gian của những nhân tố tự nhiên trong vùng càng trở nên rõ nét hơn 2.2. Lịch sử khai thác lãnh thổ Đồng bằng Sông Hồng Theo các di chỉ khảo cổ, con người đã sinh sống tại khu vực thềm phù sa cổ (thuộc Vĩnh Phúc và Bắc Ninh hiện nay) hàng vạn năm trước do có địa hình và khí hậu thuận lợi. Cách đây khoảng 7000 – 4000 năm, con người bắt đầu di chuyển từ vùng đồi xuống định cư tại châu thổ Đồng bằng Sông Hồng. Cư dân thời đó không phải là người Kinh mà có nguồn gốc Môn – Khơme, Thái – Tày và Nam đảo. Trải qua rất nhiều nền văn minh khác nhau, vùng Đồng bằng Sông Hồng tiếp tục là nơi tập trung rất nhiều cư dân sinh sống với mật độ cao. Trên cơ sở một vùng đồng bằng màu mỡ, người dân trong vùng đã phát triển mạnh nghề trồng lúa nước để cung cấp cho lượng dân cư đông đảo đó. Việc trồng lúa nước đã làm thay đổi căn bản đặc điểm của đất lúa nước, thay đổi địa hình đồng bằng, làm thay đổi căn bản đặc điểm sinh thái từ các khu hệ động thực vật hoang dại thành các đồng ruộng lúa nước. Trong quá trình lịch sử, cộng đồng làng xã đã cùng nhau đắp đê chống lụt, đào kênh mương dẫn nước chống hạn. Ở khu vực ven biển, người dân còn quai đê, lấn biển khiến cho lãnh thổ không ngừng được mở rộng. Lương thực dồi dào và thời gian nông nhàn dẫn đến nghề thủ công phát triển. Tính chất tự cấp tự túc được thể hiện rõ nét trong đặc điểm sản xuất của cộng đồng dân cư nơi đây đã góp phần tạo nên một trong những đặc trưng cơ bản của văn hóa vùng (cũng là tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam) là tính cấu kết cộng đồng rất cao của các làng xã. Có thể nói rằng Làng là hạt nhân của xã hội Việt Nam, là sức sống của đất nước Việt Nam, văn hóa Việt Nam. Bắt đầu từ thời kì Pháp thuộc, nền kinh tế của Đồng bằng Sông Hồng đã có nhiều thay đổi. Từ nền nông nghiệp tiểu nông tự cấp tự túc, các hoạt động kinh tế của vùng đa dạng hơn với các hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Do đó, sự tác động của con người vào tự nhiên càng sâu sắc hơn. Cho đến nay, Đồng bằng Sông Hồng trở thành vùng có mức độ tập trung công nghiệp cao thứ hai cả nước (sau Đông Nam Bộ). Quá trình đô thị hóa trong vùng cũng diễn ra tương đối mạnh với một mạng lưới các điểm dân cư dày đặc. Chính vì vậy, ở Đồng bằng Sông Hồng hiện nay, tỉ lệ đất chuyên dùng và thổ cư trong cơ cấu sử dụng đất là cao nhất so với cả nước. Môi trường của vùng cũng đang biến đổi do các hoạt động sản xuất, nhất là sản xuất công nghiệp. Do đó môi trường tự nhiên của vùng đã và đang thay đổi ngày càng sâu sắc và toàn diện hơn. Lịch sử khai thác lãnh thổ không chỉ ảnh hưởng đến các đặc điểm về tự nhiên và sản xuất của vùng mà còn là nhân tố tác động đến sự phân hóa của các đặc điểm xã hội – văn hóa trong vùng. Khu vực rìa đồng bằng, nơi được khai phá sớm nhất cũng là nơi có mật độ dân cư sầm uất và cho đến hiện nay là nơi lưu giữ nhiều những dấu tích của nền văn hóa cổ xưa của vùng đồng bằng. Khu vực trung tâm lại phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất cũng như nền văn hóa của đồng bằng với đặc điểm là đa dạng, cập nhật. Đây chính là khu vực giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển của vùng Đồng bằng Sông Hồng và vị trí này còn được duy trì cho đến hiện nay. Còn khu vực duyên hải có lịch sử quần cư trẻ nhất nên đặc điểm nổi bật là sự đa dạng cho quá trình pha trộn cư dân từ mọi nơi đến. Do vậy, lịch sử khai thác lãnh thổ cùng với điều kiện tự nhiên đã tạo nên bức tranh phân hóa không gian của vùng địa văn hóa Đồng bằng Sông Hồng mà chúng ta có thể phân tích dưới đây. II. Sự phân hóa không gian vùng Đồng bằng Sông Hồng Những yếu tố tự nhiên và lịch sử khai thác lãnh thổ đã ảnh hưởng đến phương thức sản xuất và sinh hoạt của con người vùng Đồng bằng Sông Hồng. Từ đó đã tạo nên các đặc trưng văn hóa của con người nơi đây. Cũng như điều kiện tự nhiên, văn hóa của vùng không đồng nhất mà khá đa dạng. Điều này được thể hiện rõ rệt trong các sắc thái văn hóa mang tính địa phương. Các sắc thái văn hóa này phù hợp và xuất phát từ những sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, truyền thống lịch sửsự giao lưu văn hóa của mỗi địa phương Có thể phân chia vùng địa văn hóa Đồng bằng Sông Hồng thành 3 tiểu vùng: tiểu vùng rìa đồng bằng, tiểu vùng trung tâm và tiểu vùng duyên hải. Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ là tương đối và ranh giới của các tiểu vùng cũng chỉ mang tính chất quy ước. Bởi như đã nói ở trên, có sự giao lưu và chuyển tiếp tương đối rộng của các yếu tố tự nhiên và nhất là các yếu tố văn hóa – xã hội. 1. Tiểu vùng rìa đồng bằng * Ranh giới và điều kiện tự nhiên Ranh giới của tiểu vùng có thể giới hạn thuộc địa bàn các huyện giáp ranh với vùng trung du và miền núi phía Bắc thuộc các tỉnh Vĩnh Phúc (Tam Đảo, Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên), Hà Nội (Thạch Thất, Phúc Thọ, Ba Vì, Sơn Tây, Quốc Oai, Đông Anh, Sóc Sơn), Bắc Ninh (Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, Từ Sơn), Hải Dương (Kinh Môn, Chí Linh) và Hải Phòng (Thủy Nguyên). Ở phía Nam, tiểu vùng cũng bao gồm một số huyện thuộc tỉnh Ninh Bình (Tam Điệp, Nho Quan) và một phần thuộc tỉnh Hòa Bình cũ (nay đã được sát nhập về Hà Nội). Đây là vùng không bị ngập khi biển tiến cực đại và hình thành các cảnh quan đồng bằng thềm phù sa cổ. Địa hình của tiểu vùng này là các đồng bằng xen đồi sót có độ cao dưới 150m với đỉnh bằng và sườn thoải. Trong đó nổi lên một số dãy và đỉnh núi như dãy Tam Đảo, Ba Vì, núi Nhan Biền… Về cấu tạo địa chất, ở các đồi gò, trên cùng là lớp cát sỏi có lẫn sét. Ở nhiều nơi, do lớp phủ thực vật bị phá hủy và tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã xảy ra quá trình đá ong hóa. Bên dưới lớp cát sỏi là lớp cuội sỏi và dưới cùng là lớp sét mịn. Cấu tạo địa chất này cho thấy tiểu vùng rìa đồng bằng cũng đã trải qua quá trình bồi tụ tâm giác châu, sau đó là quá trình lũ tích và sườn tích. Đến giai đoạn Tân kiến tạo, khu vực này được nâng lên thành bậc thềm và bắt đầu bị chia cắt và xâm thực thành các đồi sót. Đặc điểm nổi bật của khí hậu tiểu vùng là tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa rõ rệt với một mùa đông lạnh. Ở phía Bắc, do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ hơn của gió mùa đông bắc nên khí hậu lạnh và khô hơn các khu vực khác với mùa đông kéo dài trên 3 tháng và có tháng nhiệt độ xuống dưới 15 o C. Càng tiến ra biển, nhiệt độ và độ ẩm càng tăng. Về phía Nam, mùa đông dịu hơn và không còn tháng rét, mùa khô cũng rút ngắn lại và không còn tháng hạn. Thổ nhưỡng của vùng chủ yếu là đất feralit, thay đổi từ nâu vàng đến nâu đỏ vàng và đất xám bạc màu trên phù sa cổ, một số nới có thể bị glây hóa. Đất có thành phần cơ giới nhẹ với kết cấu rời rạc, nghèo chất dinh dưỡng, chua, khả năng giữ nước và phân kém. Tại các thung lũng giữa các đồi có đất tích tụ phù sa, có cả phù sa mới. * Đặc điểm dân cư và kinh tế Về đặc điểm dân cư, như đã nói ở trên, cư dân bản địa của Đồng bằng Sông Hồng ban đầu không phải là người Việt mà là người Môn – Khơme và người Tày - Thái. Trong quá trình di cư và phát triển sản xuất, hai nhóm dân cư này đã tiếp xúc với cộng đồng người thuộc nhóm ngôn ngữ Nam đảo để hình thành nên người Việt cổ. So với các tiểu vùng khác của Đồng bằng Sông Hồng, đây là nơi có lịch sử quần cư lâu đời nhất. Theo các di chỉ khảo cổ, xã Đồng Trúc (Huyện Thạch Thất – Hà Nội) là nơi đã xuất hiện cộng đồng dân cư cách đây trên 2000 năm, hiện còn lưu giữ được nhiều di vật. Vùng rìa đồng bằng là khu vực được khai thác sớm nhất so với các tiểu vùng khác của Đồng bằng Sông Hồng, là một trong những cái nôi của người Việt Nam. Hình thức quần cư phổ biến của người dân trong khu vực đồng cao là những xóm nhỏ, xóm nọ cách xóm kia khá xa vì hầu hết các gia đình đều có vườn rộng trên những khoảng không gian tương đối bằng phẳng. Tại các vùng đồi gò, nhà cửa thường tập trung ở vùng chân đồi để dành đất cho canh tác nên nhà cửa gần nhau hơn. Đường đi lối lại phần lớn là những đường mòn, không có đường trục rõ rệt. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, nhờ sự phát triển của nền kinh tế cũng như các hoạt động giao lưu, trao đổi khác, hệ thống đường xá ở đây đã được cải thiện đáng kể với hàng loạt các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ vì khu vực rìa đồng bằng này chính là cầu nối giữa vùng trung du và miền núi phía Bắc với tiểu vùng trung tâm châu thổ, nơi có thủ đô của cả nước. Để phù hợp với địa hình cao ráo của các gò đồi và bậc thềm, người dân trong khu vực thường trồng các loại cây ưa cạn, còn việc cấy lúa diễn ra chủ yếu vào mùa mưa. Trên các đồi thấp, người nông dân Bắc Bộ thường chọn phương thức canh tác vườn đồi để trồng hoa màu, trồng các cây ăn quả trong đó có niều loại đặc sản như dứa Tam Nông, Đồng Dao, vải Phú Động… Còn ở các vùng thấp hơn là khu vực của những cánh đồng lúa và hoa màu với hàng trăm giống loài khác nhau, nhiều loại ngon có tiếng. Với sự hình thành và phát triển của nền nông nghiệp, lớp phủ thực vật trong khu vực đã bị phá hủy và cho đến nay hầu như không còn dấu vết của thảm rừng nhiệt đới gió mùa với thế giới động vật phong phú và đa dạng xưa kia. Tuy nhiên những dấu ấn của rừng núi vẫn còn in đậm trong trong các phương thức canh tác và các tập tục văn hóa của cư dân nơi đây. Việc canh tác theo phương thức “đao canh hỏa chủng”[2] và nền nông nghiệp dùng cày khiến cho nguồn tài nguyên đất ở đây bị xói mòn và bạc màu, khiến cho khả năng canh tác nông nghiệp ở đây bị suy giảm đáng kể. Cho đến hiện nay, tại khu vực này, hình thức canh tác nhỏ lẻ theo kiểu hộ gia đình vẫn đang được tiếp tục nhưng các trang trại đang ngày càng được mở rộng về số lượng và quy mô. Sự phát triển của hình thức sản xuất mới này giúp cho hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong vùng tăng lên đáng kể. Người nông dân trong khu vực đã bắt đầu làm quen với kiểu canh tác quy mô lớn, áp dụng nhiều khoa học kĩ thuật và máy móc vào trong sản xuất. Nền nông nghiệp tự cấp tự túc truyền thống đang dần được thay thế bằng nông nghiệp hàng hóa hiện đại. Với đặc điểm của một vùng bán sơn địa, điều kiện sản xuất nông nghiệp có một số hạn chế, lại là vùng được khai phá từ lâu đời với sự tập trung dân cư đông đúc, dễ hiểu vì sao vùng rìa đồng bằng lại là nơi hình thành rất nhiều làng nghề thủ công. Có thể nói, đây là khu vực các ngành nghề thủ công phát triển vào bậc nhất của Đồng bằng Sông Hồng nói riêng và cả nước nói chung. Đó là các làng gốm Phù Lãng (Quế Võ – Bắc Ninh), Hương Canh (Bình Xuyên – Vĩnh Phúc); làng rèn Đa Hội (Từ Sơn – Bắc Ninh), Nga Hoàng (Quế Võ – Bắc Ninh); làng sơn Đình Bảng (Từ Sơn – Bắc Ninh); dệt Hữu Bằng, chạm khắc gỗ ở Phù Khê, Đồng Kỵ (Từ Sơn – Bắc Ninh), Chàng Sơn (Thạch Thất – Hà Nội); chạm khắc đá Tràng Kênh (Thủy Nguyên – Hải Phòng)… Hiện nay, số lượng các làng nghề đang gia tăng không ngừng nhằm mục đích giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động lớn và nâng cao thu nhập của người dân. Ở các làng nghề này, tính chất thủ công truyền thống đã và đang được thay thế bằng nhiều loại máy móc và công nghệ hiện đại hơn. Với đội ngũ thợ thủ công đông đảo và có tay nghề cao, các làng nghề ở đây không chỉ sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu của người dân địa phương mà còn có mặt ở nhiều vùng miền của đất nước, thậm chí còn được xuất khẩu ra thị trường thế giới. Tiểu vùng rìa đồng bằng nằm ở vị trí giao thông thuận lợi, lại có nghề nông và thủ công phát triển, nên từ xa xưa nơi đây việc giao lưu buôn bán đã rất tấp nập. Ở nông thôn, hệ thống chợ làng, chợ vùng đã được hình thành trên khắp lãnh thổ, kích thích sản xuất trong vùng phát đạt. Các chợ làng, chợ vùng đã dần phát triển với quy mô lớn hơn và cách thức tổ chức hiện đại hơn. Tuy vậy, hình ảnh của các khu chợ quê vẫn đi sâu vào tiềm thức của mỗi người con của mảnh đất này, trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa của khu vực. * Đặc điểm văn hóa Khu vực rìa đồng bằng còn đóng vai trò vô vùng quan trọng trong lịch sử và nhất là trong đời sống văn hóa của cả dân tộc. Vùng đất này luôn giữ vị trí là “phên dậu”, là cửa ngõ cho vùng kinh đô Thăng Long xưa, nay là thủ đô Hà Nội. Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, đây là chiến trường diễn ra các cuộc quyết chiến giữa quân dân ta với các đạo quân xâm lược. Tiêu biểu có thể kể đến là phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu) tại huyện Yên Phong (Bắc Ninh) do Lý Thường Kiệt dựng nên để ngăn bước quân xâm lược nhà Tống. Hay Cửa Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Nội) là nơi Hai Bà Trưng nhảy xuống tuẫn tiết khi thất thế trước quân nhà Hán do Mã Viện chỉ huy. Đồng thời đây cũng là địa bàn giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc Việt – Hán. Vị trí địa lý và điều kiện lịch sử này đã tạo cho con người trong khu vực một thế ứng xử hài hòa cởi mở trong giao tiếp. đồng thời cũng tạo nên những sắc thái văn hóa độc đáo. Nhắc đến vùng rìa đồng bằng là nhắc đến mảnh đất của các địa danh và các truyền thuyết gắn với các danh nhân như Thánh Gióng, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Phùng Hưng, Ngô Quyền… Những địa danh này đã tạo nên ý thức về cội nguồn và ý thức dân tộc mạnh mẽ. Đồng thời, đây cũng là nơi sản sinh ra nhiều danh nhân theo con đường khoa bảng. Nền văn hóa mảnh đất này rất phong phú và đa dạng với nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật. Về các loại hình nghệ thuật dân gian có thể kể đến nhiều hình thức diễn xướng như chèo, tuồng, hát ả đào và đặc biệt là các loại dân ca như hát ví, trống quân, quan họ. Trong đó tiêu biểu nhất, tạo nên sắc thái độc đáo nhất của văn hóa truyền thống trong khu vực chính là dân ca quan họ tại các làng, xã ở Bắc Ninh. Đây là vốn văn hóa vô cùng quý báu không chỉ của vùng mà của cả dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay, dân ca quan họ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ngoài ra có thể kể đến một số hình thức sinh họat văn hóa khác của tiểu vùng như hát trống quân ở Đức Bác (Lập Thạch – Vĩnh Phúc), chèo Chái Hê (huyện Tiên Du – Bắc Ninh), hát Rô (Quốc Oai – Hà Nội). Một hình thức khác tiêu biểu cho sinh hoạt vắn hóa dân gian của khu vực này là các lễ hội. Có thể nói, đây là nơi tập trung nhiều kễ hội nhất của cả nước với nhiều hoạt động vừa có ý nghĩa vừa thú vị và sôi nổi. Lễ hội của tiểu vùng cũng tương đối đa dạng cả về loại hình. Có những lễ hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp, có những lễ hội liên quan đến các danh nhân và di tích lịch sử (Hội Dóng, Hội Lý Bát Đế), lại có những lễ hội gắn với sinh hoạt văn hóa của người dân (Hội Lim, Hội Ó) và những lễ hội gắn với đời sông tâm linh, tín ngưỡng (hội chùa Phật Tích, Hội chùa Bách Môn). Quy mô của các lễ hội cũng thay đổi đa dạng từ thu hút cả một vùng (thường tồn tại ở vùng nam sông Cầu) đến một vài làng hoặc thậm chí chỉ người dân trong làng (hội làng). Hầu như bất kì một làng quê nào trong tiểu vùng cũng có lễ hội. Chỉ tính riêng huyện Quế Võ (Bắc Ninh) trong năm đã có tới 12 lễ hội. Lễ hội (đặc biệt là hội làng) là một sinh hoạt cộng đồng tiêu biểu, nhằm biểu dương và làm tăng thêm sức mạnh cộng đồng trong việc giữ làng, giữ nước. Với bề dày lịch sử và văn hóa hàng nghìn năm, tiểu vùng rìa đồng bằng là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Đó là những công trình kiến trúc, điêu khắc có ý nghĩa lớn cả về lịch sử, xã hội và nghệ thuật, tiêu biểu nhất là những đình, chùa… Có thể nói, không đâu trên đất nước Việt Nam lại lưu giữ lại nhiều di tích cổ như vùng rìa đồng bằng này. Đó là những các công trình kiến trúc, điêu khắc trải dài suốt mấy nghìn năm, có ý nghĩa lịch sử, xã hội và nghệ thuật đặc sắc như đình, chùa, tập trung nhất ở tỉnh Bắc Ninh (chùa Phật Tích – Tiên Du, đình Diềm – Yên Phong được xây dựng từ năm 1692, đình Phù Lưu – Yên Phong, đình Hồi Quan – Từ Sơn, đình Đình Bảng – Từ Sơn, đình Đồng Kị - Từ Sơn…). Ngoài ra còn có các kiến trúc mộ cổ, điêu khắc gỗ, đất nung, các tượng thờ cũng còn lưu lại khá nhiều, tiêu biểu như tháp Bình Sơn (huyện Lập Thạch – Vĩnh Phúc), đình Tây Đằng (Ba Vì – Hà Nội), đình Tam Canh (Bình Xuyên – Vĩnh Phúc)… 2.2. Tiểu vùng trung tâm * Ranh giới và điều kiện tự nhiên Tiểu vùng trung tâm Đồng bằng Sông Hồng có ranh giới phía Tây là Sông Đáy, phía Đông tới Hải Phòng, phía Bắc từ sông Hồng, sông Đuống thoải dần về phía duyên hải. Châu thổ này được hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng là chính. Nằm ở hạ lưu của lưu vực sông Hồng, hệ thống sông ngòi của tiểu vùng tương đối dày đặc với mật độ khoảng 2 – 3 km/km 2 . Tuy nhiên, chế độ lũ của sông ngòi ở đây phức tạp, lũ lên nhanh và rút chậm nên ngập lụt thường xuyên chảy ra. Ngoài ra, trên các sông ngòi, ảnh hưởng của thủy triều khá mạnh, mùa khô có khi lên tới tận Hà Nội, còn mùa mưa cũng tới Hưng Yên, Hải Dương. Do hiện tượng uốn khúc mạnh mẽ của sông Hồng, trên địa bàn đã hình thành nên nhiều hồ móng ngựa và các ao hồ vốn là dấu vết của các lòng sông cũ Địa hình của tiểu vùng tương đối bằng phẳng, có hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, tuy nhiên, sự chênh lệch hầu như không rõ rệt. Một trong những đặc điểm nổi bật của tiểu vùng, bên cạnh hệ thống đê điều là sự hình thành của rất nhiều hồ ao vốn là những lòng sông cũ và những vùng đất trũng úng. Điều này khiến cho tự nhiên của tiểu vùng cũng có sự phân hóa nhất định, chủ yếu là về điều kiện thủy văn và đất đai, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của tiểu vùng. Địa hình của khu vực chịu tác động mạnh mẽ của hoạt động nông nghiệp. Do điều kiện thủy văn, trong quá trình di cư từ vùng thềm phù sa cổ xuống khai thác vùng châu thổ, con người phải quai đê ngăn mặn và đắp đê dọc các triền sông để chống lũ. Chính sự cân thiệp từ khá sớm của con người vào tự nhiên của châu thổ đã làm thay đổi quá trình bồi đắp đồng bằng, khiến cho bề mặt đồng bằng không hoàn toàn bằng phẳng, mà tạo nên các ô trũng, thậm chí có nơi thấp hơn mực nước biển 0,35m. Đặc biệt vào mùa mưa, nước dồn đến làm ngập lụt một vùng kéo dài từ Thanh Oai qua Phủ Lý xuống tới Nam Định Ở trung tâm của Đồng bằng Sông Hồng, tiểu vùng là nơi tập trung các loại dất phù sa: đất phù sa được bồi hàng năm ở ngoài đê, trong đê có đất phù sa trung tính ít chua của sông Hồng, đất phù sa chua của sông Thái Bình. Ở một số khu vực có hiện tượng phù sa sông Hồng phủ lên trên phù sa sông Thái Bình nên ít chua hơn và màu mỡ hơn. Bảng: Đặc điểm của các loại đất phù sa ở Đồng bằng Sông Hồng Loại đất p H KCl M ùn (%) Tổng số (%) Cation trao đổi ly đương lượng/100g N P 2 O 5 K 2 O C a M g H Đ ất phù sa S ông Hồng 7 ,6 1, 01 0, 1 0, 1 0, 16 9 ,5 2 ,4 0, 13 S ông Thái Bình 6 1, 8 0, 7 0, 9 0, 11 7 ,5 5 ,2 0, 4 Đ ất phù sa S ông Hồng 6 ,5-7 1, 73 0, 13 0, 1 0, 15 6 ,2 1 ,9 0, 63 S ông Thái Bình 4 ,2-4,8 2, 5 0, 1 0, 06 0, 06 6 ,0 5 ,0 3, 63 Ở những vùng trũng phổ biến là đất phù sa glây, bị biến đổi do trồng lúa nước. Còn ở một số vùng trũng có đất lầy thụt, phân bố chủ yếu ở Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam. Trong những năm gần đây, đã tiến hành tiêu nước để cải tạo các loại đất này nhằm mục đích thâm canh và tăng vụ. . Sự phân hóa không gian vùng Đồng bằng Sông Hồng I. Cơ sở của sự phân hóa không gian vùng Đồng bằng Sông Hồng 1. Cơ sở lý thuyết về sự phân hóa không gian. nhân tố tác động đến sự phân hóa không gian vùng Đồng bằng Sông Hồng 2.1. Sự phân hóa của điều kiện tự nhiên Vùng Đồng bằng Sông Hồng không rộng. Trong phạm

Ngày đăng: 26/12/2013, 11:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan